Tải bản đầy đủ (.pdf) (382 trang)

nghiên cứu xây dựng công cụ tin học phục vụ quản lý nhà nước về môi trường cho khu công nghiệp tập trung trường hợp cụ thể là khu công nghiệp lê minh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.64 MB, 382 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

















































TISEMIZ

Viện Môi trường
và Tài nguyên
Phone: 8651132 -
Fax: 8655670
E-mail:
longbuita@yahoo.
com
BÁO CÁO

TÓM TẮT
Tp. Hồ Chí Minh 2008
2
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN
HỌC PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP
TẬP TRUNG – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ LÀ
KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN


ii




Kính mong sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia và người sử dụng.
Những đóng góp quí báu của chuyên gia và người sử dụng sẽ giúp các
tác giả nâng cao chất lượng sản phẩm đề tài.




Chủ nhiệm:
TSKH. BÙI TÁ LONG (CHỦ NHIỆM)
TH.S. NGUYỄN THỊ TRUYỀN (ĐỒNG CN)







































iii

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



BÁO CÁO TÓM TẮT






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN HỌC PHỤC
VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CHO KHU
CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
LÀ KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN









CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI









CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ





iv
















































v





TÓM TẮT



Đề tài khoa học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để làm rõ các vấn đề môi
trường, hệ thống quản lý môi trường, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin cho đối
tượng đặc thù đang được quan tâm sâu sắc hiện nay – các khu công nghiệp. Trên cơ sở
liên kết giữa cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất hệ thống thông tin môi trường cho khu
công nghiệp tập trung và cùng với nó là xây dựng công cụ tin học phục vụ quản l ý môi
trường cho khu công nghiệp. Đề tài khoa học đã cố gắng liên kết được hai lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau, đó là quản lý môi trường và tin học môi trường để tạo ra một
sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn. Kết quả nổi bật của đề tài là bước đầu đã
xây dựng thành công phần mềm TISEMIZ với cơ sở dữ liệu được chọn là KCN Lê
Minh Xuân để ứng dụng thử nghiệm. Phần mềm TISEMIZ triển khai vào thực tế sẽ
giúp nâng cao năng lực quản lý môi trường trong các KCN bằng những tư duy mới, tạo
ra một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý môi trường. Thông qua kết quả
nghiên cứu, đề tài này cũng đã đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý môi trường KCN ở TP.Hồ Chí Minh.
















vi





NỘI DUNG

1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 3
1.4 Cơ sở pháp lý của đề tài 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Tính kế thừa và một số bổ sung của đề tài 4
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của công trình 4
1.8 Những kết quả chính của đề tài được đưa ra bảo vệ 5
1.9 Thử nghiệm 5

1.10 Cấu trúc của sản phẩm được giao nộp 5
2 NỘI DUNG CHÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 6
2.1 Phân tích hệ thống 6
2.2 Hệ thống thông tin môi trường TISEMIZ 10
2.3 Ứng dụng TISEMIZ tính toán lan truyền ô nhiễm cho KCN Lê Minh
Xuân 18
3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 21
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

1

1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính đến cuối tháng 6/2007, cả nước đã có 148 KCN được thành lập với 90 KCN
đã đi vào hoạt động. Các KCN phân bố ở 49 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở ba
Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc có tổng số 110 KCN.
Cũng tính đến cuối tháng 6/2007, các KCN cả nước đã thu hút được trên 2.500
dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 24 tỷ USD và trên 2.700
dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư trên 135 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, có gần 3.500 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh
doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt gần 12 tỷ USD và 80 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư hạ tầng đến cuối tháng 6/2007 đạt khoảng 550 triệu USD và 16.000 tỷ đồng.
Tại Tp.Hồ Chí Minh, khởi đầu từ năm 1991, sau 17 năm quy hoạch phát triển,
thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX, 12 KCN. Hiệu quả hoạt động của KCX, KCN 17
năm qua cho thấy hiệu suất đầu tư theo diện tích liên tục tăng trong các giai đoạn phát
triển. Năm 2005 bình quân cứ mỗi hecta đất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã thu
hút được khoảng 3,3 triệu USD vốn đầu tư và tạo ra 1.487 triệu USD giá trị sản lượng
công nghiệp và 1,8 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Các KCX và KCN TP. Hồ Chí
Minh thu hút được 1.117 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn hơn 3,6 tỉ USD

(trong đó có 460 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Hiện có 11 khu đã giải quyết việc
làm cho 211.437 lao động. Thu ngân sách tăng cao qua các năm: năm 2005 ước đạt 530
tỷ đồng tăng 74,78% so với năm 2004 và năm 2006 ước đạt 742 tỷ đồng tăng 40% so
với 2005.
Các KCN ở Việt Nam đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong
những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển
kinh tế chung của đất nước. Song hành với những đóng góp tích cực vào tăng trưởng
kinh tế, các khu công nghiệp ngày càng làm tăng áp lực các vấn đề ô nhiễm đến môi
trường. Mặc dù có sự nỗ lực của các cấp quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được
các nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay có
thể rút ra một số nhận xét sau đây:
1. Hiện nay, việc quản lý các dữ liệu môi trường tại các KCN vẫn chưa được tin
học hóa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay.
Cách quản lý như vậy có nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ:
Việc tìm kiếm thông tin cần thiết trong núi dữ liệu chậm;
Việc khai thác dữ liệu khó khăn, chưa được tự động hóa gây khó khăn cho việc
qui hoạch, theo dõi biến động và làm báo cáo về môi trường.

