Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

GIÁO TRÌNH SINH LÝ BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 159 trang )

TRUONG CAO DANG Y TE QUANG NAM – KHOA NOI

SINH LÝ BỆNH
[Đại học Y Dƣợc Huế]

[2008]

BS NGUYEN DINH TUAN (ST)


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU MÔN SINH LÝ BỆNH ......................................................................3
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH .........................................................................................11
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH NGUYÊN .......................................................................19
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SINH ...............................................................................26
RỐI LOẠN CÂN BẰNG GLUCOSE MÁU ..........................................................33
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID .......................................................................46
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID ...................................................................62
RỐI LOẠN CÂN BẰNG NƢỚC – ĐIỆN GIẢI ....................................................71
RỐI LOẠN CÂN BẰNG ACID - BASE ...............................................................89
RỐI LOẠN ĐIỀU HÕA THÂN NHIỆT ..............................................................108
VIÊM.....................................................................................................................118
RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC .................................................................134
SINH LÝ BỆNH QUÁ TRÌNH LÃO HÓA .........................................................147

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 2


Chƣơng 1


GIỚI THIỆU MÔN SINH LÝ BỆNH
I. Đại cương
1. Định nghĩa
Sinh lý bệnh lý học hay gọi tắt là sinh lý bệnh học là môn học nghiên cứu về
cơ chế phát sinh, phát triển và kết thúc của bệnh; tức là nghiên cứu những thay đổi
của cơ thể bị bệnh trong quá trình bệnh lý điển hình và cuối cùng để tìm hiểu
những quy luật hoạt động của bệnh nói chung. Theo Purkinje: “Sinh lý bệnh là
sinh lý của cơ thể bị bệnh“
Sinh lý bệnh nghiên cứu những trƣờng hợp bệnh lý cụ thể, phát hiện và mô tả
những thay đổi về sự hoạt động chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi
chúng bị bệnh; từ đó rút ra những quy luật chi phối chúng, khác với những quy
luật hoạt động lúc bình thƣờng: đó là sinh lý bệnh học cơ quan, bộ phận. Ví dụ
Sinh lý bệnh tuần hoàn (Sinh lý bệnh cơ quan).
Tuy nhiên, có những rối loạn có thể xảy ra ở nhiều cơ quan chức năng rất
khác nhau nhƣ viêm gan, viêm cơ, viêm khớp...và mỗi bệnh lại diễn tiến theo
những quy luật riêng của nó: viêm gan không giống nhƣ viêm khớp. Tuy nhiên
mỗi bệnh này lại cùng tuân theo một quy luật chung hơn, đó là quy luật bệnh lý
viêm nói chung và quy luật này lại đƣợc trình bày trong bài viêm (Sinh lý bệnh
đại cương).
Từ việc nghiên cứu quy luật hoạt động của từng bệnh, từng cơ quan, đến quy
luật hoạt động của các quá trình bệnh lý điển hình chung: Sinh lý bệnh học tìm
cách khái quát hóa để tìm hiểu quy luật hoạt động của bệnh cũng nhƣ quy luật hoạt
động của nguyên nhân gây bệnh, quy luật phát sinh phát triển của bệnh, của quá
trình lành bệnh cũng nhƣ quá trình tử vong.
Tất cả xuất phát từ hiện tƣợng đi tìm bản chất của vấn đề là tìm hiểu đƣợc
bệnh là gì ? bệnh do đâu mà có ? bệnh tiến triển nhƣ thế nào? quá trình lành bệnh
và tử vong xảy ra nhƣ thế nào?
2. Nội dung môn học
Nội dung giảng dạy sinh lý bệnh gồm có hai phần:
- Sinh lý bệnh đại cƣơng: gồm các khái niệm và quy luật chung nhất về bệnh;

sinh lý bệnh các quá trình bệnh lý chung.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 3


- Sinh lý bệnh cơ quan: nghiên cứu sự thay đổi của các chức năng và các cơ
quan khi bị bệnh.
II. Vị trí, tính chất và vai trò của môn học
1. Vị trí
1.1. Môn học tiền lâm sàng
Sinh lý bệnh và môn Giải phẩu bệnh là hai môn học tiền thân của môn bệnh
lý học hay nói một cách khác: trong quá trình phát triển từ nghiên cứu về thay đổi
hình thái sang nghiên cứu về thay đổi chức năng của bệnh lý học, do vậy Sinh lý
bệnh đƣợc xếp vào nhóm các môn học tiền lâm sàng, sinh viên đƣợc học trƣớc khi
chính thức học các môn lâm sàng và dự phòng bệnh
1.2. Nền tảng của môn Sinh lý bệnh
Sinh lý học và Hoá sinh học là hai môn học cơ sở liên quan trực tiếp và quan
trọng nhất của Sinh lý bệnh học bên cạnh các môn học liên quan khác nhƣ di
truyền học, miễn dịch học, vi sinh.. .. Ngoài ra, Sinh lý bệnh còn phải vận dụng
kiến thức của nhiều môn khoa học khác nữa, kể cả các môn khoa học cơ bản

2. Tính chất và vai trò
2.1. Tính chất tổng hợp
Để làm sáng tỏ và giải thích các cơ chế bệnh lý, Sinh lý bệnh phải vận dụng
những kết quả của nhiều môn học khác nhau. Phƣơng pháp phân tích giúp cho
khoa học đi sâu vào bản chất của sự vật một cách chi tiết và chính xác đồng thời
hình thành nhiều chuyên khoa sâu chuyên biệt. Tuy nhiên, muốn tìm ra quy luật
Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)


Page 4


hoạt động chung thì phải có phƣơng pháp tổng hợp tốt, nắm đƣợc cái gì là nguyên
nhân, cái gì là hậu quả, cái gì là cốt lõi, cái gì là chính, cái gì là phụ để đi đến bản
chất của vấn đề.
Môn sinh lý bệnh, nhƣ định nghĩa đã nêu rõ; đi từ những hiện tƣợng bệnh lý
cụ thể, tìm cách khái quát hóa thành những quy luật hoạt động của cơ thể bị bệnh;
tất nhiên đòi hỏi một đầu óc tổng hợp sắc bén.
2.2. Tính chất lý luận
Sinh lý bệnh học cho phép giải thích cơ chế của bệnh và các hiện tƣợng bệnh
lý nói chung, đồng thời làm sáng tỏ các quy luật chi phối sự hoạt động của cơ thể,
cơ quan, tổ chức và tế bào khi bị bệnh. Do đó, trong đào tạo ngoài nhiệm vụ trang
bị kiến thức môn học; trong đào tạo nó còn có nhiệm vụ trang bị phƣơng pháp lý
luận và cách ứng dụng các lý luận đó khi học các môn lâm sàng và nghiệp cụ
khác.
Sinh lý bệnh cung cấp cho ngƣời thầy thuốc quan điểm và phƣơng pháp
đúng, nghĩa là một quan điểm duy vật biện chứng và một phƣơng pháp luận khoa
học trong cách nhìn nhận, phân tích và kết luận về mọi vấn đề trong y học. Mọi
ngƣời đều biết hiện tƣợng bệnh lý là một thực tại khách quan, nhƣng nhìn nó theo
góc cạnh nào, hiểu nó nhƣ thế nào là một vấn đề chủ quan của con ngƣời. Chính vì
vậy mà trong lịch sử y học đã có biết bao học thuyết đối lập, trƣờng phái khác
nhau, biết bao cuộc đấu tranh ác liệt giữa quan điểm duy tâm và quan điểm duy
vật. Mục tiêu của sinh lý bệnh là xây dựng cho ngƣời thầy thuốc một quan điểm,
một phƣơng pháp suy luận trong y học.
2.3. Sinh lý người là một trong những cở sở của y học hiện đại
Y học hiện đại kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền để phát triển và
thay thế dần y học cổ truyền. Điều kiện để y học hiện đại ra đời là sự áp dụng
phƣơng pháp thực nghiệm vào nghiên cứu y học. Nhờ phƣơng pháp thực nghiệm

khoa học mà môn Giải phẩu học và Sinh lý học ra đời, tạo nền tảng vững chắc cho
y học hiện đại phát triển. Hypocrate là ông tổ của y học cổ truyền cũng là ông tổ
của y học hiện đại và của y học nói chung.
Giải phẫu học và Sinh lý học là hai môn học quan trọng cung cấp những hiểu
biết về cấu trúc và hoạt động của cơ thể con ngƣời bình thƣờng. Trên cơ sở hai
môn học trên, y học hiện đại nghiên cứu trên ngƣời bệnh để hình thành môn bệnh
học và Sinh lý bệnh là môn học cơ sở. Hiện nay trong công tác đào tạo, Sinh lý

