Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Mô hình giải pháp và bài học thực tiễn trong phát triển ứng dụng CNTT-TT nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.19 KB, 30 trang )

Mô hình, giải pháp và bài học
thực tiễn trong phát triển ứng
dụng CNTT-TT nông thôn
Ths. Nguyễn Hồng Vân
Khoa CNTT&TT – Đại Học Cần Thơ
Hội Tin học TP. Cần Thơ

Đà Lạt 8/2015


Nội dung

1

Vấn đề chung về ICT nông thôn

2

Mô hình ICT nông thôn

3

Mô hình và hình thức truyền thông

4

Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn

5

Một số bài học về ICT nông thôn



6

Kết luận & đề nghị

2


Vấn đề chung về ICT nông thôn
 Vấn đề ứng dụng CNTT-TT phục vụ NN&PTNT là nội
dung nghiên cứu và triển khai của các tổ chức quốc tế và
khu vực (UNDP, FAO, WB) và của hầu hết các quốc gia.
 Kết quả nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố về
vấn đề này vừa có tính định hướng, vừa có giá trị tổng
kết đánh giá thực tiển qua các nội dung:
 Vấn đề chung về ICT nông thôn.
 Mô hình ICT nông thôn.
 Mô hình và hình thức truyền thông ICT nông thôn.
 Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn.
 Một số bài học về ICT nông thôn.
3


Vấn đề chung về ICT nông thôn
Ở các nước phát triển vấn đề nông nghiệp và phát triển
nông thôn được đề cập khá toàn diện:
 Con người
 Kinh tế
 Khoa học – công nghệ
 Chính sách

 Tài nguyên – môi trường
Nguồn: HTTP://www.iiasa.ac.at/Research/ERD/net/pdf/heilig_1.pdf

Trong đó nội dung CNTT-TT có liên quan tới toàn bộ hoạt
động phát triển nông thôn, có tác động đến mọi lĩnh vực
sản xuất và đời sống khu vực nông thôn.
4


Vấn đề chung về ICT nông thôn
Ở các nước phát triển mới như Hàn Quốc, công nghệ
thông tin được xem là cầu nối tích hợp các công nghệ
 Công nghệ sinh học
 Công nghệ trồng trọt
 Công nghệ môi trường
 Công nghệ quản lý
Nguồn: />
Thành một hệ thống công nghệ tổng thể phục vụ nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
5


Nội dung

1

Vấn đề chung về ICT nông thôn

2


Mô hình ICT nông thôn

3

Mô hình và hình thức truyền thông

4

Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn

5

Một số bài học về ICT nông thôn

6

Kết luận & đề nghị

6


Mô hình ICT nông thôn
 ICT nông thôn diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - công nghệ - xã hội
của từng quốc gia, của từng vùng nông thôn.
 ICT là chìa khóa tạo khả năng hỗ trợ đổi mới và phát
triển bền vững ở nông thôn và tạo ra giá trị mới cho công
dân và doanh nghiệp.
Mô hình khung ICT nông thôn
ở châu Âu:

 Hạ tầng ICT
 Ứng dụng ICT
 ICT với hệ thống quản lý mới
 ICT với cơ hội kinh doanh
mới và dịch vụ mới
Nguồn: />%20Agenda.pdf

7


Mô hình ICT nông thôn
Mô hình khung ICT nông thôn châu Âu:
 Hạ tầng ICT nông thôn: Tổ chức đơn vị ICT nông thôn,
giải pháp truyền thông, phần cứng, phần mềm máy tính.
 Ứng dụng ICT: Thương mại nông thôn, cung cấp thông
tin và tri thức, chính quyền điện tử, học điện tử, y tế từ
xa, làm việc từ xa, truyền tin địa phương.
 ICT với hệ thống quản lý mới: Bảo vệ môi trường, an
toàn thực phẩm, sản xuất bền vững và biến đổi khí hậu.
 ICT với cơ hội kinh doanh mới và dịch vụ mới: đề
cập đến tăng trưởng, công ăn việc làm, tính bền vững
được xem là các thách thức đối với ICT nông thôn.
ICT nông thôn ở các nước đang phát triển cũng đề
cập các chủ đề này song ở mức độ phù hợp với
trình độ kinh tế - điều kiện tự nhiên – đặc trưng xã
hội.
8


