Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập học kỳ môn Mafia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.45 KB, 10 trang )

Bài làm
1. Tóm lược chung về Mafia
Khi nói về mốc ra đời của tổ chức tội phạm nói chung, các nhà khoa học
thường dựa vào mốc hình thành tổ chức tội phạm Ý. Theo tiếng Ý, MAFIA là chữ
viết tắt của một tổ chức yêu nước có tên: Morta Alla Francia Italia Anela với nghĩa
là: Tổ chức đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất Ý. Ngoài ra, Mafia cũng còn tên gọi
khác là Cosa Nostra (trong tiếng Ý nghĩa là “sự nghiệp của chúng ta”); hay theo một
số tài liệu khác thì Mafia có nguồn gốc từ tiếng Ả rập xuất phát từ từ “mahyas” với
nghĩa phổ biến là “nơi thiêng liêng” hay “người đàn ông đáng được kính trọng”. Mặc
dù có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ Mafia này, tuy nhiên các
nghiên cứu từ trước tới nay đều khẳng định, Mafia xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1282 ở đảo Sicily thuộc miền Nam Italia với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo
chống lại áp bức, bất công, chống người Pháp chiếm đóng lúc đó. Sau này, hoạt động
của Mafia ngày càng thay đổi về bản chất: từ một tổ chức kháng Pháp trở thành một
băng đảng xã hội đen. Đến thế kỉ 20, thuật ngữ Mafia dùng để chỉ các tổ chức hoạt
động bí mật, chuyên sử dụng bạo lực, khủng bố, ám sát, tống tiền, buôn lậu ma túy.
Do đó, Mafia đã và đang là đối tượng đấu tranh của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
(Interpol) và rất nhiều tổ chức vì công lý khác muốn gạt bỏ và thanh lọc sự ảnh
hưởng của tổ chức tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống của nhân loại.
2. Sự ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Nga
Sự ra đời và phát triển của Mafia Nga đời gắn liền với giai đoạn phát triển của
nước Nga; mở đầu từ khi cách mạng vô sản Nga thành công năm 1917. Để có thể trở
thành hệ thống lớn mạnh như hiện nay là cả một quá trình hình thành và phát triển.
Sự ra đời và phát triển của mafia Nga được chia làm hai thời kỳ:
Thời kỳ đầu, Mafia Nga ra đời gắn liền với giai đoạn phát triển của Cách mạng
vô sản Nga (1917 – 1920) và Liên bang Xô Viết. Trong thời kỳ này, ở Nga ( Liên
bang Xô viết) có các băng đảng nhà tù được hình thành và nhanh chóng phát triển
thành một hệ thống lớn mạnh hỗ trợ nhau như: Varovskoy mir – thieves world hay
thieves of code, voryv zakone – thieves in the law. Trong các nhà tù thường diễn ra



sự phản ứng của những tù nhân đối với sự trấn áp quyết liệt của Nhà nước Xô viết;
đời sống lao động khổ cực, sự đối xử hà khắc... khiến cho tù nhân có xu hướng lien
kết lại với nhau và hình thành nên các băng nhóm ở trong tù. Sự ra đời của Mafia
Nga thời kỳ này khác với Mafia Ý, nếu như Mafia Ý ra đời gắn liền với sự yếu kém
của nhà nước và các thiết chế kiểm soát xã hội; với sự áp bức của những kẻ xâm lược
và những giới cầm quyền thân cận, sự đe dọa và áp bức của những chúa đất và quân
đội của họ…từ đó mà những người nông dân xuất phát từ tình trạng nghèo khổ, vô
quyền và nỗi sợ hãi thường trực của họ đứng lên phản ứng, tự vệ. Thì Mafia Nga ra
đời từ những băng đảng trong tù đứng lên chống chính quyền Xô viết. Những người
này dần tạo lập thành các băng đảng trong tù, thành viên chủ yếu là tội phạm trộm
cướp hoạt động trộm cắp, bòn rút… Chúng hoạt động phạm tội đơn giản và nhằm
tích lũy của cải.
