Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước ở quảng nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.89 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH HUYỀN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA
DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NUYỄN XUÂN TRUNG

Phản biện 1: PGS.TS.TRẦN HỮU ĐÀO
Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 9.giờ 15 phút ngày 3
.tháng. 5 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di sản văn hóa dưới nước (UCH) gồm có UCH vật thể và phi
vật thể đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học nói riêng và
Chính phủ các nước trên thế giới nói chung vô cùng quan tâm,
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của nó (trong
khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ xét đến văn hóa vật thể - cụ
thể là các con tàu đắm và thương cảng cổ). Các nước trên thế giới
như Thụy Điển, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn
Quốc … bỏ xa Việt Nam hàng nửa thế kỷ trong việc nghiên cứu các
UCH. Do vậy, việc bảo tồn và khai thác các giá trị của UCH là vô
cùng cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay. Khoảng những năm gần
đây, Chính phủ Việt Nam đã thực sự có cái nhìn cấp thiết về việc
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị UCH; điều này đã đem
đến cho ngành du lịch Việt Nam một hướng đi rất tốt trong việc
không những có thể quảng bá sâu rộng hơn về UCH của Việt Nam
mà song song theo đó, là việc phát triển tiềm lực kinh tế du lịch
thông qua phát triển kinh doanh du lịch di sản văn hóa di sản dưới
nước (UCHT).
Nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý về kinh tế - du lịch, các
doanh nghiệp phát triển về du lịch nhìn nhận một cách toàn cục về
tiềm năng kinh tế du lịch vô cùng to lớn của Việt Nam, để có thể đưa
ra các định hướng phát triển tốt cho nền kinh tế du lịch Việt Nam nói
chung, UCHT nói riêng trong tương lai.

1


2. Tinh hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Có nhiều các công trình nghiên cứu về UCH, và khai thác
UCHT như:Arthur de Graauw, Thương cảng và bến cảng cổ; Viện
nghiên cứu Di sản Văn hóa biển Quốc gia Hàn Quốc, Thuyền truyền
thống Việt Nam, trong đó, có mô tả về các con tàu đắm ở biển Đông
Việt Nam đã được khai quật; Roxanna M. Brown, Lịch sử các cuộc
khai quật tàu đắm ở Đông Nam Á (1500 – 1510); UNESCO, Những
lợi ích từ việc bảo tồn Di sản văn hóa dưới nước đối với sự tăng
trưởng bền vững, du lịch và phát triển đô thị; Lluís Abejez, Pere
Izquierdo, Jordi Tresserras, Cơ hội tăng trưởng các nền kinh tế quốc
dân từ việc gìn giữ giá trị di sản văn hóa dưới nước thông qua chiến
lược phát triển bền vững; UNESCO, Di sản văn hóa dưới nước và
tiềm năng đối với Du lịch biển bền vững…
Các nhiên cứu cho thấy UCH là rất quan trọng đối với du lịch.
UCH là tài sản của nhân loại nói chung, cần được bảo vệ. Các UCH
là rất phong phú, đa dạng. UCH có ý nghĩa rất lớn và thúc đẩy du
lịch. Cần phải đầu tư vào UCH, bảo tồn nó và điều đó sẽ thúc đẩy
phát triển ngành du lịch.
2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Một số công trình nghiên cứu về UCH như: Đỗ Thanh Bình và
Nguyễn Thị Thu Thủy, Thương điếm các nước phương Tây ở Đại
Việt Thế kỷ 17; Trần Kì Phương, Đại Chiêm Hải Khẩu – Hội An:
Một cảng - thị quốc tế sầm uất thời vương quốc Champa.
Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một vài bài báo mang tính thông
tin, tác giả chưa tiếp cận được bất kỳ một nghiên cứu bài bản, tổng
thể nào về khai thác du lịch UCH ở Việt Nam cũng như ở Quảng
Nam.
2


