Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành kinh tê nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.56 KB, 34 trang )

1

DANH SÁCH NHÓM 5
LỜI CẢM ƠN
Với quan điểm học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp sinh
viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn mỗi
sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường điều phải trải qua các
chương trình thực tập nghề nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo
chúng em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn của nhiều tập thể, trong và ngoài
trường.
Được sự nhất chí của ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo
trong bộ môn kinh tế.
Chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn trân thành tới cô giáo, các thầy cô giáo trong
Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT – Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã
nhiệt tình giảng dạy và đào tạo hướng dẫn cho chúng em.
Xin trân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Phấn Mễ , bác Nguyễn
Văn Sơn trưởng xóm cùng toàn thể các hộ gia đình trong xóm Phú Sơn đã tạo mọi
điều kiện để giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt và hiệu quả trong thời gian chúng
em về địa phương.
Cảm ơn cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp K41-KTNN- N02 đã giúp đỡ và ủng hộ.
Trong quá trình làm bài dù các thành viên trong nhóm đã cố gắng nỗ lực và làm
việc nghiêm túc, tuy nhiên sẽ không lí thuyết, khả năng áp dụng lý thuyết vào thực
tế còn hạn chế bởi cách làm việc của mỗi thành viên là khác nhau. Vì vậy,chúng
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chia sẻ của các thầy cô giáo và toàn
thể các bạn để chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn bài báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn

1



2

Phần 1
Mở đầu
1.

Đặt vấn đề

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Trong hoàn cảnh một bộ phận khá lớn các đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi vùng sâu vùng xa, vùng biên giới vẫn còn đang đối mặt với nghèo đói
và điều kiện sinh hoạt hết sức khó khan thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền
cũng như các dân tộc càng đặt ra một cách cấp thiết. Phát triển kinh tế -xã hội
nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao đời sống bà
con nông dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền và thực hiện
công bằng xã hội, mà còn nhằm khai thác, phát huy thế mạnh về tài nguyên
thiên nhiên nguồn nhân lực to lớn của các vùng miền vào quá trình phát triển
chung của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nền tảng bền vững cho sự phát
triển, giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.
Để có một quốc gia vững mạnh, ổn định về chính trị, văn hóa, xã hội kinh
tế thì cần có những kế hoạch, chiến lược ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn cho
từng mặt, từng lĩnh vực cho việc phát triển đất nước để từ đó có tầm nhìn xa
tầm vĩ mô trên toàn cảnh của đất nước và thế giới. muốn vậy thì không chỉ
riêng các tỉnh, các cấp, các ngành mà còn các địa phương cần phải có những kế
hoạch, chiến lược, mục tiêu phát triển toàn diện dựa trên những tiềm năng và
thế mạnh của mình từ để định hướng đề ra các hành động cụ thể, nhiệm vụ và
giải pháp cho từng lĩnh vực giúp cho mỗi địa phương có tầm nhìn cho tương lai
và thực hiện đạt mục tiêu hoặc vượt mục tiêu, kế hoạch, chiến lược đã đề ra.

Trên cơ sở lí luận đi đôi với thực tiến, bằng những lí luận lì thuyết được các
thầy cô giảng dậy trên lớp tại trường, nhóm chúng em muốn vận dụng những lí
luận đó để tiến hành đi thực tế nhằm điều tra về tình hình phát triển của cộng
đồng, những thuận lợi khó khan mà cộng đồng đang gặp phải từ đó đưa ra
phương hướng, chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo cho cộng đồng
2


3

thôn Phú Sơn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên dựa trên những
tiềm năng sẵn có.
2. Mục tiêu
- Khảo sát đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xóm
Phú Sơn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra và phân tích các yếu tố tác động đến sự phát trển của xóm Phú Sơn xã
Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Tìm hiểu và phân tích các dự án đang dược triển khai và thực hiện các dự án
trên địa bàn xã.
- Phân tích các tác động của dự án đến sự phát triển của xã
- Tổ chức thảo luận với người dân về những bất cập khó khăn trở ngại khi thực
hiện các dự án và các mong đợi của người dân.
- Đưa ra bản đề xuất dự án cho xã trên cơ sở đánh giá thực trạng các dự án đã
thực hiện và nhu cầu của người dân.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.1: Đối tượng:
-Xóm Phú Sơn xã Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Các hộ dân tại địa bàn xóm thực tập nghề nghiệp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu các hộ nông dân trên địa bàn

xóm Phú Sơn xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ ngày mùng 8/11/2016 đến 13/11/2016
4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh già về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng được nghiên
cứu.

