Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Một số vấn đề pháp lí Cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.71 KB, 59 trang )

LỜĨ NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết cua đề tài
Trước xu hướng chung của sự phát triển quốc tế là khu vực hóa, toàn cầu hoá
nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng như các nước khác đang bước nhanh vào tiến
trình hội nhập. Quan hệ giữa các quốc gia diễn ra trong điều kiện hết sức đa dạng,
khác biệt về bản sắc văn hóa cùng các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội. Hình
thành và phát triến trong điều kiện quan hệ quốc tế đó, Điều ước quốc tế (ĐUQT) có
chức năng duy trì và ổn định tương đối trật tự pháp lý quốc tế, giữ gìn quan hệ bình
đắng giữa các quốc gia, bảo đảm hài hòa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích quốc
gia, đồng thời bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thực thi và tuân
thủ.
Nhận thức được rõ vai trò của điều ước quốc tế trong thời kì các quốc gia trên
thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, chúng ta cũng nhìn nhận
được tầm quan trọng của vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đối
với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Việt Nam - một quốc gia nhỏ, đang
phát triển, tiếng nói chưa có sức nặng trên trường quốc tế thì việc làm sao đế khi ký
kết, thực hiện điều ước quốc tế vừa phù họp xu hướng quốc tế chung, vừa đảm bảo
lợi ích quốc gia là rất quan trọng. Do đó, vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế đổi với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra rất cấp thiết. Đây cũng
là lí do vì sao tôi chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lí CO’ bản của luật ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Bài khóa luận này tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về điều ước quốc tế
của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 trong tương quan với hệ
thống pháp luật Việt Nam và Luật điều ước quốc tế (Công ước Viên 1969).
Phân tích những qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn kí kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế tại Việt Nam. Đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng
như một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc ký kết, thực hiện điều ước quốc
tế trong bối cảnh hội nhập trước mắt cũng như trong tương lai.
3. Phưong pháp nghiên cún
Luận văn sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy


vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng họp,
đối chiếu so sánh, kết họp lý luận và thực tiễn.
4. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương I: Những vân đê cơ bản về luật điên ước quôc tê và sơ ìược quả
trình phát triên của các qui định vê kỷ kêt, gia nhập và thực hiện điểu ước quôc tế.


- Chương II: Các quỉ định cơ bản của pháp luật Việt Nam vê kỷ kêt, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế.

Chương III: Sự tươĩĩg thích của luật kỷ kết, gia nhập và thực
hiện điều ước quốc tế 2005 với Công ước Viên 1969 về luật
điều ước quốc tế. Thực trạng ký kêt, thực hiện và một vài kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điêu ước quôc tế ở Việt Nam.

2


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐÈ cơ BẢN VÈ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TÉ VÀ
Sơ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN CỦA CÁC QUY ĐỊNH
VỀ KÝ KÉT, GIA NHẬP VÀ THựC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TÉ
1. Một số vấn đề CO’ bản về luật điều U’Ó’C quốc tế
Ngày 23/5/1969 Liên hợp quốc thông qua công uớc Viên 1969 về luật ĐƯQT
ký kết giữa các quốc gia (gọi tắt là công ước Viên 1969) có hiệu lực 27/1/1980. Tuy
không phải là khung pháp lý duy nhất điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện ĐƯỌT
phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau nhưng công ước này đã có một sự
bao trùm lớn các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực này. Công ước không chỉ là kết
quả của quá trình pháp điển hoá thành công các quy phạm của luật tập quán quốc tế

về ký kết và thực hiện ĐU QT mà còn xây dựng được khung pháp lý quốc tế cơ bản
điều chỉnh hiệu quả quan hệ ký kết và thực hiện ĐƯQT phát sinh giữa các quốc gia chủ thế cơ bản của luật quốc tế. Sự ra đời của công ước Viên 1969 cùng với sự ra đời
của Công ước Viên 1986 về luật ĐƯQT giừa các quốc gia và tổ chức quốc tế hoặc
giữa các tổ chức quốc tế với nhau (gọi tắt là Công ước Viên 1986) đã thúc đấy việc
sử dụng ĐƯQT làm công cụ pháp lý điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc
gia trên thế giới ngày một rộng rãi. Hơn nữa, Công ước Viên 1969 là cơ sở pháp lý
quan trọng đế xác định nghĩa vụ pháp lý quốc tế của một quốc gia trước những thoả
thuận và cam kết quốc tế đã được xác lập một cách họp pháp. Đây là một trong
những điều kiện chủ yếu về phương diện pháp lý để một quốc qia có thể hội nhập vào
xu thế chung của thế giới hiện đại: xu thế toàn cầu hoá và liên kết khu vực. Quá trình
ký kết, thực hiện ĐUQT luôn tạo ra những tác động nhiều mặt đến lợi ích thiết thực
của mỗi quốc gia đặt trong mối tương quan chung của lợi ích quốc tế.
1.1. Khái niệm điều ước
quốc tế 1.1.1. về định
nghĩa ĐƯQT


Trong lịch sử phát triển của khoa học luật quốc tế đã có rất nhiều quan điểm
khác nhau về ĐƯQT, đã từng có nhũng quan điểm cho rằng ĐUQT là một hợp đồng
như quan điếm của Andress Bello (ĐƯQT “là một họp đồng giữa các dân tộc”) hay
Laghi quan niệm ĐƯQT “thực sự là một hợp đồng theo cả nghĩa triết học và nghĩa
pháp lý của ngôn từ”.
Một số khác lại dừng lại ở việc nhận thức ĐUQT là sự thoả thuận hay sự ung
thuận nhằm tạo lập, thay đối hay chấm dứt các quan hệ pháp lý nhu Diena và Mc
Nair.
Trước những quan điếm khác nhau như vậy thì chúng ta phải hiếu như thế nào
là một ĐƯQT ? Điếm a khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969 đã xác định:
“ĐƯQT là một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia
và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được
ghi nhận trong văn kiện duy nhất hay trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với

nhau cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó.”
Quy định này đã làm sáng tỏ bản chất của một ĐUQT là “thoả thuận có yếu tố
quốc tế”. Thoả thuận trong ĐUQT là sự thống nhất về quan điểm của các bên về các
vấn đề của điều ước tuy nhiên thoả thuận không phải lúc nào cũng là biếu hiện của
việc đàm phán giữa các bên đế đi đến sự nhất trí về các vấn đề của điều ước mà có
thể được biểu hiện thông qua sự chấp thuận của quốc gia đối với những quy định của
một ĐƯQT đã được xây dựng. Sự thoả thuận không chỉ về nội dung, về hình thức và
thủ tục ký kết điều ước mà còn được thế hiện cả trong việc xác định hình thức của
điều ước. Do đó thoả thuận là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt từ quá trình xây dựng
đến khi thực hiện điều ước.
Sự thoả thuận trong điều ước phải trên co sở bình đắng cùng có lợi và tôn
trọng các nguyên tắc khác của luật quốc tế. Thực tế, một ĐƯQT không được ký kết
trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng thì không thể nói là đã có sự thoả thuận trong việc ký
kết và như vậy ĐƯQT đã ký phải được xem là vô hiệu.
Điều ước phải là sự thoả thuận do luật quốc tế điều chỉnh. Đây chính là căn cứ
phân biệt ĐƯQT với hợp đồng giữa các quốc gia. Ngoài ra thoả thuận được thiết lập


