Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu đổi mới đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.69 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM
------------------------------

BÁO CÁO
TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:

Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu
đổi mới đất nước

GVHD : PGS.TS. VÕ TẤN LỘC
SVTH : PHẠM MINH VŨ
MSSV : 0853011114

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012


Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu đổi mới đất nước

I.

MỞ ĐẦU

Do những điều kiện chủ quan và khách quan , vào cuối những năm 70 – nửa đầu
những năm 80, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội: mức lạm phát
năm 1986 là 774%; từ 1976-1980 tổng sản phẩm xã hội hằng năm chỉ tăng 1,4%, thu nhập
quốc dân tăng 0,4%, vật giá tăng với tốc độ phi mã, trung bình hằng năm 120%. Trước
tình hình đó, cơ chế quản lý quan lieu bao cấp vẫn được duy trì làm cuộc khủng hoảng
kinh tế xã hội càng them trầm trọng. Trên thế giới, một số nước xã hội chủ nghĩa thực


hiện cải tổ, cải cách không thành công, những sai phạm về quan điểm, đường lối, sự phản
bội, thỏa hiệp của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước dẫn tới nguy cơ làm sụp đổ chủ
nghĩa xã hội.
Trước tình hình này, Đảng ta từng bước thừa nhận quan hệ sản xuất hàng hóa – tiền
tệ, cho phép tồn tại các hình thức sở hữu cá thể, kinh tế tư bản tư doanh cỡ nhỏ. Nhưng đã
đến lúc cần phải có sự đổi mới triệt để, toàn bộ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
( năm 1986) của Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với việc mở đầu công cuộc đổi mới ở
nước ta. Nghị quyết đại hội đước nhân dân hoan nghênh, quyết tâm thực hiện.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp
đã thực sự góp phần vào sự khởi xướng, lãng đạo công cuộc đổ mới trong giai đoạn đầu
rất quan trọng này.

II.

NỘI DUNG

2.1 Đổi mới biểu hiện của bản chất cách mạng
Trước tiên khi nói về công cuộc đổi mới, phải nhận thấy đây là biểu hiện của bản chất
cách mạng, tinh thần đấu tranh triệt để và nhận thức khoa học, biện chứng của Đảng ta.
Nó cũng đòi hỏi Đảng phải có những biện pháp hoạt động sang tạo, phù hợp với sự thay
đổi không ngừng của hiện thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: phải luôn đổi mới, vì:
“một cuộc thay đổi vĩ đại như vậy tất nhiên phải mất nhiều công sức (HCM toàn tập, t.9,
tr.447)
Đại hội lần VI của Đảng ( tháng 12 – 1986) đã giao trọng trách Tổng Bí thư cho
Đồng chí Nguyễn Văn Linh. Trong Diễn văn bế mạc Đại hội đọc ngày 18/12/1986, đồng
chí Nguyễn Văn Linh đã nêu rõ: “ Đại hội lần VI của Đảng đánh dấu một bước chuyển
quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mối sự lãnh đạo của Đảng về chính trị , tư tưởng
và tổ chức. Thành công của Đại hội là sức mạnh mới, là cơ sở hết sức quan trọng để tăng
cường hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và toàn dân ta” ( Nguyễn Văn Linh:
Đổi mới để tiến lên, NXB Sự thật, 1988, t.1, tr.12).