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 5


bệnh đƣợc xếp vào môn học tiền lâm sàng, tạo cơ sở về kiến thức và phƣơng pháp
để sinh viên học tốt các môn lâm sàng.
III. Phương pháp nghiên cứu trong sinh lý bệnh
GS. Thomas “ Thực nghiệm trên súc vật và quan sát trên ngƣời bệnh là
phƣơng pháp cơ bản của sinh lý bệnh “. Phƣơng pháp thực nghiệm trong Y học
đƣợc Claude Bernard phát triển và tổng kết từ gần 200 năm trƣớc đây, đã giúp cho
các nhà Y học nói chung và Sinh lý bệnh nói riêng một vũ khí quan trọng trong
nghiên cứu. Mục đích của y học thực nghiệm là phát hiện đƣợc những quy luật
hoạt động của cơ thể bị bệnh qua các mô hình thực nghiệm trên súc vật.
Phƣơng pháp thực nghiệm là phƣơng pháp nghiên cứu xuất phát từ sự quan
sát khách quan từ các hiện tƣợng tự nhiên (hiện tƣợng bệnh lý xảy ra), sau đó dùng
các kiến thức hiểu biết từ trƣớc tìm cách cắt nghĩa chúng (gọi là đề ra giả thuyết);
sau đó dùng một hay nhiều thực nghiệm để chứng minh giả thuyết đúng hay sai
(có thể thực nghiệm trên mô hình súc vật).
1. Các bước nghiên cứu thực nghiệm

1.1. Quan sát và đặt giả thuyết

Trƣớc một hiện tƣợng bệnh lý, dù là nhà y học cổ truyền hay y học hiện đại,
ngƣời ta đều quan sát và nhận xét những hiện tƣợng bệnh lý. Sau khi quan sát (chủ
quan hay khách quan), ngƣời ta tìm cách cắt nghĩa và giải thích những điều quan
sát đƣợc. Những ngƣời quan sát có thể đồng thời phát hiện giống nhau nhƣng cũng
có thể khác nhau; cũng có thể giải thích khác nhau về cùng một hiện tƣợng mà họ

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 6


cùng quan sát; tuy nhiên những giải thích trên mang tính chủ quan của con ngƣời,
tuỳ thuộc vào quan điểm triết học của ngƣời quan sát mà nội dung giải thích cũng
khác nhau (duy tâm, duy vật, biện chứng hay siêu hình), tuỳ thuộc vào từng thời
kỳ phát triển của y học mà ý nghĩa cũng thay đổi.
Từ quan sát, Hypocrate (500 năm BC) đã cho rằng: dịch mũi trong do não
tiết ra; thể hiện tình trạng cơ thể bị lạnh; máu đỏ do tim tiết ra, thể hiện tình trạng
nóng; còn máu đen do lách tiết ra, thể hiện tình trạng ẩm; và mật vàng do gan tiết
ra, thể hiện tình trạng khô. Mọi bệnh lý xảy ra do sự mất cân bằng của 4 chất dịch
trên.
Phƣơng pháp thực nghiệm do Claude Bernarde đã yêu cầu nhà khoa học:
- Quan sát thật tỉ mỉ, khách quan. Càng nhiều thông tin trung thực thì giả
thuyết càng dễ gần chân lý .
- Khi giải thích, càng vận dụng những kết quả lý luận đã co,ï càng làm cho
việc đặt giả thuyết càng có nhiều cơ hội tiếp cận chân lý.
Ngày nay, cần lƣu ý đến những thành tựu của nhiều ngành khoa học khác
nhau, và tuỳ theo điều kiện cụ thể mà vận dụng cho thích hợp. Ngƣời bệnh đến với
thầy thuốc với những triệu chứng, cần đƣợc phát hiện bằng mọi cách một cách
khách quan. Trƣớc tiên ngƣời thầy thuốc phải dùng ngũ quan của mình để quan
sát; sau đó kết hợp với những phƣơng tiện kỹ thuật cận lâm sàng để tăng cƣờng

phát hiện những hiện tƣợng mà khả năng quan sát con ngƣời không làm đƣợc. Các
xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò chức năng cho những kết quả khách quan,
chính xác và nhạy hơn những điều mà bản thân thầy thuốc thu nhận đƣợc bằng
ngũ quan của mình, song những kỹ thuật ấy cũng do con ngƣời làm ra nên chúng
phải đƣợc tuân thủ những quy tắc và điều kiện thực hiện thì mới có đủ sức tin cậy.
Khả năng quan sát của ngƣời thầy thuốc chỉ có thể phát triển khi đƣợc tiếp xúc với
ngƣời bệnh thƣờng xuyên.
Sau khi có đầy đủ các dữ kiện ở ngƣời bệnh, ngƣời thầy thuốc hình thành
trong trí óc của mình một mô hình bệnh lý nhất định. Đồng thời so sánh mô hình
này với các mô hình khác (có đƣợc qua học tập, kinh nghiệm) để xem nó giống
mô hình nào nhất và định hƣớng chẩn đoán phù hợp nhất. Nhƣ vậy chẩn đoán chỉ
là một giả thuyết mà ngƣời thầy thuốc đặt ra dựa trên những quan sát khách quan
thu đƣợc.
1.2. Chứng minh giả thuyết bằng thực nghiệm

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 7


Đây là bƣớc bắt buộc, nhƣng Y học cổ truyền đã không có điều kiện thực
hiện mà chỉ dừng lại ở bƣớc 1, tức là quan sát; rồi giải thích sau khi thử áp dụng
"Y lý" của mình trong thực tiễn.
Các thực nghiệm khoa học thƣờng xây dựng các mô hình thực nghiệm trên
súc vật từ những quan sát lâm sàng để chứng minh cho các giả thuyết đề ra. Các
thực nghiệm này đƣợc tiến hành chủ động cấp diễn hoặc trƣờng diễn, cho các hình
ảnh bệnh lý sinh động theo thời gian thực nghiệm. Thực nghiệm có thể tiến hành
trên từng tổ chức, từng cơ quan cô lập và trên cơ thể nguyên vẹn; hoặc phối hợp
với nhau và tiến hành trên cơ thể sống (in vivo) hoặc trong ống nghiệm (in vitro).
Nếu chẩn đoán đúng thì quyết định đƣợc biện pháp điều trị thích hợp và bệnh