giữa các bên là nhằm mục đích thiết lập mới các quan hệ giừa họ với nhau hoặc thay
đối các quan hệ đã được thiết lập hoặc chấm dứt các quan hệ này. Chúng ta cũng cần
phân biệt ĐƯQT với cam kết quốc tế. Sự phân biệt chủ yếu này là ở bản chất của
chúng. ĐU QT là kết quả của sự thỏa thuận về ý chí của các chủ thế luật quốc tế. Nhu
vậy quan hệ điều ước phải có sự tham gia ít nhất từ hai chủ thể luật quốc tế trở lên và
tính pháp lý của các thoả thuận này được thể hiện ở kết quả là các thoả thuận đã
thành công ghi nhận dưới dạng các quy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thế tham gia kết ước. Còn cam kết quốc tế vốn
là sự tự ràng buộc của chủ thế luật quốc tế vào nghĩa vụ pháp lý quốc tế nhất định. Sự
ràng buộc đó được thực hiện thông qua hành vi pháp lý đơn phương hoặc thoả thuận
của chủ thể luật quốc tế. Trong một ĐUQT , các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ điều
ước được các chủ thể kết ước cam kết thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc pacta sunt

vervanda và các nguyên tắc khác mà Công ước Viên 1969 đã ghi nhận.
Chủ thể ĐUQT là các chủ thể của luật quốc tế, trong đó các quốc gia chiếm vị
trí chủ yếu. Mặc dù trong Điều 6 Công ước Viên 1969 chỉ đề cập đến tu - cách ký kết
ĐUQT của các quốc gia nhung Điều 3 Công ước lại qui định rằng:
“Việc Công ước này không áp dụng đối với các hiệp định quốc tế được kỷ kết
giữa các quốc gia và các chủ thế khác của pháp luật quốc tế hoặc giữa các chủ thể
khác của pháp luật quốc tế với nhau, cũng như không áp dụng đối với những hiệp
định quốc tế không thành văn, sẽ không phương hại gì đến: giá trị pháp lý của các
hiệp định đó...” (Điều 3)
Điều này chứng tỏ rằng bên cạnh quốc gia, các chủ thế khác của luật quốc tế
cũng có tư cách để ký kết ĐƯQT. Công ước Viên 1986 đã thừa nhận năng lực ký kết
điều ước của các tố chức quốc tế. Ngoài ra, một số phong trào giải phóng dân tộc
cũng được chấp nhận là thành viên của một số Hiệp định quốc tế (dù ở mức độ hạn
chế).
Khách thể của ĐU QT là các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế về các vấn
đề tài sản hoặc phi tài sản, hành động hoặc không hành động. Thực tế, bất cứ khách
thể nào của luật quốc tế cũng có thể là khách thể của ĐƯQT, ví dụ: Công ước về luật


biển quốc tế, Hiệp ước về hoạch định biên giới, Hiệp định tương trợ tư pháp...Theo
quan điếm chung hiện nay, những vấn đề liên quan đến công việc nội bộ tuyệt đối
của quốc gia không thể là khách thể của ĐUQT nhu vấn đề về đảng nào sẽ nắm vai
trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị quốc gia...
Mục đích của ĐƯQT là cái mà các chủ thể của luật quốc tế muốn thực hiện
hoặc đạt được qua việc ký kết ĐUQT. Hay nói cách khác ĐƯQT là công cụ đế các
chủ thế luật quốc tế thực hiện mục đích mà họ mong muốn.
Vậy có thế đi đến kết luận: ĐƯQT là sự thoả thuận rõ ràng về mặt ý chí của
các chủ thế luật quốc tế nhằm ấn định thay đối hoặc huỷ bở các các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các chủ thể trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế.
1.1.2. về cơ cắn ĐƯQT

về mặt cơ cấu, ĐUQT bao gồm 3 phần: lời nói đầu, phần nội dung chính và
phần cuối cùng.
Lời nói đầu là phần mở' đầu của ĐUQT, phần này không được chia thành
chương mục, điều khoản, không xác định quyền và nghĩa vụ các bên. Lời nói đầu
thường bao gồm những vấn đề như: ghi nhận lí do, mục đích, nguyên tắc ký kết
ĐƯQT, tên gọi các bên, bối cảnh dẫn đến kỷ kết...
về nguyên tắc, nhìn chung lời nói đầu có giá trị pháp lý nhu phần nội dung
chính, nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy định của điều ước
trong phần chính.
Phần nội dung chính là phần quan trọng nhất của điều ước được chia thành
các chương, mục, điều, khoản điều chỉnh các quan hệ mà vì chúng điều ước được
thiết lập giữa các bên. Phần này ghi nhận cụ thế quyền và nghĩa vụ của các bên.
Phần cuối cùng, cũng như phần nội dung chính, phần này được chia thành các
điều khoản nhất định thường bao gồm các nội dung như: thời gian áp dụng, thời điểm
bắt đầu có hiệu lực, khoảng không gian có hiệu lực, vấn đề bảo lun, giải thích điều
ước, giải quyết tranh chấp có liên quan...
Mặc dù ĐƯQT thường bố trí theo các chương, mục, điều khoản cụ thế, nhưng
đây cũng không phải là yêu cầu bắt buộc về mặt hình thức thể hiện đối với mọi
ĐƯQT. Chang hạn một số điều ước về thành lập tố chức quốc tế như tuyên bố Băng


Cốc năm 1967 về thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một
trong số những ĐUQT không có kết cấu nhu thường gặp.
1.1.3. Vê phân loại và ngôn ngữ điên ước quôc tế
ĐUQT có thế phân thành các loại khác nhau dựa vào tiêu chí phân loại.
Căn cứ vào số lượng chủ thế tham gia ký kết điều ước, ĐƯQT được phân
thành 2 loại: ĐƯQT song phương và ĐƯQT đa phương.
ĐU QT song phương là ĐUQT được hai quốc gia ký kết. Ngoài ra ĐƯQT
cũng được coi là song phương khi ký kết và thực hiện ĐƯQT có sự tham gia của
nhiều quốc gia trong đó một quốc gia tham gia điều ước với tư cách là một bên khác.

ĐƯỌT đa phương được chia thành 2 loại: ĐUQT đa phương phổ biến (có sự
tham gia của tất cả các quốc gia) và ĐƯQT với số lượng hạn chế, ví dụ như các điều
ước đa phương khu vực.
Căn cứ lĩnh vực quan hệ điều chỉnh (khách thế của điều ước) ĐƯỌT có thế
được chia thành nhiều loại như: chiến tranh và hoà bình, kinh tế, nhân quyền, môi
trường, tương trợ tư pháp,...
Căn cứ vào tính chất điều ước, ĐƯQT được phân thành 2 loại: ĐƯQT mở và
ĐƯQT đóng.
ĐUQT mở là ĐƯQT được ký kết với các điều kiện mở ra khả năng tham gia
của bất kỳ quốc gia nào, không phụ thuộc vào việc có sự đồng ý hay không của các
quốc gia đã tham gia điều ước.
ĐUQT đóng là ĐUQT được ký kết với điều kiện sự tham gia của các quốc gia
khác sau này phải phụ thuộc sự đồng ý của các quốc gia đã tham gia điều ước (những
thành viên ban đầu).
Pháp luật mỗi quốc gia lại có sự phân loại ĐUQT khác nhau, về tổng thể việc
phân loại ĐUQT theo pháp luật quốc gia chủ yếu tạo cơ sở dễ dàng cho công tác ký
kết, thực hiện và quản lý nhà nước đối với ĐUQT. Công ước Viên 1969 không đưa ra
bất cứ một sự phân loại mang tính hệ thống nào, nó tiếp cận theo hướng ĐƯQT dù là
được ký kết ở cấp nào thì vẫn mang danh nghĩa của quốc gia, tức là quốc gia mới là
thành viên của ĐƯQT đó.