2

Công tác dự báo, tính toán tải lượng, phục vụ đánh giá tác động môi trường và
thu phí nước thải chưa được đầy đủ và khoa học
2. Công tác quản lý môi trường tại các KCN trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi
phải quản lý một khối lượng lớn các dữ liệu. Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin …
hiện nay rất khó khăn nếu không có giải pháp ứng dụng CNTT một cách hữu hiệu.
3. Do chưa được hệ thống hoá nên hiện tại công việc xây dựng các báo cáo và
phân tích đánh giá hiện trạng môi trường hàng năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước
thực hiện rất khó khăn. Sự tham gia của các cấp chính quyền vào quá trình thông qua
quyết định môi trường còn nhiều hạn chế do việc tổng hợp số liệu chưa được thực hiện

một cách tự động.
4. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã cho ra đời những
mô hình quản lý và xử lý dữ liệu không gian mới có nhiều ưu việt hơn: bản đồ số, cơ sở
dữ liệu bản đồ và công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ GIS kết nối với
thông tin môi trường sẽ tạo ra một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trường rất mạnh.
Từ đó tính cấp thiết của đề tài này là ở chỗ :
- Để đáp ứng được những thách thức của công tác quản lý môi trường đang đặt
ra hiện nay cần thiết phải xây dựng các công cụ hữu hiệu dựa trên nghiên cứu ứng dụng
công nghệ thông tin triệt để. Để có thể giải quyết được 4 vấn đề được nêu lên ở trên cần
thiết phải xây dựng phần mềm dựa trên công nghệ GIS và CNTT. Những thành tựu hiện
nay trong lĩnh vực này cho phép giải quyết vấn đề truy cập, chia sẻ thông tin cho nhiều
đối tượng khác nhau như nhóm các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và người
dân.
- Việc ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản
lý môi trường tại các KCN cần được chú trọng trong bối cảnh công nghệ này đã và
đang được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác.
- Để từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, các tỉnh thành cần phải xây
dựng cơ sở hạ tầng về thông tin đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Các hệ thống thông tin
môi trường ở đây đóng vai trò hạt nhân.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này tập trung vào hai mục tiêu chính sau đây:
− Cung cấp công cụ tin học hỗ trợ các Khu công nghiệp (KCN), các cơ quan quản lý
môi trường trong việc:
o Tổ chức lưu trữ và truy tìm các dữ liệu liên quan đến việc quản lý môi trường.
o Tiến hành nhiều phân tích khác nhau trên những cơ sở dữ liệu được lưu trữ để
đánh giá và lập kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
o Đánh giá nhanh chóng ảnh hưởng hoạt động sản xuất lên môi trường thông qua
sự kết nối cơ sở dữ liệu với mô hình toán.
− Phục vụ cho sự trao đổi thông tin và báo cáo định kỳ giữa Khu công nghiệp với các
cơ quan quản lý môi trường.


3

− Như là một phương pháp luận mà nếu thành công có thể nhân rộng mô hình cho các
KCN khác và là cơ sở dữ liệu cho việc quản lý chung cấp vùng.
1.3 Nội dung đề tài
Nội dung đề tài này đã được Hội đồng khoa học cấp thành phố xét duyệt ngày
1/12/2006. Các nội dung này gồm:
Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống công cụ tin học phục
vụ quản l ý các vấn đề môi trường cho khu công nghiệp.
Nội dung 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà máy trong khu công nghiệp điển
hình – Trường hợp cụ thể: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Nội dung 3. Xây dựng phần mềm tin học phục vụ quản lý các vấn đề về môi
trường cho khu công nghiệp
Nội dung 4. Thử nghiệm và trình diễn phần mềm tại KCN Lê Minh Xuân
Nội dung 5. Chuyển giao phần mềm đến đối tượng sử dụng
1.4 Cơ sở pháp lý của đề tài
Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là Hợp đồng Nghiên cứu Khoa học và Phát
triển Công nghệ số 329/HĐ - SKHCN ngày 28/12/2006 giữa Sở Khoa học và Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh với Viện Môi trường và Tài nguyên.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, một số phương pháp sau đây được sử dụng:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: tiến hành điều tra khảo sát và phỏng
vấn thực tế để xây dựng các biểu mẫu và thu thập dữ liệu. Trong quá trình thực hiện đề
tài, nhóm tác giả đã đi điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu phục vụ cho đề tài.
Các kết quả này được thể hiện trong nội dung 4 phần 3 (kết quả của đề tài).
- Phương pháp chuyên gia: đặt ra các vấn đề quan tâm, tổ chức seminar nhằm
thu thập các ý kiến của chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đang xem xét để giải quyết
những vấn đề có tính chuyên môn sâu.
-Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình phát tán ô nhiễm không khí

Berliand. Mô hình này đã được nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Được áp
dụng khá rộng rãi ở Việt Nam.
-Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử l ý số liệu, truy vấn dữ liệu
trong đánh giá công tác quản lý môi trường.
-Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích là chia các tổng thể
hay các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản để thuận lợi cho nghiên cứu và giải
quyết. Phương pháp tổng hợp là liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được
phân tích, khái quá hóa vấn đề trong nhận thức tổng thể.
-Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographic Information System –
GIS) để lưu giữ, phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính và hiển thị các thông tin
không gian (Spatial Data).