3


4

- Phân tích tình hình kinh tế của một số hộ đại diện cho các nhóm và đưa ra các
giải pháp phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ đó.
- Tìm hiểu và đánh giá quá trình triển khai và thực hiện các dự án phát triển
nông thôn đang thực hiện tại địa bàn nghiên cứu.
- Thảo luận với người dân để xác định những khó khăn, nhu cầu của người dân
địa phương làm cơ sở hình thành cho bản đề xuất dự án.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, cán bộ xóm, tài liệu từ nguồn
internet...
5.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp quan sát:quan sát trực tiếp hay gián tiếp nhằm nắm được tổng
quan về địa hình, địa vật, cơ sở vật chất trên địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra bằng bảng hỏi: là phương pháp tìm hiểu quy mô mức sống của người
dân tại địa phương, xác định tiềm năng cơ hội, những thuận lợi và khó khăn của
người dân còn tồn tại.
- Phỏng vấn bán cấu trúc:là phương pháp phỏng vẫn dựa trên bảng câu hỏi đã
được xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu mức sống và thu nhập của người dân trên địa

bàn, các dự án phát triển nông thôn, sự cấp thiết cũng như lợi ích và khó khăn.
5.2 Phương pháp sử lí số liệu
- Sử dụng word để tổng hợp thông tin và số liệu, phân tích tài liệu theo mục
đích nghiên cứu và điều tra
- Sử dụng máy tính bỏ túi để xử lí số liệu thô.
6. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
6.1 Thông tin chung về xã Phấn Mễ
4


5

6.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
- Vị trí địa lý.
- Xã Phấn Mễ nằm ở phía Nam của huyện Phú lương tỉnh Thái nguyên, là
một xã trung du miền núi, mang đặc điểm của địa hình Trung du Bắc bộ. Trên bản
đồ địa hình xã Phấn Mễ có địa hình bán sơn địa dốc, dần từ Tây bắc sang Đông
Nam, chủ yếu là những đồi thấp xen kẽ đồng bằng.
- Tổng diện tích tự nhiên của xã đến tháng 11 năm 2016 là 2.123,66 ha, dân
số là 10.039 khẩu, với 2.625 hộ, có 7 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống.
Toàn xã có 22 xóm, trung tâm xã cách trung tâm của huyện Phú Lương 4 km, các
trung tâm tỉnh Thái Nguyên 16 km.
- Địa bàn xã Phấn Mễ tiếp giáp với các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh như sau:
+ Phía đông: Giáp xã Vô tranh, Tức tranh, huyện Phú Lương.
+ Phía tây: Giáp xã Tân Linh, Phục Linh huyện Đại Từ.
+ Phía nam: Giáp thị trấn Giang tiên, huyện Phú Lương, xã Phục Linh huyện
Đại Từ.
+ Phía bắc: Giáp xã Động Đạt và thị trấn Đu huyện Phú Lương.
Xã Phấn Mễ có 3,5 km đường giao thông Quốc lộ 3 chạy qua, là điều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước.

- Địa hình, khí hậu.
+ Địa hình: Mang đặc điểm của địa hình trung du miền núi bán sơn địa, có
độ dốc từ Tây bắc xuống Đông nam, độ dốc bình quân 10-12 độ, có nhiều cánh
đồng xen kẽ với đồi núi thấp, có độ cao trung bình từ 100 đến 200m so với mực
5


