Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 90 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH HUYN TRANG

tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
trong luật hình sự việt nam
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH HUYN TRANG

tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
trong luật hình sự việt nam
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS.TS. NGC QUANG

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.

1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.
1.3.5.
1.4.

TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ......................................................... 7
Những khái niệm có liên quan ........................................................ 7
Khái niệm hàng cấm .......................................................................... 7
Khái niệm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ........ 9
Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ...... 11
Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ........................ 13
Giai đoạn từ 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 ....... 13
Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trƣớc
khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 .................................................. 16
Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm .................................................. 19
Khách thể của tội phạm ................................................................... 19
Mặt khách quan của tội phạm .......................................................... 22
Mặt chủ quan của tội phạm.............................................................. 25
Chủ thể của tội phạm ....................................................................... 26
Hình phạt.......................................................................................... 27


Quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm .................................................. 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 43


Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI SẢN
XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG
CẤM TẠI TỈNH QUẢNG NINH TỪ 2011 ĐẾN 2015 VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT ................................................ 44
2.1.

Một số đặc điểm tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến hoạt động
của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ........ 44

2.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ 2011 đến 2015 ...................................................... 47
2.2.1.
Những kết quả đạt đƣợc................................................................... 47
2.2.2.
Những tồn tại, vƣớng mắc ............................................................... 53
2.2.3.
Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, vƣớng mắc........ 58
2.3.
Những giải pháp, đề xuất .............................................................. 61
2.3.1.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ............................................... 61

2.3.2.
Tăng cƣờng công tác kiểm sát hoạt động tƣ pháp đối với các vụ án
hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ...... 64
2.3.3.
Nâng cao trình độ đội ngũ những ngƣời tiến hành tố tụng giải
quyết vụ án hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm .................................................................................... 70
2.3.4.
Các giải pháp khác ........................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật Hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao


TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKS:

Viện kiểm sát

VKSNDTC:

Viện kiểm sát tối cao

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Thống kê thụ lý điều tra vụ án hình sự về tội phạm sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ 2011-2015


47

Bảng 2.2. Thống kê số vụ án đã xét xử hình sự về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh từ 2011 -2015

49

Bảng 2.3. Thống kê mức án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
xét xử trong giai đoạn từ 2011 - 2015

50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công cuộc đổi mới đã mang lại cho đất nƣớc ta nhiều thành tựu quan
trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an
ninh. Thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua đã đƣa đất nƣớc ta thoát
khỏi khủng hoảng nhƣ kinh tế tăng trƣởng khá cao, nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa bƣớc đầu đƣợc thiết lập, quan hệ quốc tế đƣợc
mở rộng, vị thế nƣớc ta trên trƣờng quốc tế không ngừng đƣợc nâng cao.
Từ đó mà tình hình chính trị, xã hội của nƣớc ta ngày càng ổn định, đƣợc
nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên đi cùng với sự phát
triển là những mặt trái của nó, trong đó phải kể đến tình hình tội phạm
trong vài năm gần đây có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ, diễn biến ngày
càng phức tạp và mang tính thời sự cấp bách. Đặc biệt trong hoạt động kinh
tế, với nhiệm vụ chính là sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho xã hội phát
triển, kinh tế mang ý nghĩa quan trọng đối với đất nƣớc nhƣng hiện nay các
loại tội phạm về kinh tế lại xuất hiện càng nhiều và trở nên tinh vi, nguy

hiểm hơn bao giờ hết. Bởi nguồn lợi bất chính to lớn từ tội phạm về kinh tế
đã khiến “mờ mắt” những kẻ phạm tội, khiến chúng bất chấp luật pháp,
không từ một thủ đoạn, mƣu mô để thực hiện tới cùng.
Luật Hình sự trong phần riêng các loại tội phạm xâm phạm trật tự
kinh tế đã quy định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với ngƣời có hành vi
xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể hiện nay trong các tội phạm xâm
phạm trật tự kinh tế nổi cộm lên là tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm đang ngày một tăng về số lƣợng với nhiều mặt hàng cấm nguy
hiểm, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, hơn hết là tác động tiêu cực tới con
ngƣời, môi trƣờng và xã hội, nó đã trở thành một vấn đề nhức nhối. Công tác
1