GVHD: PGS.TS. VÕ TẤN LỘC
SVTH: PHẠM MINH VŨ

MSSV: 0853011114 2


Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu đổi mới đất nước

2.2 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và công cuộc đổi mới đất nước
Trong nhiệm kỳ của Đại hội lần thứ VI (1986-1991), trên cương vị Tổng Bí thư của
Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh có nhiều đóng góp to lớn cho công cuộc đổi mới đất
nước. công lao của Đồng chí có thể khái quát ở hai vấn đề cơ bản sau:
+ Góp phần hoàn chỉnh đường lối đổi mới mà Đại hội lần VI đã vạch ra.
+ Tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới bước đầu thu được nhiều kết quả.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn nhấn mạnh đến mục tiêu, nội dung của công cuộc
đổi mới mà Đảng đã đề ra để thấy rõ đây là đòi hỏi bức thiết của đất nước là đặc tính của
cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa MácLenin là xu thế tất yếu của thời đại”( Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên, t.1, tr.1)
Nhận thức điều này để thấy rõ sự khác biệt giữa đổi mới của chúng ta với cải tổ ở
Liên Xô, cải cách ở các nước Đông Âu mang tính chất chủ quan, áp đặt, xa rời chủ nghĩa
Mác-Lênin, từ bỏ sứ mệnh lãnh đạo của Đảng và phản bội sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Cải tổ ở Liên Xô theo đường lối chung là trong nước thì phát triển tăng tốc nền
kinh tế đang sụp đổ, đối với thế giới thì tăng cường hòa bình để cải thiện và nâng cao vị trí
quốc gia của Liên Xô đang có chiều chướng giảm thấp. Đường lối chung chủ quan, duy ý
chí, thỏa hiệp, thủ tiêu đấu tranh, không được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân lao động,
nên nhất định thất bại.
Ý thức rõ về tính tất yếu của công cuộc đối mới, yếu cầu thực tiễn của đất nước,
đồng chí Nguyễn Văn Linh nhiều lần nhắc đến nội dung của công cuộc đổi mới trong các
bài viết như: “Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam – Bước đổi mới quan trọng”
viết cho Tạp chí Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội số tháng 5-1987, trong nhiều

bài nói chuyện ở Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, cuộc gặp các nhà báo trong và ngoài nước.
Ví dụ trong bài” Nói chuyện với Hội nghị các nhà báo châu Á – Thái Bình Dương” ngày
21/1/1988, Tổng Bí thư Nuyễn Văn Linh đã giới thiệu ngắn, rõ những trách nhiệm to lớn,
cấp bách của công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện mà Đại hội lần thứ VI đã thông qua:
“Việc đổi mới bắt đầu từ lĩnh vực tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ và
cán bộ, phong cách lãnh đạo và công tác. Dựa trên tư duy mới, trong công cuộc xây dựng
kinh tế, chúng tôi đang tiến hành ba nhiệm vụ quan trọng:
1. Bố trí lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập trung sức người và sức của vào việc
thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực – thực phẩm, sản
xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Đổimới cơ chế quản lý kinh tế nhằm giải phóng sức sản xuất, tạo ra động lực
mạnh mẽ thúc đẩy đẩy sản xuất phát triển, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan lieu ,
bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
3. Tháo gỡ những rang buộc bất hợp lý, làm cho năm thành phần kinh tế trong
nước đều phát triển, trong đó, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, khuyến
khích các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể đầu tư phát triển sản xuất.
Cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đổi mới nói trên, chúng ta luôn luôn coi
trọng việc mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện khẩu hiệu: “
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ( Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên , t.2, tr.
20-21).
GVHD: PGS.TS. VÕ TẤN LỘC
SVTH: PHẠM MINH VŨ

MSSV: 0853011114 3


Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu đổi mới đất nước

Theo Nguyễn Văn Linh đổi mới không phải là phù nhận tất cả quá khứ, mà là sự kế
thừa những tinh hoa của quá khứ. Đồng chí nhấn mạnh việc đổi mới đòi hỏi phải có tư