khỏi. Nhƣ vậy điều trị cũng là một bằng chứng thực nghiệm. Cần lƣu ý bằng
chứng này cũng có những điều kiện riêng cuả nó. Ví dụ nhƣ sức đề kháng của cơ
thể cần thiết cho quá trình tự khỏi của bệnh, hổ trợ cho ngƣời thầy thuốc cũng nhƣ
điều trị và làm cho quá trình tự lành bệnh đƣợc nhanh hơn. Cũng có bệnh tuy chẩn
đoán ra nhƣng khoa học hiện nay vẫn chƣa điều trị khỏi. Cuối cùng nếu bệnh quá
nặng, điều trị không phù hợp thì ngƣời bệnh chết và phƣơng pháp giải phẩu thi thể
và chẩn đoán sinh thiết là một bằng chứng thực nghiệm vô cùng quý giá.
Muốn có kết quả cần thiết phải có các phƣơng pháp đúng, Claude
Bernard:”Chỉ có những phương pháp tốt mới cho phép chúng ta phát triển và sử
dụng tốt hơn những khả năng mà tự nhiên đã phú cho chúng ta”. Muốn vậy phải
có đƣợc những nhận xét lâm sàng chính xác, khách quan; đề ra những giả thuyết
đúng đắn, khoa học; tìm các phƣơng pháp thực nghiệm thích hợp để chứng minh
cho sự phù hợp giữa thực tế lâm sàng và giả thuyết đã nêu; từ đó rút ra đƣợc
những quy luật chung nhất của bệnh lý và cuối cùng là ứng dụng rộng rãi và có
hiệu quả trong thực tế (đối với công tác phòng bệnh và điều trị).
2. Vận dụng phương pháp thực nghiệm trong lâm sàng
Thầy thuốc là ngƣời làm khoa học, quá trình khám để phát hiện đúng bệnh
giống nhƣ quá trình phát hiện chân lý, nghĩa là tuân thủ theo đúng các bƣớc đi
trên. Chẩn đoán bệnh thực chất là ứng dụng các bƣớc của phƣơng pháp thực
nghiệm để tăng khả năng tìm ra đƣợc chân lý. Tác phong và đức tính của ngƣời
thầy thuốc trong trƣờng hợp này vẫn là tỉ mỉ, chính xác, trung thực.
IV. Sinh lý bệnh soi sáng công tác dự phòng và điều trị
Ngƣời ta có thể gây bệnh thực nghiệm và điều trị thực nghiệm trƣớc khi
ứng dụng vào lâm sàng, do đó hiểu rõ mối quan hệ giữa bệnh nguyên và bệnh
Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 8


sinh, hiểu rõ cơ chế phát sinh, phát triển và kết thúc của bệnh mà thầy thuốc biết

khi nào cần điều trị. Có nhiều biện pháp điều trị nhƣ điều trị triệu chứng, điều trị
nguyên nhân..v.v.
Biện pháp điều trị triệu chứng chỉ sử dụng khi chẩn đoán nguyên nhân
chƣa rõ và khi biểu hiện bệnh lý quá mạnh có thể ảnh hƣởng đến sinh mạng bệnh
nhân nhƣ đau quá có thể gây sốc, sốt cao gây co giật ở trẻ em.v.v. Tuy nhiên
không nên quá lạm dụng vì nhiều khi có hại hơn có lợi và cũng chỉ là biện pháp
đối phó.
Điều trị nguyên nhân là đúng nhất vì đánh vào yếu tố gây bệnh. Song cũng
có nhiều bệnh hiện nay chƣa rõ nguyên nhân hoặc nhƣ trong nhiều bệnh có
nguyên nhân đã rõ nhƣng khi bệnh hình thành thì có thể diễn biến mạnh hơn,
nguy hiểm cho ngƣời bệnh thì cần phải sử dụng khái niệm dự phòng trong điều trị
tức là thông qua quy luật diễn biến nhất định của bệnh lý (sinh lý bệnh học của
bệnh) mà đề ra những biện pháp điều trị thích đáng ngăn cản hoặc hạn chế những
diễn biến xấu có hại.
Sự hiểu biết về vai trò của nguyên nhân và điều kiện gây bệnh sẽ giúp cho
việc đề ra kế hoạch phòng bệnh đúng. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêu diệt và
ngăn ngừa nguyên nhân phát triển, ngăn chặn các điều kiện thuận lợi cho nguyên
nhân nảy sinh (môi trƣờng sống, các vectơ truyền bệnh, dinh dƣỡng .v.v.), tăng
cƣờng sức đề kháng của cơ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Triệu An. 2000. Đại cƣơng Sinh lý bệnh học. NXB Y Học, Hà Nội.
2. Bộ môn Miễn dịch học - Sinh lý bệnh trƣờng Đại học Y khoa Hà Nội (2002).
Sinh lý bệnh. Nhà xuất bản Y học
3. Bộ môn Miễn dịch học - Sinh lý bệnh trƣờng Đại học Y khoa TPHCM. (2000).
Sinh lý bệnh. Nhà xuất bản Y học.
4. Ganong W (1996) Review of medical physiology. Nhà xuất bản Appeleton and
Lange
5. Guyton A.C ; Hall J.E. Textbook of medical physiology. Nhà xuất bản W.B.
Saunder company.
6. Harrison‟s principles of internal medecine. Nhà xuất bản Mc Graw Hill.

7. Nguyễn Ngọc Lanh. 2002. Khái niệm về bệnh. Trong: Sinh lý bệnh (Nguyễn
Ngọc Lanh chủ biên). Trang 16-30. NXB Y Học, Hà Nội.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 9


8. Sigmund Freud. 1970. Phân tâm học nhập môn. Bản dịch của Nguyễn Xuân
Hiếu. Trang 5-263. NXB Khai Trí. Sài Gòn.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 10


Chương 2
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
I. Sơ lược sự phát triển về khái niệm bệnh
1. Bệnh theo quan niệm y học Đông phương
1.1. Trung quốc và các dân tộc chịu ảnh hưởng văn minh Trung quốc
Y học Trung quốc cổ đại chịu ảnh hƣởng của triết học, cụ thể là của Dịch
học. Các nhà y học Trung quốc đã áp dụng Dịch lý vào trong Y lý vì cho rằng
“Thiên địa vạn vật nhất thể”. Cơ thể con ngƣời đƣợc xem nhƣ là một thế giới thu
nhỏ (Nhân thân tiểu thiên địa) có liên quan đến các yếu tố nguyên thủy: Âm
Dƣơng, ngũ hành.
Bảng 2.1: Tương quan giữa đại và tiểu vũ trụ theo kinh Dịch và Y dịch
ĐẠI VŨ TRỤ

TIỂU VŨ TRỤ


Thái cực

Toàn thân

Lƣỡng nghi

Trên -dƣới, Trái -phải

Tứ tƣợng, Tứ thời

Tứ chi

Ngũ hành

Ngũ tạng, Ngũ dịch, Ngũ giác
quan

24 tiết

24 đốt xƣơng sống

Bát tiết, Bát chính.

Bát môn, Kỳ kinh bát mạch.