6

nước biển. Về thổ nhưỡng đất đồi chủ yếu là đất đỏ vàng biến đổi, phù hợp với các
loại cây công nghiệp như chè và cây lâm nghiệp, đất ruộng chủ yếu là đất thịt nhẹ
và đất pha cát. Địa hình của xã có những cánh đồng bằng phẳng, diện tích tương
đối lớn (80-150 ha) thuận lợi cho việc trồng lúa. Ngoài ra xã Phấn Mễ còn có 11
km dòng sông Đu chảy qua địa bàn tạo nên những soi bãi ven sông, rất thuận lợi
cho việc phát triển cây màu, cây chè và các cây công nghiệp khác.
Ngoài 3,5 km đường Quốc lộ 3 chạy qua xã có hệ thống đường giao thông
liên huyện, liên xã với tổng chiều dài 13,1 km được nhựa hóa và bê tông hóa, thuận
lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá, 100% các xóm có giao thông đi lại thuận tiện và
ô tô đến được trung tâm của 22 xóm.
+ Khí hậu, thuỷ văn.
Xã Phấn Mễ mang đặc trưng thời tiết khí hậu giống với khí hậu chung của
toàn tỉnh, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến thánh 10 thường
có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ Biển Đông vào gây ra những trận
mưa lớn, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông bắc
tràn về, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
trở ngại cho việc phát triển của cây trồng và vật nuôi.
Theo các số liệu quan trắc cho thấy, nhiệt độ trung bình năm là 22 oC, các
tháng 6,7,8 là có nhiệt độ cao nhất, tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình
là 15,60C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38oC ( tháng 7) thấp nhất là 30C (tháng 1).

Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình là 7oC, lớn nhất là tháng 10 với 8,2 oC.
Do thuộc vùng Đông Bắc - Bắc bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc
điểm đó là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 8,4
% tổng lượng mưa cả năm, từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa tổng lượng mưa
6


7

chiếm 90% lượng mưa của cả năm, lượng mưa hàng năm trung bình đạt 2.000 mm,
tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm với điều kiện thời tiết khí hậu
như vậy rất thuận lợi cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp của xã.
Xã Phấn Mễ có nguồn nước mặt khá phong phú, địa bàn xã có dòng sông Đu
chảy qua và hệ thống các hồ đập, khe suối và nguồn nước mưa hàng năm đã tạo
nên nguồn nước mặt phong phú phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
trên địa bàn. Nguồn nước ngầm có ở độ sâu trung bình 10m với chất lượng nước
đảm bảo cho sinh hoạt, tuy nhiên chưa có số liệu thống kê chính sác trữ lượng
nước, về mùa khô vẫn có nơi chưa đủ nước sinh hoạt, hình thức khai thác chủ yếu
là giếng khơi, giếng khoan.

6.1.2. Tài nguyên.
Xã Phấn Mễ là xã có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như rừng, nước
và khoáng sản quí hiếm như Sắt, Măng gan, Ty tan, Von pho ram, Than đá có trữ
lượng cao thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp nặng.
- Đất đai.
Diện tích tự nhiên của xã: `

2.123,66ha.

- Đất nông nghiệp:


1.525.7 ha.

+ Đất trồng lúa:

397,68 ha

+ Đất trồng cây hàng năm:

577,9 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm:

486,37 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản:

21,77 ha.
7


8

+ Đất Lâm nghiệp:

439,65 ha

- Đất phi nông nghiệp:

577,04 ha.


+ Đất ở:

86,56 ha.

+ Đất quân sự:

272,58 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa:

13,02 ha.

+ Đất mặt nước:

37,03 ha

- Đất chưa sử dụng:

20,92 ha

Đánh giá: xã có tài nguyên đất đai màu mỡ, có hệ thống giao thông thuận
lợi, đây là điều kiện tốt cho người dân trong sản xuất nông nghiệp và trao đổi hàng
hoá phát triển kinh tế.
6.1.3. Nhân lực.
Tổng số hộ toàn xã: 2.625 hộ;
Nhân khẩu: 10.039 người
Gồm 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người kinh chiếm 73,32%, người Tày
1,86%, người Nùng 2,93%, Cao lan, Sán chí 17,85%, Sán dìu 5,58, các dân tộc
khác 0,46%.