duy sáng tạo: “ Có nhận thức đúng và sâu mới làm đúng và làm có hiệu quả. Do đó, muốn
có đổi mới trong đời sống thì trước hết phải đổi mới trong tư duy.Nói đến tư duy là nói
đến trình độ nắm bắt các quy luật khách quan, nói đến việc suy nghĩ theo đòi hỏi của các
quy luật đó, và vận dụng chúng phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, nói đến quá
trình sáng tạo, đề ra các ý kiến mới, nói đến việc tìm tòi các biện pháp có hiệu quả cho
hành động” ( Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên, t 1, tr.31)
Việc đổi mới tư duy như vậy là một công việc khoa học, đòi hỏi phải tri thức , chứ
không phải là một nhận thức cảm tính, tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa. Vì vậy, công việc
đổi mới phải gắn liền với việc nâng cao trình độ dân trí, phải chăm lo đến công tác giáo
dục – đào tạo. Trong bài” Phát biểu tại tại Hội nghị quán triệt nội dung sinh hoạt chính trị
đầu năm học 1990-1991 cho các trường đại học và cao đẳng , ngày 29-8-1990, Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh khẳng định:…” Chỉ có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, sớm
thoát khỏi nghèo nàn và vươn lên trình độ một nước phát triển, nếu biết ưu tiên phát triển
một nền giáo dục hiện đại, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, tạo điều kiện tiếp thu và ứng
dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại nhằm phát huy một
cách có hiệu quả nhất mọi tiềm năng của đất nước” ( Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến
lên, t 3 , tr.151). Do đó đồng chí nhấn mạnh, công tác giáo dục đào tạo phải nhanh chóng
đổi mới theo yêu cầu của cách mạng.
Một trong bốn bài học mà Đại hội lần VI của Đảng rút ra là “lấy dân làm gốc”.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đặc biệt quan tâm đến bài học này và đề ra Những việc cần
làm ngay. Những bài viết về chuyên mục này đăng trên báo Nhân dân được nhân dân theo
dõi một cách hào hứng, tin tưởng và mong đợi, nhiều bạn đọc nước ngoài quan tâm. Tác
giả các bài viết là Nguyễn Văn Linh với bút danh “NVL” ( Nói và làm).Ngày 21/1/1988,
trong Hội nghị bàn tròn của các nhà báo châu Á – Thái Bình Dương, một nhà báo Nhật đã
đặt câu hỏi phỏng vấn: Chúng tôi rất quan tâm đến Những việc cần làm ngay của tác giả
Nguyễn Văn Linh. Đảng Cộng sản chúng tôi đã dịch sang tiếng Nhật và giới thiệu mấy bài
của tác giả tới nhân dân Nhật Bản. Nhân dân Việt Nam có phản ứng như thế nào về
những bài viết của Nguyễn Văn Linh và hiện nay tôi không còn được đọc bài của Nguyễn
Văn Linh vì lý do nào?”
Đồng chí Nguyễn Văn Linh trả lời:” Tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới xã

hội. Tuy đã là một nước xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng ở Việt Nam những tệ nạn xã
hội vẫn còn không phải ít. Chúng tôi không giấu diếm điều đó mà nói thực với các bạn.
Có những thanh niên của chúng tôi trước kia cầm sung đánh giặc là những anh hung
nhưng sau này cũng hư hỏng đi. Trong bộ máy nhà nước cũng có một số người làm ăn
không chính đáng, ăn cắp của công cho nên phải làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước
và làm lành mạnh tình hình xã hội” ( Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên, t 3 , tr.3132).
Viết loạt bài Những việc cần làm ngay, Nguyễn Văn Linh thường xuyên nhắc nhở
cho quần chúng” hiểu Nghị quyết của Đảng, biết Nghị quyết của Đảng” để đấu tranh
chống những kẻ làm không đúng, gây oan uổng cho nhiều người khác. Đây là dịp phát
huy quyền công dân của quần chúng, phát huy được dân chủ sâu rộng để từ đó các cấp
Đảng và chính quyền “ đem các vụ việc đó ra xử lý về mặt Nhà nước, về mặt hành chính
cũng như về mặt Đảng”. Loạt bài viết của Nguyễn Văn Linh là khởi động của một công
GVHD: PGS.TS. VÕ TẤN LỘC
SVTH: PHẠM MINH VŨ

MSSV: 0853011114 4


Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu đổi mới đất nước

việc “cần phải tiếp tục làm nhiều, làm lâu năm và làm liên tục” ( Nguyễn Văn Linh: Đổi
mới để tiến lên, t 3 , tr.32-33). Các bài viết Những viêc cần làm ngay được đông đảo quần
chúng nhân dân ủng hộ vì nó thiệt thực, phục vụ hiệu quả cho công cuộc đổi mới nhằm
bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ nội bộ, củng cố bộ máy
Đảng và Nhà nước các cấp. Những việc cần làm ngay thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh
mẽ, không khoan nhượng với các sai trái để làm cho chủ nghĩa xã hội được nhiều hơn, tốt
hơn nhưng mang tchất nhân văn, xây dựng.
Qua những năm đầu của công cuộc đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã thể
hiện đầy đủ tư cách, phẩm chất và năng lực làm tốt công việc mà cách mạng đang đòi hỏi,
nhân dân đang ủng hộ, mong chờ. Đây là một trong những đóng góp của đồng chí đối với

công cuộc đổi mới đã được khởi động ở nước ta trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn phức
tạp.

