Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

các phương thức kết cấu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.83 KB, 5 trang )

Tìm hiểu các phương thức kết cấu trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Tác phẩm văn là một sáng tạo độc đáo của nhà văn, là đứa con tình thần của nhà văn và thời
đại, là một hình thái một thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống mà lớn lên
với tư cách là đứa con tinh thần của nhà văn rồi nó lại trở về nơi nó sinh ra mà sáng tạo những
hiện thực cuộc sống mới. Khi người ta có những rung động, khi trạng thái tâm hồn bâng khuâng,
day dứt, miên man trước cuộc đời thì có thể tạo ra cho đời những bức tranh sinh động. tuy vậy,
mỗi người đều có những rung động thẫm mỹ để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật, nhưng tác
phẩm nghệ thuật ấy có tuyệt mỹ hay không còn tùy thuộc vào tài năng của chủ thể thẩm mỹ. Tài
năng ấy được thể hiện ở rất nhiều phương diện (cách xây dựng hình tượng nhân vật, giọng điệu,
tất cả các yếu tố khác trong tác phẩm văn học...), do đặc trưng là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo
nên để xây dựng thành công một tác phẩm văn học tác giả phải suy nghĩ tổ chức sắp xếp các yếu
tố ấy sao cho thành một chỉnh thể nghệ thuật. Nói cách khác, nhà văn phải tạo cho được là kết cấu
nghệ thuật trong tác phẩm.
Một kết cấu có giá trị không những làm cho tác phẩm trở thành chỉnh thể mà còn tăng cường
tính nghệ thuật của tác phẩm cũng như sẽ góp làm sâu sắc hơn tư tương, tình cảm, nội dung được
bộc lộ trong tác phẩm. Chính vì lẽ đó, khi khảo sát kết cấu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch
Lam, chung ta cảm thấy mến phục rằng tại sao Thạch Lam lại tinh tế, độc đáo đến thế khi chọn
cho tác phẩm của mình lối kết cấu trung tâm là kết cấu đối lập xuyên suốt trong toàn tác phẩm.
Theo Lê Tiến Dũng: “Xem xét kết cấu tác phẩm văn học cần phải xem xét trên nhiều bình
diện, như vậy mới thấy được hết cái đặc sắc, sự sáng tạo độc đáo của nhà văn trong nghệ thuật kết
cấu tác phẩm. Khi đánh giá giá trị kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm cũng phải đặc trong mối quan
hệ đa chiều, phải thấy được ý nghĩa nội dung, nghệ thuật cụ thể toát lên từ kết cấu đó” (Giáo trình
lý luận văn học_Lê Tiến Dũng_Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM_2003). Vâng, đó là một việc rất
cần thiết khi khảo sát về kết cấu của một tác phẩm văn học, nhưng lại không dễ dàng chút nào.
Chính vì vậy, dù đã cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định trong
quá trình quá trình khảo sát các phương thức kết cấu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam,
chúng ta cố gắng xác định các phương thức kết cấu trên nhiều bình diện, nhiều góc độ khác nhau
và đưa ý nghĩa nghệ thuật trong từng phương thức kết cấu đã khảo sát được.
Kết cấu trong tác phẩm văn học bào gồm nhiều yếu tố hợp thành, dưới đây là những yếu tố,
góc độ mà chúng tôi đã khảo sát được trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam:


1. Sự kiện:
Tác phẩm Hai đứa trẻ sẽ không thể thực hiện được nếu không có một hệ thống sự kiện
tương ứng, đó là những biến đổi, những tác động, sự cố ý có ý nghĩa quan trọng phản ánh các quan
hệ xung đột, quan hệ đối lập, có khi lại có chức năng kết cấu các sự kiện, các nhân vật với
nhau...Đó là những cảnh đời nghèo khổ của những người nơi phố huyện nhỏ bé, xơ xác, là nỗi xót
xa, thương cảm và đồng cảm của tác giả cho những số phận tối tăm, cùng quẫn của người dân
nghèo trước cách mạng tháng tám mà họ không bao giờ nguôi ngoai nỗi khát vọng ngày mai cuộc
đời sẽ tươi sáng hơn. Đó là hành động của Liên và An cũng như những cư dân nghèo kiếm sống
nơi phố huyện cố thức chờ đợi chuyến tàu cuối cùng chạy qua mới dọn hàng đi ngủ.
1

