Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đề cương môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.23 KB, 39 trang )

Câu 1: Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
• Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc:
- Ngày 5 - 6 - 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn
dặm, hòa mình vào cuộc sống lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 đến 1917, Người đã đến nhà nước châu Âu,
châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và
Bác ái.
- Ngày 18 - 6 - 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc
gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-Nin. Từ
đây người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
• Nguyễn Ái Quốc truyền bá CN Mác-Lênin chuẩn bị thành lập đảng:
- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di,... Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các
dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân ( 10 - 1923 ) và được
bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên
Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc trình
bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào
công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp
nông dân ở các nước thuộc địa.
- Ngày 11 - 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu ( Trung Quốc ) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách
mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam
đang hoạt động ở đây và chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã, mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn
hạn để đào tạo họ thành cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động.
- Nhờ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào cách mạng ở trong nước
ngày càng phát triển sôi nổi, khuynh hướng các mạng vô sản dần dần chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc. Đến năm 1929,
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng cơ sở ở khắp ba kì.Những hoạt động của Người từ 1911 đến 1929 có tác
dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và đạo đức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt
Nam.
• Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 đảng:
- Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch sử. Sự
phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và


đưa phong trào tiếp tục ......... Để đáp ứng nhu cầu đó, từ giữa đến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ
chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng nước ta. Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, làm giảm uy tín của các tổ chức cộng sản và gây ảnh hưởng
tiêu cực đến phong trào cách mạng đang lên.
- Từ 3 - 2 đến 7 - 2 - 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng ( Trung
Quốc ). Người chủ trì hội nghị và đã phân tích những hoạt động bè phái, chia rẽ của ba tổ chức cộng sản và tác hại của nó. Do
yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy tín đức độ của Người nên đã đã thống nhất được các tổ chức cộng sản. Hội
nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
• Thành lập ĐCSVN:
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra đường lối, phương hướng cơ
bản cho cách mạng Việt Nam ( đây chính là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
=>Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin vào Việt
Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất
các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2: Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa nữa phong kiến?
Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng
cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời
đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp
lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.
• Địa chủ phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị
nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia
thành:
+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta


+ Trung địa chủ
+ Tiểu địa chủ
- Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của

cách mạng
- Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành
lực lượng lãnh đạo cách mạng.
• Giai cấp nông dân
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông
- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa
chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường
cùng.
- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc
và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc
vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành
lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.
• Giai cấp công nhân
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công
nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.
*Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm
thù với thực dân Pháp.
- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của
chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo
cách mạng.
• Giai cấp tư sản
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt
trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.

- Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với
thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần
dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng
lãnh đạo cách mạng.
• Giai cấp tiểu tư sản
- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinhsinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân
Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.
- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là
đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao
động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
=>Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng
lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết
định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực
lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
Câu 3: Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì
đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ
bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở
thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu
tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.


- Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng tin phong lãnh đạo, chấm dứt sự
khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên
tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nước ba mươi năm
đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy
Tân đến khởi nghĩa Yên Bái… nhưng không thành công vì thiếu một đường lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt của cách

mạng Việt Nam”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam. Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đủ những yếu tố cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với
cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước phát triển vế chất của cách mạng Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách
mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm con đường
giải phóng dân tộc.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo
cách mạng. Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về
đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc
đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc
phát triển của đất nước.
- Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh được thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt
Nam có được đường lối chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, giải quyết triệt để những mâu
thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có được tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng. Sự ra đời
của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường
giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước được, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945
và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công
nhân và nhân dân lao động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.
- Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt
nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh".
Câu 4: Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thong qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN 3/2/1930?
Sự kiện ĐCS VN ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động cách mạng Việt Nam - sự phát triển
về chất từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến ĐCS VN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và
quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và

Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
- Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản”.
- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập
chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
+ Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc làm của công và chia cho dân nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi
hành luật ngày làm 8h.
+ Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
+ Về lực lượng cách mạng:
+ Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân
làm cách mạng ruộng đất.
< Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp.
< Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản VN mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít hơn mới làm cho họ
đứng trung lập.
< Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng như Đảng Lập hiến thì phải đánh đổ.
+ Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải
thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, trong khi liên lạc với các
giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.


+ Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Đánh giá: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con
đường cách mạng Hồ Chí Minh:
• Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.
• Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.
• Nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do.
• Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của

cương lĩnh này.
Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách
mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 6: Những bổ sung phát triển của luận cương chính trị tháng 10/1930 so với cương lĩnh chính trị đầu tiên?
So với cương lĩnh 3/1930 luận cương có những bổ xung sau:
- Trên cơ sở khẳng định tính chất xã hội Đông Dương là XH nửa phong kiến, luận cương đã chỉ rõ phương hướng là làm cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Luận cương còn chỉ ra điều kiện bỏ qua:
+Phải có sự giúp đỡ cho ĐCSVN của vô sản thế giới.
+Cách mạng VN đã có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Phương pháp cách mạng: luận cương khẳng định lại tư tưởng bạo lực quần chúng bằng hình thức khởi nghĩa vũ trang để
giành chính quyền. luận cương chỉ ra những điều kiện để khởi nghĩa thành công:
+Xây dựng lực lượng quần chúng ngày càng vững mạnh.
+Tuân thủ quy luật đấu tranh cách mạng.
+Nổ ra khi có tình thế và thời cơ cách mạng.
- Luận cương khẳng định lại vai trò của đảng nhưng để Đảng có thể lãnh đạo được thì Đảng phải có những tiêu chí xây dựng
đảng:
+Đảng có đường lối chính trị đúng đắn.
+Có kỷ luật tập trung.
+Gắn bó với nhân dân.
+Trải qua đấu tranh để trưởng thành.
+Có lý luận Mac- Lênin dẫn đường.
Câu 7: Kết quả chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về bảo vệ thành quả cách mạng Tháng 8 , xây dựng và giữ vững chính
quyền cách mạng giai đoạn 1945-1946?
- Kết quả: cuộc đấu tranh thực hiện chủ trươngkháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go,
quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và đãgiành được những kết quả hết sức quan trọng.
- Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móngcho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu
tố cầnthiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầucử. Hiến pháp dân chủ nhân dân
được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máychính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các
công cụ chuyên chính như: Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường.Các đoàn thể nhân dân như Mặt

trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam,Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng
và mở rộng.Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam đượcthành lập.
- Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong tràotăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc
lệnhgiảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi.Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được
đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổnđịnh và có cải thiện. Tháng 11/1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành. Đã mở
lạicác trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựngnền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ
được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu.Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nướcđã
có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thựcdân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng
ra các tỉnhNam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phátđộng phong trào Nam tiến chi
viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh raTrung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ
thù, Đảng,Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai củachúng để giữ vững chính
quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
* Ý nghĩa:
- Những thành quả đấu tranh nói trên đã bảo vệ đượcnền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng
được những nềnmóng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;chuẩn bị được những điều
kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốcsau đó.


* Bài học kinh nghiệm:
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vàodân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu
thuẫntrong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng cónguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện
pháp đấu tranh cách mạng cần thiếttrong hoàn cảnh cụ thể. Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củngcố chính
quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khảnăng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
Câu 8: Sách lược lợi dung mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự hòa hoàn có nguyên tắc để giữ vững chính quyền giai đoạn
1945-1946?
+ Ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 Đà Nẵng trở ra): Gần 20 vạn quân Tưởng lũ lượt vào miền Bắc. Sau lưng chúng là bọn Việt
Quốc, Việt Cách với âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng, đưa bọn tay sai lập chính quyền bù nhìn và thực hiện chính
sách cứơp bóc nhân dân Việt Nam.
+ Ở Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào): Trên một vạn quân Anh cũng mượn tiếng là vào tước vũ khí của Nhật, nhưng kỳ thực

là chúng mở đường cho thực dân Pháp cướp lại nước ta. Ngày 23/9/1945 dưới sự yểm trở của 2 sư đoàn thiết giáp Anh, Pháp
đã nổ súng tấn công Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ 2.
Trên đất nước ta lúc này còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ lệnh giải giáp nhưng một số quân Nhật đã thực
hiện lệnh của quân Anh, cầm súng với quân Anh, dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam. Chưa
bao giờ, cùng một lúc cách mạng Việt Nam phải đối phó với nhiều kẻ thù như thời điểm này. Chúng có thể mâu thuẫn với
nhau về lợi ích kinh tế nhưng đều thống nhất với nhau trong âm mưu chống cộng sản, thủ tiêu chính quyền cách mạng, xoá bỏ
thành quả mà cuộc CMT8 vừa giành được.
*Chủ trương của Đảng ta
- Tình hình khó khăn trên đặt ra trước mắt Đảng và nhân dân ta những nhiệm vụ nặng nề và cấp bách. Chúng ta vừa phải xây
dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp, vừa phải khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói, nạn thất học, vừa phải đấu
tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và khẳng định vị thế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Ngày 25/11/1945 Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" vạch ra con đường đi lên cho cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc
này là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
+ Về xác định kẻ thù: Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Ban chấp hành trung ương nêu rõ: Kẻ thù
chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy phải lập mặt trận dân tộc
thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân, thống nhất mặt
trận Việt - Minh - Lào chống Pháp xâm lược; kiên quyết giành độc lập tự do - hạnh phúc dân tộc vv.......
+ Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là:
• Củng cố chính quyền cách mạng.
• Chống thực dân Pháp xâm lược.
• Bài trừ nội phản.
• Cải thiện đời sống nhân dân.
+ Những biện pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trên: Xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập
hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân; động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến lâu dài; kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng
Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng
ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi

viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ
thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính
quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp- Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946 ) , thỏa thuận
mua bán quyền lợi với nhau, cho pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp vứi
Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. hiệp định sơ bộ 6/3/1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, tạm ước 14/9/1946 đã tạo
điều kiện cho quân dân có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
=>Tóm lại: Những chủ trương trên đây của Ban chấp hành trung ương Đảng được nêu trong bản chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc" ra ngày 25/11/1945 đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong
tình thế mới vô cùng phức tạp và khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới khai sinh. Kháng chiến và kiến
quốc là tư tưởng chiến lược của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy
mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ và xây dựng chế độ mới.
Câu 9: Trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng được thể hiện trong 3 nghị quyết
BCH trung ương tháng 11/1939-11/1940- 5/1941: Mối quan hệ chống đế quốc và chống phong kiến?
Do sớm dự báo được chiến tranh thế giới thứ hai sẽ nổ ra, nên Đảng ta không bị bất ngờ về cuộc chiến tranh này.