4

- Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui định,
tiêu chuẩn hiện có của Nhà nước về quản l ý môi trường khu công nghiệp để so sánh và
phát hiện những vẫn đề không phù hợp.
- Phương pháp đánh giá nhanh: sử dụng những hệ số phát thải môi trường để
đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm môi trường của các nguồn thải.
- Phương pháp xây dựng phần mềm tin học: được xây dựng theo nguyên lý
module. Ứng dụng công nghệ GIS tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường và các mô hình lan
truyền chất thải. Hệ thống thông tin địa l ý (GIS) đóng vai trò nền tích hợp, giúp tổ chức
thông tin không gian sao cho chương trình hiển thị bản đồ, các thuộc tính gắn với bản
đồ, cung cấp kỹ thuật cho việc phân tích các lớp thông tin môi trường và hiển thị các
mối quan hệ theo không gian và thời gian.
1.6 Tính kế thừa và một số bổ sung của đề tài
Tính kế thừa là một đặc trưng của hoạt động nghiên cứu khoa học, cái mới trong
nghiên cứu khoa học bao giờ cũng được tìm kiếm, được sáng tạo trên cơ sở thừa kế có
phê phán và chọn lọc đối với các tri thức đã có. Đề tài này không phải là ngoại lệ. Thực
vậy, đề tài này kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu từ những đề tài trước nó : đề tài nghiên

cứu cấp thành phố Hồ Chí Minh 1997 – 1999 ; đề tài nghiên cứu cấp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2000 – 2002; đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh An Giang
năm 2001 – 2003, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh Ninh Thuận năm 2003
– 2004, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh Trà Vinh năm 2006, các đề tài
cấp Bộ và cấp Nhà nước 2006 - 2008 của nhóm tác giả thực hiện đề tài này /nguồn
[1][5][8][13][14]/.
Tuy nhiên đề tài này có tính mới so với các đề tài trước đây, thể hiện ở một số
điểm chính như sau :
- Xây dựng thành công công cụ tin học TISEMIZ quản lý môi trường cho KCN tập
trung.
- Đề xuất cấu trúc CSDL trợ giúp quản lý môi trường KCN tập trung.
- Đề xuất các nhóm báo cáo, thống kê về môi trường phục vụ công tác quản lý môi
trường KCN.
- Ứng dụng GIS trong công tác quản lý môi trường KCN.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của công trình
Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong công tác quản lý môi trường cho các
KCN của Tp. HCM nói chung và các tỉnh thành trong cả nước nói riêng thể hiện ở
những điểm sau đây:
- Với các cấu trúc dữ liệu môi trường, phần mềm TISEMIZ, hệ thống các phương
pháp luận đề xuất trong đề tài này sẽ giúp cho sự tích hợp thông tin và trao đổi dữ
liệu trong phạm vi các KCN của Tp. HCM được dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự hội nhập của Tp.HCM vào các quá trình khu vực và toàn cầu.
- Các phương pháp luận được sử dụng để thực hiện đề tài có thể ứng dụng trong việc
thiết kế các hệ thống thông tin trợ giúp công tác quản lý môi trường cũng như xây
dựng các phần mềm có ứng dụng công nghệ GIS.

5

1.8 Những kết quả chính của đề tài được đưa ra bảo vệ
Các kết quả sau đây được đưa ra bảo vệ :

- Bộ CSDL môi trường được xây dựng dựa trên văn bản pháp luật của nhà nước
chuyên sâu về KCN.
- Cấu trúc phần mềm TISEMIZ (viết tắt cụm từ tiếng Anh: Tool for Improving
Strength Environmental Management for Industrial Zone) trợ giúp cho công tác
quản lý môi trường tại các KCN.
- Giao diện của các module trong TISEMIZ như ENVIMDA, ENVIMAP, Web môi
trường cùng các tính năng của các phần mềm (xem thêm trong tài liệu hướng dẫn sử
dụng TISEMIZ).
1.9 Thử nghiệm
Kết quả chính của đề tài được báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc tế về môi
trường và tài nguyên thiên nhiên (ICENR 2008) với chủ đề Bảo vệ môi trường đô thị và
KCN trong quá trình hội nhập được tổ chức tại Tp. HCM tháng 3/2008. Báo cáo của
tập thể các tác giả Bùi Tá Long, Nguyễn Thị Truyền, Dương Ngọc Hiếu, Lưu Minh
Tùng có nhan đề “DEVELOPING INFORMATION SYSTEM SUPPORTING
ENVIRONMENTAL MANAGEMENT FOR INDUSTRIAL ZONES“ đã được chọn
tham gia Hội thảo: Environmental Protection for Urban and Industrial Zones to
International Integration (ICENR 2008). Bên cạnh đó đã có 01 Luận văn Cao học và 01
Đồ án Kỹ sư môi trường được bảo vệ thành công trong quá trình thực hiện đề tài này
/nguồn [13][14]/.
1.10 Cấu trúc của sản phẩm được giao nộp
Phần giao nộp sản phẩm cho Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM gồm :
- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài được đánh máy và in trên khổ giấy A4 với 158
trang đánh máy bao gồm : 4 chương mục, kết luận – đề xuất, tài liệu tham khảo gồm
19 công trình.
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài gồm 28 trang đánh máy khổ A4.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm: gồm 159 trang đánh máy khổ A4.
- Bài tập hướng dẫn sử dụng phần mềm TISEMIZ gồm 66 trang.
- Bộ chương trình TISEMIZ gồm 3 module : phần mềm ENVIMDA, ENVIMAP,
Web môi trường chứa trên 01 đĩa CD.




