Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Kế Hoạch Truyền Thông Phòng Chống Hội Chứng Viêm Đường Hô Cấp Vùng Trung Đông Do Vi Rus Corona Mers-Cov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.55 KB, 23 trang )

Ths. Bs Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng


Nâng cao kiến thức, nhận thức của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền địa phương và người
dân và cán bộ y tế nhằm chủ động phát hiện
sớm nhất các ca bệnh, tham gia ngăn chặn
dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, hạn chế đến
mức thấp nhất số người mắc bệnh, số người
lây nhiễm MERS-CoV.


1.Các đơn vị/cơ quan phải cử người phát ngôn
và cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan,
cho các cơ quan thông tấn báo chí;
2.Chủ động phát hiện, nắm chắc thông tin chính
xác, kịp thời về tình hình và diễn biến dịch bệnh để
có giải pháp cung cấp thông tin, truyền thông phù
hợp, hiệu quả đến người dân và cộng đồng.


3. Xây dựng các tài liệu truyền thông đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung phù hợp với đặc điểm của
từng vùng miền, nhóm đối tượng để các cơ quan, tổ
chức, địa phương sử dụng làm tài liệu truyền thông.
4. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các cơ quan
thông tấn báo chí, đặc biệt là các đài, báo có khả năng
định hướng thông tin, có tầm ảnh hưởng để cung cấp
các thông tin; đồng thời kêu gọi sự chung tay của người
dân; kịp thời biểu dương những cá nhân, đơn vị, địa


phương làm tốt công tác phòng, chống dịch, bệnh
truyền nhiễm.


5. Sử dụng đồng bộ các kênh truyền thông, kết hợp
giữa truyền thông đại chúng với truyền thông xã hội,
truyền thông trực tiếp tại cộng đồng;
6. Các đơn vị trong ngành y tế tăng cường công tác

truyền thông phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở y
tế, trong trường học, trong cộng đồng; theo dõi chặt chẽ
tình hình và diễn biến dịch, bệnh truyền nhiễm để kịp
thời tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương
tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống và
ứng phó kịp thời.


1. Khi chưa có ca bệnh nào ở Việt Nam
-Chuyển tải các thông tin về công tác chỉ đạo,
điều hành và các biện pháp chuẩn bị ứng phó
trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng các thông điệp truyền thông, các
khuyến cáo phòng, chống dịch tại các cửa khẩu,
cơ sở điều trị và cộng đồng;


- Chuyển tải các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch
bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động tới các vùng có
dịch bệnh MERS-CoV;
- Dán Áp phích, phát tờ rơi tại các cửa khẩu quốc tế hướng

dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khoẻ và
chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết;
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, kịp thời cung cấp
thông tin để người dân không hoang mang, lo lắng và phối
hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.


2. Khi xuất hiện các ca bệnh vào Việt Nam
- Hàng ngày cung cấp thông tin về tình hình và diễn biến
dịch bệnh trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, của Cục
Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh và trên các cơ
quan truyền thông đại chúng; có thể tổ chức họp báo cung
cấp thông tin;
- Thường xuyên cập nhật thông tin, sửa đổi thông điệp
truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh phù hợp
với từng đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương
tiện thông tin đại chúng.


2. Khi xuất hiện các ca bệnh vào Việt Nam
- Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng
chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở điều trị
và cộng đồng;
- Hàng tuần tổ chức họp báo/gặp mặt báo chí để
cung cấp thông tin về tình hình và diễn biến dịch và
các biện pháp phòng chống dịch.


3. Khi dịch lây lan trong cộng đồng
- Hàng ngày cung cấp thông tin về tình hình và diễn biến

dịch bệnh, công tác chỉ đạo điều hành, các biện pháp ứng
phó trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, của Cục Y tế
dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh và trên các cơ
quan truyền thông đại chúng; có thể tổ chức họp báo cung
cấp thông tin;
- Thường xuyên cập nhật thông tin, sửa đổi thông điệp
truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh phù hợp
với diễn biến bệnh, phù hợp với từng đối tượng nguy cơ và
phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.


3. Khi dịch lây lan trong cộng đồng
- Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng chống
dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở điều trị và cộng đồng;
- Hàng tuần tổ chức họp báo/gặp mặt báo chí để cung cấp
thông tin về tình hình và diễn biến dịch và các biện pháp
phòng chống dịch.
- Thiết lập đường dây nóng để cung cấp thông tin kịp thời
cho các cơ quan truyền thông đại chúng.