Nội dung


1

Vấn đề chung về ICT nông thôn

2

Mô hình ICT nông thôn

3

Mô hình và hình thức truyền thông

4

Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn

5

Một số bài học về ICT nông thôn

6

Kết luận & đề nghị

9


Mô hình và hình thức truyền thông


1- Trung tâm truyền thông:
 Đơn vị ICT nông thôn phổ biến là Trung tâm truyền thông
(Telecentre) nông thôn / Trung tâm ICT nông thôn:
Một điểm công cộng cho phép người dân sử dụng
máy tính, Internet và các công nghệ khác để truy cập
thông tin, giao tiếp cũng như phát triển kỹ năng số.
 Trung tâm ICT nông thôn tập trung vào việc sử dụng các
công nghệ để hỗ trợ phát triển cộng đồng, giảm nghèo,
giảm bớt sự cô lập, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
10


Mô hình và hình thức truyền thông
 Trung tâm ICT nông thôn có mặt ở hầu hết các nước trên
thế giới với nhiều tên gọi khác nhau:








Trung tâm tri thức làng (village knowledge centres)
Trung tâm thông tin (infocentres)
Trung tâm công nghệ cộng đồng (Community technology centre)
Trung tâm đa phương tiện cộng đồng (Community multimedia centre)
Ngôi nhà từ xa (telecottages)
Cửa hàng thông tin làng (Village information shops)
Quầy thông tin (Info-kiosks / PC-Kiosks)


 Dựa trên kích thước người ta chia thành 4 loại: Cực nhỏ
(Micro Telecentre), Nhỏ (Mini Telecentre), Cơ bản (Basic
Telecentre), Dịch vụ đầy đủ (Full Service Telecentre).
PC-Kiosk là loại trung tâm ICT cực nhỏ phù hợp trình
độ kinh tế - công nghệ - xã hội của nhiều vùng nông
thôn.
11


Mô hình và hình thức truyền thông
2- Mô hình kết nối:
Kết nối giữa Trung tâm ICT nông thôn và Internet có thể
được thực hiện dưới nhiều hình thức tùy theo điều kiện
tự nhiên của từng cộng đồng nông thôn.
 Kết nối theo mạng
lưới quốc gia.
 Kết nối theo mạng
lưới vùng.
 Kết nối đơn lẻ trực
tiếp lên vệ tinh.
Mô hình kết nối băng thông rộng ở Malaysia
12


Mô hình và hình thức truyền thông
3- Các hình thức truyền thông:
 Các dự án ICT nông thôn trên thế giới đề cập tới hình thức
truyền thông đa dạng.
 Truyền thông Internet: Hình

thức truyền thông phổ biến
của ICT nông thôn.
 Truyền thông không dây:
Điện thoại di động đã trở
thành phương tiện truyền
thông phổ biến.
 Truyền
thông
truyền
thống: Radio, tivi, loa truyền
thanh, tờ rơi, áp phích, ...
Mô tả tiến hóa mô hình kết nối
13


Nội dung

1

Vấn đề chung về ICT nông thôn

2

Mô hình ICT nông thôn

3

Mô hình và hình thức truyền thông

4


Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn

5

Một số bài học về ICT nông thôn

6

Kết luận & đề nghị

14


Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn
1- Hệ thống chung:
 Mô hình ứng dụng ICT chung cho nông thôn Nhật Bản với
một hệ thống gồm 5 thành phần chính:
 Chính quyền điện tử (e-government),
 Học tập điện tử (e-learning),
 Y tế từ xa (telemedicine),
 Làm việc từ xa (telework),
 Truyền tin địa phương (Transmission of local
information).
 Các ứng dụng ICT nông thôn điển hình nhất: Thương mại
nông thôn, giáo dục – y tế - làm việc từ xa, chính quyền
điện tử và hệ thống cung cấp thông tin – tri thức.
 Khác với nội dung khác, chính quyền điện tử có thêm khó
khăn từ hiện trạng hành chính lạc hậu ở nông thôn.
15



Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn

Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn kỳ vọng tại Nhật Bản
16


Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn
2- Hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin:
Ứng dụng ICT nông thôn cần phải hỗ trợ người dân khu
vực nông thôn thu nhận được các thông tin hữu ích.
 Các hệ thống tìm kiếm thông tin truyền thống: Các
máy tìm kiếm truyền thống như Google, Yahoo, ... hỗ
trợ tích cực trong việc thu thập thông tin từ Internet.
 Các hệ thống tìm kiếm thông tin đối tượng: Các hệ
máy tìm kiếm thông minh, kết quả là các thực thể phù
hợp với yêu cầu người dùng.
 Các hệ thống thu thập và cung cấp thông tin theo
yêu cầu: Các trang Web chuyên dùng hỗ trợ người
dân giải quyết các vấn đề thực tiển đặt ra liên quan
đến phát triển sản xuất và đời sống nông thôn.
17


Nội dung

1

Vấn đề chung về ICT nông thôn


2

Mô hình ICT nông thôn

3

Mô hình và hình thức truyền thông

4

Hệ thống ứng dụng ICT nông thôn

5

Một số bài học về ICT nông thôn

6

Kết luận & đề nghị

18


Một số bài học về ICT nông thôn
1- Bài học về tính bền vững của ICT nông thôn
 Thiết lập trung tâm ICT nông thôn
 Các thách thức:
 Thách thức trong việc lên kế hoạch tổng thể
 Thách thức về cơ sở hạ tầng

 Thách thức về nguồn nhân lực
 Thách thức về hậu cần
 Thách thức về triển khai
 Chiến lược trong thiết kế trung tâm ICT:
 Chiến lược phát triển (Chọn đối tượng mục tiêu)
 Chiến lược thông tin (Xác định nhu cầu thông tin)
 Chiến lược công nghệ (Cách cung cấp thông tin)
 Chiến lược xác nhận (Cách duy trì, mở rộng)
 Chiến lược đánh giá (Cách thức đánh giá kết quả)
19


Một số bài học về ICT nông thôn
 Mô hình & phương thức hoạt động trung tâm ICT:
 Một số hạn chế (Chưa có chiến lược rõ ràng, thiếu
quan tâm về nguồn nhân lực, hạn chế trong tiếp thị)
 Đề xuất về mô hình và phương thức hoạt động
 Sở hữu: Nhà nước (chính sách, kế hoạch) + Các
tổ chức xã hội (thi hành) + Nhân dân (kiểm tra)
 Điều hành (Tổ chức xã hội + nhân dân)
 Kinh doanh (Theo địa bàn, cân đối với dịch vụ)
 Cung cấp thông tin đa dạng (online & offline)
 Các yếu tố thành công
 Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT tại chổ.
 Cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu cộng đồng.
 Cung cấp Internet tốc độ cao + phần cứng chất
lượng + duy trì các dịch vụ miễn phí.
20



Một số bài học về ICT nông thôn
2- Bài học về cung cấp thông tin
 Nhu cầu thông tin cần cung cấp tại nông thôn của các
địa phương có nhiều điểm chung tuy nhiên giữa các
vùng vẫn có một số khác biệt.
 Phương thức xác định nhu cầu thông tin:
 Thăm dò, phỏng vấn (phiếu điều tra xã hội học)
 Phân tích, tổng hợp (thống kê xã hội học)
 Một số loại thông tin điển hình:
 Kỹ thuật sản xuất
 Đời sống
 Thị trường
 Môi trường
 Hình thức cung cấp thông tin: Mọi cấp độ từ phổ thông
đến tiên tiến (Truyền thanh, Radio, Tivi, Internet, ...).
21