6

2 NỘI DUNG CHÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Phân tích hệ thống
Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý môi trường cho KCN được đề xuất
trong đề tài này được đặt tên là: TISEMIZ (Tool for Improving Strength Environmental
Management for Industrial Zone).
2.1.1 Mục tiêu
TISEMIZ hướng tới hai mục tiêu cụ thể. Thứ nhất là cung cấp công cụ tin học hỗ
trợ KCN Lê Minh Xuân và các cơ quan quản lý liên quan trong việc:
− Tổ chức lưu trữ và truy tìm các dữ liệu liên quan đến việc quản lý môi
trường.
− Tiến hành nhiều phân tích khác nhau trên những cơ sở dữ liệu được lưu
trữ để đánh giá và lập kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
− Đánh giá nhanh chóng ảnh hưởng hoạt động sản xuất lên môi trường
thông qua sự kết nối cơ sở dữ liệu với mô hình toán.
Thứ hai là phục vụ cho sự trao đổi thông tin và báo cáo định kỳ giữa KCN với
các cơ quan quản lý môi trường.
TISEMIZ hướng tới các đối tượng sử dụng gồm công ty hạ tầng KCN – trường
hợp cụ thể là KCN Lê Minh Xuân, các cơ sở sản xuất có liên quan đến môi trường trong
KCN Lê Minh Xuân, những người quan tâm thông tin môi trường của KCN Lê Minh
Xuân.
TISEMIZ phải đảm bảo các chức năng quan trọng của một hệ thống thông tin
môi trường. Đầu tiên, TISEMIZ cho phép nhập thông tin tổng quan về KCN Lê Minh
Xuân cũng như các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (CSSX) thuộc các KCN này.
TISEMIZ đảm bảo tính tiện lợi cho người dùng xem thông tin thuộc tính: một bên là
bản đồ của KCN (lớn), một bên là CSDL về các doanh nghiệp, CSSX trong KCN này.
Người dùng có thể xem thông tin và khi được phép của người phụ trách mạng có thể

chỉnh sửa, bổ sung thông tin vào CSDL một cách trực diện. Thứ hai TISEMIZ phải đảm
bảo tính toán và thống kê và truy vấn theo các yêu cầu nhanh chóng. Thứ ba TISEMIZ
phải trợ giúp thực hiện các báo cáo dựa trên CSDL đã được nhập vào. Thứ tư TISEMIZ
phải giúp quản lý các điểm quan trắc không khí khác nhau trên bản đồ số KCN Lê Minh
Xuân cũng như cho phép nhập, lưu trữ và xử lý biểu đồ một cách hiệu quả các thông tin
thay đổi theo thời gian của các điểm quan trắc. Thứ năm TISEMIZ phải trợ giúp công
tác lưu trữ và tra cứu các văn bản môi trường.
TISEMIZ hướng tới làm việc độc lập với người dùng cũng như người phụ trách
mạng tin học thuộc Công ty hạ tầng KCN, chạy được trên mạng Internet, cho phép phân
quyền, làm báo cáo tự động. Về mặt quản lý cấp vĩ mô, TISEMIZ phải trợ giúp lưu trữ
báo cáo định kỳ gửi các cơ quan liên quan như Hepza, Sở Tài nguyên và Môi trường
Tp.HCM, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh.

7

2.1.2 Các yêu cầu được đặt ra cho hệ thống
Nguyên tắc xây dựng sơ đồ hệ thống thông tin môi trường quản lý các vấn đề
môi trường cho KCN như sau:
− Đáp ứng các yêu cầu quản lý môi trường được đặt ra.
− Dựa vào thực tế công tác quản lý môi trường các KCN hiện nay,
không làm thay đổi đáng kể những gì đang hiện hữu nhưng phải có
hiệu chỉnh cần thiết để đáp ứng tính thống nhất, phù hợp chung cho
các KCN.
TISEMIZ được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
− CSDL môi trường gắn liền với GIS và đáp ứng các tính năng tin học hóa.
− Xác định rõ các dòng thông tin cần quản lý cho quá trình cập nhật, truy vấn,
truy xuất, thông qua đó thể hiện được các mối quan hệ qua lại hoặc liên kết
trong các dòng thông tin giữa các nhà máy riêng rẽ và qui mô một KCN.
− Dòng thông tin phải đại diện chung cho nhiều KCN và có thể thu thập được.
− Bám sát những điều kiện sẵn có như các biểu mẫu hiện hành nhưng cần thiết