2. Cốt truyện:
Mỗi tác phẩm thường có một cốt truyện hoàn chỉnh, nhưng không hẳn thế ở nhiều tác
phẩm người ta lại không chú ý nhiều lắm đến cốt truyện mà chý ý nhiều hơn về cách kể, vấn đề
đặc ra trong truyện ...tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một tác phẩm như thế, nó đã thể hiện
được tài năng nghệ thuật của Thạch Lam, đó là một truyện ngắn không có cốt truyện. ngòi bút của
Thạch Lam đã vẽ nên bức tranh phố huyện nghèo để làm nổi bậc tâm trạng của chị em Liên và An.
Đọc hai đứa trẻ điều dễ nhận thấy nhất là truyện mà không có chuyện, Thạch Lam đã tập trung
tiếp cận và diễn tả trạng thái tâm hồn của nhân vật hoàn toàn lấn át khiến cho cốt truyện bị lu mờ,
mờ nhạt đi. Hai đứa trẻ có kết cấu dựa theo diễn biến tâm lý trong tâm hồn của nhân vật Liên hơn
là theo tình huống truyện “mở đầu, phát triển, đỉnh điểm, mở nút, kết” đó là diễn biến tinh tế của
một tâm trạng buồn, vừa mơ hồ vừa khắc khoải lúc chiều về và càng xao động hơn khi về đêm.
Với cách xây dựng truyện không có cốt truyện như vậy đã làm cho chất của truyện lan trải rộng ra,
rung động hơn qua những tâm hồn ngày ấy. Đồng thời, càng thể hiện cuộc sống tù đọng mòn mỏi
nơi phố huyện nghèo xơ xác. Qua đó, cho ta thấy bút pháp nghệ thuật độc đáo của Thạch Lam, tác
giả viết về những sự vật, sự việc rất đỗi tầm thường, đơn điệu mà vẫn lôi cuốn, đã phá vỡ cái gọi
là sự chế ngự của vật liệu, vật liệu chỉ thông qua những phương thức, phương tiện diễn tả đặc thù.
Lối kết cấu truyện không có cốt truyện như vậy càng làm cho ta thấy rõ sự bình lặng của phố
huyện cứ ngày này qua ngày khác.
3. Kết cấu bề mặt:

Xây dựng cho tác phẩm của mình một lối kết cấu riêng nhằm mục đích tư tưởng và thẫm
mỹ, tạo sự hấp dẫn khơi gợi sự tưởng tượng, đống sáng tạo của người đọc. Trong Hai đứa trẻ, tác
giả không cho ta một lối kết cấu bề ngoài rõ rệt mà mà ảo cũng như bóng đêm mờ ảo ấy của phố
huyện nghèo. Thạch Lam không cho phát hiện bố cục cụ thể gồm mấy phần, mấy đoạn mà chỉ tập
trung vào mạch suy tưởng của các nhân vật, cảm hứng về cuộc sống của những người dân nghèo
nơi phố huyện, những suy nghĩ, ước mơ của chị em Liên, một bức tranh về những con người
nghèo khổ. Đó đó chính một lối kết cấu hoàn toàn độc đáo của Thạch Lam, mở ra cho ta một
trường liên tưởng mênh mang vô định như tối dần dày đặc trong bóng đêm mà chỉ còn những điểm
tựa là những vệt sáng nhỏ nhoi của hàng phở, của ánh đèn dầu le lói,...một tâm trạng hồi cố bâng
khuâng và cái cảnh tối tăm tù đọng của phố huyện.
Yếu tố thứ hai của kết cấu bề mặt là sự xâu chuỗi các sự kiện hết sức độc đáo, từ những
dao động của buổi chiều đến những âm thanh nhỏ dần vào buổi ban đêm làm cho ta có cảm giác
một ngày sắp tàn và lặng lẽ, đó là âm thanh “tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những áng
mây hồng ở phương tây như hòn than sắp tàn” rồi kết thúc bằng đêm khuya con người đi ngủ cả
phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối, sự kết hợp xâu chuỗi đó làm cho ta có cảm giác bâng khuâng
day dẳng và man mác buồn.
Yếu tố thứ ba của kết cấu bề mặt cũng được Thạch Lam thể hiện rất riêng đó là cách miêu
tả quang cảnh thiên nhiên buổi chiều tà, đêm khuya một ngày hè nơi phố huyện, tác giả như thu cả
bức tranh phố huyện vào tầm mắt của mình: có cả âm thanh (tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruông,
tiếng muỗi kêu vo ve), ánh sáng (ánh đèn dầu le lói, bếp hàng phở...), mùi vị (mùi âm ẩm bốc lên
hơi nóng)...bút pháp miêu tả ấy gợi cảm giác tối tăm, lặng lẽ của cuộc sống ấy.
2