đấu tranh phòng chống loại tội phạm này phải quyết liệt mạnh mẽ, để làm
đƣợc điều đó cấn có cái nhìn chính xác, chi tiết, đầy đủ về tội phạm này. Tội
phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đƣợc phát triển
mạnh mẽ tại địa bàn các tỉnh biên giới do điều kiện thuận lợi tại các vùng
biên thƣờng xa xôi, hẻo lánh và công tác đầu tranh của lực lƣỡng chiến sĩ
cảnh sát còn khó khăn, cụ thể là tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh – tỉnh có biên
giới giáp danh Trung Quốc.
Quảng Ninh là tỉnh xuất hiện tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm từ lâu, chiếm tỷ lệ cao về tội phạm này trong cả nƣớc và có
chiều hƣớng tăng về số lƣợng, chủng loại hàng cấm, diễn biến phức tạp với sự
mở rộng quy mô và tính chất nguy hiểm. Công tác đấu tranh tại địa bàn trở
nên khó khăn khi đối tƣợng phạm tội có nhiều phƣơng thức thủ đoạn tinh vi
đồng thời luôn tìm cách trốn tội chống trả quyết liệt và tàn bạo.
Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải
pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phƣơng để nâng cao công tác đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này. Đồng thời giúp các cơ quan tƣ pháp xử
lý nghiêm minh, đúng ngƣời đúng tội, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh tội

phạm trên cả nƣớc nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của đất nƣớc.
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn
tỉnh Quảng Ninh)” làm Luận văn thạc sĩ Luật học thấy là cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật hình
sự Việt Nam, trong thời gian qua nhiều nhà nghiên cứu, các tác giả, các luận

2


án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng rất quan tâm tới vấn đề về tội phạm nói chung
và tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật
hình sự Việt Nam nói riêng. Trong đó đáng chú ý là những công trình sau:
Về giáo trình, sách chuyên ngành: Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự 1999 (phần các tội phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn
Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ
Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận
khoa học hình sự phần các tội phạm, Tập VI,của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: “Phòng ngừa tội phạm sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của lực lượng cảnh sát kinh tế trên
địa bàn miền Đông Nam Bộ” - Luận án tiến sĩ của Lê Trung Kiên năm 2015;
“Điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn
tỉnh An Giang của Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTQLKT&CV” Luận văn thạc sĩ của Học viên cao học Nguyễn Nhật Trƣờng năm 2007.

Những công trình kể trên đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề mang
tính lý luận về tội phạm nói chung và tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm nói riêng tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp,
chƣa đề cập một cách trực tiếp, tổng thể và chƣa nêu ra đƣợc phƣơng hƣớng
hoàn thiện loại tội phạm này. Các nghiên cứu cụ thể hơn về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm chỉ đi vào đánh giá trên công tác điều tra
tội phạm và công tác phòng ngừa mà không đi sâu vào nghiên cứu tổng thể cụ
thể tội phạm này trong Luật Hình sự Việt Nam. Vì vậy, cần phải nghiên cứu

3


tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm một cách toàn diện
trong quy định của Luật Hình sự Việt Nam, trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn
tỉnh Quảng Ninh để đó đề ra phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cầm ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.Trên cơ
sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: Luận văn sẽ tiếp tục kế
thừa, phát huy các kết quả của những công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố
trƣớc đây từ đó đi đến thống nhất nhận thức chung về tội phạm sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tại Việt Nam. Luận văn tiến hành hệ
thống hóa các văn bản pháp luật quy định về hàng cấm tại Việt Nam và qua
đó chỉ ra những tồn tại và bất cập cần khắc phục. Luận văn sẽ hệ thống, phân
tích những vấn đề lý luận về tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm tại Việt Nam. Đánh giá tình hình hoạt động của tội phạm này

trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó chỉ ra những kết quả
thành tựu cũng nhƣ vƣớng mắc tồn tại, nguyên nhân làm phát sinh loại tội
phạm này và tìm cách khắc phục và đƣa ra những kiến nghị cụ thể trên các
phƣơng diện để hoàn thiện công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tại Việt Nam nói chung và địa bàn
tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề

4


lý luận tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở Việt
Nam hiện nay và cơ sở thực tiễn là công tác đấu tranh phòng chống trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Chƣơng XVI BLHS năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009). Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử tội phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2011 đến hết năm 2015 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về
đấu tranh phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm trong tình hình mới. Luận văn sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê,
logic, kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ tổng kết thực tiễn, chuyên
gia, điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn

Thông qua những nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, tác giả đã chỉ ra những tồn tại
hạn chế của thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Trên cơ sở đó
tìm ra những nguyên nhân vƣớng mắc nhằm sớm khắc phục hậu quả, đƣa ra
các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của
pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Hơn hết tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc
phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng.