phải hiệu chỉnh cho phù hợp với nhu cầu quản lý mới và thu thập một cách
đầy đủ nhất.
− Có khả năng liên kết các dữ liệu bị rời rạc thành một cơ sở dữ liệu có tính
thống nhất và có tính liên kết theo thời gian.
− Nối kết dữ liệu riêng rẽ ở từng nhà máy vào qui mô toàn KCN.
− Xây dựng dòng thông tin thông minh có tính kiểm tra chéo để có thể phát
hiện những khai báo không chính xác từ các nhà máy.
2.1.3 Các dòng thông tin chính trong Hệ thống thông tin môi trường
TISEMIZ
Dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng thông tin môi trường liên quan, trên Hình 2-1
trình bày mô hình các dòng thông tin chính liên quan.
2.1.3.1 Các nhóm thông tin môi trường trong TISEMIZ
a. Thông tin liên quan tới các cơ quan quản lý
Nhóm thông tin ở đây là những thông tin cơ bản: Giới thiệu, chức năng nhiệm vụ
quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác, địa chỉ trên Web sẽ do đơn vị sử dụng
bổ sung.


8



Hình 2-1. Các dòng thông tin môi trường chính trong TISEMIZ
Từ đó sơ đồ khối các module trong TISEMIZ được đề xuất trong đề tài này được
trình bày trên Hình 2-1.
b. Thông tin về các doanh nghiệp
Các thông tin chính là:
- Tên Công ty
- Quốc Gia
- Năm hoạt động

- Ngành sản xuất
- Mã ngành
- Giấy phép hoạt động
- Diện tích đất
- Công nhân viên
- Tiêu thụ điện
- Tiêu thụ nước
- Tiêu thụ nhiên liệu
c . Quản lý dữ liệu phát thải

9

- Quản lý nước xả thải cho KCN.
- Quản lý ô nhiễm không khí cho KCN.
- Quản lý chất thải rắn cho KCN.
- Quản lý chất thải nguy hại cho KCN.
d. Quản lý dữ liệu quan trắc giám sát chất lượng môi trường
- Nước thải tại các nhà máy và trạm xử l ý tập trung.
- Ô nhiễm không khí tại các nhà máy và khu vực xung quanh KCN.
- Các điểm nhạy cảm tại khu vực xung quanh KCN.
- Kiểm tra, so sánh, đánh giá kết quả quan trắc.
TISEMIZ cần cho phép user tạo ra một số vị trí các điểm nhạy cảm trong phạm
vi KCN Lê Minh Xuân. Trong thực tế tại KCN Lê Minh Xuân có tiến hành quan trắc
chất lượng không khí tại một số điểm do Hepza thực hiện. Các số liệu này sẽ được quản
lý tập trung trong TISEMIZ
e. Mô hình hoá
Trong phạm vi giới hạn của đề tài. Trong TISEMIZ chỉ thực hiện quản lý số liệu
khí tượng. Nhóm số liệu này được sử dụng tính toán lan truyền ô nhiễm không khí. Mô
hình khí tính toán sự phát tán ô nhiễm không khí được tích hợp trong TISEMIZ là mô
hình Berliand.

Trong TISEMIZ có chức năng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Phần
này chủ yếu hướng tới các báo cáo tổng hợp về môi trường.
f. Phân tích, truy vấn, làm báo cáo
TISEMIZ cho phép thực hiện các truy vấn dữ liệu khác nhau liên quan tới công
tác quản lý môi trường KCN. Một số chức năng chính gồm:
- Xem số liệu dưới dạng văn bản, biểu đồ.
- Thực hiện phân tích và xử lý số liệu tổng hợp .
- Làm báo cáo cho các nhóm đối tượng khác nhau: HEPZA, Sở Tài nguyên và Môi
trường, các đối tượng khác.
g. Quản lý các văn bản môi trường

- Tiêu chuẩn Môi trường.
- Luật môi trường.
- Các nghị định, thông tư và qui chế hướng dẫn.
- Các công văn điện tử khác.
2.1.3.2 Xây dựng CSDL cho TISEMIZ
Trong công tác quản lý môi trường hiện nay người ta ngày càng nhận thức được
tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thông tin. Dữ liệu và thông tin tạo ra từ dữ liệu rất
cần thiết cho việc thông qua quyết định của nhà quản lý cũng như cung cấp cho các nhà

10

khoa học để nghiên cứu các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng. Dữ liệu có giá trị
khi nó chính xác và kịp thời. Đây là nguyên nhân khiến người ta phải tổ chức và quản lý
dữ liệu có mục tiêu và như người ta vẫn nói CSDL là trái tim của một hệ thống thông
tin. Dữ liệu trong TISEMIZ được đề xuất và trình bày trong Phụ lục A của Báo cáo
Nghiệm thu.
2.2 Hệ thống thông tin môi trường TISEMIZ

TISEMIZ là một chương trình tin học gồm nhiều thành phần khác nhau trợ giúp

cho phân tích môi trường. Bộ chương trình TISEMIZ gồm 3 chương trình tương đối độc
lập nhưng có liên hệ mật thiết với nhau: ENVIMDA quản lý nhập xuất số liệu trên, Web
môi trường quản lý thông tin , làm báo cáo môi trường tự động qua kỹ thuật Web và
ENVIMAP phần mềm ứng dụng GIS tích hợp với mô hình toán. Cụ thể là bộ chương
trình TISEMIZ gồm 3 hợp phần: ENVIMDA, Web môi trường, ENVIMAP. Các
chương trình này sử dụng CSDL chung, chia sẻ thông tin một cách hợp lý.
E
N
V
I
M
D
A

Hình 2-2. Tam giác TISEMIZ
Với TISEMIZ, thông tin môi trường liên quan được đưa lên mạng thông qua kỹ
thuật Web. Với công nghệ mới này, người dùng có một công cụ tiện ích để làm các báo
cáo môi trường một cách chuyên nghiệp cũng như chia sẻ thông tin cho nhiều đối tượng
sử dụng khác nhau.