ĐU QT thường được ký kết trên cơ sở các ngôn ngữ nhất định, ngôn ngữ của
điều ước do các bên ký kết quyết định. Ngôn ngữ của ĐƯQT song phương thường là
ngôn ngữ cua hai bên ký kết, tuy nhiên cũng có trường hợp các bên có thế chọn một
ngôn ngữ khác. ĐƯQT đa phương hình thành trên cơ sơ ngôn ngừ mà các bên thoả
thuận.
Thông thường các ĐUQT được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc hoặc
các tổ chức chuyên môn của nó được thể hiện thông qua các ngôn ngữ chính thức của
Liên hợp quốc: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Arập. Các ĐƯQT được

soạn thảo trên cơ sở các ngôn ngữ khác nhau có giá trị pháp lý như nhau. Các văn bản
ĐƯQT soạn thảo bằng ngôn ngữ được lựa chọn đều là văn bản gốc và có giá trị pháp
lý như nhau. Ngôn ngữ của văn bản ĐƯQT có thể được quy định ngay trong các điều
khoản của điều ước ví dụ như: cách quy định của Điều 111 Hiến chương Liên hợp
quốc, Điều 53 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao...
1.1.4. Hiệu lực của ĐƯQT
- về điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
ĐƯQT chỉ có thế phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của cac chủ thế tham
gia kỷ kết khi nó phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật ĐƯQT nói
riêng.
Trước hết là năng lực ký kết ĐUQT, chỉ có nhừng chủ thể có quyền năng chủ
thế luật quốc tế mới có đủ tư cách đế ký các ĐUQT có hiệu lực ràng buộc.
ĐU QT phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đắng, nếu vi phạm
nguyên tắc này ĐƯQT có thế bị coi là vô hiệu.
ĐƯQT phải được ký kết trên cơ sở có sự tham gia của các chủ thể có liên
quan trục tiếp tới các vấn đề mà ĐUQT đề cập. Điều này xuất phát tù’ nguyên tắc
bình đẳng về mặt chủ quyền giuã các quốc gia và nguyên tắc các quốc gia có nghĩa
vụ họp tác với nhau.
Đe có hiệu lực pháp lý điều uớc phái có nội dung không trái với các quy phạm
mệnh lệnh mang tính juscogen.


Ngoài ra ĐƯQT chỉ có hiệu lực khi các điều kiện có hiệu lực xuất hiện theo
quy định của điều ước và khi nó được ký kết phù họp với luật ĐƯQT.
- về thời gian, không gian có hiệu lực của ĐƯQT
Vấn đề thòi gian có hiệu lực của ĐƯQT bao gồm thời hạn bắt đầu và thời hạn
hết hiệu lực.
Cách thức quy định thời gian bắt đầu có hiệu lực của điều ước được quy định
khác nhau. Có điều ước quy định rõ thời điếm có hiệu lực, có điều ước quy định thời
điểm sau khi có đú số lượng quốc gia nhất định ký kết...theo Công ước Viên 1969,

trật tự và ngày có hiệu lực được các bên thoả thuận quy định rõ trong chính ĐUQT
đó. Trong trường họp điều ước không quy định rõ ngày bắt đầu có hiệu lực pháp lý
(chủ yếu là điều ước song phưong) thì ngày điều ước bắt đầu có hiệu lực là ngày các
bên ký kết điều ước.
Thời hạn hết hiệu lực của điều ước có thể được ghi rõ trong điều ước hoặc
không quy định rõ (gọi là điều ước vô hạn). Đối với điều ước vô hạn thì điều ước sẽ
hết hiệu lực về mặt thời gian khi các bên thoả thuận sau đó hoặc ký các ĐƯQT mới
thay thế điều ước đang tồn tại.
Không gian có hiệu lực của điều ước được hiếu theo hai nghĩa: số lượng các
quốc gia chịu sự chi phối bởi điều ước (khu vự hoặc toàn cầu) và khoảng không gian
của trái đất chịu sự chi phối của điều ước (như châu Nam cực, khoảng không vũ
trụ,...)
- về điều ước quốc tế không hợp pháp, hết hiệu lực và bị đình chỉ hiệu lực.
ĐUQT không hợp pháp là ĐUQT được ký kết không phù hợp với quy định
của luật quốc tế về các điều kiện hợp pháp của điều ước.
ĐUQT hết hiệu lực là ĐUQT không còn giá trị pháp lý ràng buộc các bên.
ĐƯQT có thể hết hiệu lực trong các trường hợp như: theo quy định của điều ước;
theo sự thỏa thuận của các bên tham gia điều ước; hoặc có ĐƯQT mói của các bên đó
về cùng một vấn đề.


Theo quy định của điều uớc, các truờng hợp làm điều uớc quốc tế hết hiệu lực
thường là hết thời hạn, xuất hiện quy phạm juscogen mới, khách thể tác động của
điều uớc không còn hoặc các chủ thế ký kết không còn tồn tại.
ĐƯQT bị đình chỉ hiệu lực là ĐUQT không có hiệu lực trong một thời gian
nhất định. Ví dụ theo quy định của luật quốc tế hiện hành khi một hoặc tất cả các bên
ký kết lâm vào tình trạng chiến tranh, các điều ước quốc tế có liên quan trong quan hệ
giữa các bên có thế bị đình chỉ hiệu lực.
Hủy bỏ ĐƯQT là hành động đơn phương của một bên tuyên bố về việc điều
ước hết hiệu lực mặc dù điều đó không được quy định trong điều ước hoặc thoả thuận

mới của các bên. Cơ sở hợp pháp của một tuyên bố như vậy là việc một hoặc nhiều
bên vi phạm cơ bản điều ước hoặc có sự thay đối hoàn cảnh không thực hiện được
như xuất hiện quốc gia mới mà sự kế thừa của quốc gia đó đối với điều ước không
phù họp với khách thể hoặc mục đích ký kết điều ước.
ỉ. 1.5. về tên gọi của ĐƯQT
Điều ước là tên gọi chung cho tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế do các chủ
thể của luật quốc tế ký kết. Tuỳ theo tính chất của các loại văn kiện mà điều ước có
thể có tên gọi riêng như: công ước, hiệp ước, hiệp định, hiệp nghị, định ước, tuyên bố
chung, hiến chương...Việc xác định rõ tên gọi của một loại văn kiện pháp lý quốc tế
là rất khó khăn vì vấn đề này phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Tuy vậy thực
tế ký kết các ĐƯQT cho thấy công ước thường được sử dụng là tên một điều ước
chung, xác định các quy tắc xử sự của các bên trong một lĩnh vực xác định của đời
sống quốc tế; hiến chương là tên gọi của một điều ước thành lập ra một tố chức quốc
tế, chang hạn như hiến chương Liên họp quốc...; Tuyên bố chung là điều ước phản
ánh kết quả thu được của một hội nghị quốc tế; hiệp định, hiệp ước, hiệp
nghị...thường được sử dụng là tên gọi của các điều ước song phương hoặc khu vực.
Nói chung ĐƯQT rất đa dạng về tên gọi, việc đặt tên cho văn bản thoả thuận
hoàn toàn tuỳ thuộc ý chí của các bên ký kết, không có sự phân biệt giá trị
hiệu lực giữa các ĐUQT theo tên gọi, danh từ dùng đế gọi này hầu nhu là
không giới hạn được.