Trong giai đoạn đầu, do mới hình thành nên các băng đảng Mafia Nga tuân thủ
bộ quy tắc riêng, duy trì các nghi thức, giao ước và sự trung thành như thề nguyền,
luật im lặng, xăm mình…Trong thời kỳ này, hình xăm trên cơ thể trở thành cách nhận
biết Mafia Nga. Đối với các băng đảng, việc sử dụng hình xăm như một cách thức để
nhận diện của nhóm có thể là một vấn đề sinh tử. Hình xăm có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng như việc thể hiện sự sinh tồn của các thành viên trong chính băng đảng
đó. Các hình xăm băng đảng trong tù thường dựa vào chủng tộc mà chúng đại
diện. Trong khi hình xăm của các băng đảng đường phố thường thể hiện tính khu
vực.
Cũng trong thời kỳ này, luật Mafia Nga có một điểm cặc kỳ tàn bạo, đó là: bất kì
thành viên nào bị bắt, thì băng đảng sẽ thủ tiêu thành viên đó ngay lập tức để tránh
việc thông tin bị khai thác thêm. Điều đó nhằm đảm bảo một cách tuyệt đối bí mật
của các băng đảng. Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt nữa của Mafia Nga đó là có các
tòa án bí mật riêng đảm bảo luật danh dự và truyền thống.
Thời kỳ thứ hai, gắn liền với sự tan ra của Liên bang Xô viết. Trong thời kỳ này,
Mafia Nga dần được mở rộng ra nước ngoài và hình thành nên một hệ thống trên toàn
thế giới. Mafia Nga đã “lấn sân” mafia Ý tại một số quốc gia và hình thành lên ở đó



một trong những đại diện nguy hiểm nhất của thế giới ngầm. Từ Mỹ, Pháp, Đức đến
Tây Ban Nha…, Giai đoạn này, Mafia Nga đã vượt khỏi phạm vi của nước Nga, phát
triển trên khắp thế giới với đủ mọi hình thức và mang những đặc trưng nhất định:
- Mafia Nga thời kỳ này không chịu sự kiểm soát hay thống trị của ông trùm do
cấu trúc độc lập của các cell.
Cấu truc của tổ chức Mafia ở Nga khác hơn so với mafia ở các nước khác, hầu
như này không có cấu trúc xác định. Tuy nhiên, mô hình các tổ chức Mafia Nga có
thể tạm xác định theo một cơ cấu tổ chức dạng bậc thang, đứng đầu là ông trùm
“pakhan”. Dưới ông trùm là thống lĩnh, gọi là “brigadier”, có quyền quản lý các cell.
Ở mafia Nga, thống lĩnh có các quyền lực rất lớn, chỉ đứng sau ông trùm. Vì vậy, để
tránh trường hợp các thống lĩnh lạm quyền, ông trùm luôn có hai điệp viên chuyên
theo dõi lòng trung thành của thống lĩnh. Dưới thống lĩnh là hệ thống các cell. Cell
được coi là các tế bào của mafia Nga. Mỗi một cell sẽ có có cơ cấu tổ chức riêng,
đồng thời có một quỹ riêng để hoạt động và được phân loại để đảm nhiệm những
công việc nhất định.
Mafia Nga không theo cấu trúc trục dọc như Mafia Ý mà chia thành rất nhiều tổ
chức độc lập. Hiện nay, có hàng ngàn tổ chức Mafia Nga đang hoạt động và khoảng
300 trong số đó mang tầm cỡ quốc tế. Các tổ chức này lại được chia thành nhiều băng
nhóm nhỏ hoạt động riêng biệt để đề phòng trường hợp khi cảnh sát truy bắt, sẽ
không bị lộ toàn diện.
- Mafia Nga không có gia đình lớn, chỉ nhỏ lẻ nhưng hiệu quả, có sự kiên kết
linh động giữa các cá nhân và các nhóm, thường dựa trên mối quan hệ khu vực và
mối quan hệ dân tộc.
Mafia Nga không tổ chức theo mô hình hệ thống cấp bậc chặt chẽ bởi sợ cơ quan
an ninh của các quốc gia khác phát hiện và dễ bị bắt toàn bộ nếu có kẻ phản bội. Các
băng đảng Nga thường hợp tác với nhau thực hiện một phi vụ nào đó rồi “giải tán”
ngay sau đó. Qua đó có thể thấy, Mafia Nga không có gia đình lớn.