Lao động trong độ tuổi: 7.442 người; trong đó: lao động nông nghiệp chiếm tỷ
lệ: 60,5.%, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 18,3%, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ
21,2% trong tổng số lao động của xã.
Lao động của xã chủ yếu là thuần nông, có tính cần cù, chịu khó, có ý chí
phấn đấu vươn lên song tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, ít có lao động được
8


9

qua đào tạo và có trình độ cao. Những năm gần đây do nền kinh tế của xã phát
triển nên đã hình thành một số ngành lao động như lao động công nghiệp và lao
động dịch vụ thương mại đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của xã, số lao động trực tiếp làm nông nghiệp đã giảm đáng kể, sản xuất nông
nghiệp đã cơ bản sử dụng máy móc cơ khí.
6.1.4. Kinh tế - xã hội
- Kinh tế: Với điều kiện tự nhiên của địa phương trên cở sở tận dụng tối đa
những lợi thế, chủ động phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, khắc phục kịp
thời những tồn tại hạn chế. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo quyết liệt của
Đảng bộ, Chính quyền và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trên
địa bàn toàn xã. Đặc biệt là được chọn là một trong 35 xã điểm của Tỉnh Thái
Nguyên trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Bộ mặt
đời sống kinh tế của địa phương đã không ngừng được cải thiện đáng kể, cơ sở hạ
tầng kinh tế kỹ thuật được củng cố, đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện. Để tạo điều kiện cho kinh tế của địa phương phát triển ổn định, hàng năm
toàn xã luôn đảm bảo kế hoạch gieo cấy 925 ha cây lúa, 142,3 ha ngô, cây chè 276
ha. Năm 2016 tổng sản lượng lương thực đạt 5.638 tấn, sản lượng chè đạt 2.685,2
tấn. Ngoài trồng trọt nhân dân trên địa bàn rất quan tâm chú trọng đến chăn nuôi
gia cầm, đây là một thế mạnh của địa phương trong những năm qua. Tổng số trang
trại, gia trại chăn nuôi thời kỳ cao điểm là 207 góp phần giải quyết việc làm cho

lao động dôi dư, hàng năm đã cung ứng cho thị trường hàng ngàn tấn thịt.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai
đoạn 2011 - 2015 xã Phấn Mễ đã huy động các nguồn lực để xây dựng NTM với
tổng kinh phí thực hiện: 117,532 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn chương trình mục tiêu quốc gia là: 30,884 tỷ đồng,

9


10

+ Ngân sách trung ương là: 8,570 tỷ đồng,
+ Ngân sách Nhà nước là: 62,441 tỷ đồng,
+ Ngân sách xã là: 3,064 tỷ đồng.
+ Vốn huy động đóng góp 12,573 tỷ đồng,
+ Vận động nhân dân hiến đất: 34.090,24m2
Xã Phấn Mễ đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây
dựng Nông thôn mới và được UBND tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định công nhận
xã Phấn Mễ đạt chuẩn NTM vào năm 2015.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng đến năm 2015 đã
đạt 24,3 triệu đồng.
Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt trên 1 tỷ đồng.
- Xã hội: Các chương trình y tế Quốc gia được duy trì thường xuyên, xã có 1
Trạm y tế xã đã đạt chuẩn. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng
được chú trọng.
Toàn xã có 6 nhà trường, trong đó có 2 trường Mầm non, 2 trường tiểu học, 2
trường Trung học cơ sở. Tổng số học sinh theo học là 1.919 em, số trường đã đạt
chuẩn Quốc gia là 5/6 trường đạt 83%. Công tác xóa đói giảm nghèo hàng năm
luôn được quan tâm, năm 2010 tổng số hộ nghèo toàn xã có 346 hộ bằng 12,37%,
đến năm 2015 số hộ nghèo của xã còn 57 hộ bằng 2,5%. Năm 2016, thực hiện

điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều, sau khi điều tra, xã Phấn Mễ có
75 hộ nghèo = 2,95%; hộ cận nghèo là 79 = 3,11%.
- An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững
và ổn định xã không có điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, nhân dân luôn đoàn
10


11

kết thống nhất và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của
Nhà nước.
6.1.6. Hiện trạng sử dụng đất : Trên địa bàn xã Phấn Mễ có các loại đất phổ
biến như sau: Đất phù sa không được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng, đất
nâu vàng, đất vàng nhạt trên cát. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của
xã ( 80%) diện tích đất tự nhiên. Xác định với điều kiện đặc thù của địa phương xã
đã chỉ đạo tích cực việc phát huy lợi thế là sử dụng toàn bộ những diện tích đồi núi
để trồng cây lâm nghiệp, luôn duy trì và ổn định 500 ha trồng cây lấy gỗ, chủ yếu
là keo với chu kỳ khai thác từ 6-7 năm, sử dụng những diện tích gò đồi thấp để
trồng cây chè và cây ăn quả, diện tích soi bãi bồi để trồng các loại cây ngắn ngày
như ngô đậu, đỗ... ổn định 500 ha lúa 2 vụ và trên 400 ha lúa 1 vụ để duy trì ổn
định an ninh lương thực và trồng cây rau màu vụ đông. Trên địa bàn toàn xã hiện
có 13 Hồ đập lớn nhỏ để phục vụ nước sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
7. Đánh giá chung.
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, UBND và các
phòng ban chuyên môn của huyện Phú Lương.
Được sự quan tâm của các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế ở địa phương mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.
Có tiềm năng tài nguyên khoang sản và đất đai màu mỡ, hệ thống kênh thủy
lợi nội đồng cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho toàn diện tích mang