5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề chung về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ 2011
đến 2015 và những kiến nghị, đề xuất.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. Những khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm hàng cấm
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa đƣợc định nghĩa là “sản
phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán”. Hàng hóa có thể là hữu
hình nhƣ sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình nhƣ sức lao động. Karl
Marx định nghĩa hàng hóa trƣớc hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng
thỏa mãn nhu cầu con ngƣời nhờ vào các tính chất của nó. Từ khi đất nƣớc
chúng ta Đổi Mới mở cửa giao lƣu, buôn bán và tiến hành công cuộc xây
dựng nền kinh tế thị trƣờng hàng hóa càng trở nên đa dang, phong phú hơn rất
nhiều. Các loại hàng hóa trong kinh doanh xuất phát từ nhu cầu thực tế, sự
phát triển kinh tế và sự vận động tự nhiên của quy luật thị trƣờng. Nắm bắt
đƣợc những yếu tố “cung” – “cầu” đó mà rất nhiều loại hàng hóa mới đƣợc ra
đời, để đáp ứng mọi nhu cầu của con ngƣời.Từ đó, việc quản lý hàng hòa trở
nên phức tạp hơn cũng nhƣ khó khăn hơn bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều
những hàng hóa gây tác động tiêu cự, nguy hiểm tới tới con ngƣời, môi
trƣờng và xã hội. Trong thực tiễn hiện nay bên cạnh các hoạt động kinh doanh
hợp pháp, các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp vẫn diễn ra và ngày càng có
chiều hƣớng gia tăng, do sức ép của nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ sự yếu
kém trong quản lý kinh tế của Nhà nƣớc. Từ sự phát triền mạnh mẽ của tự do
thƣơng mại, tự do buôn bán mà Nhà nƣớc ta đã thống nhất quản lý một số
hàng hóa có tính chất đặc biệt nhƣ vậy. Những hàng hóa đó có những đặc tính

7


riêng, có những dấu hiệu đặc biệt cần phải hạn chế sản xuất, buôn bán, tàng
trữ, vận chuyển và phải đƣợc quản lý bởi Nhà nƣớc. Pháp luật quy định
những loại hàng hóa nào mà quá trình lƣu thông hoặc sử dụng có thể gây
nguy hại an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa,
môi trƣờng và sức khỏe nhân dân thì không đƣợc kinh doanh, chỉ có Nhà

nƣớc mới độc quyền quản lý loại hàng hóa đó. Hàng hóa này đƣợc liệt kê
trong danh mục cấm cá nhân, tổ chức tự do buôn bán và đƣợc gọi ngắn gọn
là “hàng cấm”.
Tìm hiểu về hàng cấm trong một số văn bản có liên quan thì theo định
nghĩa của Từ điển Tiếng Việt có nhắc tới hàng cấm trong giải thích: “buôn
lậu là buôn bán trốn thuế hoặc hàng cấm” [50], Từ điển Bách khoa CAND
thì “hàng cấm” đƣợc hiểu là những loại hàng hóa mà Nhà nƣớc cấm buôn bán
kinh doanh. Tuy nhiên về pháp luật hình sự thì căn cứ vào tình hình cụ thể mà
Nhà nƣớc quyết định công bố danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, buôn bán
khác nhau mà chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể hàng cấm.
Cho đến năm 1985, Bộ luật Hình sự nƣớc ta lần đầu tiên đƣợc ban hành
ngày 27/6/1985 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Sự ra đời của Bộ luật Hình sự là
một bƣớc tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nƣớc ta. Bộ luật
Hình sự đã góp phần nhận diện đúng bản chất, phân định rõ ranh giới giữa tội
buôn lậu, tội buôn bán, vẩn chuyển hàng cấm, tạo điều kiện phát hiện, phòng
ngừa và đấu tranh đúng hƣớng, đúng đối tƣợng, có hiệu quả đối với tội phạm
về hàng cấm. Sau đó BLHS năm 1999 có nhắc tới hàng cấm đầy đủ với tội
phạm sản xuất, vận chuyển, tàng trữ buôn bán hàng cấm nhƣ sau: “Người nào
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh
doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi” [33, Điều 155], cắt nghĩa quy đinh thì hàng cấm đƣợc tạm hiểu là
8


“hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính
lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính”. Nghị định 185/2013/NĐCP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động
thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
ngƣời tiêu dùng, có nêu: "Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng

hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng ở
Việt Nam" [13]. Tuy nhiên những quy định kia cũng chƣa đi vào chi tiết và
vẫn còn chung chung thiếu cụ thể.
Theo những gì đã tìm hiểu và phân tích, tổng hợp lại bản thân nhận
thức hàng cấm cần đƣợc hiểu nhƣ sau: Hàng cấm là những hàng hóa Nhà
nước thống nhất quản lý, không ai được phép sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán.
1.1.2. Khái niệm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là hành vi làm ra,
cất giữ, chuyển dịch, mua bán hàng hoá mà Nhà nƣớc cấm kinh doanh.
Sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra hàng hóa Nhà nƣớc cấm kinh
doanh với nhiều hình thức khác nhau bao gồm: việc làm mới hoàn toàn; lắp
ráp từ những bộ phận của hàng hóa theo tính năng tác dụng của hàng hóa đó,
chế tạo, nhân giống, sao chép… Ngƣời sản xuất có thể tham gia vào cả quá
trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình làm
ra hàng cấm.
Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ chỗ nào một
cách trái phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong
ngƣời, trong hành lý hoặc cách giấu bất kỳ một vị trí nào khác mà ngƣời tàng
trữ đã chọn, không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất ra hàng cấm khác
hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không

9


có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nếu tàng trữ hàng cấm
cho ngƣời mà khác biết rõ ngƣời này buôn bán hàng cấm thì hành vi cất giữ
hàng cấm không phải là hành vi tàng trữ mà là hành vi giúp sức ngƣời buôn
bán hàng cấm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm
với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi buôn bán, vận chuyển đã đƣợc quy

định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ,
hành vi vận chuyển hay hành vi buôn bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội
theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ), nếu
cùng một loại hàng cấm.
Khi xác định hành vi tàng trữ hàng cấm, cần phân biệt với hành vi chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có. Nếu tài sản do
ngƣời khác phạm tội mà có là hàng cấm, ngƣời đó chứa chấp thì hành vi chứa
chấp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hàng cấm hoặc hành vi
tiêu thụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm.
Vận chuyển hàng cấm là hành vi đƣa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác
một cách trái phép. Hình thức vận chuyển có thể là trực tiếp mang hoặc gửi
hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng bất cứ đƣờng nào (đƣờng
bộ, đƣờng thủy, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng bƣu điện) bằng bất kỳ
phƣơng thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhƣng đều không nhằm mục
đích buôn bán, tàng trữ. Tuy nhiên nếu vận chuyển hàng cấm qua biên giới thì
thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự 1999. Nếu vận
chuyển hàng cấm hộ cho ngƣời khác mà biết rõ mục đích buôn bán hàng cấm
của ngƣời mà mình nhận vận chuyển hộ thì ngƣời có hành vi vận chuyển sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm với vai trò giúp sức.
Buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dƣới bất kỳ
hình thức nào nhƣ mua bán thông thƣờng, đổi, thanh toán công nợ bằng

10


hàng cấm để kiếm lời. Không đòi hỏi phải có đầy đủ cả hai hành vi mua
và bán hàng cấm mà chỉ cần có một trong hai hành vi đó ngƣời thực hiện
hành vi mua, bán cũng phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về tội buôn
bán hàng cấm.
Nhƣ vậy sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là một

trong những hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, đặc biệt xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước,
ảnh hướng tới sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Nguyên nhân cũng do việc sản xuất, buôn bán hàng cấm mang lại
nguồn lợi kinh tế rất lớn nên nhiều ngƣời, nhiều cá nhân, tổ chức hám lợi mà
bất chấp những quy định của pháp luật để thực hiện. Đó đều là những hành vi
gây nguy hiểm cho xã hội không chỉ vi phạm luật xử lý vi phạm hành chính
mà còn bị coi là tội phạm và buộc phải xử lý, áp dụng chế tài hình sự. Tuy
nhiên, pháp luật hình sự Việt Nam chỉ xem hành vi sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm là tội phạm khi hành vi đó ở mức độ nguy hiểm
đáng kể cho xã hội, cụ thể nhƣ: phải thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm với số lƣợng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị
xử phạt hành chính, hoặc bị kết án về một số hành vi xâm phạm đến trật tự
quản lý kinh tế đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự nhƣ trong phần nghiên
cứu dƣới đây.
1.1.3. Khái niệm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
Bƣớc vào những năm đầu thế kỷ 21, nƣớc ta đang ngày càng tiến sâu
hơn vào quá trình hội nhập toàn diện với quốc tế và khu vực. Trƣớc những tác
động và yêu cầu của quá trình hội nhập, đất nƣớc ta đã có những thay đổi lớn
về mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó sự thay đổi trong kinh tế là lớn nhất
và quan trọng nhất. Để quản lý “nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ

11


nghĩa” theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh
những chính sách nhằm phát triển kinh tế thì pháp luật hình sự về các tội
phạm xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế cũng phải ra đời và phù hợp, linh
hoạt, chặt chẽ hơn. Chƣơng 7 – Bộ luật Hình sự 1985 quy định “Các tội phạm
về kinh tế” đã đáp ứng phần nào những đòi hỏi này. Trong đó tội sản xuất,

tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đã đƣợc quy định tại Điều 166 Bộ
luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ
quy định hành vi buôn bán, tàng trữ mà chƣa quy định các hành vi sản xuất và
vận chuyển hàng cấm. Thực tiễn xét xử đã cho thấy, hành vi sản xuất, vận
chuyển hàng cấm cũng nguy hiểm không kém gì hành vi buôn bán, tàng trữ
hàng cấm, nên nhà làm luật đã bổ sung các hành vi này tại Điều 155 Bộ luật
hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 với tội phạm bao gồm nhiều hành vi
khác nhau, trong đó hành vi sản xuất và vận chuyển hàng cấm đƣợc coi là quy
định mới so với Điều 166 Bộ luật hình sự năm 1985. So với Điều 166 BLHS
năm 1985, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định
tại Điều 155 BLHS năm 1999 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản và
toàn diện, với những điểm mới: từ một tội phạm chỉ có hai hành vi buôn bán
hoặc tàng trữ hàng cấm thì hiện nay tội phạm bao gồm nhiều hành vi, cụ thể
là bốn hành vi: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Quy định
về dấu hiệu cấu thành cụ thể về tính chất, mức độ vi phạm để làm căn cứ phân
biệt tội phạm với vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật. Nếu nhƣ trƣớc đây
ngƣời buôn bán hàng cấm không phụ thuộc vào số lƣợng, mức độ thu lợi bất
chính đều coi là phạm tội thì hiện nay theo Điều 155 BLHS năm 1999, chỉ
ngƣời thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có
số lƣợng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157,

12


158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm... thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Về chế tài cũng
có sự thay đổi, xử phạt đƣợc quy định nhẹ hơn, nếu trƣớc đây quy định mức
phạt tối thiểu từ 6 tháng đến 5 năm và mức cao nhất đến 20 năm thì giờ chỉ

quy định mức tối thiểu phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tù từ 6
tháng đến 5 năm và mức hình phạt cao nhất chỉ đến 15 năm tù. Nhƣ vậy tội
sản sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đã đƣợc quy định một
cách cụ thể trong pháp luật Hình sự Việt Nam, tuy nhiên lại cho có một định
nghĩa rõ ràng nào về tội phạm này.
Từ những quy định, so sánh phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm tội
phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được hiểu là hành
vi làm ra, cất giấu, vận chuyển, mua bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được
phép sử dụng tại Việt Nam gây nguy hại cho xã hội được quy đinh trong
BLHS; do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước nhằm thu lợi bất chính.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai
sinh nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nƣớc độc lập đầu tiên trong hệ
thống thuộc địa thế giới. Từ những ngày đầu mới thành lập, mặc dù Chính
phủ của chúng ta còn non trẻ nhƣng đã quan tâm ngay tới việc chống lại hành
vi buôn bán hàng cấm gây mất an ninh trật tự, trong đó chủ yếu tập trung vào
những mặt hàng phục vụ nhu cầu cấp thiết của đời sống và vật lực cho cuộc