Cửu thiên, Cửu châu

Cửu khiếu


12 tháng

12 đốt khí quản, 12 kinh lạc

Sông ngòi

Huyết mạch

Lục khí

Lục phủ, lục kinh

360 ngày của 1 năm

360 đốt xƣơng

Trong đại vũ trụ (cũng nhƣ trong cơ thể ngƣời) luôn có sự vận hành giữa 2 lực đối
kháng: Âm-Dƣơng. Chu Liêm Khê khi giải thích Thái cực đồ thuyết có nói:

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 11


"Vô cực là thái cực, thái cực động mà sinh ra dƣơng, động cực rồi tĩnh, tĩnh
mà sinh ra âm, tĩnh cực rồi trở lại động, một động một tĩnh làm căn bản và giúp đỡ
lẫn nhau, phân âm phân dƣơng, lƣỡng nghi lập thành, dƣơng biến âm hợp mà sinh
ra thủy, hỏa, mộc, kim, thổ,...”
Khí âm dƣơng luân chuyển biến hóa mà tạo ra ngũ hành, sự sinh khắc của
ngũ hành là nguồn gốc của sự chế hóa trong vũ trụ. Hợp với nhau là sinh, là tiếp

tục tiến hóa. Trái với nhau là khắc, là hạn chế sự tiến hóa. Trong sự vận hành của
khí chất đã có sinh thì phải có khắc, có khắc thì phải có sinh, sinh khắc có mục
đích giữ quân bình trong sự sinh hóa của vạn vật. Âm dƣơng có hòa và ngũ hành
có bình thì trời đất mới yên mà muôn loài đƣợc thành toại, sinh tồn.
Vậy bệnh là do mất sự quân bình âm dƣơng, ngũ hành. Nguyên nhân của sự
mất quân bình nầy có thể là nội thƣơng do trạng thái tâm lý thái quá (Thất tình: hỷ,
nộ, ái, ố, lạc, tăng, bi), là ngoại cảm do tiết khí (Lục khí: phong, hàn, thử, thấp,
táo, hỏa). Trị liệu bệnh căn cứ vào sự sinh khắc của ngũ hành (Hƣ: bổ, Thực: tả)
để nhằm lập lại sự quân bình âm dƣơng cho cơ thể.
Lý luận âm dƣơng ngũ hành có vẻ mơ hồ, trừu tƣợng nhƣng các thầy thuốc
Đông y khi áp dụng vào trong điều trị bệnh đã thu đƣợc kết quả rất khả quan,
không thể phủ nhận.
1.2. Ấn Độ và các dân tộc chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ
Văn minh Ấn Độ cổ đại đƣợc phản ảnh trong bộ kinh Veda (đƣợc viết
khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ thứ 7 trƣớc CN) gồm 4 tập: Rig Veda (tụng niệm)
trong đó có đề cập nhiều kiến thức y học, Sama Veda (ca vịnh), Ayur Veda (tế tự)
và Atharva Veda (phù chú ma thuật) trong đó có bàn nhiều đến phẫu thuật.
Y học Ấn độ cổ đại quan niệm sức khỏe hoặc bệnh tật là sự kết hợp hài hòa
hoặc sự rối loạn của 3 yếu tố cấu tạo: Khí, dịch nhầy và mật, đồng thời chịu ảnh
hƣởng của thời tiết (mƣa, nắng, bão) và thời gian (ngày, tháng, năm). Về các lãnh
vực khác nhƣ giải phẫu học và phẫu thuật, dƣợc học, triệu chứng học, vệ sinh và y
học cộng đồng,... có nhiều tiến bộ ảnh hƣởng đến các nền y học cổ đại Hy Lạp, La
Mã và có tác động tích cực đến nền y dƣợc học Tây phƣơng sau nầy.
Tuy nhiên cần nói thêm rằng y học Ấn Độ cổ đại chịu chi phối mạnh mẽ của
triết thuyết Phật giáo, cho bệnh chỉ là một mắc xích trong vòng luân hồi sanh tử do
nghiệp (Karma) tạo tác. Sở dĩ con ngƣời tạo nghiệp là do vô minh và dục, vì vậy
điều trị khỏi bệnh không quan trọng bằng diệt dục để khỏi tạo nghiệp. Nghiệp mỗi
khi không còn tạo tác, luân hồi sẽ dứt, bệnh theo đó cũng sẽ tiêu biến đi. Có lẽ triết
thuyết nầy đã có ít nhiều tác dụng tiêu cực đến sự phát triển của nền y học Ấn.


Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 12


2. Bệnh theo quan niệm y học Tây phương
2.1. Học thuyết thể dịch của Hippocrate
Chịu ảnh hƣởng những luận thuyết của Empedocles (thầy thuốc kiêm triết
gia, 504-433 trƣớc CN) coi nền tảng vật chất của thế giới gồm 4 yếu tố (đất, nƣớc,
lửa, không khí) tạo nên những biến đổi trong thiên nhiên (ấm, nóng, lạnh, khô),
các yếu tố đó vừa kết hợp với nhau vừa đối kháng với nhau. Hippocrate (460-377
trƣớc CN) cũng quan niệm hoạt động sống của cơ thể dựa trên 4 thể dịch: máu ở
tim cũng khô nhƣ không khí, chất nhầy ở não cũng lạnh nhƣ nƣớc, mật vàng ở gan
cũng nóng nhƣ lửa, mật đen ở lách cũng ẩm nhƣ đất. Theo ông, sự tác động qua lại
của các thể dịch đó quyết định không chỉ tính tình của mỗi con ngƣời (nóng nảy,
trầm tĩnh, thờ ơ, buồn phiền) mà còn là nền tảng của sức khỏe và nguyên nhân của
bệnh tật.
Bệnh là do rối loạn các thể dịch đó. Ví dụ: có quá nhiều dịch nhầy ở khắp nơi
nhƣ ở phổi (sẽ gây viêm, lao), ở ổ bụng (gây cổ chƣớng), ở ruột (gây ỉa lỏng, lỵ), ở
trực tràng (gây trĩ),... Nguyên lý điều trị bệnh là phục hồi lại cân bằng cho cơ thể
bằng cách sử dụng các thuốc có những đặc tính của các dịch (thuốc mát, thuốc
nóng, thuốc làm khô, thuốc làm ƣớt).
Quan niệm nầy mặc dù thiếu cơ sở khoa học nhƣng đã đặt một nền tảng vật
chất cho sự hiểu biết, khác xa với những quan niệm siêu hình thần bí vốn thịnh
hành trong thời đại đó.
2.2. Thuyết hóa học
Trong đêm dài Trung cổ, y học và các ngành khoa học khác không tiến bộ
thậm chí còn đi thụt lùi do sự thống trị của tôn giáo. Về cuối thời kỳ nầy,
Paracelcius (1493-1541) một ngƣời thầy thuốc Đức nổi tiếng, nêu lên quan niệm
cho rằng:

- Lƣu huỳnh, nguyên tố khí, biểu hiện sức mạnh của linh hồn
- Thủy ngân, nguyên tố lỏng, biểu hiện các lực của trí tuệ
- Các muối, cặn của chất đặc, biểu hiện nguyên lý của vật chất.
Ba chất đó nối con ngƣời với vũ trụ và qua chúng, con ngƣời tham gia vào
chuyển hóa chung của thiên nhiên. Bệnh là hậu quả của những rối loạn cân bằng
các chất nói trên.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 13