Yếu tố thứ tư là sự hoán đổi vị trí của người kể, ngôi kể và những điểm nhìn trần thuật, sự
hoán đổi này thật khéo léo đúng lúc, đúng chỗ. Chẳng hạn một số đoạn như“tiếng trống thu không
trên cái còi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều...cắt hình rõ rệt trên nền
trời” , “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen...lòng buồn man mác trước giờ khắc của
ngày tàn”, “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ...cũng không có tiền để mà cho chúng nó”, thì
tác giả đã đặt mình ở ngôi kể thứ nhất, đứng ở điểm nhìn bên ngoài. Nhưng đến những đoạn như:
“hai chị em ngồi im nhìn ra phố...những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối”, “chợ họp giữa

phố vãn từ lâu...họ còn đứng nói chuyện với nhau ít lâu nữa”, “vòm trời hàng ngàn ngôi sao lấp
lánh...trong dêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra” thì tác giả đứng ở điểm nhìn không gian, còn những
đoạn như “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được thưởng những thức quà ngon...dưới gốc cây bàng
với cái của quang cảnh phố xung quanh” thì ngôi kể là ngôi thứ ba, điểm nhìn là điểm nhìn thời
thời gian. Điều đó chứng tỏ rằng ở kết cấu bề mặt của tác phẩm, tác giảcó thể đứng ở bất cứ điểm
nhìn nào nhưng mục đích cuối cùng là làm bậc được nội của tác phẩm là chủ yếu, với lối kết cấu
như vậy Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã nói lên được trường liên tưởng đầy khắc khoải và đượm
buồn của cuộc sống nơi phố huyện nghèo.
4. Kết cấu hình tượng:
Hệ thống các hình tượng nhân vật trong Hai đứa trẻ theo quan hệ bổ sung cho nhau, bên
cạnh Liên và An là những nhân vật khác như: mẹ con chị Tí hàng nước, bác phở Siêu, gia đình
người hát xẩm, bà cụ Thi điên...cuộc sống của họ phẳng lặng, u tối, mờ mịt; họ cam chịu sự túng
thiếu nghèo đói một cách lầm lũi nhưng có lúc họ “ vẫn không sống cam chịu mà luôn muốn vươn
ra ánh sáng, luôn muốn phủ định cái tầm thường, nhạt nhẽo vây quanh mình” (theo Lê Tiến
Dũng). Trong cảm hứng hiện thực nhân đạo, nhân văn, nhà văn đã phát hiện vẻ đẹp tâm hồn nơi
những con người này qua sức sống âm ỉ ấy.
Hệ thống các sự kiện trong tác phẩm không rõ ràng và mờ nhạt, có thể nói sự xuất hiện
của hình ảnh đoàn tàu trong đêm là sự kiện tương đối rõ ràng, truyện chỉ tập trung miêu tả diễn
biến tâm trạng của Liên và An, sự cảm nhận của hai đứa trẻ đối với các sự việc, hiện tượng diễn ra
xung quanh theo một trình tự thời gian.
Hệ thống cảm xúc sự liên kết, quá trình vận động cảu cảm xúc và ý thức thông qua dòng
liên tưởng của nhân vật Liên ngồi nhìn cảnh phố huyện về chiều trước “giờ khắc của ngày tàn”
Liên cảm thấy lòng buồn man mác đến ;khi phiên chợ tan tất cả những sự vật, hiện tượng Liên có
cảm nhận như những mùi quen thuộc, mùi riêng của quê hương này, Liên cảm thấy xót xa, đồng
cảm. khi đoàn tàu đi qua, cảnh phố huyện trở nên tối tăm, mờ mịt trở lại, đó cũng là lúc Liên cảm
thấy những khát vọng đó chỉ còn là ảo ảnh. Mạch cảm xúc kéo dài miên man trong dòng tư duy trữ
tình ấy càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của tác phẩm.