1.2. Khái niệm luậtĐƯQT
1.2.1. về định nghĩa luật ĐƯQT
Luật ĐƯQT là tống thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, điều
chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện ĐUQT của các chủ thể luật quốc tế.
Trong luật quốc tế hiện đại, luật ĐƯQT có vai trò rất quan trọng. Một mặt,
luật ĐƯQT hướng đến điều chỉnh quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông
qua sự hình thành của hệ thống các điều ước đa dạng về nội dung. Mặt khác với sự
gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc

tế. Vì vậy sự phát trien của luật ĐƯQT như hiện nay đang là một trong nhừng yếu tố
đảm bảo cho sự hoàn thiện và sự phát triển của luật quốc tế theo xu thế toàn cầu hoá.
Quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác
cùng có lợi, các vấn đề quốc tế hầu hết đều được giải quyết thông qua việc ký kết
ĐƯỌT. Luật ĐUQT phát triển với tu cách là một ngành luật độc lập thuộc hệ thống
pháp luật quốc tế hiện đại ngày càng khắng định hơn nữa vai trò quan trọng của mình
trong đời sống quốc tế.
Luật ĐƯQT điều chỉnh quan hệ về kỷ kết ĐƯQT giữa các quốc gia, các tố
chức quốc tế liên quốc gia. Trong luật quốc tế quốc gia được coi là một thực thế có
chủ quyền và năng lực ký kết ĐƯQT là một trong những thuộc tính của chủ quyền
quốc gia. Điều 6 Công ước Viên 1969 quy định: “ mọi quốc gia đều có tư cách đế ký
kết các ĐƯQT”. Năng lực ký kết ĐƯQT của quốc gia là năng lực đầy đủ. Điều này
có nghĩa là quốc gia hoàn toàn có đầy đủ tu cách đế tham gia ký kết các ĐƯQT ở mọi
loại hình và trên mọi lĩnh vực của đời sống pháp lý quốc tế. Tố chức quốc tế cũng là
một thực thể được thừa nhận có năng lực ký kết ĐƯQT. Tuy nhiên nếu quốc gia trên
cơ sở của chủ quyền quốc gia có năng lực ký kết ĐƯQT đầy đủ thì tổ chức quốc tế
chỉ có năng lực ký kết điều ước hạn chế. Bởi lẽ năng lực ký kết ĐƯQT của tổ chức
quốc tế là do quốc gia thành viên chuyển giao một phẩn quyền năng ký kết ĐƯQT
của mình cho tổ chức quốc tế. Có thể nói năng lực ký kết ĐUQT của tố chức quốc tế
là sự họp nhất chủ quyền của các quốc gia thành viên trong một tố chức về một số
vấn đề thuộc một hay một số lĩnh vực nhất định của quan hệ pháp lý quốc tế, hay nói


cách khác đó là sự triến khai chủ quyền của các quốc gia thành viên trên thực tế. Tính
chất hạn chế của năng lực ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế được xác định bởi hiến
chương hay điều lệ thành lập tố chức quốc tế đó.
Ngoài ra, một số thực thể đặc biệt củng có quyền năng ký kết ĐUQT như Toà
thánh Vanticang, hay các thực thế pháp lý lãnh thố khác như: Macao, Hồng
Kông...Việc ký kết các thoả thuận giữa các tố chức pháp nhân nước ngoài với quốc
gia, giữa các tố chức phi chính phủ với nhau hoặc với quốc gia sẽ không thuộc phạm

vi điều chỉnh của luật ĐUQT.
1.2.2. về nguyên tắc cơ bản của luật ĐƯQT
Là một ngành của Luật quốc tế, Luật ĐƯQT được hình thành và phát triển
dưới nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó các nguyên tắc
như bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với
nhau và nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành
luật này.
Ngành luật ĐUQT cũng có nguyên tắc riêng biệt của mình như nguyên tắc
bình đắng và tự nguyện giữa các chủ thế, nguyên tắc tận tâm, có thiện chí, và nguyên
tắc rõ ràng, chặt chẽ. Các nguyên tắc này chi phối toàn bộ quan hệ giữa các chủ thế
luật quốc tế trong lĩnh vực đàm phán , ký kết và thực hiện ĐƯQT.
Nguyên tắc bình đắng và tự nguyện có nguồn gốc từ nguyên tắc bình đắng về
chủ quyền giữa các quốc gia. Nguyên tắc này thế hiện ở việc các quốc gia không
phân biệt chế độ, số dân, trình độ phát triến...đều có quyền bình đắng và tự nguyện
trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện ĐUQT. Bởi vậy khi các chủ thể vi pham
nguyên tắc này thì ĐUQT không có giá trị pháp lý. Trên bàn đàm phán các quốc gia
có tư cách ngang nhau, quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong cùng một điều kiện
hoàn cảnh nhất định. Các quốc gia lớn không có quyền ép buộc các quốc gia nhỏ phải
ký kết, thực hiện ĐƯQT không theo ý muốn của mình. Đây là nguyên tắc cơ bản
trong luật ĐƯQT nhằm bảo vệ quyền lợi ích họp pháp của tất cả các quốc gia lớn nhỏ
khi tham gia đàm phán , ký kết ĐƯỌT.


Nguyên tắc tận tâm, thiện chí có nguồn gốc từ nguyên tắc các quốc gia có
nghĩa vụ hợp tác và nguyên tắc tuân thủ cam kết quốc tế. Nguyên tắc này đặt ra nghĩa
vụ cho các quốc gia: phải có thái độ xây dựng trong việc đàm phán và ký ĐƯQT,
phải thực hiện ĐƯQT một cách có thiện chí phối họp với khách thể và mục đích ký
kết ĐUQT. Việc các quốc gia thực hiện ĐƯQT một cách miễn cuờng hoặc khi đàm
phán có thái độ thiếu tinh thần xây dựng sẽ bị coi là các hành vi vi phạm nguyên tấc
này.