Jean Baptiste van Helmont (1577-1644) và Sylvius (1614-1672) cho rằng
mọi quá trình sinh lý trong cơ thể đều do hoạt động của các enzyme đặc hiệu khác
nhau. Bệnh là một rối loạn hóa học enzyme trong cơ thể.
Khái niệm hóa học về bệnh sang thế kỷ XX nhờ những tiến bộ trong ngành
hóa và hóa sinh nên có nhiều thay đổi. Ngƣởi ta ngày càng thấy rõ tính chất tƣơng
đối ổn định của các thành phần hóa học trong cơ thể. Hans Seley khi nghiên cứu
về Stress đã đƣa ra quan niệm bệnh là do rối loạn khả năng thích nghi của cơ thể
(rối loạn tình trạng đối kháng giữa 2 loại hormone đƣợc tiết ra khi có stress. Ví dụ
giữa mineralocorticoids và glucocorticoids).
Linus Pauling phát triển khái niệm nầy bằng cách đƣa ra danh từ bệnh lý
phân tử để chỉ những bệnh có sai sót trong cấu trúc phân tử của các chất sinh học.
2.3. Thuyết cơ học
Trong thời kỳ Phục hƣng, sự phát triển vƣợt bậc của các môn khoa học nhƣ
toán học, vật lý học,... đã dẫn đến một khái niệm mới về bệnh.
Descartes (1596-1650) xem cơ thể con ngƣời nhƣ một bộ máy, quan niệm
nầy đƣợc những ngƣời theo thuyết Y Vật lý (Iatrophysic) tán thành vì họ nhận
thấy mọi hoạt động của cơ thể động vật đều dựa trên nền tảng hoàn toàn cơ giới.
Ví dụ: Hoạt động của các cơ, xƣơng nhƣ tác dụng của các lực lên trên những đòn

bẩy. Hoạt động của tim và mạch máu không khác hoạt động của hệ thống bơm và
các ống dẫn. Hoạt động chuyển hóa là một chuỗi các phản ứng hóa học nhằm đốt
cháy thức ăn cung cấp năng lƣợng cho cơ thể. Do vậy, cơ thể bị bệnh cũng giống
nhƣ một cỗ máy bị hỏng: “Cơ thể sống khác biệt với cơ thể chết nhƣ chiếc đồng
hồ đang chạy khác biệt với những bộ phận đồng hồ bị tháo rời”.
Schroedinger (1887-1961) thì cho rằng sự khác biệt giữa những sinh vật và
những vật không phải sinh vật chỉ là sự khác biệt giữa một quá trình phức tạp với
một quá trình đơn giản mà thôi. Khái niệm cơ học nầy hiện nay còn đƣợc thấy
trong sự phát triển của môn phỏng sinh học (Bionic) và môn điều khiển học
(Cybernetic).
2.4. Thuyết tế bào
Thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển cao độ của môn hình thái vi thể (tổ chức
học, bào thai học, giải phẫu bệnh) lại có thêm những thành tựu về quang học (phát
minh kính hiển vi), về hóa học (phát minh thuốc nhuộm) nên đã thu đƣợc những
thành tựu đáng kể. Phƣơng pháp giải phẫu lâm sàng đã giúp cho việc so sánh bệnh

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 14


cảnh lâm sàng với những thƣơng tổn thấy đƣợc khi mổ tử thi dẫn đến khái niệm
giải phẫu cục bộ về bệnh. Khái niệm nầy cho rằng bệnh có liên quan đến những
thƣơng tổn đầu tiên ở các cơ quan, bộ phận, ngăn cản cơ quan, bộ phận đó hoạt
động. Morgani (1682-1771), Bichat (1771-1802), Rokitanski (1804-1878) qua kết
quả những công trình giải phẫu đại thể, vi thể đã làm phát triển mạnh mẽ quan
niệm bệnh học nầy.
Vào cuối thế kỷ XIX, thuyết nầy đạt đỉnh cao với công trình “Bệnh học tế
bào” của Wirchov(1821-1902). Trong cuốn sách nầy ông đã kết luận rằng:
" Đời sống của cơ thể là tổng số đời sống của những tế bào riêng lẻ đã hợp

nhất trong cơ thể đó... Nơi diễn tiến các quá trình bệnh chính là bản thân tế bào và
mô kế cận... Sự hoạt động không bình thƣờng của tế bào là nguồn gốc của bệnh
tật... Tôi chắc chắn rằng không một thầy thuốc nào có thể hiểu biết đầy đủ các quá
trình bệnh lý nếu họ không cố gắng xác nhận nơi đã xảy ra bệnh tật... Cuối cùng
mọi trƣờng hợp bệnh đều dẫn ta tới nguyên ủy: tế bào. Tế bào là cơ sở vật chất, là
hòn đá tảng của lâu đài y học...”. Wirchov cũng là ngƣời đã nêu lên một định đề
nổi tiếng “Mỗi tế bào đều sinh ra từ một tế bào” (Omnis cellulae cellula).
Armand Trousseau (1801-1867) nhà lâm sàng học ngƣời Pháp nhận xét :
"Bệnh học tế bào đã quên mất con ngƣời mà chỉ chú ý đến những tế bào nhỏ
bé, do đó đã bị chìm lấp trong muôn vàn những giá trị nhỏ bé”
2.5. Thuyết thần kinh luận
Trƣờng phái y học Nga với những công trình của Setchenov (1829-1905),
Botkin, Pavlov (1849-1936) đề ra thuyết thần kinh về bệnh. Theo thuyết nầy cho
rằng hoạt động phản xạ của hệ thần kinh giúp cho việc bảo tồn sự hoạt động và sự
toàn vẹn của cơ thể giữa những điều kiện luôn luôn thay đổi của môi trƣờng sống.
Sự kết hợp chặt chẽ của hoạt động vỏ não và dƣới vỏ não, giữa hệ thần kinh và hệ
nội tiết có tác dụng điều hòa chính xác và kịp thời mọi hoạt động của con ngƣời,
bảo đảm mối tƣơng quan thống nhất giữa con ngƣời và ngoại cảnh. Bệnh là do rối
loạn hoạt động của phản xạ của hệ thần kinh, rối loạn mối tƣơng quan giữa những
khu vực khác nhau của hệ thần kinh là cơ chế phát triển của bệnh.
Thuyết thần kinh đã tuyệt đối hóa vai trò của vỏ não, làm cho thuyết nầy trở
nên phiến diện và làm cản trở cho những nghiên cứu phát triển các ngành học khác
nhƣ nội tiết, sinh hóa thần kinh, hệ thần kinh thực vật,...
2.6. Thuyết phân tâm học

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 15



Sigmund Freud (1856-1939), thầy thuốc nổi tiếng ngƣời Áo cho rằng những
hiện tƣợng kinh nghiệm thu nhận trong cuộc sống của con ngƣời chỉ trở thành ý
thức (conscience) khi nó phù hợp với cái máy lọc xã hội (gồm những qui định của
xã hội: ngôn ngữ, luân lý, và những đặc tính của xã hội: cấm kỵ). Những hiện
tƣợng kinh nghiệm sống không phù hợp sẽ không đƣợc chuyển thành ý thức và sẽ
bị dồn ép (pression) vào trong tiềm thức (insconcience) (còn gọi là vô thức) "Cá
nhân không thể tự cho phép mình nhận thức những tƣ tƣởng hay tình cảm khác với
những khuôn mẫu của nền văn hóa mà hắn sống, do đó hắn buộc phải dồn ép
chúng" (E. Fromm).
Những tƣ tƣởng hay tình cảm bị dồn ép vào trong tiềm thức đó không bị mất
đi mà vẫn tồn tại và có năng lực sống riêng (Freud gọi là Libido), chúng tìm cách
biểu hiện ra bên ngoài bằng:
- Những hành vi sai lạc nhƣ: sự lỡ lời (viết sai, đọc sai, nghe nhầm), sự quên
(tên ngƣời, chữ, dự định, cảm giác) hoặc sự lầm lẫn (đánh mất đồ vật, không tìm
lại đƣợc đồ vật đã cất). Những hành vi sai lạc thực sự là những hành vi hoàn toàn
đúng đắn, chỉ xuất hiện với mục đích thay thế cho hành vi mà ngƣời ta muốn làm
hoặc đang chờ đợi. Trong cuốn Phân tâm học nhập môn, Freud nói: “Sự dồn ép
một ý muốn nói một điều gì chính là điều kiện cần thiết cho sự phát sinh của một
sự lỡ lời”.
- Những giấc mơ. Cái tôi trong giấc mơ theo Freud, đã rũ bỏ đƣợc hết những
ràng buộc về luân lý, thỏa mãn mọi sự đòi hỏi của bản năng tình dục, của bản năng
luôn luôn bị nền giáo dục cấm đoán, những bản năng chống lại mọi sự kìm kẹp
của luân lý.
- Những tài năng trong thi ca, âm nhạc, hội họa,...
- Những chứng bệnh tâm thần kinh, thậm chí cả một số bệnh thực thể.
Vậy bệnh là sản phẩm của một sự dồn ép, do đó trị bệnh là phải tìm cách giải
phóng cho những dồn ép đó (dépression) bằng phƣơng pháp phân tâm học
(psychanalyse).
II. Một số điểm cần chú ý để hiểu khái niệm bệnh
Theo tiến hóa luận, mọi sinh vật khởi điểm từ những chất hữu cơ, đƣợc tổ

chức lại thành các sinh vật bậc thấp (cơ thể đơn bào) rồi tiếp tục tiến hóa thành các
sinh vật bậc cao (cơ thể đa bào). Sinh vật bậc cao với những cơ quan có những
hoạt động biệt hóa và chức năng khác nhau nhƣng đều nhằm đếïn một mục đích
chung là duy trì sự sống cho cơ thể sinh vật đó.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 16