5. Các phương thức kết cấu:
Kết cấu bao trùm trong toàn tác phẩm là kết cấu đối lập: có thể thấy xung đột đối lập

giữa ánh sáng va bóng tối vô cùng mạnh mẽ, ánh sáng yếu dần “bầu trời đỏ rực như lửa cháy,
mấy ánh hồng như hòn than sắp tàn”và sau đó là bóng tối sẩm dần trên ngọn tre, cuối cùng là bao
trùm lên cả phố huyện. Bộc lộ ý nghĩa trong phố huyện nghèo nàn tối tăm ấy lại hiện lên những
3
ước mơ nhỏ nhoi mà tràn ngập trong lòng người. Có thể xem xét ở góc độ nhỏ hơn là kết cấu bổ
sung, có khi ánh sáng được miêu tả bằng nhiều yếu tố liền kề nhau, bổ xung cho nhau, ngoài ánh
sáng của bầu trời đỏ rực, làn mây ánh hồng còn có cả ánh sáng nhấp nháy của những con đom
đóm, ánh sáng của chuyến tàu đêm tạo nên một làn tia hy vọng nhưng mỗi lúc một lặng dần. Và
vóng tối cũng vậy, cả một vùng tối bao trùm lên cả phố huyện, hình ảnh bà Thi đi trong đêm, hình
ảnh tiếng đàn bầu bật trng im lặng,hình ảnh đoàn tàu khuất dần trong bóng tối...biểu lộ một khung
cảng tối tăm mờ mịt đang lan tỏ khắp phố huyện xơ xác này.
Hình ảnh “ánh sáng” và “bóng tối” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như là một lối xây
dựng kết cấu trùng điệp nhằm làm nổi bậc thêm chủ đề tư tưởng trong tác phẩm. Ở đây còn thấy
thêm suốt truyện ngắn nhà văn nhiều lần nhấn mạnh sự “ngây thơ” của hai chị em Liên và An qua
các nhận xét: “Liên không hiểu sao...’, “Liên tưởng là...”, “tâm hồn Liên...có những cảm giác mơ
hồ khó hiểu”, “ vũ trụ bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ...”, “Liên thấy
mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi...”. Rất có thể nhân vật của truyện không biết , không hiểu
thật nhưng điều đáng nói là tác giả mượn tâm trạng của nhân vật để ám chỉ người đọc làm cho
người đọc rơi vào trạng thái bất định, mông lung, đọc giả cứ ngỡ mình đang cùng nhà văn theo dõi
nhân vật nhưng họ thật sự đã bị lây nhiễm bởi chính cảm giác của nhân vật và không thôi thao
thức. Thủ pháp kết cấu như vậy, ta tưởng chừng như mênh mang vô định nhưng đây mới thật là lối
kết cấu cố ý có ý nghĩa thật sự của tác giả, khi ta càng cố gắng hiểu những điều nhân vật không
hiểu thì tác giả lại không ngừng kể, miêu tả sâu sắc thêm để làm nổi bậc ý nghĩ mênh mang đó cua
nhân vật như một báo hiệu cho sự vô định của bóng tối, của vũ trụ bao la tràn ngập trong bóng
đêm mà con người thì nhỏ bé nghèo nàn và rồi những ước mơ cũng nhỏ nhoi mà trong sáng.
Trong Hai đứa trẻ, lối kết cấu đầu cuối tương ứng tạo nên sự hô ứng trong tác phẩm,
buổi chiều chìm dần vào bóng tối của màn đêm báo hiệu một ngày sắp tàn “từ phương tây đỏ rực
như lủa cháy...Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru...trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ
êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngả con chìm dần vào bóng tối” và kết
thúc tác phẩm cũng tràn ngập bóng đêm “trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn

khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”, “đèn ghi đã ra kia rồi” , như vậy
mở đầu tác phẩm là không gian u tối của phố huyện và kết thúc cũng trong sự tối ấy, đó là cuộc
sống tối tăm, ảm đạm tiếp diễn mãi như cảnh đời của những con người nơi phố huyện.
Tác giả đã cố tình miêu tả thời gian theo một trình tự nối tiếp, mở đầu là buổi chiều sắp
tàn rồi dần chìm vào đêm tối và kết thúc tác phẩm trong màn đêm khuya vắng lặng, xây dựng lối
kết cấu thời gian như vậy nhằm thể hiện cái cuộc sống nơi phố huyện vẫn cứ tiếp diễn trong sự
nghèo nàn, trong những ước mơ nhỏ bé, cứ bó buộc trong cái vòng lẩn quẩn ấy.
Trong tác phẩm, tác giả sử sụng hai hình ảnh tượng trưng rất độc đáo “ánh sáng” và
“bóng tối”, “ánh sáng” là ước mơ, “bóng tối” là sự nghèo nàn, sự trống vắng của phố huyện, đó
là lối kết cấu chuyển nghĩa. Lối kết cấu này tạo ra sự tương phản, trong cuộc sống thầm lặng,
nghèo nàn ấy lại thắp lên những ước mơ dù là nhỏ bé nhưng thật trong sáng.

Sống giữa một phố huyện nghèo nàn, thưa thớt, giữa một cảnh đời hiu hắt nhưng Liên vẫn
yêu cuộc sống bằng một tâm hồn thuần phát, nhân hậu. Liên cảm thương cho những số phận kiếp
người nơi phố huyện, nhìn họ âm thầm kiếm sống, Liên thầm nhủ trong lòng “chừng ấy con người
trong bóng tối mong đợi một cái tươi sáng cho sự nghèo khổ hằng ngày của họ”. Và cũng có lúc
4
Liên hồi hộp, náo nức, rồi mơ mộng bâng khuâng, lưu luyến khi nhìn chuyến tàu cuối cùng khuất
dần trong bóng đêm, ấy chính là lối kết câu tâm lý, là cảm nhận của Liên và là một mảnh hồn của
Thạch Lam đã gửi gấm vào nhân vật. Khắc họa tâm lý độc đáo đến thế, tác giả cố ý muốn trình
bày toàn bộ sự thương cảm và cảm thông đối với những con người Việt Nam trước cách mạng
tháng tam tuy phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, nhàm chán nhưng rất nhân hậu và không
nguôi ước mơ khát vọng.
Một phương thức kết cấu khác trong tác phẩm là kết câu đơn tuyến, truyện xoay quanh
nhân vật chính là hai đứa trẻ (chị em Liên và An), các tình tiết và diễn biến tâm lý bám sát vào hai
đứa trẻ, thông qua những cảm nhận của hai đứa trẻ, tác giả đã cho thấy toàn bộ bức tranh sinh hoạt
của những con người nơi phố huyện này.
6. Tổng kết:
Kết cấu là toàn bộ tổ chức sinh động của tác phẩm, là phương tiện khái quát nghệ thuật,
trên mức độ lớn có thể nói sáng tác là kết cấu. Kết cấu giữ một vai trò quan trọng, là sự phối hợp

liên kết các yếu tố lại với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Một tác phẩm xuất sắc, có ghi vào dấu ấn
người đọc hay không còn còn tùy thuộc vào cách tổ chức sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành
một chỉnh thể nằm góp phần nâng cao giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Thạch Lam đã biết kết
hợp các yếu tố ấy một cách hoàn hảo, biết phát hiện những nét bình dị của cảnh vật và con người
bằng giọng điệu trữ tình, những yếu tố ấy trở nên sinh động và hấp dẫn, qua đó truyện ngắn Hai
đứa trẻ thể hiện nổi bật tính hiện thực sâu sắc và tính nhân văn cao đẹp. Dựng lại bức tranh phố
huyện nghèo với những chi tiết chân thật về thời gian, không gian và cuộc sống con người, tất cả
các các chi tiết, sự việc, tâm trạng nhân vật trong bức tranh phố huyện đều được cảm nhận bằng
tấm chia sẻ, cảm thông của nhận vật Liên, một mảnh hồn của nhà văn đã hóa thân vào rất tự nhiên
tinh tế.
5

×