Nguyên tắc rõ ràng và chặt chẽ được thế hiện ở cho các quy định trong điều
ước phải dễ hiếu và logic , thuận lợi cho quá trình thực hiện ĐƯQT trên thực tế. Việc
các quốc gia ký kết các ĐUQT theo cách quy định chung chung mang tính nghị quyết
sẽ bị coi là hành vi vi phạm nguyên tắc này.
1.2.3. Nguồn của luật ĐƯQT
Các quy phạm của ĐUQT được ghi nhận trong các ĐUQT và tập quán quốc
tế.
Các quy phạm tập quán về luật ĐƯQT được hình thành chủ yếu tù - chính thực
tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT của các quốc gia. Hiện nay những tập quán
quốc tế liên quan đến thủ tục, nghi lễ ký kết ĐƯQT vẫn được các chủ thế kết ước áp
dụng trong quá trình thiết lập các quan hệ ĐƯỌT với nhau.
Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT giữa các quốc gia và Công ước Viên 1986
về luật ĐƯQT giừa các quốc gia và tố chức quốc tế hoặc giữa các tố chức quốc tế với
nhau được coi là nguồn pháp luật thành văn chủ yếu của luật ĐUQT hiện hành. Công
ước Viên 1969 là kết quả của quá trình phát triến và pháp điển hoá các quy phạm
ĐƯQT. Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết và thực hiện các ĐUQT thành văn
giừa các quốc gia. Riêng ĐUQT bất thành văn (hiệp định quân tử) và các ĐƯQT
khác mà một trong các bên ký kết, thông qua phải là quốc gia phải chịu sự điều chỉnh
của các quy phạm tập quán và các văn bản pháp lý quốc tế khác.
Trong từng quốc gia, để thống nhất quản lý hoạt động ký kết và thực hiện
ĐƯỌT, mỗi nước đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước điều
chỉnh cụ thế quan hệ ký kết, thực hiện ĐƯQT giữa nước đó với các chủ thế khác của


pháp luật quốc tế.Ví dụ: luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của Việt Nam năm
2005, luật về ĐƯQT của Liên bang Nga năml995, luật về trình tự ký kết ĐUQT của
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1990... Như vậy, về phương diện pháp lý
các quốc gia sử dụng luật ĐƯQT như phương tiện pháp luật phố cập để hình thành và
phát triển hệ thống các ĐUQT mang tính vừa là nguồn chứa đựng các quy phạm pháp
luật quốc tế, vừa là công cụ pháp lý hiệu quả để duy trì quan hệ hợp tác quốc tế của

các chủ thể luật quốc tế.
1.3. về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện ĐƯQT
1.3.1. Nguyên tăc tự nguyện, bình đăng trong quả trình kỷ kêtĐƯQT
Ký kết ĐƯQT là loại hình hoạt động pháp lý thuộc quá trình xây dựng luật
quốc tế. Do đặc điểm cơ bản của luật quốc tế là không có các cơ quan lập pháp
chuyên trách nên quá trình xây dựng luật quốc tế luôn được tiến hành bởi chính các
chủ thể luật quốc tế. Đặc điểm này tác động đến quá trình ký kết ĐƯỌT theo hướng
việc ký kết ĐƯỌT sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên. Sự
tụ- nguyện và bình đẳng trong các quan hệ ĐƯQT trở thành một trong những căn cứ
đánh giá tính họp pháp của một ĐƯQT. Theo nguyên tắc này, những điều ước được
ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay ép buộc sẽ
không có giá trị pháp lý. Công ước Viên 1969 quy định: “Neu một quốc gia bị thuyết
phục ký kết một điều ước do một hành vi lừa dối của một quốc gia tham gia đàm
phán khác, thì quốc gia này có thế viện dẫn sự lừa dối này đế từ bỏ sự đồng ý của
mình chấp nhận sự ràng buộc của điều ước đó” (Điều 49) và “một điều ước bị coi là
vô hiệu nếu việc ký kết điều ước này là kết quả của việc đe doạ sử dụng hay sử dụng
vũ lực trái với nhừng nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được ghi trong Hiến
chương liên hợp quổc”(Điều 52).
Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể ký kết
trong các quan hệ pháp luật quốc tế, tránh sự áp đặt từ bên ngoài với mục đích thôn
tính hay tạo ra tình trạng phải lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào quốc gia khác, đồng
thời tạo cơ sở để duy trì tương quan có lợi cho hoà bình, an ninh, ốn định ở từng khu
vực cũng như trên phạm vi toàn cầu, hạn chế sự lạm quyền và tình trạng không bình


đắng trong quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh của các chủ thế luật quốc tế. Nguyên
tắc này còn trở thành một trong những điều kiện pháp lý để ĐUQT đã ký kết có hiệu
lực trong thực tiễn.
1.3.2. Nguyên tắc ĐƯQTphải có nội dung phủ hợp với các nguyên tắc cơ bản
của luật quôc tê

Các nguyên tắc co bản của luật quốc tế được thừa nhận là những “thước đo”
giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật khác. Vì vậy quy phạm pháp luật chỉ tồn
tại dưới hình thức điều ước hay tập quán đều phải có nội dung không trái với các
nguyên tắc co bản của luật quốc tế. Neu có sự mâu thuẩn giữa nội dung ĐUQT với
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì ĐUQT sẽ mặc nhiên vô hiệu, kể cả đối với
ĐƯQT đang có hiệu lực thi hành nhưng khi xuất hiện một quy phạm juscogen mới
của luật quốc tế thì ĐUQT đó cũng phải chấm dứt hiệu lực thi hành.
1.3.3. Nguyên tắc pasta sunt servanda
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của luật ĐƯỌT. Điều 26
công ước Viên 1969 quy định: “Tất cả điều ước có hiệu lực ràng buộc các thành viên
và phải được các thành viên tự nguyện thi hành với thiện chí”. Sự tận tâm, thiện chí
của các chủ thế kỷ kết vừa là cơ sở, vừa là đảm bảo quan trọng đế chủ thế ký kết tự
ràng buộc mình những nghĩa vụ thực hiện các quy định của luật điều ước nói chung
và luật ĐƯQT nói riêng với tính chất là các cam kết quốc tế tồn tại song hành cùng
các điều khoản thoả thuận trong điều ước. Việc không thi hành ĐƯQT chỉ có thế
được thực hiện trong một số trường hợp và trong những điều kiện chặt chẽ, chang
hạn như trường hợp cắt quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự đươc quy định tại
Điều 63 Công ước Viên 1969 như sau:
“Việc cắt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự giừa các quốc gia thành viên của
một số điều ước không làm ảnh hưởng đến những quan hệ phap lý do điều ước đặt ra
giừa các quốc gia này với nhau trừ khi trong một mức độ nhất định, việc tồn tại
những quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự không thế thiếu đuợc đế thi hành điều ước”


2. So’ lược quá trình phát triển của các quy định về ký kết, gia nhập và
thực hiện ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay
2.1. Từ năm 1945 đến truóc đổi mói năm 1986
Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện ĐUQT trong
hơn 60 năm qua gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước ta trong từng thời kì. Với
tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Việt Nam hiện là thành viên của nhiều