Vì vậy, từ thế giới vi mô sang vĩ mô, tất cả những màng ngăn cách (màng
nhân, màng tế bào, màng mạch, da,...) chỉ có tính chất tƣơng đối do chúng có quan
hệ trao đổi chất, quan hệ tác động qua lại ảnh hƣởng lẫn nhau nhƣng vẫn giữ đƣợc
tính chất riêng của nó.
Nhƣ thế, sinh vật nói chung và con ngƣời nói riêng có tính thống nhất giữa
nội môi và ngoại môi. Thống nhất nhƣng vẫn có mâu thuẩn vì ngoại môi thì luôn
luôn thay đổi, biến động trong khi nội môi thì đòi hỏi một sự ổn định để có thể
hoạt động bình thƣờng. Muốn duy trì đƣợc sự ổn định của nội môi, cơ thể phải có
khả năng thích nghi bù trừ.
Quan niệm nhƣ thế sẽ giúp cho ngƣời thầy thuốc có đƣợc một thái độ xử lý
đúng về bệnh trong thực tế cuộc sống nhƣ sau:
1. Bệnh có tính chất của một cân bằng mới kém bền vững
Sự hằng định của nội môi là kết quả của một cân bằng sinh lý: sinh sản = hủy
hoại. Ví dụ glucose máu, hồng cầu,...
Khi cơ thể bị bệnh vẫn có một sự cân bằng, đó là cân bằng bệnh lý: Yếu tố
gây bệnh ( hủy hoại bệnh lý = Phản ứng cơ thể ( phòng ngự sinh lý.
Cân bằng bệnh lý là một cân bằng kém bền, thay đổi theo hƣớng hồi phục về
cân bằng sinh lý (nếu cân bằng lệch về phòng ngự sinh lý) hoặc diễn tiến theo
chiều hƣớng ngày càng trầm trọng để đi đến kết thúc là tử vong (nếu cân bằng
nghiêng về hủy hoại bệnh lý).

Tóm lại, yếu tố gây bệnh tác hại lên cơ thể sống làm rối loạn hoạt động bình
thƣờng kéo cơ thể về một chiều, phản ứng cơ thể qua sự phòng ngự, kéo cơ thể về
chiều đối nghịch. Kết quả sẽ tạo ra một cân bằng mới kém bền vì, hoặc đƣa đến
hồi phục hoặc đi đến tử vong.
Thái độ cần có: Tôn trọng cân bằng sinh lý. Điều trị là nhằm hạn chế những
hiện tƣợng hủy hoại bệnh lý, tăng cƣờng sự phòng ngự sinh lý nhằm đƣa cơ thể bị
bệnh sớm trở về lại cân bằng sinh lý bình thƣờng.
2. Bệnh giới hạn khả năng thích nghi của cơ thể
Trong khi ngoại môi luôn luôn thay đổi mà nội môi lại đòi hỏi một sự hằng
định để hoạt động. Tình trạng đó bắt buộc cơ thể bình thƣờng phải luôn luôn tìm
cách vận dụng những cơ chế thích nghi mạnh mẽ để đối phó lại với những thay đổi
thƣờng xuyên và đột ngột của môi trƣờng và hoàn cảnh sống.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 17


Khi cơ thể bị bệnh, khả năng thích nghi vẫn còn song rõ ràng nó đã bị hạn
chế rất nhiều. Ví dụ khả năng điều hòa nhiệt ở ngƣời bị sốt, khả năng điều hòa
glucose máu trên những bệnh nhân xơ gan,...
Thái độ cần có: Xem trọng công tác phòng bệnh, khuyến khích việc rèn
luyện thân thể (nhằm tăng sự thích nghi, tăng lề an toàn), bảo vệ khả năng thích
nghi của cơ thể, hạn chế những kích thích quá mạnh.
3. Bệnh hạn chế sinh hoạt bình thường
Con ngƣời là một động vật sống có tổ chức thành cộng đồng, xã hội. Do vậy, phải
xem xét bệnh dƣới góc cạnh nầy để thấy rằng: Bệnh làm giới hạn khả năng học
tập, lao động, sáng tạo. Bệnh ảnh hƣởng đến sinh hoạt cá nhân và làm tăng phí tổn
của xã hội qua công tác y tế.
Thái độ cần có: Công tác phòng chống phải nhằm trƣớc tiên vào những bệnh có

tính chất xã hội, áp dụng phƣơng châm phóng bệnh trong điều trị để trả bệnh nhân
về sinh hoạt bình thƣờng sớm và ƣu tiên bảo tồn những cơ quan chức năng.
Tóm lại, một quan niệm đúng sai về bệnh sẽ quyết định thái độ đúng sai trong
công tác đấu tranh chống lại bệnh tật. Cho nên khi quan niệm về bệnh, chỉ nên chú
trọng đến những khái niệm có tính thực dụng hơn là những khái niệm mang nhiều
tính chất triết lý nhƣng lại có tác dụng tiêu cực, hạn chế việc ứng dụng trong thực
tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Vũ Triệu An. 2000. Đại cƣơng Sinh lý bệnh học. NXB Y Học, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Lanh. 2002. Khái niệm về bệnh. Trong: Sinh lý bệnh (Nguyễn
Ngọc Lanh chủ biên). Trang 16-30. NXB Y Học, Hà Nội.
3. Sigmund Freud. 1970. Phân tâm học nhập môn. Bản dịch của Nguyễn Xuân
Hiếu. Trang 5-263. NXB Khai Trí. Sài Gòn.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 18