lại hiệu quả trong sản xuất.
Tốc độ phát triển dân số trung bình, nguồn lao động dồi dào, giao thông tạo
thuận lợi cho giao lưu hàng hóa.
11


12

- Khó khăn:
Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu là lực lượng lao động
nông thôn, hiệu quả lao động năng suất thấp.
Việc sản xuất nông nghiệp, xây dựng trang trại và nuôi trồng thuỷ sản mang
tính tự phát, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ hủy hoại nguồn lợi
thiên nhiên, phương pháp khai thác tiềm năng lợi thế của xã chưa được quy hoạch
đúng mức.
Trình độ năng lực, quản lý dự án của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, người dân
còn nghèo nên việc đối ứng để xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp khó khăn.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC
Xóm Phú Sơn- xã Phấn Mễ
1. Đặc điểm tự nhiên.
- Vị trí địa lý.
- Xóm Phú Sơn xã Phấn Mễ nằm ở phía Nam của huyện Phú lương tỉnh Thái
nguyên
- Tổng diện tích tự nhiên của xóm là 463993 m2
- Địạ giới hành chính
+ Phía bắc giáp với xóm làng Bầu 2
+ Phía nam giáp xóm làng Giang 1
+ Phía tây giáp với xóm làng Hin
+ Phía đông giáp với xóm Hái Hoa
12



13

+ Phía đông giáp với xóm làng Bò
Bản đồ xóm Phú Sơn

- Địa hình, khí hậu.
+ Địa hình: Mang đặc điểm của địa hình trung du miền núi bán sơn địa, có
độ dốc từ Tây bắc xuống Đông nam, độ dốc bình quân 10-12 độ, có nhiều cánh
đồng xen kẽ với đồi núi thấp, có độ cao trung bình từ 100 đến 200m so với mực
nước biển. Về thổ nhưỡng đất đồi chủ yếu là đất đỏ vàng biến đổi, phù hợp với các
loại cây công nghiệp như chè và cây lâm nghiệp, đất ruộng chủ yếu là đất thịt nhẹ
và đất pha cát. Địa hình của xóm có những cánh đồng bằng phẳng, diện, thuận lợi
cho việc trồng lúa. Ngoài ra xóm có dòng sông Đu chảy qua địa bàn tạo nên những
13


14

soi bãi ven sông, rất thuận lợi cho việc phát triển cây màu, cây chè và các cây công
nghiệp khác.
+ Khí hậu, thuỷ văn.
Xóm mang đặc trưng thời tiết khí hậu giống với khí hậu chung của toàn xã,
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô.
Xóm có nguồn nước mặt khá phong phú, địa bàn xóm có dòng sông Đu chảy
qua tạo nên nguồn nước mặt phong phú phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân trên địa bàn.
Nước giếng khơi và giếng khoan là nguần nước sinh hoạt chủ yếu.

Các nguồn lực tự nhiên
2.1. Đất đai.

2.

Diện tích tự nhiên của xóm 463993 m2
-

-

Diện tích đất nông nghiệp:17 ha
Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp:11 ha
Diện tích trồng chè trên 8 ha
b.Rừng
Theo kết quả niên giám thống kê xóm có hơn 11 ha đất rừng
2.2. Nguồn lực xã hội, con người

Tổng số hộ : 131 hộ; trong đó hộ nghèo 2 hộ chiếm 1,5 % hộ cận nghèo 6 hộ
chiếm 4,6 % 10 giàu
Nhân khẩu: 523 người trong đó nữ 275 người chiếm 52% nam 248 người
chiếm 48%
Xóm có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống.
14