Theo thống kê của Bộ Nội vụ Nga thì hiện nay, trên lãnh thổ Liên bang Nga có
khoảng hơn hơn 450 băng nhóm tội phạm có tổ chức đang hoạt động với số lượng
trên 12 ngàn tên. Các băng nhóm này có thể chia ra làm 3 cấp bậc: cấp quốc tế, cấp
liên vùng và cấp địa phương. Tuy nhiên, số lượng mafia Nga hiện tại có thể nhiều
hơn rất nhiều lần con số 12 ngàn, bởi số lượng tội phạm kinh tế ở Nga đang có chiều
hướng gia tăng. Mafia kinh tế của Nga ngày càng được tổ chức một cách tinh vi,
phức tạp và đã có sự liên hệ giữa các thành viên, giữa khu vực và dân tộc để dễ dàng
trong hoạt động.
Một điểm rất khác biệt nếu đem so sánh với Mafia Ý là: Nếu như mafia Ý được
cấu trúc trong những “gia đình” thì mafia Nga được tổ chức thành các “tập đoàn”
(chính trị, quân sự, kinh tế, ma túy, vũ khí, mại dâm...) tùy theo các tiêu chuẩn lãnh
thổ và sắc tộc. Nếu nói Mafia Nga, thì đó chỉ là để phân biệt với các băng đảng tội
phạm ở vùng Kavkaz hay châu Á. Tuy nhiên, các băng đảng Mafia nguồn gốc Đông
Âu hiện nay ít chú trọng tới gốc gác các thành viên như là Mafia Ý.
Một trong những nét đặc trưng, đồng thời cũng là một yếu tố góp phần hình
thành sự lớn mạnh của Mafia Nga trong thời kỳ này là chúng tuyển dụng số lượng
lớn những cựu chiến binh Afghanistan và Chechnya, những người từng phục vụ trong
các cơ quan an ninh Nga như KGB (SVR, FSB) hay GRU.
- Mafia Nga hiện đại nổi tiếng tàn độc
Nếu như mafia Ý có một quy luật bất thành văn là không đụng đến cảnh sát,
công tố viên, nhà báo người Mỹ thì Mafia Nga hoàn toàn ngược lại với sự lạnh lùng
và cực kỳ tàn bạo. Tuy không giết người dã man như mafia Mexico nhưng mafia Nga
sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường chúng: Cảnh sát, quan tòa, công tố viên hay nhà báo
thậm chí là cả gia đình của họ đều có thể bỏ mạng dưới họng súng của mafia Nga nếu
trở thành vật cản của tổ chức này. Tiền thân của Mafia Nga là những băng đảng côn
đồ từ thời kỳ trước, trải qua những biến động lịch sử, đặc biệt là vào đầu thập niên
1990, Mafia Nga đã lợi dụng những bất ổn xã hội để thu hút thành viên mới và làm
giàu nhờ lũng đoạn nền kinh tế đang trong lúc giao thời. Cũng trong giai đoạn này,
nhiều tổ chức Mafia ở các nước Đông Âu khác bắt đầu hình thành cùng với Mafia



Nga. Chúng đã bủa vây đến các lãnh vực khai thác dầu hỏa, khí đốt và các nguồn kim
loại quý. Với lợi nhuận khổng lồ, những tổ chức Mafia đã mua chuộc nhiều quan
chức chính quyền địa phương. Thậm chí ở một số vùng, cảnh sát không còn kiểm
soát được tình hình xã hội nữa.
3. Các yếu tố tác động khiến Yakuza trở thành đạo quân tội phạm hùng hậu nhất
thế giới
Từ lâu, Nhật Bản được thế giới nói đến như là một quốc gia có nền kinh tế và
khoa học kỹ thuật phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, xã
hội Nhật Bản vẫn còn lắm những hạt sạn, đặc biệt là bức màn đen của thế giới tội
phạm có tổ chức, điển hình là Yakuza. Trên thế giới, Mafia Nhật là tổ chức tội phạm
có số lượng thành viên đông nhất. Theo sách kỷ lục thế giới Guiness, quân số của
Yakuza ở mức 90.000 người, chia thành khoảng 3000 băng nhóm khác nhau hoạt
động rộng khắp. Đặc biệt là sau thế chiến thứ 2, thành viên Yakuza lên đến 184.000,
tức là đông hơn quân đội Nhật vào thời điểm bấy giờ. Sau thế chiến thứ hai, nhu cầu
cao về hàng hóa trên thị trường chợ đen đã trở thành động lực cho Yakuza phát triển
hơn lúc nào hết. Vì vậy, yakuza đã bắt đầu “hiện đại hóa” theo kiểu các băng nhóm
tội phạm ở Mỹ, thay thế những thanh gươm vướng víu bằng những khẩu súng gọn
nhẹ và tận dụng triệt để chiêu bài đe dọa, tống tiền trong những phi vụ làm ăn của
mình. Yakuza nhanh chóng mở rộng hoạt động của trên tát cả các lĩnh vực như: tống
tiền, buôn lậu, cho vay nặng lãi, cờ bạc, vận chuyển ma túy, gian lận chứng khoán,
mại dâm, buôn bán vũ khí, rửa tiền … cũng như can thiệp sâu vào các hoạt động thể
thao, giải trí thậm chí cả chính trường nước Nhật.