11

2.2.1 Mô hình vận hành của TISEMIZ
WEBSITE
GIS
Người dùng
CSDL trên
máy chủ Web
ENVIMAP,
ENVIMDA

Người quản trị
GIS
CSDL trên
mạng cục bộ

Hình 2-3. Mô hình vận hành của bộ chương trình TISEMIZ
Mô hình vận hành của bộ chương trình TISEMIZ được thể hiện trên Hình 2.3.
Hai chương trình con ENVIMAP và ENVIMDA chạy trên mạng cục bộ. ENVIMDA
quản lý phần nhập và xem dữ liệu môi trường trên mạng cục bộ tại Cơ quan ứng dụng.
ENVIMAP trợ giúp quản lý các nguồn thải cố định cũng như giúp tính toán lan truyền ô
nhiễm không khí từ các nguồn thải cố định. Kết quả nhập liệu được lưu trữ trên phần
mềm SQL 2000 sẽ được liên kết với Web Site. Trang Web này làm nhiệm vụ chia sẻ
thông tin, làm các báo cáo môi trường một cách tự động.
Hình 2-4. Mô hình chuyển thông tin từ ENVIMDA ra mạng Internet


12

Việc chuyển số liệu từ ENVIMDA (đặt tại KCN Lê Minh Xuân) lên mạng
internet vào Web môi trường được thực hiện như được chỉ ra trên Hình 2-4. Mô hình
các khối chức năng của ENVIMAP được trình bày trên Hình 2-5. Các module
ENVIMDA và ENVIMAP ứng dụng dữ liệu không gian với công nghệ chuyển đổi được
nhóm nghiên cứu thực hiện trong nhiều năm qua. Các dữ liệu không gian này được kế
thừa từ nhiều nguồn khác nhau (Mapinfo, Google, Arcview,…)


Hình 2-5. Các khối chức năng trong ENVIMAP
2.2.2 Các chức năng chính của TISEMIZ
Trên Hình 2-6 thể hiện các chức năng chính của TISEMIZ. Thông tin từ
ENVIMDA sẽ được chuyển vào module Web môi trường. Cùng với ENVIMDA,các

thông tin liên quan tới Hoạt động môi trường và thông tin về doanh nghiệp theo định kỳ
được nhập vào Web môi trường. Trên hình cũng chỉ rõ các nhóm thông tin liên quan tới
Doanh nghiệp và Hoạt động môi trường được nhập vào Web môi trường. Trên Hình 2-7
chỉ rõ các nhóm thông tin mà Bộ phận phụ trách môi trường KCN cần nhập vào
ENVIMDA. Đây là các nhóm số liệu giám sát nước thải 2 lần/hàng tháng được thu thập.
Bên cạnh đó ENVIMDA lưu trữ chất lượng nước thải tại các bể pha trộn 101, 301, 302
nhằm giám sát qui trình xử lý nước thải. Theo định kỳ, số liệu quan trắc chất lượng
không khí xung quanh được thu thập và nhập vào ENVIMDA.

13

ENVIMDA
Xuất Báo cáo
Hoạt động
môi trường
Thông tin
doanh nghiệp
Tìm kiếm
doanh nghiệp
Thống kê
Phân quyền
WEB MÔI
TRƯỜNG
Thông tin chung
Hoạt động sản xuất
Xả thải
Hoạt động bảo vệ
môi trường
Kiến nghị
Tính phí chất thảiChi phí vận hành

Sự cố môi trường
Doanh mục
Thao tác bản
đồ

Hình 2-6. Các chức năng quản lý thông tin môi trường trong TISEMIZ

14


Hình 2-7. Mô tả chức năng chi tiết của module ENVIMDA
Một trong số các Chức năng quan trọng của TISEMIZ chính là chức năng Báo
cáo.
Trên Hình 2-7 mô tả chức năng Báo cáo trong TISEMIZ. Dựa trên số liệu được
nhập vào TISEMIZ (theo chu kỳ thời gian xác định: có thể theo tuần, tháng, 6 tháng hay
1 năm) (trên hình có chỉ rõ 2 mũi tên Input là các Khối thông tin nhập vào), chương
trình TISEMIZ sẽ cho phép thực hiện chức năng Báo cáo. Các Khối màu xanh nhạt là
các loại Báo cáo mà TISEMIZ sẽ giúp cho User (người dùng) làm Thống kê. Nội dung
chi tiết trong Báo cáo được trình bày ở phần dưới và trong phần Phụ lục của Báo cáo
Nghiệm thu.