ĐƯQT. Các ĐƯQT được Việt Nam ký kết hoặc gia nhập đã hình thành cơ sở pháp lí
quốc tế quan trọng nhằm phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc gia
và dân tộc trên thế giới, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tố quốc
nâng cao hơn nừa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đánh giá đúng ý nghĩa của hoạt động ký kết và thực hiện ĐƯQT, các bản hiến
pháp của nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có những quy định về
vấn đề này.
Ngay tại bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 đã quy định tại
Điều 23 như sau: “Nghị Viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc,
đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với
nước ngoài”. Và khoản h Điều 49 quy định: Chủ tịch nước có quyền “ký hiệp ước với
nước ngoài ”. Tuy nhiên các quy định trong Hiến pháp năm 1946 này mới chỉ tạo cho
cơ quan nhà nước căn cứ đế thông qua và sử dụng ĐƯQT làm công cụ pháp lí cho
việc đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, nó chưa làm rỏ hết tầm quan trọng của
ĐUQT trong các lĩnh vực khác.
Đen Hiến pháp năm 1959 với các quy định tài khoản 12 Điều 23, Điều 64,
khoản 11 Điều 74 đã xác định hoạt động ký kết, quyết định và thực hiện ĐƯQT là
một trong những công tác quan trọng của hoạt động đối ngoại, đồng thời trao thêm
thẩm quyền hoạt động ĐƯỌT cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ cùng
với thẩm quyền của Quốc hội và Chủ tịch nước đã được quy định từ bản Hiến pháp
năm 1946 .
Hiến pháp năm 1980 với các quy định tại khoản 15 Điều 83; khoản 16 Điều
100; khoản 16 Điều 107 đã xác lập cơ sở pháp lí để nhà nước Cộng hoà xã hội chủ


nghĩa Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, ký kết và thực hiện ĐƯQT, phục vụ cho
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Tuy nhiên thời kì này các quy định về ký kết và thực hiện ĐƯỌT chỉ được
quy định trong hiến pháp mà chưa có các văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh vấn
đề này. Do đó các bước của quá trình ký kết, thực hiện ĐUQT như đề xuất đàm phán,

đàm phán, bảo lưu, lưu chiểu, đình chỉ, huỷ bỏ ...chưa được cụ thế hoá nên nó cũng
chưa thực sự đi vào đời sống.
Một điểm nừa trong ba bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến
pháp năm 1980 chưa đề cập đến đó là hoạt động gia nhập ĐƯQT. Trong cả ba bản
Hiến pháp trên không hề có một quy định nào về việc gia nhập ĐƯQT của Việt Nam
mặc dù trên thực tế hoạt động này đã tồn tại, năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quyết định gia nhập 4 công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh và hàng loạt
các công ước khác sau đó. Thời kỳ này mặc dù chưa là thành viên của Công ước Viên
1969 nhưng chúng ta đã sử dụng chế định gia nhập trong công ước đó như là một quy
phạm tập quán để áp dụng vào pháp luật quốc gia.
Đặc biệt Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 mặc dù các quy định về ký kết,
thực hiện ĐƯQT đã được tăng lên nhưng lại không hề có một quy định nào chỉ rõ cơ
quan nhà nước nào có thấm quyền ký kết ĐƯQT, vấn đề này được giải quyết sau khi
Hiến pháp năm 1990 ra đời.
2.1. Giai đoạn từ sau đổi mói 1986 đến nay
Từ sau Đại hội Đáng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 /1986) chính sách ngoại
giao của nhà nước ta đã có sự đối mới, khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với tất cả
các nước, không phân biệt chế độ chính trị. Công cuộc đối mới và chính sách đói
ngoại này là một bước ngoặt trong công tác ngoại giao nói chung và công tác ki kết
và thực hiện ĐUQT nói riêng. Nhìn chung tù’ năm 1986 đến nay, các quy định về kí
kết và thực hiện ĐUQT của nước ta đã có những thay đối ngày càng hợp lí, mang
tính khoa học hơn, phục vụ cho chính sách mở rộng quan hệ họp tác quốc tế của Việt
Nam.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1980, ngày 27/10/1989 Hội đồng
Nhà nuớc ban hành pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT năm 1989 (sau đây gọi tắt


là Pháp lệnh năm 1989) và ngày 28/5/1992 Hội đồng Bộ truởng đã ban hành Nghị
định số 182/HĐBT quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này. Đây chính là văn bản
pháp lí mang tính chuyên ngành đầu tiên quy định về công tác điều uớc của Việt

Nam. Pháp lệnh năm 1989 là căn cứ pháp lí quan trọng đế các cơ quan có thấm quyền
của Việt Nam xúc tiến các hoạt động ký kết và thực hiện ĐU QT với các đối tác nuớc
khác.
Nhìn chung pháp lệnh năm 1989 đã đề cập đến các nội dung cần thiết của
công tác điều ước. Tuy nhiên, do được xây dựng và ban hành vào những năm đầu của
công cuộc đối mới đất nước, trong bối cảnh quan hệ đối ngoại của Việt Nam chưa
phát triển nên pháp lệnh này không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định như một
số vấn đề thực tiễn đã hoặc có thể xảy ra nhưng lại chưa được quy định trong pháp
lệnh (như: vấn đề rút bảo lưu, thời hạn tiến hành các hoạt động không được quy định
cụ thể...) hoặc trong thực tiễn thực thi pháp lệnh cũng nảy sinh không ít vấn đề cần
được làm rõ như về danh nghĩa kỷ kết, về giải thích ĐƯQT...
Với đường lối đối mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986),
chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định. Tình hình thực tiến cho thấy nhiều
quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp. Ngày 15/4/1992, Quốc hội đã
nhất trí thông qua bản hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1992 có các Điều 84, Điều 103,
Điều 112 quy định trực tiếp thấm quyền ký kết và thực hiện ĐUQT đặt ra yêu cầu
phải sửa đổi nhiều quy định về điều ước trong pháp lệnh năm 1989 cho phù hợp Hiến
pháp năm 1992.
Ngày 15/4/1992 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam khoá
VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua Hiến pháp năm 1992. Bản Hiến pháp này đã có quy
định rõ về thẩm quyền ký kết ĐƯQT của Chủ tịch nước (Khoản 10 Điều 103) và của
Chính Phủ (Khoản 8 Điều 112) cũng như thẩm quyền của từng cơ quan trong hoạt
động đổi ngoại của nhà nước ta (Khoản 13 Điều 84). Cũng tại bản Hiến pháp này, lần
đầu tiên vấn đề gia nhập ĐUQT đã được đề cập dưới khái niệm “tham gia”. Việc đề
cập đến “tham gia ĐƯQT” trong Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý cho


chúng ta trong việc gia nhập ĐUQT vốn đã tồn tại khá lâu trong quá trình ký kết thực
hiện ĐƯQT của nhà nước.
Ngày 28/8/1998, Uỷ ban thương vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh về ký

