Tải bản đầy đủ (.pptx) (142 trang)

Bài giảng Tâm lý y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 142 trang )

Phần 1
TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC
Bài 1
KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC


I. TÂM LÝ HỌC
1. Khái lược lịch sử phát triển tâm lý học





Thời gian đầu, các quan niệm về tâm lý bị chi phối bởi triết học



Hermann Ebbinghaus, Ivan Petrovich Pavlov, Sigmund Freud

Thời kỳ Thiên chúa giáo, TL được coi là NC về linh hồn (Psychology)
Người đầu tiên sáng lập ngành TLH là Wilhelm Wundt, 1879 ông thiết lập phòng
thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức.


2. Các khái niệm về tâm lý học



TL là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền
và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người




Tâm lý là tất cả những hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của con người được
biểu hiện ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ, cách đối nhân
xử thế…


2. Các khái niệm về tâm lý học



TLH là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người
(cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động)




TLH là KH nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người
TLH là một ngành KH xã hội chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con
người và quá trình phát sinh, phát triển của chúng.


3. Một số khái niệm cơ bản trong tâm lý học.
3.1. Nhu cầu.
3.1.1. Khái niệm
Nhu cầu là những đòi hỏi của con người về các điều kiện vật chất và tinh thần để sống,
tồn tại và phát triển.
3.1.2. Phân loại:





Nhu cầu vật chất: những nc liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của con người (ăn, uống,
ở, mặc…)
Nhu cầu tinh thần: giao lưu, giải trí, tôn giáo…


3.1. Nhu cầu.
3.1.3. Đặc điểm
- nc của con người phức tạp, đa dạng, phong phú và không có giới hạn
Alfred Marshall viết rằng: "Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn“
- Nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm mục đích thỏa mãn các
nhu cầu


Bậc thang nhu cầu của con người (Maslow)


3. Một số khái niệm cơ bản trong tâm lý học.
3.2. Động cơ.
3.2.1. Khái niệm




Mỗi hành vi đều nhằm một mục đích và ít nhiều huy động năng lượng, yếu tố thôi thúc
quá trình đó gọi là động cơ.
Động cơ gắn với những nhu cầu

→ Động cơ là sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người hoạt động nhằm mục đích xác định

trước


3.2. Động cơ
3.2.2. Phân loại động cơ:
- Theo lý thuyết hoạt động của Leonchiev: động cơ đối tượng và động cơ kích thích
“Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất
nhưng tình yêu trí thức, yêu khoa học trong suy nghĩ chủ quan của tôi, vẫn là sự hiếm
hoi”(Ngô Bảo Châu)
- Theo lý thuyết động cơ của Bozovic: vì cá nhân hay vì xã hội


3.2.2. Phân loại động cơ:




Phân loại động cơ theo bậc thang nhu cầu của Maslow
Frued đi sâu nc động cơ nguyên nhân và động cơ mục tiêu


Phân loại động cơ:






Động cơ mang tính sinh học
Động cơ mang tính cá nhân

Động cơ mang tính xã hội
Động cơ vô thức


Động cơ mang tính sinh học










Động cơ này xuất hiện khi nhu cầu sinh lý của cơ thể không được đáp ứng. Bao gồm:
Đói
Khát
Nhu cầu cần nghỉ ngơi và ngủ
Nhu cầu tình dục
Nhu cầu cần hít thở không khí
Nhu cầu cần được giảm đau
Nhu cầu cần được hoạt động, tập thể dục
Nhu cầu cần được bài tiết


Động cơ cá nhân







Bao gồm: mục đích trong cuộc đời, tham vọng của cá nhân, khát vọng trong cuộc
sống, sở thích đặc biệt…
Mang tính đặc thù của mỗi người, có thể người khác không hiểu được
Bị ảnh hưởng bởi văn hóa, chủng tộc, tầng lớp xã hội, di truyền
Là động lực thúc đẩy mỗi người cố gắng để đạt được mục đích
Có thể tốt hoặc không tốt