Một số bài học về ICT nông thôn
3- Bài học về nhân lực
Nhân lực ICT nông thôn đề cập đến hai nhóm đối tượng:
 Nhóm đối tượng mục tiêu của ICT nông thôn:
 Mục đích xây dựng và duy trì ICT nông thôn là vì lợi
ích của nông dân. Vậy, một cộng đồng nông dân chủ
động sẽ đảm bảo tính bền vững của ICT nông thôn.
 Về lâu dài, toàn bộ cộng đồng nông dân là đối tượng
mục tiêu của ICT nông thôn. Tuy nhiên, hiện tại chưa
đạt mức lý tưởng tại các nước đang phát triển.
 Từng giai đoạn cần lựa chọn chính xác đối tượng mục
tiêu (giai đoạn đầu: thanh thiếu niên, phụ nữ, người có

học vấn và người có thu nhập khá).
 Phương pháp và nội dung cung cấp thông tin – tri
thức cần phù hợp với yêu cầu và trình độ của đối
tương mục tiêu giai đoạn.
22


Một số bài học về ICT nông thôn
 Nhóm đối tượng thi hành của ICT nông thôn:
 Tình nguyện viên: Việc thiết lập và duy trì các trung
tâm ICT nông thôn gặp nhiều khó khăn do không có
sẵn chuyên gia và lao động tay nghề cao.
 Lực lượng tình nguyện đóng vai trò rất quan trọng.
 Tình nguyện viên bên ngoài: Những người am
hiểu về ICT nông thôn tham gia các hoạt động hỗ trợ
phát triển ICT nông thôn.
 Tình nguyện viên nội tại: là những người thuộc
cộng đồng có năng lực và yêu thích hoạt động ICT
nông thôn.
 Nhân viên trung tâm ICT: Làm việc tại trung tâm ICT
nông thôn được huấn luyện, chuẩn hóa về kiến thức
và trình độ để duy trì hoạt động một cách hiệu quả.
23


Một số bài học về ICT nông thôn
4- Bài học về tài chính: Chủ đề tài chính ICT nông thôn gồm
 Trang thiết bị đầu tư ban đầu và khởi động: Mặt bằng,
máy tính, mạng, phần mềm, cấp điện, đồ gỗ, đào tạo
nhân viên, vật tư văn phòng, giấy phép, ...

 Quản lý và điều hành: Tiền lương, tiền thuê nhà, điện
và các tiện ích, kết nối mạng, hỗ trợ kỹ thuật, vật tư văn
phòng, khuyến mãi, vệ sinh, an ninh, ...
 Doanh thu và mô hình dòng tiền: Nguồn thu: Đầu tư
cổ phần, vay vốn, quỹ dịch vụ phổ cập, trợ cấp chính
phủ, lệ phí, cộng đồng đóng góp bằng hiện vật, ...
 Ước tính lợi ích tài chính: Mô hình dòng chảy tiền mặt
với điểm hòa vốn trong thời gian 3 năm.
24


Một số bài học về ICT nông thôn
5- Bài học về sự phối hợp và xã hội hóa:
 Phối hợp với các dự án nông thôn khác: Các dự án
ICT nông thôn hoạt động hiệu quả khi được kết hợp vào
một chương trình kinh tế - xã hội nông thôn.
 Xã hội hóa hoạt động ICT nông thôn: Mục đích ICT
nông thôn là vì lợi ích của cộng đồng người nông dân.
 Thu hút cộng đồng tham gia thiết lập, duy trì và nâng
cao chất lượng hoạt động của trung tâm ICT là nội
dung xã hội hóa có tính lâu dài.
 Đối tượng mục tiêu của ICT nông thôn giai đoạn đầu
(thanh niên, người có thu nhập khá, có tay nghề cao).
 Tuy có nhiều thách thức song ICT nông thôn cũng là
một thị trường tiềm năng. Cần có các chính sách phù
hợp sẽ thu hút được các doanh nghiệp tham gia.
25



×