15

Báo cáo
Báo cáo chất
lượng môi
trường nhà máy
Báo cáo tuần
về hoạt động

môi trường
Báo cáo tháng
hoạt động môi
trường
Báo cáo 6 tháng
hoạt động môi
trường
Báo cáo tổng
hợp hoạt động
môi trường
Thiết lập
thông số
Báo cao doanh
nghiệp tổng
hợp hàng năm
Báo cáo phí
nước thải

Hình 2-8. Chức năng báo cáo trong TISEMIZ
Các báo cáo từ KCN có thể truy xuất, bao gồm:
1. Báo cáo doanh nghiệp tổng hợp năm
2. Báo cáo tổng hợp hoạt động môi trường
3. Báo cáo 6 tháng hoạt động môi trường
4. Báo cáo chất lượng môi trường của doanh nghiệp
5. Báo cáo tháng hoạt động môi trường KCN
6. Báo cáo tuần hoạt động môi trường KCN
7. Báo cáo phí nước thải
Trong phiên bản này, TISEMIZ giúp thực hiện 7 nhóm báo cáo: Báo cáo doanh
nghiệp tổng hợp hàng năm, Báo cáo hoạt động môi trường (hàng năm doanh nghiệp
phải thực hiện 2 lần, tần suất 6 tháng/lần). Bên cạnh đó Chủ đầu tư Khu Công Nghiệp

(trong trường hợp KCN Lê Minh Xuân là Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình
Chánh, viết tắt là BCCI) theo định kỳ cần thực hiện các nhóm báo cáo: Báo cáo hoạt
động môi trường tuần, tháng, báo cáo tổng hợp, Báo cáo phí nước thải. Các doanh
nghiệp thực hiện Báo cáo chất lượng môi trường đối với doanh nghiệp của mình.
Trên Hình 2.9 trình bày nội dung chi tiết trong Báo cáo doanh nghiệp tổng hợp
hàng năm. Các khối màu xanh thẫm chỉ rõ 5 nhóm thông tin. Khối mầu hồng chi tiết
hóa các nhóm thông tin lớn. Báo cáo này có được dựa trên thông tin được nhập vào Hệ
thống TISEMIZ (khối màu vàng nhạt).

16


Web Môi trường
Thông tin doanh
nghiệp
Dựa trên Báo cáo
tổng hợp hàng năm
của doanh nghiệp
Xuất báo cáo hàng năm
các hoạt động liên quan tới
kiểm soát ô nhiễm của
doanh nghiệp
Xuất báo cáo hàng năm
các hoạt động liên quan
tới sản xuất của doanh
nghiệp
Xuất báo cáo hàng năm
Thông tin cơ bản của
Doanh nghiệp được lựa
chọn

Kiến nghị
Thông tin hoạt
động tuân thủ
bảo vệ môi
trường
Thông tin kiểm
soát ô nhiễm
Thông tin hoạt
động xả thải
input
X
u

t

B
á
o

c
á
o
X
u

t

b
á
o


c
á
o
Xuất báo cáo hàng năm
các hoạt động tuân thủ
bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp
Xuất báo cáo Kiến nghị
của doanh nghiệp trong
năm được chọn

Hình 2-9. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo doanh nghiệp tổng hợp hàng năm
Trên Hình 2-10 mô tả chức năng Thống kê trong TISEMIZ. Dựa trên số liệu
được nhập vào TISEMIZ (theo chu kỳ thời gian xác định: có thể theo tuần, tháng, 6
tháng hay 1 năm) (trên hình có chỉ rõ 2 mũi tên Input là các Khối thông tin nhập vào),
chương trình TISEMIZ sẽ cho phép thực hiện chức năng Thống kê. Các Khối màu xanh
nhạt là các nhóm thông tin mà TISEMIZ sẽ giúp cho User (người dùng) làm Thống kê.
Nội dung chi tiết trong Thống kê được trình bày trong các khối màu hồng.
Việc xử lý thống kê, truy vấn thông tin tổng hợp trong TISEMIZ gồm:
1. Thống kê nhanh các thông tin cơ bản của các nhà máy
2. Kiểm soát nước thải:
3. Kiểm soát ô nhiễm không khí:
4. Thống kê thành phần và khối lượng CTR, CTNH
5. Thống kê các sự cố xảy ra
6. Thống kê các hoạt động tuân thủ BVMT
7. Kết quả theo dõi giám sát môi trường
Chi tiết hóa các chức năng Thống kê trong TISEMIZ được trình bày trong Phần
Phụ lục B của Báo cáo Nghiệm thu.


17

THỐNG KÊ
Lưu lượng nước
thải
Xử lý cục bộ
nước thảii
Thông tin cơ bản
Xử lý cục bộ
không khí
Chất thải rắn-
nguy hại
Xử lý tiếng ồn
Hoạt động trạm
xử lý nước thải
Hoạt động bảo vệ
môi trường
Tên doanh nghiệp
Khu công nghiệp
Địa chỉ
Ngành nghề
Diện tích
Tình hình hoạt động
Thời gian hoạt động
Giấy phép……
Lưu lượng
Kết quả tại bể đầu vào
101
Kết quả tại bể đầu ra
301

Kết quả tại bể đầu ra
302
Khai báo của doanh
nghiêp: NTSH, NTSX
Kiểm soát nước thải dựa
vào hoạt động sản xuất
Tổng tính toán
Kiểm soát cục bộ
nước thải sản xuất
Kiểm soát xả thải
Đánh giá
Khối lượng rác thải
sinh hoạt
Rác thải nguy hại
Quan trắc MT
Quy chế KCN
Nộp phí môi
trường…….
Dây chuyền sản
xuất
Máy dự phòng
Thống kê khác
Khí thải
Bụi
Khói thải lò hơi
Khói từ sấy đốt
Máy phát dự phòng
Thông tin doanh
nghiệp
input

ENVIMDA
input

Hình 2-10. Chức năng thống kê trong TISEMIZ

18

2.3 Ứng dụng TISEMIZ tính toán lan truyền ô nhiễm cho KCN Lê Minh Xuân

Hình 2-11. Màn hình chính của ENVIMAP_LMX.