Động cơ mang tính xã hội






Chỉ đặc trưng với xã hội loài người
Mong muốn được tôn trọng, có vị trí trong xã hội
Tăng dần từ tuổi vị thành niên đến khi trưởng thành
Tùy từng giai đoạn phát triển sẽ có những biểu hiện khác nhau


3.3. Thái độ
3.3.1. Định nghĩa thái độ: có nhiều cách định nghĩa khác nhau
- 1918 hai nhà TL người Mỹ (Thomas & Znaniecki) đưa ra định nghĩa:
Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị
- J. W.Kalat: thái độ là sự thích ứng hay không thích ứng một sự vật hay một người nào
đó của cá nhân, có ảnh hưởng tới hành vi của cá nhân đó khi ứng xử với sự vật hay

con người đó


3.3. Thái độ



TLH Macxit:
Thái độ là một thuộc tính của nhân cách, tạo ra TL sẵn sàng phản ứng lại các tác
động khách quan, sẵn sàng hoạt động của chủ thể với đối tượng theo một hướng
nào đó, được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhận thức, cảm xúc -tình cảm và
hành vi của chủ thể đối với đối tượng trong những tình huống, điều kiện nhất định


3.3. Thái độ
Đặc điểm:







Có đối tượng
Có tính ổn định tương đối
Dựa trên kinh nghiệm tiếp thu trước đó
Quy định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nhất định
Khi đã được hình thành có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi



3.3. Thái độ
Cấu trúc của thái độ: (M. Smith đưa ra năm 1942)



Gồm: nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi
- Nhận thức là quá trình cá nhân tìm tòi, khám phá những thuộc tình bề ngoài và những
thuộc tính bản chất của đối tượng
- Nhận thức là “điều kiện cần”, là cơ sở cho việc hình thành thái độ


Cấu trúc của thái độ:



Cảm xúc-tình cảm:
- Là sự rung cảm của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự
thỏa mãn hay ko thỏa mãn nhu cầu và động cơ của họ
- Là thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc thái độ






Cảm xúc tốt: các loại nội tiết tố đc tạo ra sẽ tác động có ích cho cơ thể (đào thải
độc hại)
Cảm xúc trung tính: sự cân bằng của cơ thể
Cảm xúc xấu: tạo ra những chất độc hại, có kn làm xuất hiện tâm bệnh




-

Hành vi:
Là cách ứng xử/phản ứng của con người đối với sv, hiện tượng trong một hoàn
cảnh, tình huống cụ thể.

- Hành vi là hình thức biểu hiện cụ thể nhất của thái độ


II. TÂM LÝ Y HỌC
1. Sơ lược lịch sử hình thành




Thời nguyên thủy:
- giải thích một cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần
Thời trung cổ:
- TK 16, tại Ý đã có một số qn về bệnh tật thoát khỏi sự thần bí:

+ Trầm cảm có thể do ng/nhân thực thể hoặc do tổn thất tình cảm
+ Platon: bệnh tâm thần do các yếu tố: di truyền, nội sinh, ngoại sinh


1. Sơ lược lịch sử hình thành
- TK 17
+ Vai trò của những sang chấn TL trong sự phát sinh, ph/triển bệnh tâm thần
+ Điều trị BN tâm thần bằng những tác động đạo đức và thuyết phục

- TK 18, Pháp: Pinel cho rằng giám đốc BV tâm thần là b/sĩ, nhà TL, nhà q/lý hành
chính



TK 19- đầu TK 20: mầm mống cho x/hiện TL y học là một KH độc lập
- Sự đấu tranh giữa hai trường phái: duy tâm và duy vật máy móc



1. Sơ lược lịch sử hình thành








- TK 20:
Janet đã tổng kết k/nghiệm của mình về liệu pháp TL (trg t/phẩm TLH y học)
Phân tâm học của Frued
Y học tâm thần-thực thể của Alexander
Con người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn
h/c: quá nhấn mạnh v/trò của TL


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×