2.3 Những kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh , Đảng ta đã thông qua và
thực hiện những nghị quyết về phân phối lưu thông để phá vỡ những rối ren trong việc
phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung
ương lần thứ hai khóa VI”, ngày 1/4/1987, đồng chí nêu rõ:” Phân phối lưu thong bao
gồm nhiều bộ phận hợp thành như giá cả, lưu thong, vật tư, hàng hóa, tài chính- ngân
sách, ngân hàng, tiền lương… Phân phối lưu thông vừa là điều kiện, vừa là kết quả của
sản xuất. Như vậy, giải quyết vấn đề phân phối, lưu thong có liên quan chặt chẽ với quá
trình sản xuất, với tổng thể cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân ( Nguyễn Văn Linh: Đổi
mới để tiến lên, t 1 , tr.50)
Với quan điểm như vậy, Đảng và Nhà nước đã dần dần giải quyết tốt các vấn đề
tiền lương, giá cả, ngân sách, lãi suất ngân hàng…Nhờ vậy , từ 1987-1991, lạm phát giảm
( năm 1991 còn 61%), lưu thông tiền tệ ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng do đổi mới cơ
chế quản lý, thực hiện khoán đến tận nhóm và hộ xã viên, lương thực không chỉ đáp ứng
nhu cầu trong nước mà năm 1989 còn xuất khẩu được 1 triệu tấn gạo, sản xuất công
nghiệp tăng, các thành phần kinh tê ngoài quốc doanh phát triển.
Việc đổi mới kinh tế mà khâu đột phá đầu tiên là phân phối, lưu thong và nông
nghiệp tạo điều kiện cho việc giữ vững, ổn định chính trị, mở đường phá thế bao vây, cấm
vận, để tác động trở lại đối với việc tiếp tục phát triển kinh tế. Trong “ Phát biểu bế mạc
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI” ngày 29/3/1989, Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh nêu “ Những kết quả bước đầu quan trọng trên một số mặt chủ yếu
của đời sống xã hội” và nhấn mạnh năm nguyên tắc đổi mới mà Hội nghị Trung ương
thong qua trong đó có vấn đề về “Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị và công tác cán bộ… Chúng ta phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng
thời thay đổi phương pháp lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước. Mọi ý đồ
hạ thấp hoặc vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng, tạo ra những đối trọng chính trị với Đảng
trong xã hội nhất định phải ngăn chặn….Mở rộng dân chủ, thực hiện tranh luận để đi đến

nhất trí nhưng chúng ta không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Dân chủ phải có dự lãnh
đạo của Đảng đồng thời sự lãnh đạo của Đảng cũng phải dựa trên phương pháp dân chủ” (
Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên , t2, tr.625).

GVHD: PGS.TS. VÕ TẤN LỘC
SVTH: PHẠM MINH VŨ

MSSV: 0853011114 5


Đồng chí Nguyễn Văn Linh trong những năm đầu đổi mới đất nước

III.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với tình hình của Liên Xô, các nước Đông Âu lúc bấy giờ, chúng ta càng
thấy rõ sự đúng đắn trong đường lối của Đảng và sự đóng góp to lớn của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh để giữ vững ổn định về chính trị và đổi mới của nước ta từ khi ấy. Mọi
âm mưu chia rẽ Đảng, đòi đa nguyên chính trị, gây hoang mang trong quần chúng nhân
dân đều bị dập tắt và khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ thì
việc khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng được củng cố vững chắc
trong nhận thức và hành động cụ thể. Điều này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
nêu rõ trong: “ Một số ý kiến về Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VII của
Đảng”, phát biểu tháng 1 /1991. Đáng giá năm năm thực hiện đổi mới, đồng chí đã chỉ rõ
cần phải thấy cho hết những yếu kém, khó khăn đang tồn tại, để quyết tâm khắc phục
nhưng không vì thế mà phủ nhận những thành tựu và nhân tố mới đã giành được trong
mấy năm đổi mới vừa qua. Điều quan trọng mà đồng chí nhấn mạnh là những bài học kinh
nghiệm tiến hành đổi mới để tiếp tục phát triển. Đó là giữ vững tư duy độc lập và sáng
tạo, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, đổi mới toàn diện ,

đồng bộ và triệt để, nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phát
huy dân chủ xã hội, làm tốt dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn
những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định đường lối đổi mới, tăng cường tổng
kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có ý nghĩa chỉ đạo cho việc tổng
kết công cuộc đổi mới của Đảng trong những năm 1986-1991, và xây dựng phương hướng
nhiệm vụ của Đảng trong thời gian tiếp theo.

GVHD: PGS.TS. VÕ TẤN LỘC
SVTH: PHẠM MINH VŨ

MSSV: 0853011114 6



×