1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các
nội dung để họp báo, các khuyến cáo và cung cấp thông tin
về tình hình, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng
ngừa nhằm chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan
thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình
- Chủ trì, phối hợp với Vụ, Cục và đơn vị liên quan mở các
chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí của ngành;
xây dựng các phóng sự, tọa đàm trên các phương tiện thông

tin đại chúng


1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng
- Tham mưu cho lãnh đạo Bộ có văn bản gửi đến các cơ
quan truyền thông đại chúng để hỗ trợ đăng các tin, bài,
phóng sự, các quảng bá phòng chống dịch như Bộ Thông
tin và Truyền thông, Đài THVN, Đài TNVN, Thông tấn xã
VN...
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để khen thưởng
kịp thời cho các cá nhân, đơn vị, địa phương có thành tích
đột xuất trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan mời các chuyên gia y tế
tham gia các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên các
phương tiện thông tin đại chúng


2. Cục Y tế dự phòng
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua, khen
thưởng và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung để cung
cấp thông tin định kỳ và đột xuất cho báo chí về tình hình,
diễn biến và công tác phòng chống, ứng phó khi có dịch
xảy ra, công tác kiểm dịch biên giới.
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục
sức khỏe Trung ương để xây dựng các tài liệu, thông điệp
truyền thông, các TVspot, radiospot để cảnh báo, hướng
dẫn các biện pháp phòng ngừa.


2. Cục Y tế dự phòng

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các
khuyến cáo, hướng dẫn tuyên truyền về công tác phòng
chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, tại cộng đồng.
- Chỉ đạo hệ thống các viện chuyên ngành thuộc hệ thống y
tế dự phòng và các đơn vị khác tổ chức thực hiện, kiểm tra,
giám sát các địa phương, đơn vị về công tác chuẩn bị tổ các
hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố
triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch
bệnh lồng ghép với các hoạt động của y tế dự phòng, các
hoạt động khám và chữa bệnh.


3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông
phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
-Chủ trì, phối hợp xây dựng các tài liệu, thông điệp truyền
thông phòng, chống dịch bệnh để tuyên truyền trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh.
-Chuẩn bị các nội dung liên quan đến tình hình khám bệnh,
thu dung điều trị; công tác ứng phó với dịch bệnh để cung
cấp thông tin cho các cơ quan báo chí.


3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
-Mời các chuyên gia tham gia các tọa đàm, giao lưu trực
tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác
điều trị, chăm sóc bệnh nhân…
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng

phổ biến các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, các biện
pháp cách ly người nhiễm trong các cơ sở y tế.


4. Sức khỏe Đời sống, Báo Gia đình và Xã hội
Mở các chuyên trang, chuyên mục về tình hình phòng,
chống dịch bệnh; các biện pháp kiểm soát, ứng phó khi có
dịch bệnh xảy ra cũng như các cảnh báo để người dân biết
và thực hiện; tăng số lượng các tin bài để thông tin đến
người dân kịp thời.


5. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TW
- Xây dựng các thông điệp, sản xuất các tin bài, phóng sự
phát thanh, truyền hình về công tác phòng, chống dịch bệnh
để phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Xây dựng các sản phẩm truyền thông mẫu (pano, áp phích,
TVspot, Radiospot) để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị
trong và ngoài ngành y tế chuyển tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông để thực hiện tuyên
truyền đến cộng đồng và trong các cơ sở y tế
- Xây dựng một số chuyên đề về phòng, chống dịch bệnh
trên Tạp chí nâng cao Sức khoẻ.


6. Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế
- Chủ động lồng ghép các nội dung truyền thông phòng,
chống dịch bệnh với các hoạt động thường xuyên của đơn
vị mình.



7. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
y tế các ngành
-Xây dựng kế hoạch thực hiện truyền thông phòng, chống
dịch MERS – CoV tại địa phương; phát hiện, nắm bắt
tình hình khi có dịch bệnh xảy ra để tham mưu cho Uỷ
ban nhân dân tỉnh có biện pháp ứng phó kịp thời; chủ
động cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí
theo đúng quy định hiện hành.


7. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
y tế các ngành
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan
truyền thông đại chúng tại địa phương tăng cường công
tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh. Đối với các
tỉnh có các cửa khẩu quốc tế cần phối hợp với đơn vị
quản lý cửa khẩu nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin
cho hành khách xuất nhập cảnh, các nhân viên phục vụ.
- In ấn, sản xuất các sản phẩm truyền thông để cung cấp
cho các đối tượng.
- Nghiên cứu, xem xét bố trí kinh phí cho các hoạt động
truyền thông phòng, chống dịch bệnh




×