Chương 3
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH NGUYÊN
I. Định nghĩa
Bệnh nguyên học (Etiology) là môn học nghiên cứu về nguyên nhân gây
bệnh và điều kiện phát sinh ra bệnh.
Bệnh nguyên học có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận cũng nhƣ thực
hành. Về lý luận, nó thể hiện rõ lập trƣờng duy tâm hay duy vật. Về thực hành, nó
quyết định kết quả của công tác phòng bệnh và điều trị bệnh.
Theo Pavlov: ”Vấn đề phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một vấn đề cơ bản
của y học và chỉ khi nào biết rõ những nguyên nhân ấy mới tiến hành điều trị đƣợc
chính xác, hơn nữa mới ngăn ngừa chúng đột nhập vào cơ thể, và điều nầy là quan

trọng bậc nhất”.
II. Một số quan niệm chưa đầy đủ về bệnh nguyên
1. Thuyết nguyên nhân đơn thuần
Thuyết nầy cho một bệnh là do một nguyên nhân quyết định và chỉ một
nguyên nhân ấy thôi cũng đủ để gây ra bệnh. Thuyết nguyên nhân đơn thuần phát
triển từ thời Pasteur và Kock phát hiện vi khuẩn là nguyên nhân gây nên một số
bệnh. Phát hiện ấy làm cho giới nghiên cứu thời bấy giờ đi đến thái độ cực đoan,
cho rằng vi khuẩn là nguyên nhân của mọi bệnh tật, có vi khuẩn là có bệnh. Thực
tế chứng minh ngƣợc lại rằng có nhiều bệnh không do vi khuẩn gây ra và có thể có
sự hiện diện của vi khuẩn nhƣng không xảy ra bệnh.
Thuyết nầy phiến diện vì đã quá chú trọng đến nguyên nhân mà tách cơ thể
sống ra khỏi môi trƣờng sống tức các điều kiện cho bệnh phát sinh. Thuyết cũng
không đề cập đến cơ chế bảo vệ của cơ thể và phủ nhận các ảnh hƣởng quan trọng
khác trong bệnh nguyên học.
2. Thuyết điều kiện gây bệnh
Ngƣợc với thuyết nguyên nhân đơn thuần, thuyết điều kiện cho rằng bệnh
phát sinh là do tác dụng tổng hợp của nhiều điều kiện khác nhau (trong đó có cả
nguyên nhân) và chúng có tác dụng nhƣ nhau, không có điều kiện nào là chính,

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 19


điều kiện nào là phụ cả. Do quan niệm đơn giản nhƣ trên, thuyết không phản ảnh
đƣợc tính đặc hiệu của bệnh.
Thuyết nầy mang rất nhiều tính chất tiêu cực do nó đƣa ra cùng một lúc
nhiều điều kiện cần phải thỏa mãn thì mới giải quyết đƣợc vấn đề bệnh tật.
Do không phân biệt đƣợc nguyên nhân và điều kiện hoặc không phân biệt
đƣợc vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình gây bệnh nên có ảnh hƣởng xấu đến

công tác phòng bệnh và điều trị.
3. Thuyết thể tạng
Thuyết thể tạng cho nguyên nhân gây bệnh là do đặc điểm của cơ thể ngƣời
bệnh, là do thể tạng (terrain = cơ địa) của họ, do di truyền.
Cơ sở của thuyết này là từ thuyết di truyền máy móc, không kể đến các yếu
tố ngoại cảnh, là cơ sở cho thuyết phân biệt chủng tộc và những quan niệm duy
tâm về bệnh phát triển.
Cũng giống nhƣ hai thuyết trên, thuyết nầy cũng phiến diện và tiêu cực vì nó
cho rằng không thể làm gì đƣợc với một bệnh đã đƣợc "chƣơng trình hóa" từ trƣớc
khi con ngƣời sinh ra.
Tuy nhiên cũng cần chú ý phân biệt rằng: có trƣờng hợp thể tạng là điều kiện
thuận lợi cho bệnh phát triển, có trƣờng hợp thể tạng chính là nguyên nhân của
bệnh.
III. Quan niệm khoa học về bệnh nguyên
1. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh
1.1. Nguyên nhân quyết định, điều kiện phát huy tác dụng của nguyên nhân
Không có nguyên nhân thì bệnh không thể phát sinh, có nguyên nhân nhƣng
thiếu điều kiện thì bệnh chƣa phát sinh đƣợc.
Ví dụ bệnh lao chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của vi trùng Koch, nhƣng
sự hiện diện của vi trùng Koch chƣa đủ để gây ra bệnh nếu thiếu các điều kiện nhƣ
suy giảm sức đề kháng của cơ thể, suy dƣỡng,...
Nguyên nhân quyết định tính đặc hiệu của bệnh. Nguyên nhân và những điều
kiện nhất định gây nên một bệnh gọi chung là các yếu tố bệnh nguyên.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 20


1.2. Trong những hoàn cảnh nhất định, nguyên nhân có thể trở thành điều

kiện
Trong hoàn cảnh này, yếu tố bệnh nguyên này đóng vai trò nguyên nhân
nhƣng trong hoàn cảnh khác cũng chính nó lại đóng vai trò điều kiện. Ví dụ ăn
uống kém chất bổ dƣỡng, thiếu vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dƣỡng
nhƣng lại là điều kiện làm dễ cho các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra.
2. Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học
2.1. Mỗi hậu quả đều có nguyên nhân và nguyên nhân có trước hậu quả
Nếu xem bệnh là hậu quả thì phải có nguyên nhân nhất định nào đó tác động và
nguyên nhân ấy đã tác động trƣớc khi bệnh xảy ra. Quan niệm nầy có ý nghĩa
quyết định luận trong bệnh lý học.
Mặc dù trong y học hiện còn rất nhiều bệnh chƣa rõ nguyên nhân, nhƣng điều đó
không có nghĩa là do những bệnh ấy không có nguyên nhân mà do trình độ khoa
học chƣa cho phép tìm ra nguyên nhân. Khoa học phát triển không ngừng, mỗi
ngày cái chƣa biết phải lùi dần nhƣờng chổ cho cái đã biết. Tin tƣởng vào quyết
định luận khoa học sẽ làm tăng tính tích cực nghiên cứu về nguyên nhân và các
điều kiện gây bệnh, tránh đƣợc quan niệm duy tâm thần bí về bệnh.
2.2. Có nguyên nhân nhưng không nhất thiết có hậu quả nếu như không có
điều kiện
Do tính chất phức tạp của hiện tƣợng sống, phản ứng tính của sinh vật phụ
thuộc vào nhiều điều kiện (yếu tố gây bệnh thƣờng là bên ngoài nên muôn hình
muôn vẻ và yếu tố điều kiện thƣờng là ở bên trong nên cực kỳ phức tạp) do vậy
phản ứng tính thay đổi tùy theo từng cá thể mà ta thƣờng gọi là yếu tố cơ địa. Vậy
quy luật nhân quả đơn thuần không hoàn toàn đúng trong y học.
2.3. Cùng một nguyên nhân có thể có những hậu quả khác nhau tùy điều kiện
cụ thể.
Cùng một loại vi khuẩn nhƣng tùy nơi tác dụng và tùy thuộc đáp ứng cơ thể
mà hậu quả là bệnh cảnh có thể khác nhau. Ngƣời làm công tác phòng chống bệnh
phải vận dụng sự hiểu biết của mình để từ những hậu quả khác biệt nhau đó tìm
thấy đƣợc nguyên nhân hay nói cách khác phân biệt đƣợc hiện tƣợng (hậu quả) với
bản chất (nguyên nhân)


Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 21


2.4. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Viêm, sốt là những quá trình bệnh lý điển hình nhƣng lại do rất nhiều nguyên
nhân khác nhau gây nên. Đây chính là khó khăn của ngƣời thầy thuốc trong việc
chẩn đoán bệnh. Cần phải tìm hiểu vai trò của nguyên nhân và hậu quả trong
những điều kiện cụ thể vật chất và tinh thần của ngƣời bệnh đặc biệt là những điều
kiện xã hội vì không thể tách rời môi trƣờng mà trong đó sự kiện xảy ra.
Nhƣ vậy, khái niệm về bệnh nguyên học phải có tính chất toàn diện, nó nhìn
nhận cả vai trò của nguyên nhân, điều kiện, thể tạng song mỗi yếu tố có tầm quan
trọng và vị trí nhất định trong quá trình gây bệnh.
Ngăn ngừa nguyên nhân, hạn chế tác dụng của điều kiện, tăng cƣờng hoạt
động tốt của thể tạng là toàn bộ sự tích cực của công tác điều trị và dự phòng.
IV. Phân loại bệnh nguyên
1. Nguyên nhân bên ngoài
1.1. Yếu tố cơ học
Chủ yếu là các chấn thƣơng phá hủy tổ chức, tổn thƣơng các cơ quan bộ
phận trong cơ thể. Ví dụ các vết thƣơng do vũ khí, tai nạn,...
Chấn thƣơng nặng có thể dẫn đến sốc chấn thƣơng phát sinh do cơ chế thần
kinh, thể dịch,... (nhiễm độc từ tổ chức dập nát, rối loạn huyết động,...).
1.2. Yếu tố vật lý học
- Nhiệt độ
Nhiệt độ cao trên 500C gây thoái biến các protid tế bào, đặc biệt là sẽ phá
hủy các enzym hoặc làm mất tác dụng của chúng. Tùy theo từng mức nhiệt tăng
mà có thể gây ra từng mức độ thƣơng tổn nặng nhẹ khác nhau từ đỏ da, bỏng cho
đến cháy đen.