Không chỉ phát triển ở trong nước, hoạt động của Mafia đã vượt biên giới Nhật
vươn sang các nước Châu Á lân cận, thậm chí đến tận Mỹ. Theo thông tin từ FBI:
Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm hoạt động dữ dội nhất thế giới với mức
doanh thu xấp xỉ mức 10 tỷ USD/năm (1988). Trong đó, 1/3 doanh thu là từ các hoạt
động buôn lậu ma túy tổng hợp mang lại. Tại Mỹ, Yakuza đặt “tổng hành dinh” tại
Hawaii, nơi tổ chức này có lúc kiểm soát đến 90% dòng chảy ma túy tổng hợp vào
đây rồi từ đó phân phối sang các thành phố khác của Mỹ. Cũng từ Hawaii, Yakuza tổ



chức các hoạt động buôn lậu vũ khí về Nhật. Ngoài ra, chúng còn móc nối với các
băng đảng địa phương đưa du khác châu Á đến các song bài, các show diễn khiêu
dâm hay các nhà thổ. Có thể thấy rằng, hiện nay yakuza là một trong những đạo quân
tội phạm hùng hậu bậc nhất thế giới. Để có được sự lớn mạnh như vậy, Yakuza đã
tận dụng tối đa những điều kiện chủ quan cũng như khách quan ở mỗi thời kỳ cụ thể
để xây dựng và phát triển tổ chức.
2.1. Về yếu tố khách quan
a. Thời kì Edo thế kỉ 18
Trong thời kì này, chế độ Mạc phủ ở Nhật bản gặp phải những khó khăn tài
chính do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia, do đó samurai và nông dân rơi
vào cảnh nghèo khó. Chế độ Mạc phủ đã nỗ lực thực hiện việc cải cách, nhưng do
vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày
càng nặng nề. Tình trạng đói kém và thảm hoạ thiên nhiên diễn ra thường xuyên,
cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà chế độ Shogun và Daimyo bắt
người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác
trở nên nghèo khổ. Do đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra và đây chín là
mầm mống cho sự ra đời của Yakuza. Ban đầu, Yakuza chỉ là những nhóm tội phạm
nhỏ, là những người hinin, eta (những đối tượng bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài
hệ thống phân cấp xã hội) đã tập hợp nhau lại thiết lập nên tổ chức chuyên kiếm trác
tiền của khách hàng thông qua việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chuyên
bảo kê cho các chợ phiên và sau đó làm lính đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881,
Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên
hoạt động trên biển và giết người thuê. Như vậy: Chính những tác động của xã hội
trong thời kì này đã đưa đến sự ra đời của Yakuza mà sau này trở thành một trong
những tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới về sự tàn bạo cũng như những hành
vi bẩn thỉu.