15








Kinh : 432 khẩu
Sán chí: 34 khẩu
Sán dìu :6 khẩu
Tày :13 khẩu
Nùng:10 khẩu
Cao lan:13 khẩu

Mẫu điều tra: 20/131 hộ

Bảng 1.0 Phân loại kinh tế hộ
Nhóm hộ
Giàu
Khá
Trung bình
Nghèo

Số hộ
0
2
16
2

Phần trăm(%)
0
10
80
10


Nguồn: Phiếu điều tra.
Bảng 2 Phân loại dân tộc
Dân tộc
Kinh
Sán chí

Số hộ
18
2

Phần trăm(%)
90
10

Nguồn: Phiếu điều tra
2.2.1. Giáo dục,văn hóa
- Trình độ tốt nghiệp cấp II chiếm 65,5 % còn lại là tốt nghiệp cấp III và tốt
nghiệp ĐH, Cao đẳng.
15


16

- xóm có nhà văn hóa với diện tích 230 m2

2.2.2. Bộ máy chính trị
- Tổ chức Đảng chính quyền: Vững mạng và đoàn kết,luân đặt lợi ích của tập
thể và người dân lên


hàng đầu.

- Đời sống văn hóa, tinh thần: hàng năm xóm đều tổ chức các hoạt động xã
hội và thi đua đời sống văn hóa tinh thần trong từng hộ dân.

2.2.3

Nguồn lực vật chất

2.2.3.1 Giao thông
- Có tuyến đường Đu- Khe Mát đi qua.
- Có tuyến đường giao thông liên xóm Làng Hin, làng Giang, làng Bầu,
Hái Hoa, Làng Bò. Đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của phương tiện cơ
giới hạng trung
- trong khu dân cư chủ yếu có tuyến đường giao thông tự làm do nhân
dân đóng góp và hỗ trợ của chương trình” Mục tiêu quốc gia trong xây dựng
nông thôn mới” .
2.2.3.2 Điện
-

Trong xóm có chạm biến áp công xuất 150 KVA – 22/0,4 KV
Hiện tại 100%số hộ gia đình trong xóm sử dụng lưới điện quốc gia
16


17

2.2.3.3 Trường học
- Hiện tại xóm có trường Mầm non Phấn Mễ và trường tiểu học Phấn Mễ
II đóng trên địa bàn.

2.2.3.4 Y tế
-Các hộ gia đình trong xóm được chăm sóc, khám chữa bệnh đầy đủ, các
cháu nhỏ được chăm sóc sức khỏe định kì
-

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thưc hiện hiệu quả

2.2.3.5 Nguồn nước sinh hoạt
-

Nguồn nước tưới tiêu chủ yếu lấy từ sông Đu
Nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khoan
Nguồn nước chủ yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân

2.2.3.6 Vấn đề văn hóa xã hội
-

Kết thúc phong trào “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” xóm đã vinh dự

-

đạt xóm văn hóa
Xóm thường xuyên thăm hỏi động viên, thực hiện các chương trình kỉ
niệm lớn, tham gia các hoạt động thể thao văn hóa tổ chức

2.2.3.7 Vấn đềvăn hóa xã hội
- Kết thúc phong trào “Toàn dân xây dựng nông thôn mới trong khu dân
cư” Xóm Phú Sơn đã vinh dự đạt danh hiệu xóm văn hóa.
- Hàng năm có trên 90 % số hộ trong xóm đạt gia đình văn hóa
- Xóm thường thăm hỏi động viên, thực hiện các chương trình kỉ niệm

lớn do xã tổ chức
- Các câu lập bộ hội người cao tuổi thường xuyên tập dưỡng sinh vào
buổi sáng

17


18

2.2.3.8. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Loại đất sử dụng
Tổng
Đất nông Đất trồng Cây lúa
nghiệp
cây hàng
năm
Cây ngô
Cây chè
Cây khác
Đất trồng
cây khác
Đất vườn
tạp
Đất dùng
cho chăn
nuôi
Đất nuôi
thủy sản
Đất lâm nghiệp
Đấtchuyên dụng

Đất ở
Đất khác
Nguồn: Phiếu điều tra

2.2.4 Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi.
2.2.4.1 Cơ cấu trồng trọt.