Hình 2-12. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân trên nền bản đồ.
Màn hình chính của phần mềm thể hiện 2 lớp bản đồ:
− Bản đồ tổng thể Thành phố Hồ Chí Minh với một số lớp như: quận, huyện,
sông ngòi, lớp KCN, v.v…
− Bản đồ KCN Lê Minh Xuân với các lớp bản đồ như lớp CSSX, lớp ống khói,
….
Các công cụ trong Menu “Thông tin” của ENVIMAP_LMX cung cấp cho người
sử dụng các thông tin tổng quát về KCN, các CSSX trong các KCN (như địa chỉ, ngành
nghề sản xuất, hình thức kinh doanh), trạm khí tượng, điểm lấy mẫu CLKK, điểm nhạy

19

cảm, các thông số quan trắc, các Tiêu chuẩn Việt Nam liên quan, và các ống khói tương
ứng với từng CSSX.
Để hiển thị thông tin về KCN Lê Minh Xuân, sử dụng phím tab “Thông tin” và
lựa chọn tab “Khu công nghiệp”
Trong TAB này là thông tin về KCN Lê Minh Xuân, bao gồm:Tên, tên tiếng
Anh, địa chỉ,điện thoại, fax, email, website, năm hoạt động, số công ty,hình ảnh,… Các
thông tin này thể hiện dưới dạng bảng, do đó người sử dụng có thể thao tác với nó như

đọc, thêm, bớt thông tin.
Để hiển thị danh sách các CSSX trong KCN Lê Minh Xuân, sử dụng phím tab
“Thông tin” và lựa chọn tab “Cơ sở sản xuất” (“Thông tin” →“Cơ sở sản xuất”))
Trong TAB này là thông tin của các CSSX thuộc KCN Lê Minh Xuân, bao gồm:
Tên, tên tiếng anh, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, năm thành lập, số giấy phép
kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, sản phẩm, số công nhân, hình ảnh… Các
thông tin này thể hiện dưới dạng bảng, do đó người sử dụng có thể thao tác với nó như
đọc, thêm, bớt thông tin.
Chọn thẻ “Thông tin” trong menu chính và lựa chọn thẻ “Ống khói” (Thông tin
→ Ống khói).
Bảng thông tin này thể hiện các thông tin cơ bản về các ống khói. Người sử dụng
cũng có thể thêm bớt và thay đổi thuộc tính của ống khói.
Để có danh sách các thông tin về các tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến khí
thải, người sử dụng cần chọn Thông tin → Tiêu chuẩn. ENVIMAP_BH sẽ hiện ra hộp
thoại danh sách các tiêu chuẩn Việt Nam.
Để có danh sách thông tin các chất thải có trong nước thải của từng điểm xả ứng
với TCVN, người sử dụng cần chọn Thông tin → Chất – Thông số đo.
ENVIMAP_LMX sẽ hiện ra hộp thoại danh sách các chất thải
Trong hộp thoại này là thông tin các chất thải có trong nước thải ứng với TCVN:
Tên, công thức, đơn vị, Loại chất…. Các thông tin này thể hiện dưới dạng bảng, do đó
người sử dụng có thể xem, cập nhật hay sửa chữa nếu thấy cần thiết cũng như bổ sung
chất mới.
Để có giá trị “hằng số Berliand” ứng với từng tháng trong năm người sử dụng
cần chọn thẻ “Thông tin” trong menu chính và lựa chọn thẻ “Hằng số Berliand”
(Thông tin → Hằng số Berliand ). ENVIMAP_LMX sẽ hiện ra hộp thoại giá trị hằng số
Berliand.
Để có giá trị “Hệ số phát thải” ứng với từng loại nhiên liệu sử dụng người dùng
cần chọn thẻ “Thông tin” trong menu chính và lựa chọn thẻ “Hệ số phát thải” (Thông
tin → Hệ số phát thải). ENVIMAP_LMX sẽ hiện ra hộp thoại “Hệ số phát thải”.
Để có giá trị “Khối lượng riêng của nhiên liệu” ứng với từng loại nhiên liệu sử

dụng người dùng cần chọn thẻ “Thông tin” trong menu chính và lựa chọn thẻ “Khối
lượng riêng của nhiên liệu” (Thông tin → Khối lượng riêng của nhiên liệu).
ENVIMAP_LMX sẽ hiện ra hộp thoại “Khối lượng riêng của nhiên liệu”. Các thông tin
cũng này thể hiện dưới dạng bảng, do đó người sử dụng có thể xem, cập nhật hay sửa
chữa nếu thấy cần thiết.

×