b. Thời kì Minh Trị đến năm 1945



Công cuộc Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, đã làm thay đổi cơ bản về chính
trị, xã hội Nhật Bản. Hệ thống chính quyền trong đó các tướng quân mới thực sự là
lãnh đạo, đã bị phá hủy hoàn toàn, và sau gần 680 năm, Nhật hoàng trở lại nắm quyền
tối thượng. Sự thay đổi lớn nhất được thể hiện trong quan hệ đối ngoại như : Mở rộng
quan hệ ngoại giao, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng, ký hiệp ước liên minh AnhNhật, chiến tranh Nhật-Thanh 1894-1895, chiến tranh Nhật-Nga và xâm chiếm Triều
Tiên vào năm 1910. Trong thời kỳ này, quyền lực tối cao của nhà nước được tập
trung vào tay Nhật Hoàng. Từ đó, Yakuza đã bắt tay với chính phủ Nhật và ngày
càng phát triển hơn nhờ sự bao che, dung túng của chính phủ. Tuy nhiên, vào thời
gian này những quan điểm mới của chủ nghĩa Mác – Lenin bắt đầu du nhập vào Nhật
Bản, những luồng tư tưởng mới từ phương Tây tràn vào Nhật, từ đó dẫn đến sự phát
triển của phong trào công nhân trong các nghiệp đoàn và điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến uy tín, tổ chức và hoạt động của Yakuza. Bản chất của Yakuza là bảo thủ,
luôn tỏ thái độ chống đối các hoạt động của những người đến từ Châu Âu và Châu
Mỹ, vì vậy, tổ chức tội phạm này bắt đầu tiến hành các hoạt động ám sát, bắt cóc
những người có tư tưởng đổi mới, nhất là nhưng người trong Chính phủ. Số lượng
thành viên của Yakuza cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là cuối những năm 30,
thế lực của Yakuza ngày càng phát triển nhờ vào sự hợp tác của tổ chức này với
những người theo đường lối cực hữu trong Chính phủ. Như vậy: Sự phát triển của
Yakuza trong thời kỳ này bặt nguồn từ sự thay đổi về chính trị, xã hội, nhất là sự trở
lại nắm quyền của Nhật hoàng.
c. Thời kì sau chiến tranh thế giới lần II đến năm 1990
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản là đất nước thua trận, bị quân đồng
minh (Mỹ) chiếm đóng, Chính phủ Nhật trở thành bù nhìn. Vào thời điểm này,
Yakuza bắt tay với quân đồng minh thực hiện những hoạt động bắt bớ, cướp bóc,
buôn lậu, rửa tiền, buôn bán ma túy… trên toàn nước Nhật. Đồng thời, ở Nhật cũng
đã xuất hiện một số tổ chức tội phạm người nước ngoài như Đài Loan, Triều Tiên.
Chúng xâm nhập và hoạt động mạnh mẽ ngay trên lãnh thổ Nhật bản. Để thanh trừng
và loại bỏ những đối thủ trên, điều tất yếu là số thành viên của Yakuza ngày một



đông lên một cách chóng mặt. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, số lượng thành viên
Yakuza lúc đông nhất lên đến 184.000 người, chia thành 5.200 băng đảng hoạt động
khắp nước Nhật1. Trong số đó, phải kể đến thủ lĩnh huyền thoại trong thế giới Yakuza
là Kazuo Taoka, “bố già” của Yamaguchi-gumi, gia đình tội phạm lớn nhất ở Nhật
Bản. Tên này nắm giữ vai trò thủ lĩnh trong 35 năm cho đến lúc qua đời vào năm
1981. Trong những năm Taoka làm thủ lĩnh, số thành viên của Yamaguchi-gumi phát
triển lên đến 13.000 tên, hoạt động ở 36 trong tổng số 47 quận ở Nhật Bản và kiểm
soát hơn 2.500 doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động đánh bạc và các công ty cho vay
nặng lãi, đầu tư lớn vào lĩnh vực thể thao và giải trí. Có thể thấy, từ những tác động
của chiến tranh thế giới thứ 2 lên chính trường nước Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của Yakuza. Khiến cho tổ chức này ngày càng trở nên hùng hậu và
bắt đầu có sức ảnh hưởng đến cả những châu lục khác.
d. Thời kì từ sau 1990 đến nay
Trong giai đoạn này, đất nước Nhật cũng có những sự thay đổi căn bản, đặc biệt
là Quốc hội Nhật Bản đã ban hành Luật Chống mafia nhằm bảo đảm an ninh và sự
bình yên cho mọi người dân. Bộ luật đề ra các biện pháp đánh vào các hoạt động
tham nhũng của các tổ chức mafia thuộc nhóm Bôriôcuđan; tiến hành các biện pháp
phòng ngừa những thảm họa có thể đến với những người dân trong lúc xung đột giữa
các tổ chức mafia. Đồng thời khuyến khích mọi hoạt động của quần chúng, nhằm góp
phần ngăn chặn vào những thảm họa mà các tổ chức mafia có thể gây ra. Bộ luật này
ban hành ngày 15/5/1991 và có hiệu lực từ 1/3/1992. Theo Sách trắng của Cảnh sát
Nhật Bản năm 2004 thì năm 2003 cảnh sát Nhật đã bắt giữ 32.985 thành viên mafia.