18

Diện tích
(m2 )
31870
17250
200
3200
216

120
1170

50
1700
520
6720
460


19
-


Cây lúa do tình hình thổ nhưỡng có khoảng 17 ha đất canh tác trong đó
lúa vụ xuân trồng với diện tích 16 ha với năng xuất 56,44 tạ/ha sản lượng
đạt 90,3 tấn. Lúa vụ mùa với diện tích 16,9 ha năng xuất 52,1 tạ/ha sản

-

lượng đạt 88,98 tấn
Cây chè: Với diện tích 8 ha. Năm 2016 trồng thêm và trồng lại thêm 0,5
ha. Những năm gần đây diện tích chè đang giảm do người dân chuyển
hướng sang các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như đi làm công
nhân....

Bảng 3 Tổng chi phí cho trồng trọt xóm Phú Sơn
Đơn vị tính: 1000 đ
Chi phí
Ngô
200
200
50

Giống
Phân bón
Thuốc
BVTV
Thuê
máy
móc
Lao động
Chi phí khác 20
Tổng

470

Lúa
2 337
10 480
4 040

Loại cây
Rau
50
20
10

Chè
300
3 200
1 320

7 640
5 200/năm
29 697

Nguồn: Phiếu điều tra

19

80

2 200/năm
100

7 120


20

Bảng 4 Kết quả sản xuất trong trồng trọt

Loại cây
Diện
tích(m2)
Năng
xuất(tạ)
Số vụ
Sản
lượng(tạ)
Giá
bán(1000đ)
% bán
Tổn doang
thu( đồng )

Lúa
17 290

Loại cây trồng
Ngô
Rau
200
216


Chè
200

44,5

3

30

280

2
3 748

2
6

3
1

4
5

6

7

5

58,75


0
22488

90
5 000 000

0
5 000 000

99,8
33
000

940

2.2.4.2 Chăn nuôi
-

-

Những năm gần đây chăn nuôi gia súc, gia cầm được địa phương thúc đẩy
và phát triển mạnh với quy mô gia trại
Tỉ lệ phòng chống dịch bệnh được lãnh đạo địa phương quan tâm
Nuôi trồng thủy sản: chủ yếu chỉ để cải thiện đời sống người dân
Bảng 5: Chi phí chăn nuôi
Đơn vị: 1000đ
Chi phí

Loại vật nuôi

Gia cầm

Gia súc

Giống

Lợn

Trâu



Thủy
cầm
Vịt

25 000

0

30 470

0

20

Ngan
0



21

Chuồng
trại
Thức ăn

25 000

0

3 430

0

0

46 000

0

133 300

0

0

Nhân
0
công/năm
Chi phí 1 300

khác
Tổng
97 300

0

10 000

0

0

0

4 190

0

0

0

145 840
000

0

0

Nguồn: Phiếu điều tra.

Bảng 6: Kết quả sản xuất trong chăn nuôi.
Loại vật nuôi
Gia cầm

Gia súc

Số
lượng(con)
Giá
bán(đồng)
% bán
Tổng(đồng)

-

Lợn
25

Trâu
0


2673

40 000 0
000
100%
0
112 000 0
000


45 000
000
100%
287 800
000

Thủy
cầm
Vịt
0

Ngan
0

0

0

0
0

0
0

Nguồn: Phiếu điều tra
2.2.4.3 Lâm nghiệp
Trong những năm qua tỉ lệ che phủ rừng cao, rừng chủ yếu là keo lá tràm
và keo tai tượng. Số rừng trồng phát huy có hiệu quả và đã cho khai thác.


-

Bảng 7: Chi phí sản xuất lâm nghiệp.

Loại cây lâm nghiệp
21


22

Keo
Giống(đồng) 500 000
Phân
50 000
bón(đồng)
Nhân
0
công(đồng)
Thuốc
50 000
BVTV(đồng
)
Chi
phí 0
khác(đồng)
Tổng(đồng) 600 000

Mỡ
0
0

0
0

0
0

Bảng 7: Kết quẩ sản xuất lâm nghiệp.