Trong thời kỳ 1936-1939 Đảng đã có một số chủ trương, hoạt động thích hợp khi chiến tranh bùng nổ. Một tháng sau khi
chiến tranh thế giới nổ ra, ngày 29-9-1939 Trung ương Đảng gửi thông cáo cho các cấp bộ Đảng, vạch rõ cách mạng Đông
Dương sẽ tiến đến mục tiêu giải phóng dân téc, chỉ thị cho toàn Đảng kịp thời rút vào bí mật và chuyển hướng hoạt động.
*Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939): Nhận định chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít quân
phiệt tàn bạo, mâu thuẫn chủ yếu gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân téc Đông Dương; dự báo Nhật sẽ vào
Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật.
- Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt: Là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương hoàn toàn độc lập;
tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản động, chống tố cáo,
chống lãi nặng; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ cộng hoà dân chủ. Hội
nghị quyết định thành lập mặt trận thống nhất dân téc phản đế Đông Dương bao gồm lực lượng chính là công dân, nông dân,
đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thôn , đồng minh hoặc trung lập tạm thời với giai cấp tư sản bản xứ, trung và tiểu
địa chủ.
- Về phương pháp cách mạng: Hội nghị nêu ra mét số chuyển hướng về tổ chức, xây dựng các đoàn thể quần chúng bí mật,
hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng vào đế quốc và tay sai, "dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mệnh

giải phóng dân téc". Hội nghị cũng quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, thực hiện sự
thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.
Câu 10: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945?
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do
và chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta trở thành
một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập,
một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
*NN khách quan
- Cách mạng Tháng Tám nổ ra trong hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phátxít Nhật đã bị
Liên Xô và Đồng minh đánh bại, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ Trần Trọng Kim rệu
rã. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy nên đã giành được thắng lợi nhanh chóng và
ít đổ máu.
*NN chủ quan:
- Cách mạng tháng 8 là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được
rèn luyện qua 3 cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào 1936-1939 và cao trào giải phóng dân
tộc 1939-1945. Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực
lượng hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
- Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn
luyện qua cao trào 36 - 39 và cao trào vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Quần chúng cách mạng đã được tổ chức lãnh
đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng
cốt.
- Cách mạng tháng Tám thành công là do Đảng ta chuẩn bị được lực lượng vĩ đại toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh,
dựa trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đảng là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng Tám, vì Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dặn kinh nghiệm
đấu tranh, nắm đúng thời cơ và chỉ đạo, kiên quyết khôn khéo tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo kẻ thù.
- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định, chủ yếu của cách mạng tháng Tám.
Câu 11: Kết quả thắng lợi của cách mạng Tháng 8 năm 1945?
- Thắng lợi này đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân pháp trong gần 1 thế kỉ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn
năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở
ĐNÁ. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do làm chủ vận mệnh của mình.

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mac-lenin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh
lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn và đầy sáng
tạo của đảng ta đã gắn độc lập dân tộc với CNXH, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ và ngoạn mục không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá
trình đấu tranh lâu dài, kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của 1 đảng Macxit
đó là đảng cộng sản Việt Nam.
- Cách mạng tháng Tám đánh dấu 1 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây là quá trình phát triển tất yếu
của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý trí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí
tuệ dân tộc hòa quyện với những tư tưởng của C.Mac, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh, với xu hướng của thời đại vì hòa bình
dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH.


Câu 12: Ý nghĩa thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945?
* Đối với dân tộc:
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lần đầu
tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng
xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế
ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
- Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc ta, đánh dấu sự đổi đời của một dân tộc. Cách
mạng Tháng Tám đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dân chủ, đưa Đảng ta từ một Đảng không
hợp pháp trở thành một Đảng nắm chính quyền, đưa dân tộc ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới.
- Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng nước ta- kỷ nguyên của độc lập tự do và chủ nghĩa xã
hội.
- Cách mạng tháng Tám là minh chứng hùng hồn cho vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam với đội tiên phong
của mình là Đảng Cộng sản. Đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là thắng
lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa.
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, "Chẳng những giai cấp lao động mà nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai
cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của
các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn
quốc"

* Đối với quốc tế:
- Cách mạng Tháng Tám đã nâng cao vị thế quốc tế của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên một dân tộc nhược tiểu đã tự giải
phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
-Cách mạng Tháng Tám đã phá tan một mắt xích quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân cũ. Mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự
nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu
tranh giành độc lập. Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng
dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Nó chứng tỏ rằng: ở thời đại chúng ta, một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do giai
cấp công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa. Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với
cách mạng vô sản ở "chính quốc", nhưng không lệ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc". Trái lại, nó có thể giành được thắng
lợi trước khi giai cấp công nhân "chính quốc" lên nắm chính quyền.
Câu 13: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược?
Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là do các nhân tố cơ bản sau đây:
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn
diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc.
- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây
dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc.
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu
lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ
quốc.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ
chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng
tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả
nhân dân tiến bộ Pháp.
=> Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ.
Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ
giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên

phạm vi cả nước.
Câu 14: Điểm bổ sung phát triển hoàn thiện căn bản đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đại hội Đảng
II(1951)? Nội dung về lực lượng và phươn pháp cách mạng?
- Tính chất xã hội: xã hội Việt Nam hiện nay gồm có 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. ba
tính chất đó đang đấu tranh với nhau. Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính dân chủ nhân dân và tính chất
thuộc địa. mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến trong dân tộc viêt nam chống thực dân pháp và bọn
can thiệp.


- Mâu thuẫn trong xã hội: được xác định là mâu thuẫn XHVN với đế quốc, tay sai và mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
phong kiến.
- Đối tượng cách mạng: đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược(đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mĩ). Đối
tượng phụ hiện nay là phong kiến mà cụ thể là phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa bỏ những di
tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH.
Song nhiệm vụ trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc.
- Lực lượng cách mạng: là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tiểu tư sản dân tộc; ngoài
ra là các thân sĩ(địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp và phần tử đó hợp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là
công, nông và lao động tri thức.
- Phương pháp cách mạng: tiến hành cuộc cách mạng để giải quyết những nhiệm vụ cơ bản trên do nhân dân lao động làm
động lực, công nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng Việt Nam hiện nay là cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng đó không phải cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải là cuộc cách
mạng XHCN mà là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN.
- Triển vọng của cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân VN nhất định sẽ đưa VN tiến tới CNXH
- Con đường đi lên CNXH: đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ
chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ 2 nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ
- Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của đảng: “người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”, “Đảng lao động Việt Nam là
đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam”. Mục đích của đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân,
tiến tới chế độ XHCN ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân
tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam.

- Chính sách của đảng: Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho CNXH và đẩy
mạnh kháng chiến đến thắng lợi.
- Quan hệ quốc tế: VN đứng về phe hòa bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân thế giới,
của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt-Trung-Xô và đoàn kết Việt-Miên-Lào
Câu 15: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc khắng chiến chống Pháp xâm lược?
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi đã khẳng định sức mạnh và truyền thống chống ngoại xâm của
dân tộc ta. Sức mạnh của ý chí tự lực tự cường của một dân tộc có truyền thống văn hiến đã đánh thắng một trong những
cường quốc của thế giới hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã được phát
huy trong thời đại mới, thời đại CM giải phóng dân tộc gắn liền vời chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi này là hiện thực hóa đầy sáng tạo đường lối CM của Đảng, cũng như thiên tài của chủ tịch HCM. Trước những
sóng gió của lịch sử chủ tịch HCM cùng với Đảng ta đã chèo lái con thuyền cm vượt qua khó khăn đi tới thắng lợi từ thực tế
sinh động đó, đường lối kháng chiến được phát triển bổ sung phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn trong suốt cuộc kháng
chiến
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ đã nói lên sức sống mãnh liệt và một tiềm năng to lớn của một chế độ xã
hội mơi, một thể chế chính trị tiến bộ trong lịch sử tiến bộ của dân tộc Việt Nam.Thành quả của CMT8 được bảo vệ và phát
triển.Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trẻ tuổi đã đứng vững trước những thử thách của lịch sử
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo căn cứ cho sự nghiệp giải
phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.Đây là tiền đề to lớn nhất cho sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong
thời kì mới, thời kì cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng trên 2 miền đất nước, tạo nên sức mạnh
tổng hợp để chiến thắng kẻ thù được coi là sen đầm của thế giới hiện đại.
- Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng
giữa 2 hệ thống, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới. Việt Nam- Điện Biên Phủ-Hồ Chí Minh
đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng CM,mang lại niềm tin mạnh mẽ cho các dân tộc nhỏ bé đang đấu tranh cho
độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội trong thế giới ngày nay.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện biên Phủ lịch sử và hiệp định Gionever
là thời đại Hồ CHí Minh. Chiến thắng này đặt cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ và những thắng lợi của CM
Việt nam sau này.
Câu 16: Nguyện nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
*Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt
Nam .

- Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra
sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng đảng mácxít-lêninnít. Do
vậy, đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nhhĩa Mác-


Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời
kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
- Đảng ta đã đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, hiểu rõ những thuận lợi cơ bản cùng những khó khăn của nhân dân ta
trong cuộc kháng chiến vĩ đại để định rõ bước đi, đánh bại kẻ thù rất mạnh và vô cùng xảo quyệt. Trong cuộc đọ sức với đế
quốc Mỹ, Đảng ta là Bộ tham mưu của giai cấp, của dân tộc, lãnh đạo toàn dân và toàn quân tiến hành cuộc kháng chiến thần
thánh trên mọi trận tuyến.
- Đảng ta coi trọng nguyên tắc “Tập trung dân chủ” và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên tắc đó trong điều kiện chiến
tranh. Trong quá trình cuộc kháng chiến đầy biến động, toàn Đảng từ Trung ương đến chi bộ, dù ở miền Nam hay miền Bắc,
là một khối thống nhất vững chắc, toàn Đảng một ý chí, một quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. BCHTW Đảng, Bộ Chính trị
đã đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, đúng thời cơ, tạo nên những chuyển biến căn bản, đưa cuộc kháng chiến
giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lợi hoàn toàn.
*Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi
theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội
và vì quyền sống của con người
- Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ
của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ
quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách,
quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em
lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH, thực sự là hậu
phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đồng thời trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.
- Các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp đã không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, mưu trí sáng tạo, dũng cảm chiến đấu, góp phần cùng toàn dân đánh
thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

*Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được
phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên
sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn dân với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn
dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về
nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào.
- Điểm nổi bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam. Mỹ - nguỵ tìm trăm phương ngàn kế chia rẽ Bắc - Nam
hòng cô lập cách mạng miền Nam, nhưng Bắc - Nam luôn là một nhà, là anh em ruột thịt. Cả miền Bắc ngày đêm hướng về
miền Nam, dốc hết sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Cả miền Nam hướng về miền Bắc và Thủ đô Hà Nội với
niềm tin lớn lao, chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần. Sự đoàn kết thống nhất giữa nhân dân với quân đội được tăng
cường. Nhân dân sẵn sàng giúp đỡ bộ đội. Bộ đội chiến đấu quên mình vì dân tạo nên sự gắn bó máu thịt với nhân dân.
- Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần
đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
*Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp
thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan
trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế
giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Trong đó, các nước XHCN và phong trào cộng sản
quốc tế là nòng cốt, đặc biệt sự giúp đỡ to lớn có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc, tạo ra một tập hợp lực lượng mạnh mẽ
bao vây cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ mọi phía.
*Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia
Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh
chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập
chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân
tộc; thể hiện sự hiệp đồng chiến đấu của quân đội ta với quân đội Lào, Campuchia, cho nên đã tạo ra thế chiến lược tiến công
chung cho cả 3 nước, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược lớn của địch trên toàn Đông Dương, giải phóng ba
nước trong cùng một thời gian tương đối gần nhau (Campuchia: 17/4/1975; Việt Nam: 30/4/1975; Lào: 2/12/1975), mở
đường cho từng nước bước vào giai đoạn lịch sử mới.
Câu 17: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

*Đối với dân tộc ta :


- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản, quyết định của con đường cách mạng
mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - con đường độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kế tục thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phát huy thắng lợi
của của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, là trận đánh quyết định nhất của cuộc chiến đấu 30 năm (19451975 ) gian khổ, ác liệt, thiết lập nền độc lập dân tộc hoàn toàn trên cả nước. Từ đây, từ đây cả dân tộc ta tiến vào kỉ nguyên
mới . độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng và văn
minh.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao
mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỉ XX và mai sau.
* Đối với thế giới :
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế
giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì những mục tiêu cách mạng của thời đại là độc lập,
hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai của chủ nghĩa đế quốc và ba trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn của nó chĩa vào phong trào giải phóng dân
tộc, mở đầu sự phá sản không thể thoát khỏi của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài
người tiến bộ, góp phần động viên, cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH,
tin tưởng, lạc quan, thực hiện thắng lợi công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người trong thời đại
vũ khí hạt nhân và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và
Campuchia anh em.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, sức mạnh kết
hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh đó đã làm tiêu tan huyền thoại về
sức mạnh không thể tưởng tượng nổi của đế quốc Mĩ, khẳng định sức mạnh của Mĩ chỉ là có hạn và đã chứng minh hùng hồn
rằng, đế quốc Mĩ có thể bị thất bại, chứ không phải là bất khả chiến thắng, thậm chí đã thua trong cuộc đọ sức với một nước
nhỏ, kinh tế nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã động viên, cổ vũ hàng trăm triệu con người tiến

mạnh vào công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã nêu bật một chân lí : Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước
không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song đoàn kết chắt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của
một Đảng Mác-Lênin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và sức mạnh
thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực, dù đó là nước đế quốc đầu sỏ.
Câu 18: Quyết tâm chống mỹ cứu nước được thể hiện trong 2 nghị quyết trung ương 11(3/1965) và 12/1965?
Hội nghị Trung Ương lần thứ 11(3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trên cả nước.
- Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược:
+ TƯ cho rằng cuộc chiến tranh cục bộ mà Mĩ đang tiến hành ở miền Nam là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
+ Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về
chiến lược.
+ TƯ quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mĩ cứu nước là nhiệm vụ hàng
đầu thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.
- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược:
+ Nêu cao khẩu hiệu “quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ
trong bất kì tình huống nào, để bảo vệ miền bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”
*Phương châm chỉ đạo chiến lược:
- Tiếp tục chiến tranh nhân dân để chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam cũng như chiến tranh phá hoại ở miền Bắc;
thực hiện kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính, cố gắng đến mức cao, tập trung lực lượng để mở cuộc chiến tranh
qui mô lớn.
- Tử tưởng chủ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam
- Giữ vững và phát triển tiến công, kiên quyết tiến công và lien tục tiến công
- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc
• Chuyển hướng xây dựng kinh tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong
điều kiện có chiến tranh; tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mĩ


• Miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam.

-Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến tranh ở 2 miền
• Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền bắc là hậu phương lớn
• Bảo vệ miền bắc là nhiệm vụ cả nước, vì miền Bắc XHCN là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống
Mĩ. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền nam càng
đánh càng mạnh.
* Ý nghĩa đường lối
- Thể hiện quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải
phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý trí, nguyện vọng của toàn đảng toàn quân toàn dân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ
2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối
cảnh quốc tế.
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện lâu dài, dựa vào sức mình la chính được phát triển trong hoàn
cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mĩ xâm lược..
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- Tăng cường xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, bảo vệ đảng chống lại những biểu hiện, những thế lực phản
động chống phá Đảng và cách mạng Việt Nam.
Câu 19: Đường lối chủ trương đối ngoại của Đảng trong những năm 1976-1985?
Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước XHCN;
bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt VN-Lào-Campuchia; sẵn sang đoàn kết với các nước trong khu vực; thiết lập và mở
rộng quan hệ bình thường giữa VN với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng
có lợi.
- Đoàn kết và hợp tác với LX là nguyên tắc, là chiến lược và luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của VN.
- Bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa VN-Lào-Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của 3 dân tộc.
- Kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước ĐÔng Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại nhằm xây
dựng ĐNÁ thành khu cực hòa bình và ổn định.
- Chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với TQ trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình
- Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế , văn hóa, khoa học kĩ thuật với tất cả các
nước không phân biệt chế độ chính trị.
=>Đảng xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính
sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.

Câu 20: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân cơ bản trong công tác đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới thời kỳ 1975-1985?
*Kết quả và ý nghĩa:
- Trong 10 năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường, trong đó đặc
biệt là với Liên Xô.
+ Ngày 29-6-1978, Việt Nam gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV). Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán
giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng (riêng ngoại thương chiếm 70 đến
80% kim ngạch buôn bán của Việt Nam).
+ Ngày 31-11-1978, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô.
+ Thực hiện chủ trương mở rông quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, từ năm 1975 đến năm 1977, nước ta đã thiết lập
quan hệ ngoâi giao với 23 nước;
+ ngày 15-9-1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF);
+ ngày 21-9-1976 tiếp nhận ghế thành viên chính thức ngân hàng thế giới (WB) );
+ ngày 23-9-1976 gia nhập ngân hàng châu Á (ADB) );
+ ngày 20-9-1977 tiếp nhận ghế thành viên Liên hợp quốc;
+ tham gia tích cực các hoạt động phong trào không liên kết… kể từ năm 1977, một số nước tư bản mở quan hệ hợp tác kinh
tế với Việt Nam.
+ Với các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á, cuối năm 1976, Philppin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức
ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (tuy nhên, từ năm 1979, lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAn tham
gia liên minh thực hiện bao vây cô lập Việt Nam).
Những kết quả Đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với
các nước xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế kể cả với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp phần vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh;


- Việc trở thành thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á và trở thành
thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, tham gia tích cực vào các hoạt động của phong trào không liên kết, đã tranh thủ
được sự ủng hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời phát huy được vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
- Về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN đã tạo thuân lợi cho việc triển khai các hoạt
động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình hữu nghị và hợp tác.
*Hạn chế

- Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, nhìn tổng quát, từ năm 1975 đến năm 1986, quan hệ quốc tế của Việt Nam cũng
gặo những trở ngại lớn.
- Từ những năm cuối của thập kỉ 70, nước ta bị bao vây, cấm vận vế kinh tế, cô lập về chính trị, vừa phải đương đầu với “một
kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của các thế lực thù địch.
*Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên:
- Là do trong quan hệ đối ngoại giai đoạn này, chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn
và chạy đua kinh tế.
- Do đó đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển
kinh tế sau chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình hình.
- Những hạn chế của đối ngoại Việt Nam giai đoạn này suy cho cùng đều xuất phát từ nguyên nhân cơ bản được Đại hội Đảng
lần thứ VI chỉ ra “là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản; nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ
quan”
Câu 21: Đường lối công nghiệp hóa của đảng trong giai đoạn 1976-1985?
- Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976), trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình trong nước và quốc tế, đề ra đường lối công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp
trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết
hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.
- Bắt đàu từ đại hội TW 6 khóa 6(1979) đã có những điều chỉnh như sau:khuyến khích sản xuất nông-lâm-ngư-nghiệp,hàng
tiêu dùng,hàng xuất khẩu.Chuyển trọng tâm vốn từ công nghiệp nặng sang sản xuất hàng tiêu dùng,xuất khẩu…và các lĩnh
vực được ưu tiên.Chú trọng sản xuất kinh doanh,coi trọng sự hài hòa giữa 3 lợi ích:nhà nước,tập thể và người lao động.Đổi
mới cơ chế quản lí kinh tế tập chunng quan liêu sang hoạch toán kinh doanh XHCN.
- Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982):
+ Đảng đã xác định CNH phải thực hiện theo từng chặng đường, trước mắt là 81- 85 và kéo dài đến 1990
Rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù
hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường. Nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt của
thời kỳ quá độ là lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây
dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả
cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

+ Đánh giá về đường lối: Đường lối CNH trong giai đoạn 76- 85 là đường lối toàn diện, đầy đủ về các mặt kinh tế, chính trị ,
xa hội… Đảng đã vạch ra những chủ trương, đường lối, mục tiêu và nhiệm vụ phải thực hiện trong giai đoạn trên. Và Đảng
cũng thừa nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời gian nhất định ở MIền Nam (Quốc Doanh, Tập thể, cá nhân, tư
bản, tư doanh, hợp doanh) và Đảng đã đưa ra biện pháp để sửa chữa và khác phục những sai lầm.
Câu 22: Đặc điểm, hình thức hoạt động và ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao
cấp đối với nền kinh tế trước đổi mới?
*Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳtrước đổi mới: Nhìn chung trong thời kì 1960-1985,chúng ta đãnhận thức và
tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng:
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khépkín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
- Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về laođộng, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa;
chủlực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việcphân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa
được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạchhóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thị trường.
- Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh,làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội.
*Kết quả
- So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần.Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên cho
cácngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chấtđược xây dựng.
- Đã có hàng chục trường cao đẳng, đại học,trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ
thuậtxấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệphóa.
*Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng -tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các
giai đoạn tiếptheo.