Do đó số lượng thành viên Yakuza cũng giảm đáng kể và hoạt động của chúng đã
giảm bớt tính công khai, rút dần vài hoạt động bí mật. Nhưng không vì thế mà tính
chất tàn bạo của tổ chức này giảm đi. Những hành động phạm tội dã man, nhưng vụ
kinh doanh bất hợp pháp vẫn được tiến hành trong một thế giới ngầm mà các nhà
chức trách kho có thể tìm ra.
Qua mỗi các thời kỳ hình thành và phát triển, yếu tố khách quan tác động đến
1



sự lớn mạnh của tổ chức tội phạm Yakuza chính là sự thay đổi về chính trị, kinh
tế, xã hội Nhật Bản. Những biến cố của thế giới cùng với những sự kiện lịch sử trong
nước và những yêu cầu ngày càng cao của thị trường chợ đen về các mặt hàng bất
hợp pháp đã tạo điều kiên hết sức thuận lợi cho Yakuza ngày càng trở nên đông đảo
hơn và có phạm vi hoạt động lan tỏa ra thế giới.
2.2 Về yếu tố chủ quan
Nguyên nhân khiến cho tổ chức Yakuza phát triển trở thành một tổ chức tội
phạm hùng hậu bậc nhất thế giới hiện nay không chỉ có yếu tố khách quan mà còn cả
những yếu tố chủ quan. Ngay từ đầu, Yakuza đã là những tên tội phạm chuyên bòn
rút tiền của khách hàng thông qua bán hàng giả, chuyên giết người thuê. Điều đó cho
thấy tính chất bạo lực, tàn ác, lừa đảo đã xuất hiện ngay khi tổ chức này được hình
thành. Từ đó, qua sự thay đổi của kinh tế, xã hội Nhật Bản, những hoạt động của
Yakuza cũng được mở rộng thêm như: giết người, buôn bán vũ khí, ma túy, rửa tiền,
kinh doanh mại dâm, thâm nhập vào các hoạt động chính trị, bắt tay với những người
cầm đầu Chính phủ để nhận sự bảo trợ…. Điều này xuất phát từ bản chất ban đầu của
Yakuza, cùng với đó lòng tham và sự tàn bạo của Yakuza cũng tăng lên theo thời
gian. Với những tham vọng muốn nắm trong tay quyền lực, tiền bạc, Yakuza đã bất
bấp tất cả, kể cả mạng sống con người để mở rộng và tăng cường sự ảnh hưởng của
mình trên khắp nước Nhật cũng như bành trướng ra thế giới. Bất cứ tổ chức tội phạm
nào một khi đã nắm trong tay thế lực nhất định, chắc chắn sẽ không bao giờ từ bỏ
những tham vọng cao hơn, Yakuaza cũng không phải ngoại lệ.
Từ những yếu tố trên, có thể thấy, yếu tố chủ quan tác động khiến Yakuza trở
thành đạo quân tội phạm hùng hậu nhất thế giới là những yếu tố khách quan ( những
điều kiện hết sức thuận lợi: sự thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản…) Tuy
nhiên, yếu tố chủ quan (bản chất của Yakuza: lòng tham của cải và tham vọng muốn
kiểm soát quyền lực trong tay) mới là nhân tố quyết định khiến Yakuza trở thành đạo
quân tội phạm hùng hậu nhất thế giới.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam;
2.

/>
dang-so/45152081/162/
3. />4. />BB%A7a+t%E1%BB%95+ch%E1%BB%A9c+t%E1%BB%99i+ph%E1%BA
%A1m+mafia+nga/
5. />6. Những điều chưa biết về thế giới của Mafia, nguồn: ngày 24/08/2010.
7. Cuộc chiến đẫm máu của các ông trùm, nguồn: ngày 31/8/2007.
8. />9. Yakuza: thế giới bóng tối của Nhật Bản, nguồn: , ngày 19/7/2007.
10. Đằng sau thế giới ngầm của yakuza, nguồn: , ngày 16/8/2011.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×