Keo
10 000

Cây lâm nghiệp
Mỡ
Bạch đàn
0
0

Khối
lượng(khối
)
Giá
3 000/khối 0
bán(đồng)
Tổng(đồng) 30 000 000 0

-

Cây khác
0


0

0

0

0

2.2.4.4 Tình hình sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ
Hoạt động buôn bán kinh doanh của địa phương đang được đẩy mạnh và
phát triển, nhất là trong các hoạt động phục đời sống
Bảng 8: Tổng doanh thu cho hoạt động kinh doanh

Loại hình dịch vụ

Tổng doanh thu(đồng)
22


23

Dịch vụ sản xuất

Dịch vụ đới sống

Vật tư nông nghiệp
Vận chuyển
Dịch vụ khác
Siêu thị tạp hóa
Cắt tóc, gội đầu

Ăn uống giải khát
Dịch vụ khác

0
84 000 000
4 350 000
63 000 000
0
0
3 000 000

Tình hình sử dụng vốn
-Trong quá trình điều tra thực tế các hộ dân chủ yếu thuộc 3 nhóm: nhóm
nghèo,nhóm trung bình nhóm khá.
Nhóm nghèo
-Vốn tích lũy
thấp và ít.

Nhóm trung bình

Nhóm khá

-Có vốn tích lũy vừa

-Vốn tích lũy cao

phải.

nên đầu tư cho


-Nhu cầu vốn

- Vốn của nông hộ

đầu tư ko quá

chủ yếu tồn tại dưới

lớn nhưng vẫn là

dạng hiện vật.công

vấn đề nan giải

cụ dụng cụ sản xuất

vì thu nhập thấp

nông nghiệp và tiền

chỉ đủ dùng cho

mặt.

sinh hoạt.

sản xuất cũng cao
hơn,họ không chỉ
đầu tư tốt cho sản
xuất nông nghiệp

mà còn đủ khả
năng về vấn đề
đầu tư vào sản

-Đã bước đầu dám

xuất tiểu thủ công

-Vốn của nông

đầu tư vào sản xuất

nghiệp và dịch vụ.

hộ chủ yếu tồn

tiểu thủ công nghiệp

tại dưới dạng

và dịch vụ nhưng

hiện vật.công cụ

còn ít và nhỏ lẻ.
23

-Tuy vậy còn xảy
ra


hiện

tượng


24

dụng cụ sản xuất
nông nghiệp.

- Vẫn còn thiếu vốn

thiếu vốn đầu tư.

đầu tư

-Hộ nghèo ko
dám đầu tư vào
các hoạt động
sản

xuất

cần

nhiều vốn hoặc
lĩnh vực với họ
gặp nhiều rủi ro
nên


dẫn

đến

hiệu quả đầu tư
của nhóm hộ
nghèo thấp hơn
các

nhóm

hộ

khác.
-Thiếu vốn đầu
trầm trọng.

-Hiện nay các hình thức tín dụng trong nông thôn phát triển khá mạnh
nhưng thủ tục còn rườm rà,gây tâm lý lo ngại cho người dân,một số chính
sách về vốn như vốn hộ nghèo,vốn nước sạch,vốn tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn của Chính Phủ.
2.3 Tình hình sử dụng đất
24


25

-Xóm Phú Sơn hiện có diện tích đất nông nghiệp là 22,5 ha,diện tích trồng
chè là 24 ha và diện tích đất lâm nghiệp là 70 ha.
-Bình quân đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp thấp.chất lượng đất canh tác

của xóm tương đối tốt nhưng do phân phối không đều nên hoạt trồng trọt
không còn là nguồn thu nhập chính của của hộ nông dân nữa,điều này chỉ
tồn tại ở nhóm hộ nghèo.còn nhóm hộ trung binh và khá nhận ra phải tạo ra
nguồn thu khác chính vì vậy chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp
trở thành nguồn thu chính của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá.Do đó
dẫn đến việc sử đụng đất canh tác của xóm không mấy hiêu quả.
Bảng 2.8 Bảng tổng diện tích đất nông nghiệp
Loại đất trồng
Đất Trồng
cây
hàng
năm

Cây Lúa
Cây ngô
Cây khác
Đất trồng
cây ăn quả
Cây chè

Đất vườn tạp
Đất trồng

Cây
ngày
Cây
ngày

Đất cho chăn nuôi
Đất nuôi trồng thủy sản


dài
ngắn

Diện
tích
2
(m )
22100
1980
1960
18360
63480
2400
5720
2620
4400
3080
Nguồn:Phiếu điều tra.

2.4 Vấn đề môi trường

25


×