Nhiệt độ thấp nhiều độ dƣới 00C gây nhiễm lạnh, rối loạn chuyển hóa, tổn
thƣơng enzym tế bào,...
- Tia phóng xạ
Tia phóng xạ gây bệnh qua 2 cơ chế chính: phá hủy tế bào đang phát triển
thông qua việc phá hủy một số enzym trong nhân tế bào (ví dụ: phosphorylase,
ATP-ase, oxydase) và gây tổn thƣơng tế bào sống thông qua các phản ứng hóa học

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 22


xảy ra khi tia phóng xạ gặp nƣớc (ví dụ: H2O
H2O2).

2H+ + O- ; H2O + O-

- Dòng điện
Tác dụng gây bệnh của dòng điện phụ thuộc vào điện thê (điện thế càng cao
càng nguy hiểm) và vào tính chất của dòng điện (dòng điện 1 chiều tác dụng
nhanh hơn điện xoay chiều). Dòng điện gây bệnh theo 3 cơ chế:
+ Gây co cứng các cơ, nhất là cơ tim làm ngừng tim,
+ Gây bỏng nếu cƣờng độ cao. Vết bỏng do điện rất lâu lành do tổ chức bên
dƣới vết bỏng bị thoái hóa,
+ Gây hiện tƣợng điện ly vì cơ thể là môi trƣờng điện giải.
- Áp suất
Thay đổi áp suất đột ngột có thể gây nên những tổn thƣơng cơ học nhƣ thủng
màng nhĩ, tắc mạch, hôn mê,... Thƣờng gặp ở những pháo thủ, phi công, thợ lặn,...
- Âm thanh
Một báo cáo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố gần đây cho

biết tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới đã trở thành vấn đề nghiêm trọng, gây
ảnh hƣởng xấu đối với chất lƣợng cuộc sống và sức khoẻ con ngƣời.
Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ ảnh hƣởng đến thính lực mà còn là nguy cơ dẫn
đến các chứng bệnh nhƣ huyết áp cao, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, bệnh thần
kinh tổng hợp, ...
- Ánh sáng
Các nhà môi trƣờng cho biết ô nhiễm ánh sáng tăng khoảng 10% mỗi năm kể
từ những năm 60 của thế kỷ XX, và cũng chỉ mới gần đây con ngƣời mới thực sự
quan tâm đến vấn đề nầy. Ánh sáng (nhân tạo) cũng là một yếu tố nguy cơ đối với
sức khoẻ con ngƣời, nó có thể là nhân tố làm tăng tỷ lệ ung thƣ, trầm cảm và các
bệnh khác.
1.3. Yếu tố hóa học
Tùy theo chất hóa học mà tác dụng gây bệnh có khác nhau. Các chất kim
loại nhƣ chì, thủy ngân, đồng, arsen,... gây tổn thƣơng các enzym nhƣ anhydrase
carbonic, các men có nhóm SH,... Các chất hữu cơ nhƣ các alkaloid, glucoside
chiết xuất từ thảo mộc hay những chất do các động vật tiết ra nhƣ nọc rắn, nọc
ong,... tùy từng loại mà có những tác dụng nhƣ vỡ hồng cầu, sốc,...
1.4. Yếu tố sinh học

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 23


Các sinh vật từ đơn bào đến đa bào, rất nhiều loại có thể gây bệnh cho ngƣời.
Có thể kể từ các loại thảo mộc nhƣ nấm đến các lọai nhƣ virus, vi khuẩn và ký
sinh vật. Trong yếu tố sinh học đặc biệt phải kể đến yếu tố con ngƣời. Con ngƣời
cũng là yếu tố bệnh nguyên thông qua yếu tố xã hội.
1.5. Yếu tố xã hội
Con ngƣời là một sinh vật tổ chức thành xã hội, có lao động, có tiến hóa, có

mục đích đấu tranh với thiên nhiên để cải thiện cuộc sống. Nhƣng các hoạt động
đó của xã hội lại có tác dụng trở lại con ngƣời nhƣ một yếu tố bệnh nguyên quan
trọng cần đƣợc quan tâm. Thực vậy, vấn đề bệnh lý có liên quan chặt chẽ với sự
tiến triển của xã hội, với tổ chức xã hội và với với yếu tố tâm lý xã hội.
2. Nguyên nhân bên trong
2.1. Yếu tố di truyền
Sự phát triển của di truyền học trong y học cho thấy rõ yếu tố di truyền có
thể là nguyên nhân của một số bệnh tật bẩm sinh nhƣng cũng có thể chỉ đóng vai
trò điều kiện phát sinh trong một số bệnh. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò
của ngoại cảnh tác động lên nhiễm sắc thể gây những đột biến nguy hiểm cho sức
khỏe của con ngƣời. Tuy vậy, sự hiểu biết về các quy luật di truyền trong bệnh
nguyên học đã giúp cho việc phòng tránh cũng nhƣ điều trị kịp thời một số bệnh.
2.2. Yếu tố thể tạng
Thể tạng hay cơ địa là tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình thái của cơ
thể, hình thành nên trên cơ sở di truyền và quyết định phản ứng tính của cơ thể đối
với tác nhân bên ngoài. Đứng trƣớc một yếu tố gây bệnh, những cơ thể có thể tạng
khác nhau sẽ có các đáp ứng khác nhau. Nói cách khác, thể tạng là cơ sở vật chất
của tính phản ứng, chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ tuổi, giới, hoạt động thần
kinh nội tiết và nhất là môi trƣờng sống. Do vậy, thể tạng không phải bất biến mà
có thể thay đổi khi các yếu tố ảnh hƣởng thay đổi.
Hai loại yếu tố bệnh nguyên bên trong và bên ngoài có quan hệ mật thiết với
nhau. Một nguyên nhân bên ngoài tác động lên cơ thể chỉ có thể gây đƣợc bệnh
khi nó làm thay đổi một cách có hiệu quả sự hằng định của nội môi mà các yếu tố
di truyền và thể tạng lại có ảnh hƣởng lớn trên sự hằng định đó. Ngƣợc lại, thể
tạng cũng nhƣ di truyền lại chịu ảnh hƣởng của nội môi mà có thể nói gọn thể tạng
là do ngoại môi tác động lên di truyền. Nói một cách khác, thể tạng là hậu quả của
cái quá khứ cá biệt trên cái hiện tại cá biệt của từng cá thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Triệu An. 2000. Đại cƣơng Sinh lý bệnh học. NXB Y Học, Hà Nội.


Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 24


2. Nguyễn Ngọc Lanh. 2002. Đại cƣơng về bệnh nguyên học. Trong: Sinh lý bệnh
(Nguyễn Ngọc Lanh chủ biên). Trang 31-42. NXB Y Học, Hà Nội.

Bs Nguyễn Đình Tuấn (st)

Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×