*Hạn chế
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn hết sức lạc hậu.Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng
bộ,chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.
- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉbước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về lương thực,
thựcphẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển,rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
*Nguyên nhân những hạn chế
- Về khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từđiểm xuất phát thấp (nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn) và trong điều kiện
chiếntranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức củacho công nghiệp hóa.

- Về chủ quan: Những sai lầm nghiêm trọng xuấtphát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa.
Câu 23: Đại hội đảng VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ?
Đại hội VI đã nêu một số quan điểm về xác lập cơcấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới:
*Thứ nhất, phải nhận thức đầy đủ, toàn diện vềchặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên CNXH, “thời kỳ quá độ ở
nước ta,do tiến thẳng lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triểnTBCN, đương nhiên phải lâu dài và rất
khó khăn... độ dài của thời kỳ đó phụ thuộcvào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội...”4. Đối với nước ta, nhiệm vụ xây
dựngnhững tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho thời kỳ quá độ đòi hỏi phải có thờigian dài hơn, vì xuất phát điểm kinh tế - xã
hội của nước ta rất thấp, lại bị tổnthất nặng nề sau mấy chục năm chiến tranh và vẫn tiếp tục phải đối phó với nhữngâm mưu
xâm lược, phá hoại của kẻ thù. Việc khẳng định thời kỳ quá độ ở nước talà lâu dài và rất khó khăn giúp chúng ta nhận thức
sâu sắc hơn trong xác định bốtrí cơ cấu kinh tế của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ.
*Thứ hai, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, trước hếtlà cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp với đặc thù
tựnhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ: phải phát triển nông nghiệp, thủ công
nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệpnhẹ tới một mức nhất định mới có đủ điều kiện phát triển công nghiệp nặng. Mức
nhất định ở đây là giải quyết về cơ bản các nhu cầu của đời sống xã hội và tạo ra được nguồn tích lũy cần thiết để xây dựng
công nghiệp nặng.
- Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầubình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm
công nghiệpthiết yếu;
- Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu
nhập khẩu vậttư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”.
- Đối với công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,Đại hội cũng chỉ rõ: “đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những
loại hàng hóa thông thường, bảo đảm yêu cầu chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh việc làm hàng gia công xuất khẩu và
các mặt hàng xuất khẩu khác, đồng thời mở rộng mặthàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng”.
- Với công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng,quan điểm của Đại hội VI rất rõ ràng: “phải nhằm phục vụ các mục tiêu
kinh tế,quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế... sản phẩm nàomà công nghiệp nặng nhất thiết phải
tạo ra trong nước để phát triển nông nghiệpvà công nghiệp nhẹ thì cố gắng làm với quy mô và kỹ thuật thích hợp... không
bốtrí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả đểphục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp
nhẹ”.
- Về cơ cấu đầu tư, Đại hội chỉ rõ phướng đầu tư cho những năm tới tập trung chủ yếu cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,
còncông nghiệp nặng chỉ đầu tư cho những công trình nhanh chóng mang lại hiệu quả.
*Thứ ba, Đại hội VI xác định, hiện nay nước tacòn tồn tại các thành phần kinh tế: kinh tế XHCN gồm quốc doanh và tập

thể;kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, người buôn bánvà kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư
bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước;kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ởTây
Nguyên và các vùng núi cao khác.
=>Như vậy, trong đường lối đổi mới kinh tế được Đảngđề xướng tại Đại hội VI, vấn đề đổi mới bố trí cơ cấu kinh tế (cơ cấu
ngànhkinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) được đặt trong tổng thể đường lối đổi mớitoàn diện và đồng bộ về kinh tế - xã hội,
với những hình thức, biện pháp, bướcđi tuần tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước trong chặng đường đầuthời kỳ
quá độ. Đây là cơ sở thực tiễn, lý luận quan trọng cho Đại hội VII đềra chủ trương hoàn thiện cơ cấu kinh tế và Đại hội VIII,
IX đề ra chủ trương đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Đến nay, chúng ta đã có cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý và đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, với sự tham gia của
mọi thành phầnkinh tế trong xã hội; giá trị sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàthương mại, dịch vụ chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong GDP; công nghiệp đã tăngtừ 21,6% (1988) lên 41% (2005); dịch vụ từ 33,1% lên 38,5%; nông
nghiệp đã giảmtừ 46,3% xuống còn 20,5%; các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm đã hìnhthành, phát triển trên cả nước.
Những thành tựu mà đất nước đạt được trong nhữngnăm đầu và cả chặng đường gần 20 năm đổi mới, phát triển có nguyên
nhân của sựtìm tòi, xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp, trong đó Đại hội VI đóng vai trò mởđầu, đột phá.
Câu 24: Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng 6 (1956) xác định?
*Đổi mới về kinh tế: Đại hội xác định khoa học-kĩ thuật là động lựcto lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội,có vị
trí then chốt trong sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội:
- Từ bỏ cơ cấu kinh tế công-nông-nghiệp ,hướng tới3 chương trình kinh tế lớn:lương thực,thực phẩm và hàng tiêu dùng.


- Xóa bỏ nền kinh tế bao cấp,từ bỏ cải tạo xã hộichủ nghĩa nhằm công hữu hóa cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
- Đổi mới về cơ cấu quản lí kinh tế,cơ chế kế hoạchhóa theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Từ bỏ kế
hoạch hóatập chung chuyển sang tạo lập cơ chế quản lí kinh tế giữa hàng hóa và tiền tệ.
*Đổi mới về chínhtrị:
- Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng,đổi mới quảnlí và điều hành của hà nước phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới
- Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướngmở,kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài.
Câu 25: Phân tích chủ trương đổi mới của ĐH Đảng 6 về kinh tế ?
- Đại hội đã có sự chuyển hướng rõ rệt:chuyển trọngtâm tù phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện chương trình kinh tế
lớnlương thực ,thực phẩm ,sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu với tư tưởngbao trùm là không xây dựng công nghiệp
nặng vượt quá khả năng kinh tế với nộidung:

- CNH cần được tiến hành từng bước phù hợp vớitình hình xuất khẩu:về tư liệu sản xuất,con người,cơ sở vật chất kĩ thuật…
- Trong chặng đường đầu tiên chưa thể đẩy mạnhCNH tạo tiền đề cho CNH ở chặng đường tiếp theo và coi đây là căn bản
cho nhữngchặng đường tiếp theo.
- Xuất phát tư thực tiễn,coi trọng tính khả thi của CNH ,ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở
pháttriển công nghiệp nhẹ và nông nghệp ,coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ,đầutư cho các lĩnh vực thực sự cấp thiết,tác
động tới các lĩnh vực khác.Công nghiệpnặng nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế,quốc phòng .
- Cơ cấu kinh tế không phải là cơ cấu của công-nông nghiệp mà là của nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ.Vừa xây dựng
kinh tếtrung ương vừa phát triển kinh tế địa phương,kết hợp thành một thể thống nhất,kếthợp kinh tế với quốc phòng.
- Thực hiện 3 chương trình kinh tế:lương thực,thựcphâm;hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Lương thực,thực phẩm phát triển
theo hướngđẩy mạnh thâm canh,tăng vụ,mở rộng diện tích cây lúa ở nhiều nơi;đẩy mạnh chănnuôi ,tăng gia sản xuất…
- Bước đầu chuyển sang thực hiện nền kinh tế mở,khuyếnkhích đầu tư,đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu.Phát triển quan hệ
kinh tế vớicác nước khác trên cơ sở giũ vững độc lập chủ quyền,các bên cùng có lợi.Xây dựngvà củng cố quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa quan trọng nhất là củng cố và pháttriển kinh tế XHCN ,trước hết là làm
cho kinh tế quốc doanh thực sự giữ vai tròchủ đạo,chi phối các thành phân kinh tế khác.
Câu 26: Chủ trương chính sách của ĐH Đảng 7 về phát triển từng thành phần kinh tế?
*Về cơ cấu thành phần kinh tế, quan điểm của Đảngta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều
thànhphần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tậpthể hóa tư liệu sản xuất, và “ trong nền
kinh tế thị trường, với quyền tự dokinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản( toàn dân, tậpthể, tư
nhân) ...” “ Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật... Mọi đơnvị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt
động theo cơ chế tự chủkinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”. Như vậy đối với các thành
phần kinh tế, quan điểmcủa Đại hội VII là sự khẳng định, kế thừa của Đại hộiVI và có bổ sung, phát triểnmột số điểm mới
quan trọng:
- Một là, chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân cùngtồn tại với sở hữu nhà nước và tập thể trong đời sống kinh tế- xã hội nước
tavà được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp.
- Hai là, vấn đề cải tạo XHCN đối với các thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh và tập thể sẽ được cụ thể hóa bằng các chế
định pháplý nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nướctrong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Những điểm mới trên đã tạo sự bình đẳng thực sựtrước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu, là
động lựcthúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, với kinh tế quốc doanh, Đại hội VII cũng nhấn
mạnh phải được củng cố, phát triển, sắp xếp lại, đổi mới công nghệ vàtổ chức quản lý để nắm vững những ngành, lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế nhằmphát huy vai trò chủ đạo và chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước,giữ vững định