kết và thực hiện ĐƯQT 1998 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1998) và ngày
18/10/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 161 về thi hành pháp lệnh năm 1998.
về mặt tống thế Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định số 161 được xây dựng trên cơ sở
Hiến pháp năm 1992, kế thừa nhưng quy định của Pháp lệnh năm 1989, Nghị định số
182 và các kinh nghiệm ký kết thực hiện ĐƯQT là một bước phát triển của pháp luật
ĐUQT của Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc mở rộng quan hệ họp tác quốc tế
của Việt Nam.
Ngày 25/12/2001, Quốc hội khoá X kì họp thứ 10 thông qua Nghị quyết về
việc sửa đổi, bố sung một số quy định của Hiến pháp năm 1992. Nội dung các Điều
84, Điềul03, Điều 112 được sửa đổi theo hướng khẳng định và làm rõ hơn thẩm
quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong công tác ĐƯQT. Do đó một số
quy định của Pháp lệnh năm 1998 và Nghị định số 161 về thâm quyền kỷ kết và gia
nhập ĐƯQT không còn phù hợp với Hiến pháp sửa đối. Hơn nừa, quá trình thực hiện
Pháp lệnh năm 1998 trong sự phát triền của đất nước đã bộc lộ một số quy định
không còn phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam
về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT nhu vấn đề phân loại ĐƯQT trong đó có
ĐƯQT ký kết với danh nghĩa Bộ, Ngành hoặc danh nghĩa Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiếm sát nhân dân tối cao; quy định về thẩm định ĐƯQT,.. Ngoài ra Pháp lệnh
năm 1998 còn chưa quy định về vấn đề phản đối bảo lưu, về vị trí ĐƯQT so với các
văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Mặt khác, việc năm 2001 Nhà nước ta gia
nhập Công ước Viên 1969 về luật điều ước đã đặt ra yêu cầu đánh giá mức độ tương
thích giừa các quy định của pháp luật hiện hành về ký kết và thực hiện ĐUQT với nội
dung của Công ước Viên 1969.
Trước yêu cầu nêu trên ngày 14/6/2005, Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7 đã
thông qua luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005 (sau đây gọi tắt là luật
2005). Luật 2005 ra đời là sự hoàn thiện về mặt pháp lí cho công tác ký kết và thực


hiện ĐUQT tại Việt Nam. số lượng các chương, điều cũng như hình thức văn bản đều
có sự nâng cấp thực sự đáp ứng đòi hỏi thực tế về việc chúng ta đã, đang và sẽ ký kết

ngày càng nhiều hơn nừa những ĐƯQT trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Ket luận: Pháp luật ĐƯQT của Việt Nam hình thành và phát triển

theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù họp với pháp luật
quốc tế, đồng thời phản ánh quan điểm, đường lối, chính sách
của Việt Nam phù họp với hoàn cảnh lịch sử cụ thế của nước
ta trong từng thời kì khác nhau, khắng định vai trò ngày càng
quan trọng của mình trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền lợi
chính trị, kinh tế của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam, cũng
như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÍ cơ BẢN CỦA VIỆT NAM VÈ KÝ KẾT, GIA
NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUÓC TÉ HIỆN HÀNH
Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác, việc ký kết, gia nhập và thực
hiện ĐƯQT là hoạt động điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia, hoạt động này phải dựa
trên nền tảng hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên trong các giai đoạn khác nhau của
lịch sử, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội, hoạt động kỷ kết và thực hiện
ĐƯQT được xem xét theo các mức độ khác nhau cả về lí luận cũng như thực tiễn.
Năm 2005 với sự ra đời của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT đã góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia.Việt Nam đã
khá thành công trong việc xây dựng được một khung pháp luật quốc gia về ký kết,
gia nhập và thực hiện ĐUQT, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt trước
nhu cầu hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay.
1. Vấn đề ký kết, gia nhập ĐƯQT
Ký kết ĐUQT là quá trình phức tạp, nó chỉ có thể diễn ra khi các bên tham gia
được thê hiện ý chí của mình một cách rõ ràng, dứt khoát. Đó là sự gặp gỡ của các
bên về các vấn đề của điều ước. Do đó để đạt được kết quả là việc ký kết ĐƯQT, các
bên phải vượt qua nhiều giai đoạn với nhiều thủ tục khác nhau như đàm phán đế đi

đến soạn thảo văn bản điều ước, thông qua văn bản điều ước và các thủ tục ký cũng
như thủ tục khác nhằm làm cho điều ước phát sinh hiệu lực trên thực tế.
1.1. về thẩm quyền ký kết, gia nhập ĐƯQT
Theo quy định tại Điều 11 Luật 2005, thẩm quyền quyết định đàm phán, kí
ĐƯQT xác định như sau:
“1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh Nhà nước với
người đứng đầu Nhà nước khác.
2. Chính phủ quyệt định đàm phán, ký ĐUQT nhân danh Chính phủ, nhân
danh Nhà nước, trù’ trường họp quy định tại khoản 1 điều này.
3. Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc đàm phán,
ký ĐƯQT có quy định trái hoặc chua được quy định trong văn bản quy phạm pháp


luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, ĐƯQT mà đế thực hiện cần sửa đổi,
bố sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội; trong trường họp đàm phán, ký ĐƯQT có quy định trái với văn
bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội cho ý kiến”
Việc phân định rõ thấm quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội và Quốc hội như trên tránh sự chồng chéo về thấm quyền quyết định
đàm phán, ký ĐUQT giữa các cơ quan nhà nước. Sự mở rộng thẩm quyền của Chính
phủ và thu hẹp bớt thấm quyền của Chủ tịch nước so với pháp lệnh 1998 là phù họp
thực tiễn, tạo điều kiện cho Chủ tịch nước tập trung hoàn thành tốt nghĩa vụ của
người đứng đầu nhà nước cũng như tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho Chính phủ thực
hiện công việc của mình. Hơn nữa, việc qui định thẩm quyền ký kết, gia nhập ĐƯQT
thuộc về Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thể hiện
đúng bản chất của một ĐUQT là thỏa thuận mang danh nghĩa của một quốc gia, bởi
lẽ những cơ quan này là những cơ quan nhà nước của nhân dân, đại diện cho quyền
và lợi ích của nhân dân một cách rộng rãi nhất. Các qui định tại pháp lệnh năm 1998
về ký kết ĐƯQT nhân danh Bộ, Ngành thực sự chua nói lên được điều này.
1.2. Quy định về vấn đề hình thành văn bản điều ước

Vấn đề quan trọng nhất chứng minh ĐƯQT được ký kết thành công không chỉ
là việc ĐƯQT phát sinh hiệu lực pháp lí mà còn là việc ĐUQT đó phải đáp ứng được
lợi ích quốc gia, dân tộc trên thực tế. Đe đạt được mục tiêu này pháp luật quốc gia về
ký kết ĐUQT chú trọng nhừng vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng văn bản điều
ước. Nhấn mạnh khía cạnh khoa học pháp lí của hành vi mà chủ thể ký kết thực hiện
trong giai đoạn hình thành văn bản dự thảo điều ước là quy định chặt chẽ các vấn đề
về đề xuất đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước, xác định thẩm quyền,
danh nghĩa ký kêt điều ước, thủ tục ủy quyền, xác định dự thảo ĐƯQT, hoạt động
thông qua văn bản, xác thực văn bản ĐUQT... đặc biệt là khâu thẩm định ĐUQT.
1.2.1. về việc đề xuất đàm phán
Đây là khâu đầu tiên trong hoạt động ký kết ĐƯQT, pháp luật Việt Nam quy
định vấn đề này áp dụng thẩm quyền theo chức năng tại Điều 9, ĐiềulO Luật 2005:


“Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiếm sát Nhân dân tối cao, Bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất) căn cứ vào nhiệm vụ và
quyền hạn đuợc giao theo quy định của pháp luật, yêu càu hợp tác quốc tế, chủ động
đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT”
Điều 10 quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiếm tra đề xuất
đàm phán, ký ĐUQT. Việc quy định cụ thể trách nhiệm này của Bộ Ngoại giao nhằm
đảm bảo cho những đề xuất trình lên Chủ tịch nước, Chính phủ là nhừng đề xuất thiết
thực phù họp và khả thi, tránh hiện tượng Chủ tịch nước, Chính phủ phải tiếp nhận
các đề xuất một cách tràn lan, không có chất lượng hoặc chưa phù họp.
1.2.2. về thâm định ĐƯQT
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ký kết và thực hiện
ĐƯQT. Việc thẩm định điều ước làm sáng tỏ yêu cầu, mục đích, nội dung cơ bản về
các quyền và nghĩa vụ khi tham gia ĐƯQT của Việt Nam, đồng thời cũng phải đánh
giá được những tác động của ĐƯQT đối với tình hình kinh tế, chính trị, tài
chính...của đất nước. Công tác này nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ
thống pháp luật và tính thực thi của ĐƯQT khi nó phát sinh hiệu lực trên thực tế. vấn

đề này phức tạp bởi lẽ nó không chỉ đụng chạm đến hệ thống pháp luật trong nước
mà còn đến cả hệ thống ĐUQT mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Tại luật 2005, Điều 17 quy định: “ĐƯQT phải được thẩm định trước khi trình
Chính phủ về việc đàm phán, ký ”. Điều 18 quy định phạm vi thẩm định ĐUQT, Điều
19 quy định về thẩm quyền thẩm định. Quy trình thẩm định cũng được đặt ra tương
tự cho việc gia nhập ĐƯQT (Điều 49 khoản 2).
Thấm định ĐƯQT đế có sự định tính và định lượng về giá trị tống thế cũng
như những tác động tích cực và tiêu cực của một ĐƯQT đối với Việt Nam khi trở
thành thành viên. Các cơ quan đề xuất ký hoặc gia nhập ĐƯQT phải dự báo được
tính khả thi của một điều ước trong tương lai. Khi đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều
ước, ngoài dự thảo nội dung văn bản điều ước, cơ quan đề xuất phải có những
phương án về những vấn đề liên quan như vấn đề uỷ quyền tham gia ký kết, các khâu
chuẩn bị cho việc ký kết, nghĩa vụ pháp lí và khả năng gánh vác trách nhiệm theo


điều ước, các phương án đàm phán, tuyên bố bảo lưu (nếu có) và nếu điều ước cho
phép (đối với điều ước nhiều bên), việc thấm định mang tính dự báo, đón đầu này còn
tránh được sự phối hợp thiếu thống nhất của các ban ngành liên quan trong quá trình
thực thi ĐƯQT. Thực hiện tốt quá trình thẩm định ĐUQT, đặc biệt trong trường hợp
gia nhập ĐƯQT sẽ tránh xảy ra nhừng khó khăn trong quá trình thực hiện ĐƯQT về
sau, đảm bảo tính khá thi của ĐƯQT.
1.2.3. về đàm phán ĐƯQT
Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết ĐƯỌT được biểu hiện
thông qua việc các bên cùng thảo luận nhằm đạt được sự thỏa thuận. Thông qua đàm
phán, các bên biếu thị ý chí của mình về các vấn đề thuộc lĩnh vực điều chỉnh của
điều ước dự định thiết lập. Đe có thế đi đến việc ký kết điều ước, việc đàm phán đòi
hởi phải thế hiện được sự nhất trí của các bên về tất cả các vấn đề cơ bản. Vì vậy,
đàm phán không phải bao giờ cũng đi đến sự thành công và đi đến ký kết ĐƯQT mà
rất có thế bị thất bại. Đây là qui định thế hiện rõ nhất của nguyên tắc bình đắng, thoa
thuận trong ký kết và thực hiện ĐƯQT. Vì nếu như không có sự bình đắng giữa các

chủ thế tham gia thì không bao giờ có sự thỏa thuận đế đi đến thống nhất ý chí cũng
có nghĩa là không có quá trình đàm phán.
Luật năm 2005 quy định rõ trường hợp đàm phán ĐƯQT không cần giấy uỷ
quyền, tham dự hội nghị quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm (Điều 22) và trường hợp
đàm phán ĐƯỌT phải có giấy uỷ quyền, tham dự hội nghị quốc tế phải có giấy uỷ
nhiệm ( Điều 23) cũng nhu quy định cụ thể thủ tục đối ngoại về cấp giấy uỷ quyền,
giấy uỷ nhiệm (Điều 24). Người tham gia đàm phán là người đứng ra đại diện cho
quốc gia đế thỏa thuận, đi đến thống nhất các quyền và nghĩa vụ của mình trong một
quan hệ điều ước. Do đó, sự qui định cụ thể các trường hợp cũng như thủ tục trên là
rất cần thiết.
Sau khi ĐƯQT được đàm phán thành công, văn bản điều ước được thông qua
và được xác thực chính thức bởi các quốc gia đàm phán theo quy định của luật quốc
tế.


Hình thành văn bản ĐƯQT với các hành vi pháp lí như xây dựng dự thảo,
đàm phán, thông qua... là quá trình cho ra đời một văn kiện pháp lí quốc tế làm co sở
cho việc các quốc gia tiến hành các hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với ĐƯQT.
1.3. Các qui định về hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với một ĐƯQT
Theo quy định của pháp luật Viêt Nam hiện nay, hành vi xác nhận sự ràng
buộc đối với một ĐƯQT bao gồm: ký, phê chuẩn , phê duyệt, gia nhập, trao đổi văn
kiện tạo thành ĐUQT và thực hiện các hành vi khác theo thoả thuận với bên kí kết
nước ngoài.(Điều 8)
1.3.1. VềkỷĐƯQT
Ký là hành vi biểu hiện chung nhất thể hiện sự ràng buộc của ĐƯQT đối với
các quốc gia một cách chính thức. Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 quy định: “Ký là
hành vi pháp lí do người có thâm quyền hoặc được uỷ quyền thực hiện”. Vấn đề ký
ĐƯQT và ký ĐƯQT trong chuyến thăm của đoàn cấp cao được quy định cụ thế tại
Điều 27 và Điều 28 -Luật 2005
Trong thực tiễn công tác ĐƯQT hiện nay mặc dù hoạt động phê chuấn ĐUQT

ngày càng trở nên thông dụng hơn trong việc ký kết ĐƯQT tuy nhiên hành vi ký vẫn
được duy trì với đầy đủ các ý nghĩa pháp lí của mình.
Chúng ta cần phân biệt giữa hành vi ký và ký tắt. Ký tắt chỉ là hành vi xác
nhận văn bản đàm phán cuối cùng giữa các bên đàm phán, hành vi này không có ý
nghĩa ràng buộc ĐƯQT với các quốc gia. Sau khi ký tắt, các bên tiến hành ký chính
thức.
1.3.2. về hành vi phê chuân ĐƯQT
Đây là sự khẳng định của một trong những cơ quan cao nhất của nhà nước,
bày tỏ sự chấp thuận ràng buộc đối với các điều ước liên quan.
Khoản 7 Điều 1 quy định: “Phê chuấn là hành vi pháp lí do Quốc hội hoặc
Chủ tịch nước thực hiện để chấp thuận sự ràng buộc của ĐUQT đã ký đối với nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
“Điều 31: ĐƯQT phải được phê chuấn:
1. ĐƯQT có quy định phải phê chuẩn;


×