13


đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Trong tình hình đất nƣớc đối mặt với
nạn đói do phát xít Nhật gây ra với sản lƣợng gạo sản xuất không đủ để dân
dùng Nhà nƣớc ta đã quan tâm ban hành Sắc lệnh số 50 ngày 09/10/1945 về
cấm xuất cảng ngũ cốc tại Điều I có ghi “Từ ngày ký Sắc lệnh này cho tới khi
có lệnh mới, khắp toàn cõi Việt Nam, cấm hẳn việc xuất cảng ra ngoại quốc

thóc, gạo, ngô, đỗ hoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc” [16]. Trên cơ sở nhu
cầu của đất nƣớc về phục vụ cho cuốc kháng chiến, Sắc lệnh số 160 ngày
21/8/1946, tại Điều Thứ nhất quy định cấm xuất khẩu xe hơi, phụ tùng xe hơi,
các máy móc và đồ vật bằng kim khí “Từ ngày ký Sắc lệnh này cho tới khi có
lệnh mới, khắp toàn cõi Việt Nam, cấm hẳn việc xuất cảng ra ngoại quốc các
máy móc, các đồ vật bằng kim khí, xe hơi và các đồ phục vụ về xe hơi” [17].
Tiếp theo tới Sắc Lệnh số 192/SL ngày 28/5/1948 tại Sắc Lệnh 192/SL quy
định: “Nay cấm: 1- Buôn bán, 2- Chở chuyên và tàng trữ có tính cách buôn
bán các xa xỉ phẩm ngoại hóa trong toàn cõi Việt Nam” [18, Điều 1]. Ngày
15/8/1951 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời số 116/TTg
quy định các hình thức xử phạt những vi phạm Điều lệ về xuất nhập khẩu.
Cùng với đó Chính phủ đã rất quan tâm đến ngăn chặn nạn đầu cơ, buôn lậu,
buôn bán hàng cấm nhất là mặt hàng thuốc phiện. Tại Nghị định số 150/TTg
ngày 5/3/1952 Thủ tƣớng quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm
thể lệ quản lý thị trƣờng. Sau đó là Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952
quy định Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển buôn bán trái phép,
phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá hàng hóa. Ngƣời vi phạm có thể bị truy tố
trƣớc Tòa án nhân dân.
Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng, sau đó là thống nhất đất nƣớc
Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề ngăn chặn chống buôn lậu, đầu cơ, buôn
bán hàng cấm bởi nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, đầu cơ càng ngày thêm
phức tạp, khó khăn. Ngày 03/7/1966, Thủ tƣớng Chính phủ ra Chỉ thị số

14


118/TTg về tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu
trong tình hình mới. Ngày 30/6/1982, Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành Pháp
lệnh chống đầu cơ, buôn lậu, đây là văn bản thể hiện rõ quan điểm của Nhà
nƣớc ta kiên quyết đấu tranh hàng. Pháp lệnh này đã quy định hai cấu thành

tăng nặng, đồng thời quy định mức hình phạt cao nhất của tội buôn lậu, tàng
trữ hàng cấm là tù chung thân, áp dụng đồng thời hình phạt tiền và có thể tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Cụ thể tại Pháp lệnh này, Điều 3 về tội
buôn lậu, tàng trữ hàng cấm quy định nhƣ sau:
1. Ngƣời nào buôn lậu, tàng trữ vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý, ngoại tệ, vật tƣ kỹ thuật hoặc các loại hàng hóa khác mà Nhà
nƣớc cấm buôn bán, tàng trữ thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và
bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng hóa phạm pháp. 2- Phạm tội
trong trƣờng hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1 Điều 9 Pháp
lệnh này thì bị phạt từ từ ba năm đến mƣời năm, bị phạt tiền từ ba
lần đến năm lần giá trị hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một
phần tài sản. 3- Phạm tội trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng
quy định ở khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ tám năm
đến hai mƣơi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm lần đến
mƣời lần giá trị hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản [23, Điều 3].
Sau đó, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số
46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi
đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép [21]. Năm 1984, Hội
đồng Bộ trƣởng đã ra Nghị quyết số 68/HĐBT ngày 25/4/1984 về việc chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới [22]. Nhƣ vậy
có thể thấy quan điểm của Nhà nƣớc trong giai đoạn này vô cùng nghiêm
khắc đối với hành vi này.
15


1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự 1999
Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, Bộ luật Hình sự nƣớc ta lần đầu
tiên đƣợc ban hành ngày 27/6/1985 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luật để

đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội
phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng. Sự ra đời
của Bộ luật Hình sự là sự kiện quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà
nƣớc ta. Bộ luật Hình sự đã góp phần nhận diện đúng bản chất, phân định rõ
ranh giới giữa tội buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, tạo điều kiện phát hiện,
phòng ngừa và đấu tranh đúng hƣớng, đúng đối tƣợng, có hiệu quả đối với
các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Bộ luật hình sự năm
1985 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/1986 đã quy định riêng biệt về tội
buôn bán hàng cấm tại Bộ luật hình sự 1985 quy định:
Ngƣời nào buôn bán, tàng trữ các chất ma tuý, ngoại tệ hoặc
buôn bán kim khí quý, đá quý thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị phạt
tù từ ba năm đến mƣời hai năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã
hội; Hàng phạm pháp có số lƣợng lớn; thu lợi bất chính lớn; Lợi
dụng thiên tai hoặc chiến tranh; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội
trong trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mƣời năm
đến hai mƣơi năm [31, Điều 166].
Buôn bán hàng cấm xâm phạm sự độc quyền quản lý của Nhà nƣớc
đối với một số hàng hóa cấm tƣ nhân và các cơ quan, tổ chức không có chức
năng buôn bán, kinh doanh. Trong thời gian này, Nhà nƣớc cấm tƣ nhân và
các cơ quan, tổ chức kinh doanh những mặt hàng nhƣ: thuốc phiện và hoạt

16


chất thuốc phiện; vũ khí và một số quân trang, quân dụng;hiện vật thuộc di
tích lịch sử, văn hóa và các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; thuốc lá
điếu của nƣớc ngoài, ngoại tệ (theo Quyết định số 193-HĐBT ngày
23/12/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng về kinh doanh thƣơng mại và du lịch ở

thị trƣờng trong nƣớc; Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trƣởng về việc cấm nhập khẩu và lƣu thông thuốc lá điếu của nƣớc
ngoài trên thị trƣờng trong nƣớc; Chị thị số 330/CT-HĐBT ngày 13/9/1990
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về tăng cƣờng quản lý ngoại hối; Quyết
định số 337/HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ
trong thời gian trƣớc mắt). Tại Bộ luật Hình sự năm 1985, các tội phạm xâm
phạm trật tự kinh tế đƣợc quy định tại chƣơng 7 với tên là “Các tội phạm về
kinh tế”. Sau thời gian dài áp dụng trong thực tế, Bộ luật Hình sự 1985 đã có
nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng trƣớc yêu cầu đổi mới
liên tục về kinh tế, văn hóa, xã hội. Bộ luật Hình sự năm 1985 đã đƣợc sửa
đổi, bổ sung 4 lần: 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997. Các
quy định về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng nhƣ chỉ quy
định về tội buôn bán hàng cấm trong Bộ luật Hình sự 1985 không còn phù
hợp với những quan hệ kinh tế và đƣờng lối quản lý kinh tế đã đƣợc đổi mới
nhanh chóng. Bởi thực tế không chỉ có hành vi buôn bán, tàng trữ hàng cấm
mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Do
những yêu cầu cần phải có một Bộ luật hình sự mới phù hợp hơn với thực
tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và những thay đổi của điều kiện kinh
tế, xã hội nên ngày 22/11/1999 Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình
sự năm 1999, đồng thời thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH-10 về việc thi
hành Bộ luật hình sự.
Tại Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm nhƣ sau:

17


Ngƣời nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa
mà Nhà nƣớc cấm kinh doanh có số lƣợng lớn, thu lợi bất chính lớn
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này

hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chƣa đƣợc xóa án
tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trƣờng hợp quy định tại điều
193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì
bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến 5 năm… [33, Điều 155].
So với Điều 166 BLHS năm 1985, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ
sung một cách căn bản, toàn diện, triệt để thể hiện chính sách hình sự của
Đảng và Nhà nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới.
Khi ngƣời thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm có số lƣợng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc bị xử phạt về hành chính
về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158,
159, và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chƣa
đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trƣờng hợp quy định tại
các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236, và 238 của Bộ luật này thì
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm. Về chế tài xử phạt đƣợc quy định nhẹ hơn so với luật cũ.
Nếu Điều 166 BLHS năm 1985 quy định mức hình phạt tối thiểu từ 06 tháng
đến 05 năm và mức cao nhất đến 20 năm thì Điều 155 BLHS năm 1999 chỉ
quy định mức tối thiểu phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tù từ
06 tháng đến 05 năm và mức phạt cao nhất chỉ đến 15 năm tù.

18


×