hướng XHCN trong thời kỳ quá độ.
=>Tóm lại, chủ trương của Đại hội VII về cơ cấuthành phần kinh tế đã tạo ra điểm nhấn quyết định trong tiến trình đổi
mới,tháo bỏ mọi “ rào cản” cho sức sản xuất phát triển trên tất cả các ngành, lĩnhvực và vùng kinh tế, huy động được mọi
nguồn lực trong xã hội vào xây dựng,phát triển kinh tế đất nước.
*Về cơ cấu ngành kinh tế, Đạihội VII chỉ rõ: “ Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biếnvà xây dựng
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hìnhkinh tế- xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng của công nghiệp,
mở rộng kinh tế dịchvụ,... Trên cơ sở kế thừa và thực tiễn phát triển của các ngành kinh tế nhữngnăm 1986- 1990, về bố trí
CCKT ngành đã có sự bổ sung, phát triển hơn so với Đạihội VI . Một mặt vẫn nhấn mạnh vị trí quan trọng hàng đầu của nông
nghiệp, côngnghiệp chế biến, mặt khác đã đề cập đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp.Đặc biệt, Đại hội VII đã
chính thức thừa nhận ngành thương mại dịch vụ là thựcthể tất yếu trong CCKT ngành ở nước ta.
- Căn cứ vào định hướng CCKT ngành nêu trên, Đại hội VII cũng vạch phương hướngphát triển cụ thể cho từng ngành kinh
tế: với nông, lâm, ngư nghiệp đi vàochuyên canh, thâm canh, tăng vụ, kinh doanh tổng hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhấttrên
diện tích canh tác và sản phẩm phải hướng vào xuất khẩu; về công nghiệp, vẫnđặt công nghiệp nhẹ ở vị trí hàng đầu, phát
triển có chọn lọc một số ngành côngnghiệp nặng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xuất khẩu,nhưng phải
tính đến các yếu tố hiệu quả, khả năng, qui mô...; với thương mại dịchvụ, tăng trưởng kinh tế dịch vụ ở cả thành thị và nông
thôn, phát triển thươngnghiệp nhiều thành phần, tăng trưởng mạnh du lịch. Như vậy, phương hướng pháttriển các ngành kinh


tế của Đại hội VII đã có sự bổ sung đầy đủ hơn so với Đạihội VI và bám sát thực tiễn phát triển của các ngành kinh tế, đó là
hướng vàokhai thác chiều sâu trên từng đơn vị canh tác, trong từng tiểu ngành các ngànhkinh tế. Đặc biệt phương hướng phát
triển của ngành thương mại dịch vụ được đềcập khá cụ thể.
- Trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển, chủ trương của Đại hội VII đối vớiCCKT ngành đã tạo tiền đề căn bản cho CCKT
nước ta chuyển dịch theo hướng sảnxuất hàng hóa, gắn với thị trường trong và ngoài nước.
*Cơ cấu kinh tế vùng, căn cứ vào những chuyển biến về kinh tế- xã hội của đấtnước, thực tiễn phát triển các ngành kinh tế
nói riêng những năm 1986- 1990 vàđặc thù tự nhiên, kinh tế- xã hội của các vùng, Đại hội VII đã bước đầu xác địnhcác vùng
kinh tế và phương hướng phát triển các vùng kinh tế trên cả nước: Vùng“ Đồng bằng giữ vị trí hàng đầu trong sản xuất lương
thực, thực phẩm, cây côngnghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, phát triển công nghiệp nông thôn, mởmang dịch vụ...;
Trung du miền núi chuyển sang kinh tế hàng hóa, phát huy thế mạnhvề lâm nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả,gắn với công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi, khai khoáng...; Vùng biển và hải đảo, hướng
vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, khai thác chếbiến dầu khí và các sa khoáng, phát triển các nghành sản xuất và

dịch vụ vềhàng hải, mở mang du lịch...;
- Chủ trương của Đại hội VII về bước đầu xác định các vùng và phương hướng pháttriển các vùng kinh tế đã phản ánh rõ nét
những chuyển biến tích cực của nềnkinh tế nước ta những năm 1986- 1990, mở đường cho bước chuyển của nền kinh tế từ tự
túc tự cấp sang giai đoạn đầu của kinh tế hàng hóa.
- Cùng với chủ trương hoàn thiện CCKT, Đại hội VII cũng đề ra một loạt chính sáchvề đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý; các
giải pháp về vốn và kinh tế đối ngoại;về dân số, việc làm, thu nhập, bảo đảm xã hội và sức khỏe; về văn hóa, giáo dục,khoa
học, tài nguyên và môi trường; về tổ chức bộ máy nhà nước và cán bộ
Như vậy, chủ trương của Đại hội VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện CCKT (cơcấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế,
vùng kinh tế) là quá trình Đảng ta từngbước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của
lựclượng sản xuất và được đặt trong tổng thể đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộvề kinh tế- xã hội, với những hình thức,
biện pháp, bước đi tuần tự, phù hợp vớiđặc điểm kinh tế- xã hội đất nước trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Điềuđó
đã tạo ra những tiền đề đầu tiên và cần thiết cho Đại hội VIII, IX đề ra chủtrương chuyển dịch CCKT nước ta theo hướng
CNH, HĐH.
- Khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương Đảng tháng 11-1939;
xác định kẻ thù chính của cách mạng lúc này là phát xít Nhật và Pháp.
*Hội nghị đã cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời, phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền bí thư trung ương Đảng,
quyết định chắp nối liên lạc với quốc tế cộng sản và bộ phận của Đảng ở ngoài nước. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp
bách:
- Một là, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, khi cần thiết thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ
tính mạng, tài sản của nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới lập căn cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn-Vũ Nhai làm trung
tâm.
- Hai là, chỉ thị cho xứ uỷ Nam Kỳ hoãn ngay cuộc khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi.
*Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
- Đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc với Đảng và chuẩn bị về nước. Ngày 28-1-1941 Người trở về tổ quốc
và ngày 8-2-1941, Người tới Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng).
- Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng đã họp tại Pác Bó do đồng chí Nguyễn ái Quốc
chủ trì. Từ sự phân tích diễn biến của chiến tranh thế giới và tình hình trong nước, hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của cách mạng là giẩi phóng dân tộc.
- Hội nghị khẳng định tính chất đúng đắn của chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của hội nghị trung ương
tháng 11-1939, tập trung mòi nhọn chống đế quốc và tay sai giành độc lập dân téc, đồng thời nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm

tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
- Hội nghị chỉ rõ, sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp-Nhật, sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà;
- Hội nghị quyết định thay tên các hội phản đế thành hội cứu quốc, thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là
Việt minh thay cho Mặt trận thống nhất dân téc phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào,
Campuchia.
- Hội nghị xác định hình thái của khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận:
chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
- Hội nghị đưa ra dự báo: Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô - mét nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc
chiến tranh đế quốc lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước mới thành công.
- Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng nhằm làm cho Đảng có đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng Đông
Dương đi đến toàn thắng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, chú trọng cán bô lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận,
quân sự; tăng thành phần vô sản trong Đảng. Hôi nghị đề ra nhiệm vụ giúp đỡ các Đảng bộ Campuchia, Lào và cử ra Ban
chấp hành trung ương chính thức, bầu đồng chí Trường Chinh làm tổng bí thư.
*Mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến


- Dưới thời Pháp thuộc xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc và mâu
thuẫn giữa dân tộc ta với giai cấp địa chủ phong kiến.
- Đảng nhận định nước ta là nước nông nghiệp chiếm hơn 90% số dân, chủ nghĩa đế quốc dựa vào chế độ phong kiến chủ yếu
để bóc lột nhân dân.
- Nguyện vọng tha thiết và trực tiếp của nhân dân là độc lập dân tộc, người cày có ruộng từ đó chỉ ra con đường cách mạng
Viêt Nam là tư sản dân quyền, cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cách mạng bằng bạo lực cách mạng đánh đuổi
đế quốc Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam tiến đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua tư bản chủ nghĩa.
- Đảng xác định nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến không thể tách rời nhau. Nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là
quan trọng nhất. Nhiêm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiêm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những
khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất của bọn phản quốc cho dân cày nghèo tiến đến cải cách ruộng đất.
- Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cốt lõi của cương lĩnh chính trị .
- Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng
dân tộc.

- Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện giải phóng giai cấp. Vì thế lợi ích của giai cấp
phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
- Giai cấp nông dân là bộ phận có số lượng lớn nhất trong dân tộc,nên giải phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân.
- Nông dân có nhu cầu về ruộng đất, nhưng nhiệm vụ ruộng đất cần tiến hành thích hợp. Khi đánh đổ ách thống trị của chủ
nghĩa đế quốc, yêu cầu đó được đáp ứng một phần,vì ruộng đất của bọn đế quốc và bọn tay sai sẽ thuộc về tay nhân dân. Đế
quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa là nguyện vọng của nhân dân.
*TỔNG KẾT
Sự ra đời của ĐCSVN với Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn bước đầu giành thắng lợi quan trọng, chứng
tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng là đội tiên phong, lấy chủ nghĩa
Mác_Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Câu 27: Mục tiêu của ĐH Đảng 7 về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta?
- Báo cáo Chính trị (Đại hội VII) chỉ rõ: thựcchất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nềndân
chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ vừa là mụctiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
=>Như vậy mục tiêu chủ yếu của đỏi mới hệ thống chính trịla nhằm thực hiện tốt hơn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,phát huy
quyền làm chủ đầyđủ của nhân dân.Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước tatrong giai đoạn mới là
nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủnghĩa,bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
*Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thốngchính trị:
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (1991) khẳng định: “Trong toàn bộ tổ chức và hoạt
động củahệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bướchoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân ”.
+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội VII xácđịnh vai trò của Đảng gắn liền với việc xây dựng và thực hiện thắng lợi
Cươnglĩnh, Chiến lược và công cuộc đổi mới. Đồng thời gắn vai trò của Đảng với hệ thốngchính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thốngấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt
độngtrong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế, trongnước và tình hình Đảng ta hiện nay việc
xác định đúng và phát huy vai trò của Đảngcàng có ý nghĩa đặc biệt. Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các
định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểmtra và
bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Đại hội VII khẳng định tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu vì trong điều kiện nước ta Đảng
Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo.
+ Về bản chất giai cấp của Đảng, Đại hội VII khẳngđịnh Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân

Việt Nam, đạibiểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cảdân tộc.
+ Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Đại hội VII khẳngđịnh: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động.
+ Về mục đích của Đảng, Đại hội VII xác định Đảnglãnh đạo nhân dân xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo
con đường xã hộichủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
+ Đại hội VII khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnhđốn Đảng. Đại hội VII coi việc tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn và nâng
caonăng lực lãnh đạo của Đảng là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựngĐảng, là công việc thường xuyên bảo
đảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụcách mạng.
- Công tác xây dựng Đảng rất quan trọng nên việc đổimới ,chỉnh đốn Đảng phải được chỉ đạo một cách kiên quyết, có bước
đi vững chắclàm từ Trung ương đến cơ sở, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với quá trình đổimới cơ chế quản lý, tăng
cường hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước, dựavào nhân dân, thông qu phong trào cách mạng của nhân dân để đổi
mới, chỉnh đốnĐảng.
- Đại hội đã thông qua Điều lệ của Đảng (sửa đổi).Điều lệ gồm 12 chương, 47 điều. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung
ương(khoá VII) gồm 146 uỷ viên. Hội nghị thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá VII) đã bầu Bộ Chính trị


gồm 13 uỷ viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm TổngBí thư của Đảng.
Câu 28: Mục tiêu xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩ ở nước VN?
Mục tiêuhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaMục tiêu cơ bảncủa hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước talà làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của
kinh tế thị trường,thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệuquả, bền vững, hội nhập kinh
tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Mụctiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Những năm trướcmắt cần đạt các mục tiêu(5):
- Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thốngpháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
pháttriển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với pháttriển nhanh mạnh mẽ vác thành phần kinh tế
và các loại hình doanh nghiệp. Hìnhthành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quảntrị hiện
đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức vàphương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
- Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thịtrường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường

khuvực và thế giới.
- Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữaphát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã
hội, bảo vệ môi trường.
- Năm là, năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý củaNhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xãhội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 29: Quan điểm của đảng về xây dựng và hoàn tiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta?
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắncác quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp
vớiđiều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.
- Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấuthành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường;giữa
thể chế kinh tế với thể chếhính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trườngvà xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ và công bằng xãhội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường.
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinhtế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở
nướcta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập,chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luậnvà thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa
làm,vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lựcvà hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính
trịtrong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 30: Mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước?
*Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Mục tieu cơ bản là cải biến nước ta thành mộtnước cong nghiep co cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, co cơ cấu kinh tế hợp
ly,quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phat triển của lực lượng sản xuất,mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng – an ninh vững chắc, dan giau,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Đại hội X xac định mục tiêu cụ thể hiện nay lađẩy mạnh cong nghiệp hoa, hiện đại hoa gắn với phat triển kinh tế tri thức để
sớmđưa nước ta ra khỏi tình trạng kem phat triển; tạo nền tảng đến năm 2020 đ ưanước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại
*Quan điểm côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
- Một là, công nghiệphoa gắn với hiện đại hoa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phat triểnkinh tế tri thức.
+ Hiện nay, tac động của cuộc cach mạng khoa học– công nghệ và xu thế hội nhập toàn cầu hoa đã tạo ra nhiều cơ hội và
thách thứcđối với đất nước.
+ Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệphoa theo kiểu rut ngắn thời gian, không trải qua cac bước phat triển tuần

tự từkinh tế nong nghiệp l ên kinh tế cong nghiệp rồi mới phat triển kinh tế tri thức.
+ Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đo sự sảnsinh ra, phổ cập v à sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sựphat
triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hai là, công nghiệp hoa, hiện đại hoa gắn với phat triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế
quốc tế.
+ Công nghiệp hoa, hiện đại hoa là sự nghiệp củatoàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đo kinh tế nha nước giữ vai trò
chủđạo. Phương thứcphân bổ nguồn lực để cong nghiệp hoa được thực hiện chủ yếu bằngcơ chế thị trường; trong đo, ưu tien
những ngành, những lĩnh vực co hiệu quảcao.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thac thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm ma nước ta co nhiều lợi thế, thu hut
vốnđầu t ư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản ly tiên tiến của thế giới.


+ Kết hợp sức mạnh dan tộc với sức mạnh thời đạiđể phat triển kinh tế và đẩy nhanh cong nghiệp hoa, hiện đại hoa.
- Ba là, lấy phat huynguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phat triển nhanh bền vững.
+ Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế(vốn, khoa học và công nghe, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chinh trị
và quảnly nha nước), con người là yếu tố quyết định. Lực lượng can bộ khoa học và côngnghệ, khoa học quản ly va đội ngũ
cong nhan lành nghề giữ vai trò đặc biệt quantrọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoa. Để nguồn lực con
ngườiđap ứng yêu cầu, cần đặc biệt chu y đến phat triển giao dục, đào tạo.
- Bốnlà, khoa học và công nghệ là nền tảng va động lực của cong nghiệp hóa.
+ Muốn đẩy nhanh qua trình công nghiệp hoa, hiện đạihoa gắn với phat triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học cong
nghệ làyêu cầu tất yếu và bức xuc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập cong nghệ, muasang chế kết hợp với phat triển cong
nghệ nội sinh. Khoa học v à công nghệ cùngvới giao dục đào tạo được xem là quốc sach hang đầu, là nền tảng va động
lựccho công nghiệp hoa, hiện đại hoa…
- Năm la, phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đoi với việc thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội,
bảo vệ moi trường tự nhiên,bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Mục tiêu của cong nghiệp hoa và của tăng trưởngkinh tế là vì con người; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cong bằng, dan
chủ, vănminh.
+ Bảo vệ moi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạngsinh học chinh l à bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội
dung củasự phat triển bền vững
Câu 31: Mục tiêu CNH-HĐH đến năm 2000 trong thời kỳ đổi mới đất nước?

- Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đạihóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ
thuậthiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trìnhđộ phát triển của lực lượng sản xuất, mức
sống vật chất và tinh thần cao, quốcphòng – an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ vănminh.
- Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phảiđạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội X xác định mục tiêu của công
nghiệphóa, hiện đại hóa là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triểnkinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nềntảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện
đại.
Câu 32: Kết quả, ý nghĩa về công tác đối ngoại của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước?
Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đốingoại,hội nhập kinh tế quốctế,nước ta đã đạt được nhưng kết
quả:
- Một là, phá thế bao vây,cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dưng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt nam tham gia kí hiệp định pari (ngày 23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề cam-pu-chia, đã
mở ra tiền đề để việt nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế.
+ Việt nam đã bình thường hóa với quan hệ trung quốc(ngày 10-11-1991). tháng 11-1992 chính phủ nhật bản đã quyết định
nối lại viện trợ ODA cho việt nam,bình thường hóa với hoa kì(ngày 11-7-1995)
+ Tháng 7-1995 việt nam gia nhập ASEAN,đánh dấu sự hội nhập của nước ta với các nước khu vực đông nam á.
- Hai là, giai quyết các vấn đề hòa bình biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
Đã đàm phán thành công với nước malaixia về giải pháp”gác tranh đấu, cùng khai thác”ở vùng biển trùng lấn của hai
nước.thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN.đã kí với trung quốc:hiệp ước về phân định biên giới
trên bộ,hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác về nghề cá.
- Ba là, mở rộng đối ngoại theo hướng đa phương hóa,đa dạng hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử,việt nam có quan hệ chính thức
với các nước lớn,kể cả năm nước ủy viên thường trực hội đồng bảo anlien hợp quốc;tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trò
to lớn của việt nam ở đông nam á.đã kí hiệp dịnh khung về hợp tác với EU (năm 1995);năm 1999 kí thỏa thuận với trung
quốc khung khổ quan hệ” láng giềng hữu nghị,hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng tới tương lai”; tháng 5-2008 thiết lập
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện việt nam-Trung Quốc; ngày 13-7-2001,kí kết hiệp định thương mại song phương
Việt Nam-Hoa Kì;tuyên bố về quan hệ đối tác với Nga (nam2001). khung khổ quan hệ đối tác tin cậy và ổn định lâu dài với
Nhật Bản (năm2002).việt nam đã thiết lập ngoại giao với 169 nước trong tổng số 200 nước trên thế giới.tháng 10-2007,đại
hội đồng lien hợp quốc đã bầu việt nam làm ủy viên không thương trực Hội Đồng bảo an nhiệm kì 2008-2009.
- Bốn là, tham gia các tổ chức quốc tế.năm 1993,việt nam công khai quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.sau khi
gia nhập ASEAN,việt nam đã tham gia khu vực mậu dichj tự do ASEAN(AFTA).thang3-1996,tham gia diễn đàn hợp tác kinh

tế Á=ÂU.ngày 11-1-2007,việt nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thương mại thế giới.
- Năm là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mở rộng thị trường,tiếp thu khoa học công nghệ và khả năng quản lí.tạo dựngđược
quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lanh thổ.thiết lập và kí hiệp định thương mại hai chiều với gần 90
nước và vùng lãnh thổ.hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ trên thế giới.thông qua các dự án lien doanh hợp tác với nước ngoài,việt nam đã tiếp nhận dược nhiều kinh
Nghiệm quản lí và sản xuất hiện đại.
- Sáu là, từng bước đưa hoạt động của doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh


*Ý nghĩa: Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cung nguồn lực ở trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp,góp phần đưa
đến những thành tựu to lớn.góp phần giữ vững củng cố và độc lập,tự chủ diinhj hướng xã hội chủ nghĩa.giữ vững an ninh
quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc,nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế.
Câu 33: Chủ trương của ĐH Đảng 7 về xây dựng nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN?
- Đại hội VI chủ trương coi nền kinh tế nhiều thành phần là sự tồn tại tất yếu trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta,
cho phép chúng ta khai thác mọi tiềm năng của các thành kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể vào xây dựng, phát triển kinh tế
đất nước, trước mắt là huy động được vốn đầu tư, giải quyết việc làm. Ngoài ra, quan điểm về cải tạo XHCN đối với các
thành phần kinh tế là sự dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn và được coi là nhiệm vụ tiến hành trong suốt thời kỳ quá
độ lên CNXH ở nước ta.
- Quan điểm của Đảng ta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt
đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, ...”[9] và “ trong nền kinh tế thị trường,
với quyền tự do kinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản( toàn dân, tập thể, tư nhân) ...” “ Mọi
người được tự do kinh doanh theo pháp luật... Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế
tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”
- Như vậy đối với các thành phần kinh tế, quan điểm của Đại hội VII là sự khẳng định, kế thừa của Đại hộiVI và có bổ sung,
phát triển một số điểm mới quan trọng:
+ Một là, chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân cùng tồn tại với sở hữu nhà nước và tập thể trong đời sống kinh tế- xã hội
nước ta và được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp.
+ Hai là, vấn đề cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể sẽ được cụ thể hóa bằng các chế
định pháp lý nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên
CNXH.

- Những điểm mới trên đã tạo sự bình đẳng thực sự trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu, là
động lực thúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ.
- Tuy nhiên, với kinh tế quốc doanh, Đại hội VII cũng nhấn mạnh phải được củng cố, phát triển, sắp xếp lại, đổi mới công
nghệ và tổ chức quản lý để nắm vững những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm phát huy vai trò chủ đạo và chức
năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, giữ vững định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ.
=>Tóm lại, chủ trương của Đại hội VII về cơ cấu thành phần kinh tế đã tạo ra điểm nhấn quyết định trong tiến trình đổi mới,
tháo bỏ mọi “ rào cản” cho sức sản xuất phát triển trên tất cả các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế, huy động được mọi nguồn
lực trong xã hội vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
Câu 34: Chủ trướng xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp xây dựng và SD cơ chế thị trường?
*Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Làm cho nó pù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường,định hướng xã hội chủ nghĩa,làm cho nó vận hành
thông suốt và hiệu quả.
- Một số điểm cần thống nhất:cần thiết sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội,kinh tế thị
trường là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
*Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế,loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu:
+ Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là nhà nước,đồng thời đảm bảo quyền và tôn trọng người sử dụng
đất.
+ Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lí toàn bộ nền kinh tế-xã hội với vai trò chủ sở hữu
tài sản,vốn của nhà nước.
+ Quy định rõ cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người lien quan đối với các loại tài sản.đồng thời quy định rõ trách
nhiệm nghĩa vụ của họ đối với xã hội.bổ sung luật pháp,cơ chế,chính sách khuyến khích,hỗ trợ phát triển sở hữu tập thể,các
hợp tác xã bảo vệ quyền và lợi ích của xa viên đối với tài sản.
+ Ban hanh các quy định pháp lí về quyền sở hữu của doanh nghiệp,tổ chức cá nhân nước ngoài ở việt nam.
*Hoàn thiện thể chế và phân phối
*Hoàn thiện luật pháp cơ chế chính sách về cơ chế nguồn lực,phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ và công bằng xã hội trong từng bước từng chính sách phát triển.
- Hoàn thiện thể chế bảo đảm đông bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường
- Hoàn thiện thể chế bảo đảm đông bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường
- Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ,công bằng xã hội trong từng bước,từng chính sách phát triển và bảo

vệ môi trường
- Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của đảng,quản lí của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chung vào quá
trình phát triển kinh tế-xã hội


Câu 35: Những điểm bổ sung phát triển chủ trương của ĐH đảng 9 về phát triền nền kinh tế nhiều thành phần?
- Đại hội VIII của Đảng nêu 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX của Đảng xác định, ở nước ta hiện nay, cần phát triển 6 thành phần kinh tế, tức là
ngoài 5 thành phần kinh tế nêu trên, có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước.
- Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng
và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng khoa học và công nghệ, nêu
gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp luật.
- Kinh tế hợp tác là hình thức kinh tế mang tính tập thể, xã hội hóa, là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước theo mục tiêu
dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.Nó giáo dục ý thức cộng đồng,tinh thần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa
các thành viên xã hội, giữa các thành phần kinh tế để sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật.
- Với những ưu việt như vậy, Đại hội IX của Đảng xác định: Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác xã đa
dạng.Nhà nước phải giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ,ứng dụng khoa học – công nghệ,nắm bắt thông tin,mở rộng thị trường
để cùng với kinh tế nhà nước ngày càng giữ vai trò nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
- Đại hội IX của Đảng coi kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Sự phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong điều
kiện nền kinh tế hàng hóa gắn với thị trường có vai trò quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong việc thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển.
- Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.
- Từ Đại hội IX Đảng ta khẳng định thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, phản ánh đúng thực tế đang diễn ra
trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một khối lượng đáng kể năng lực sản xuất, đã tiếp
nhận được một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong một số ngành kinh tế như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản
xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy, hóa chất, trồng trọt theo công nghệ tiên tiến, nuôi tôm nước lợ theo công nghệ mới, xây dựng
khách sạn cao cấp, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lượng cao… Đồng thời đã tiếp thu được một số
phương pháp quản lý tiến bộ, một số kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, kinh doanh.

=>Đảng, Nhà nước ta đã tạo điều kiện thông thoáng nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những mục tiêu trọng điểm và
lĩnh vực ưu tiên phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như sản xuất hàng xuất khẩu; nuôi trồng, chế
biến nông – lâm – thủy sản; sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư, chế biến nguyên
liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; tập trung ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện
kinh tế – xã hội khó khăn.
Câu 36: Chủ trương chính sách của ĐH Đảng 11 về phát triền các thành phần kinh tế?
*Cơ sở của cương lĩnh: Cương lĩnh của Đại hội XI (bổ sung, phát triển của Đại hội VII và X) là thành quả mà Đảng Cộng sản
Việt Nam kết luận là công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về Chủ nghĩa Xã hội, trên cơ sở
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó
cũng là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình:
Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam.
*Đặc trưng của Chủ nghĩa Xã hội mà Việt Nam đang xây dựng
- Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ;
- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản
xuất chủ yếu;
*Các phương hướng cơ bản
- Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức;
- Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Câu 37: Chủ trương của Đảng về xây dựng phát triền văn hóa trong thời kỳ đổi mới đất nước?
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng đường gần 25 năm và thu được những kết quả
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cùng với những thành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, vấn đề phát triển
văn hoá- xã hội và xây dựng con người luôn luôn được Đảng coi trọng
* Về chủ trương, đường lối
- Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hoá có bước chuyển
quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với đặc trưng dân
tộc, hiện đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hoá được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của
toàn xã hội.
- Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 5 về Văn hóa- Văn nghệ trong cơ chế thị trường; Nghị quyết của Bộ Chính

trị và các kết luận về văn hóa, văn nghệ (tháng 11 năm 1988); tháng 8 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 52-


CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình Văn học- Nghệ thuật; tháng 6 năm 1990, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ
thị số 61- CT/TW về công tác quản lý văn học- nghệ thuật; tháng 1 năm 1993, BCHTW ra Nghị quyết Trung ương 4 về một
số nhiệm vụ văn hóa- văn nghệ những năm trước mắt; tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII ra Nghị quyết về
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hoá đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hoá với vai trò là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước,
gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường. Đối với công tác lãnh đạo văn hoá, Nghị
quyết khẳng định: Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hoá, phải xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà
nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ
đối với công tác lãnh đạo mà cả công tác quản lý văn hoá, với mỗi cán bộ, đảng viên.
- Có thể nói Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã thể hiện sự phát triển cả nhận thức và tư duy lý luận về văn hoá, lãnh
đạo văn hoá của Đảng. Đó cũng chính là kết tinh của sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hoá, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá, về phương pháp lãnh đạo văn hoá, quản lý văn hoá; là sản phẩm từ
tổng kết lý luận và thực tiễn trong quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hoá của Đảng.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về văn hoá thông qua việc thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng bằng
luật pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chính sách văn hoá... Thông qua các chương trình hành động, phong trào thi
đua yêu nước, qua hệ thống các thiết chế văn hoá để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương, chính sách,
nghị quyết của Đảng thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống
văn hoá, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
- Đến Đại hội IX, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hoá trong lịch sử phát triển của dân
tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời
sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về ý nghĩa
“văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc,
khẳng định và làm rõ vị trí của văn hoá trong đời sống dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và ra kết luận tiếp tục

đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá làm nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết và đồng bộ với phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
- Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hoá thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây
dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc
biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di
tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và
phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn
hoá; Đa dạng hoá các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
- Để thực hiện được yêu cầu trên, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phải phát huy tính năng động, chủ động
của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân;
Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, nếp sống văn hoá hiện đại trong nhân dân; Phát huy tiềm
năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; Đồng thời
tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định; Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác
quốc tế về văn hoá; Chống sự xâm nhập văn hoá độc hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế
văn hoá; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hoá, hiện
đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp; Đi đôi với phát huy trách nhiệm
công dân của văn nghệ sỹ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung
ương đến địa phương.
- Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội X, đối với văn hóa, văn học nghệ thuật, Đảng đã dành sự quan tâm cho một số lĩnh vực tinh
túy và nhạy cảm thường xuyên tác động đến đời sống tinh thần của xã hội. Đó là hai kết luận quan trọng của Ban Bí thư (số
83 ngày 27/6/2008), Bộ Chính trị (số 51 ngày 22/7/2009) chỉ đạo việc tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc
thực hiện chỉ thị này. Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học- nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Theo đó sẽ có các đề án của các ban, bộ, ngành phối hợp triển khai nhằm đưa
các quan điểm chỉ đạo, những chủ trương và giải pháp của Đảng về văn học, nghệ thuật thành hiện thực phục vụ đời sống tinh
thần của nhân dân.
*Ý nghĩa:
- Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa co ý nghĩa, vai trò to lớn và có tính phát huy. Mặc dù có tiếp thu

những văn hóa của nước ngoài, nhưng có chọn lọc những tiến bộ, mặt tốt đẹp trên cơ sở bảo tồn những tinh hóa văn hóa dân


tộc. Giữ được bản chất văn hóa mà cha ông ta để lại.
Câu 38: Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới đất nước ?
- Một là:văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội .vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội
+ Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:nguồn lực nội sinh của sự phát triển của môtj dân tộc thấm sâu trong văn hóa.sự
phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới,nhưng lại không thể tách rời cội nguồn.phát triển phải dựa trên cội
nguồn,bằng cách phát huy cội nguồn.cội nguồn của mỗi quốc gia,dân tộc là văn hóa.
+ Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng,phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới
- Hai là:nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.
- Ba là:nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất,đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
nét đặc trưng trong nền văn hóa việt nam là sự thống nhất mà đa dạng,là sự hòa quyện bình đẳng,sự phát triển độc lập của văn
hóa các dân tộc an hem cùng sống tren lanhx thổ việt nam.
- Bốn là:xây dựng và phát triển văn hoa là sự nghiệp chung cua toàn dân do đảng lãnh đạo,trong đó đội ngux trí thức giữ vai
trò quan trọng.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,đổi mới cơ cấu tổ chức,cơ chế quản lí,nội dung phương pháp dạy và học.thực hiện
“chuẩn hóa,hiện đại hóa,xã hội hóa”chấn hưng nền giáo dục viêt nam.
+ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hinh giáo dục mở-mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt
đời,đào tạo lien tục, liên thong giữa các bậc học,nganh học.
+ Đổi mới giáo dục mầm non mạnh mẽ và giáo dục phổ thong.khẩn trương khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm
túc chương trinh giáo dục và sách giáo khoa phổ thong.
+ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp,tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề cho các khu công nghiệp,các
vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động.
+ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học,gắn đào tạo với sử dụng
+ Bảo đảm đủ số lượng,nâng cao chất lượng đội ngũ giaos viên ở tất cả các cấp học,bậc học.ực hiện xã hội hóa giao dục.huy
động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
+ Phát triển khoa học xã hội,tiếp tục góp phần làm sang tỏ những vấn đề lí luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta

+ Phát triển khoa học tự nhiên khoa học công nghệ
+ Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ
- Năm là: văn hóa là một mặt trận,xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài,đòi hỏi phải có ý chí
cách mạng và suự kiên trì,thận trọng
Câu 39: Quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển KTXH?
*Khái niệm văn hoá là nền tảng tinh thần có từ NQTW 4 Ngày 14/1/1993 (khoá VII) Đây là lần đầu tiên, Đảng ta ra một NQ
riêng về văn hoá. Tên NQ: “Về một số nhiệm vụ văn hoá văn nghệ những năm trước mắt”, đến văn kiện ĐH VIII và NQ
TW5 (khoá VIII) nhắc lại. Theo đó, văn hoá thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng tinh thần. Đây là một quan điểm quan trọng
của Đảng ta về văn hoá, nằm trong quan điểm về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng của văn hoá. Trong xã hội có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hoá). Hai nền
tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển.
- Trong mỗi cá nhân con người, có đời sống vật chất chưa đủ (mới chỉ đáp ứng được phần “con” (ăn, mặc, ở đi lại và những
nhu cầu sinh học) mà phải có đời sống tinh thần. Không có nền tảng vật chất, con người không thể tồn tại như một sinh thể,
nhưng không có nền tảng tinh thần thì con người cũng không thể tồn tại như một nhân cách văn hoá. Có thể ví như: vật chất
quyết định sự tồn tại của phần “con”, tinh thần quyết định sự tồn tại của phần “người”.
- Văn hoá là mục tiêu của xã hội phát triển, bởi văn hoá là đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người.
Tuy nhiên xã hội không có những cá nhân có những phẩm giá ngang nhau (có người tốt, có người xấu), trong mỗi con người
bao giờ cũng có 2 mặt: mặt tốt và mặt xấu. Văn hoá có trách nhiệm kích thích mỗi con người phát huy mặt tốt, kiềm chế mặt
xấu. Thường thì con người bị môi trường xã hội đưa đẩy. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
HCM cũng đã viết: “lúc ngủ ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy ..ke dữ hiền”. Ở đây, văn hoá có vai trò điều tiết hành vi, mối
quan hệ giữa người với người bằng giá trị và chuẩn mực xã hội, bằng văn hoá. Sự điều tiết đó phải hướng tới mục đích nâng
cao chất lượng cuộc sống, vì hạnh phúc của con người: nối dài cuộc sống, an sinh xã hội, điều tiết sự công bằng XH.
*Mục tiêu của VH cuối cùng là:
Vật chấtCon người Công bằng xã hội > chất lượng sốngTinh thần
- Nói văn hoá là động lực của sự phát triển phải nói đến vai trò của văn hoá trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: Phát
triển phải mang tính đồng bộ, hệ thống biểu hiện bằng chất lượng sống. Phải phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hoá, giữa
GDP và HDI
- Chìa khoá của sự phát triển tập trung ở một nhân tố sau :i. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiênii. Nguồn vốn iii. Nguồn KHCN
*Nguồn lực con người



- Trong đó, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá của mọi chìa khoá. Con người tổ chức sản xuất, quản
lý sản xuất tạo ra sản phẩm xã hội. Vì vậy cùng với quá trình phát triển phải hiện đại hoá dân tộc, trước hết cần phải hiện đại
hoá nguồn lực con người. Đầu tư vào giáo dục đào tạo phải được coi là đầu tư cơ bản để đi tắt đón đầu trong quá trình phát
triển
Câu 40: Quan điển của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước?
- Một là:kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội
+ Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có lien quan trực tiếp.phải tính đến các tác
động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lí.
+ Phải tạo sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
- Hai là:xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ,công bằng xã hội trong từng bước và từng
chính sách phát triển.
+ Nhiệm vụ gắn kết này không dừng lại như một khẩu hiệu,móa thột lời khuyến nghị mà phải được pháp chế thành các thể
chế có tính cưỡng chế,buộc các chủ thể phải thi hành
+ Các cơ quan ,các chủ thể phải triệt để thi hành.phát triển bền vững phát triển “sạch”,phát triển hài hòa,không chạy theo số
lượng tăng trưởng bằng mọi giá.
- Ba là:chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế,gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ,giữa cống
hiến và hưởng thụ.
+ Chính sách xã hội có vị trí vai trò độc lập tương đối với kinh tế,nhưng không thể tách rời trình độ phát triển kinh tế,cũng
không thể dựa vào viện trợ như thời bao cấp.
+ Trong chính sách xã hội phai gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ,giữa cống hiến và hưởng thụ.Đó là một yêu cầu của công
bằng xã hội và tiến bộ xã hội
- Bốn là:coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu nười gắn với chỉ tiêu phát triển con người(HDI),và chỉ tiêu phát triển các lĩnh
vục xã hội. Giải quyết chính sách xã hội theo tinh thần xã hội hóa.
Câu 41: Quan điểm của Đảng về thực hiện CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới đất nước?
Công nghiệp hóa hiện đại hoá một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và
quản lí xã hội từ lao động thủ công sang sử dung phổ biến sức lao động , công nghệ và phương thức tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triến công nghệ và khoa học.
- Một là,công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa và công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinnh tế

quốc tế.
- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
- Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
- Năm là, phat triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đoi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ
môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 42: Phân tích quan điểm CHN-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường?
Công nghiệp hóa hiện đại hoá một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và
quản lí xã hội từ lao động thủ công sang sử dung phổ biến sức lao động , công nghệ và phương thức tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triến công nghệ và khoa học.
- Lực lượng:
+ Trước đây, tiến hành CNH trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp dẫn đến lực lượng tiến hành CNH là Nhà nước bằng
một hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch, pháp lệnh.
+ Trong thời kì đổi mới, có nhiều thành phần kinh tế nền CNH - HDH được xem là sự nghiệp của toàn dân trong đó thành
phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Phương thức phân bổ các nguồn lực:
+ Trước đổi mới: phân bổ các nguồn lực thông qua kế hoạch, chỉ tiêu của nhà nước.
+ Trong thời kì đổi mới: phân bổ các nguồn lực theo cơ chế thị trường để hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Chiến lược phát triển:
+ Trước đổi mới: phát triển theo mô hình khép kín.
+ Trong thời kì đổi mới: CNH được tiến hành trong bối cảnh mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới.
- Đa dạng hóa các quy mô của CNH – HDH.
- Kết hợp phát triển kinh tế CNH – HĐH với cũng cố tăng cường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Câu 43: Phân tích quan điểm CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức?
Công nghiệp hóa hiện đại hoá một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và


quản lí xã hội từ lao động thủ công sang sử dung phổ biến sức lao động , công nghệ và phương thức tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triến công nghệ và khoa học.
*Nội dung:
- Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng...
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động...
*Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát
triển kinh tế tri thức
*Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông
dân:
- Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Hai là, về qui hoạch và phát triển nông thôn.
- Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.
*Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:
- Một là, đối với công nghiệp và xây dựng.
- Hai là, đối với dịch vụ.
*Phát triển kinh tế vùng:
- Có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng
vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng, khắc phục tình trạng chia cắt khép kín theo địa giới hành chính.
- Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam để tạo đông lực phát triển và sự lan tỏa đến các
vùng khác, có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn.
*Phát triển kinh tế biển: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển (hệ thống cảng biển và vận tải biển, công
nghiệp đóng tàu biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biền hải sản, phát triển du lịch,…). Sớm đưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.
*Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ:
- Phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm
2010 còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.
- Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành và lĩnh vực then chốt. Chú trong phát triển công nghệ cao để
tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài.
- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đặc biệt là cơ chế tài chính.
*Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên:
- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia. Quan tâm đầu tư vào lĩnh vực môi trường, khắc phục tình trạng xưống cấp môi

trường. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô
nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.
- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu
nạn.
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử
dụng tài nguyên nước.
Câu 44: Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương CHN-HĐH đất nước của Đảng trong thời kỳ
đổi mới?
*Công nghiệp hóa hiện đại hoá một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lí
xã hội từ lao động thủ công sang sử dung phổ biến sức lao động , công nghệ và phương thức tiên tiến, hiện đại dựa trên sự
phát triến công nghệ và khoa học.
*Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa:
- Một là, cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng
cao.
- Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những kết quả quan trọng
- Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
khá cao.
*Ý nghĩa: Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở phấn đấu để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
*Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế:


+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa.
Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp.
+ Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của nhà nước còn bị lãng
phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các ngành sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít.
+ Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có

sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh
bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.
+ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng dầu tư nhưng kế cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân:
+ Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực
vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả. Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu
Câu 45: Kết quả, nguyên nhân của việc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới?
*Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa:
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày
càng hướng về cơ sở.
- Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong các khóa đã có nhiều đổi mới theo hướng phát
huy dân chủ, cải cách hành chính, công khai các hoạt động của chính quyền, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý
kiến của nhân dân.
- Dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất
kinh doanh.
- Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động,
đa dạng hóa các hình thức để tập hợp ngày càng đông đảo các tẩng lớp nhân dân.
- Đảng đã thường xuyên coi trọng việc xây dựng, chỉnh đốn, giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong điều kiện mới.
*Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế
+ Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình.
+ Việc đổi mới nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế.
+ Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng

hành chính. Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn yếu, chưa có cơ chế thật
hợp lý để phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Nạn tham nhũng trong hệ thống chính trị còn trầm trọng, bệnh cục bộ, địa phương còn khá phổ biến. Quyền làm chủ của
nhân dân còn bị vi phạm.
- Nguyên nhân:
+ Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải
pháp còn lúng túng, thiếu dứt khoác, không triệt để.
+ Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với đổi mới kinh tế.
Câu 46: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân, hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển văn hóa trong thời
kỳ đổi mới?
*Kết quả và ý nghĩa:
- Quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, về xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt; môi trường văn
hóa có những chuyển biến theo hướng tích cực; hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng.
- Quy mô giáo dục và đào tạo tăng ở tất cả các cấp, các bậc học. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có chuyển biến, cơ
sở vật chất – kỹ thuật cho trường học trên cả nước được tăng cường đáng kể. Dân trí tiếp tục được nâng cao.
- Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
*Hạn chế và nguyên nhân:
- Đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và
Nhà nước, niềm tin của nhân dân.


×