2.3. Nhận xét, đánh giá tổng quan các tài liệu nghiên cứu đã


Các nghiên cứu là các tài liệu tham khảo có tính tin cậy rất cao,
quý giá mà tác giả đã có thể tiếp cận được. Nhờ các nghiên cứu đó,
tác giả có thể hiểu biết được một cách sâu sắc về các giá trị UCH.
Vấn đề sẽ được nghiên cứu là vấn đề hết sức cấp thiết cho việc
phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói
riêng. Nghiên cứu đưa ra cho các nhà quản trị du lịch, các doanh
nghiệp thấy được các khái niệm, các giá trị, các hoạt động ứng dụng
thực tiễn của thế giới đối với UCH, UCHT; cho thấy tiềm năng của
UCH trong việc phát triển kinh tế du lịch, đưa ra các ứng dụng và
phương pháp khai thác và kinh doanh du lịch gắn với UCH.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá tiềm năng và thực trạng khai thác các UCH ở Quảng
Nam (Việt Nam) cho mục tiêu phát triển du lịch, từ đó đề xuất các
mô hình khai thác và kinh doanh loại hình du lịch này, nhằm góp
phần đa dạng hóa loại hình du lịch của Việt Nam đồng thời góp phần
bảo tồn các UCH ở Quảng Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận; Phân tích, đánh giá thực trạng
khai thác và kinh doanh UCHT trên thế giới, qua đó rút ra những
kinh nghiệm cho Quảng Nam; Phân tích, khảo sát, đánh giá tình hình
khai thác và kinh doanh và tiềm năng về UCHT ở Quảng Nam; Đề
xuất các mô hình khai thác và giải pháp kinh doanh UCHT ở Quảng
Nam song song với việc bảo tồn và phát huy các UCH đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
3



Đối tượng nghiên cứu là Khai thác và kinh doanh du lịch UCH ở
Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tàu đắm và thương cảng cổ.
+ Về không gian: Tác giả tập trung chủ yếu ở Quảng Nam.
+ Về thời gian: Các con tàu bị đắm và các thương cảng cổ tồn tại
từ xưa đến nay ở Quảng Nam và thực trạng khai thác, kinh doanh
UCHT ở Quảng Nam tính đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận của luận văn
Thứ nhất, đề tài luận văn tiếp cận “Phát triển du lịch UCH” dưới
góc độ khai thác và kinh doanh du lịch UCH của các nhà đầu tư, tổ
chức kinh doanh du lịch. Thứ hai, đề tài luận văn tiếp cận đa ngành,
liên ngành: văn hóa học, nhân học, khảo cổ học, lịch sử học, kinh tế
học – Quản trị kinh doanh và xã hội học. Luận văn có cách tiếp cận
như vậy bởi vì chủ đề nghiên cứu mang đậm tính chất đa ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
(i) Các phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (nghiên cứu tại
bàn desk study)
Các tài liệu được sử dụng ở phương pháp này được tác giả thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau.
(ii) Các phương pháp nghiên cứu thực địa
Tác giả đã tiến hành quan sát khu vực tập trung nhiều khách du lịch
đến Hội An, Quảng Nam, tự trải nghiệm việc lặn biển để quan sát các di
sản và thử cảm giác du lịch với tư cách là một người khách du lịch; tác
giả sử dụng bảng hỏi để điều tra nhu cầu thị trường về du lịch di sản văn
hóa dưới nước (UCHT); tham vấn các chuyên gia trong nước và một số
các chuyên gia nước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ, Pháp.
4



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đề tài phân tích và làm rõ tiềm năng về du lịch UCH; đánh giá
thực trạng khai thác và kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam; Đề
tài nêu gợi ý các mô hình, định hướng, cách thức khai thác và phát
triển kinh tế du lịch gắn liền với các Di sản Tàu đắm và thương cảng
cổ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du
lịch di sản văn hóa dưới nước (UCHT).
- Chương 2: Thực trạng khai thác và kinh doanh du lịch Di sản
văn hóa dưới nước (UCHT) ở Quảng Nam.
- Chương 3: Một số mô hình khai thác và kinh doanh du lịch Di
sản văn hóa dưới nước (UCHT) ở Quảng Nam.
Luận văn bao gồm 08 hình và 12 hộp.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI
THÁC, KINH DOANH DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA
DƯỚI NƯỚC
1.1. Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Du lịch di sản văn hóa
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc
tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ
trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản

văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích,
sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như
văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự
nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng
sinh học).
Một số ví dụ về Di sản văn hóa trên thế giới : Thị trấn cổ
Cuenca, Di chỉ mộ đá Antequera, Cảng hải quân Karlskrona, Cung
điện và pháo đài của Nữ hoàng ở Thủ đô của Vương quốc Anh (Tháp
Luân Đôn), thành La Mã Cổ Đại Pompeii. Một số ví dụ về Di sản văn
hóa ở Việt Nam: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Quần thể di tích
Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long.
Du lịch di sản văn hóa (hay còn gọi là du lịch di sản) là, theo
The National Trust for Historic Preservation, Hoa Kỳ, Du lịch Di sản
giống như “đi du lịch để trải nghiệm những địa điểm, di tích, di vật
và các hoạt động mà chúng mô tả một cách chân thực về những câu
chuyện và con người ở trong quá khứ” và “du lịch Di sản bao gồm
văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên”. Theo Jascha M. Zeitlin
và Steven W. Burr: “Du lịch di sản là du lịch tập trung vào khía
cạnh lịch sử và di sản văn hóa. Nó bao gồm các sự kiện và lễ hội
6


cũng như là các khu di tích và các địa điểm tham quan/ địa điểm du
lịch có liên quan đến con người, lối sống và các truyền thống trong
quá khứ. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng “Du lịch Di sản là một kiểu
hình du lịch cho những trải nghiệm và kiến thức thực tế về tất cả
những gì thuộc về quá khứ có liên quan đến sự sống của muôn loài
hay các hoạt động vật chất và tinh thần của con người đã mất đi
hoặc vẫn còn tồn tại đến ngày nay.”
Du lịch di sản văn hóa mang lại điều gì?

Du lịch di sản văn hóa mang lại lợi ích cho cộng đồng và một
đất nước, về tổng thể là:
- Tạo việc làm và phát triển kinh doanh
- Đa dạng hóa nền kinh tế địa phương
- Tạo cơ hội cho các quan hệ đối tác
- Thu hút du khách quan tâm đến lịch sử và vấn đề bảo tồn di
sản tại nước sở tại
- Giữ gìn và bảo tồn truyền thống và văn hóa địa phương
- Tạo các nguồn đầu tư địa phương cho các tài nguyên lịch sử
- Xây dựng niềm tự hào của cộng đồng trong Di sản
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khu vực
Một số hình ảnh về du lịch di sản văn hóa trên thế giới: Khách
du lịch tham quan Tháp Eiffel, Paris, Khách tham quan đài phun
nước Trevi, Rome, Ý. Một số hình ảnh về du lịch di sản văn hóa ở
Việt Nam: Khách du lịch đến di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An,
Quảng Nam, Khách du lịch đến di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
1.1.2. Du lịch di sản văn hóa dưới nước
Di sản văn hóa dưới nước
Theo Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa dưới nước của
UNESCO được thông qua vào ngày 2/11/2001, “Di sản văn hóa
7


dưới nước” (UCH) có nghĩa là tất cả các dấu vết của sự tồn tại của
nhân loại mang tính văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ nằm một phần
hoặc hoàn toàn dưới nước, theo chu kỳ hoặc liên tục, trong ít nhất
100 năm, chẳng hạn như:
(i) Các địa điểm, cấu trúc, nhà cửa, đồ tạo tác và hài cốt con
người, cùng với bối cảnh khảo cổ và tự nhiên của chúng; (ii) Tàu
thuyền, máy bay các phương tiện vận tải hoặc bộ phận đi kèm, hàng

hóa và các đồ đạc khác, cùng với bối cảnh khảo cổ và tự nhiên của
chúng; và (iii) Các hiện vật mang các đặc tính thời tiền sử.
Lợi ích từ Di sản văn hóa dưới nước (UCH)
- UCH có vai trò lớn trong nghiên cứu khoa học và giáo dục.
Cho cộng đồng nhận thức và hiểu biết về sự phát triển văn minh của
nhân loại.
- UCH mở ra các cơ hội để làm giàu thêm văn hóa, để giải trí và
phát triển bền vững.
- UCH cung cấp các cơ hội dài hạn trong việc phát triển du lịch
văn hóa và giải trí, đặc biệt đóng góp đáng kể vào việc phát triển đô
thị.
Ví dụ về Di sản văn hóa dưới nước trên thế giới : Ngọn hải đăng
Alexandria, Ai Cập – một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại là
ngọn đèn biển được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên
(khoảng 280 - 247) trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập;
Cung điện Cleopatra là một di tích dưới nước nằm trong quần thể di
tích thành phố Alexandria cổ đại bị đắm chìm dưới đáy đại dương
được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1998.
Tàu đắm
Khái niệm: Theo UNESCO, một con tàu đắm là tàn tích của
một con tàu đã bị đắm, được tìm thấy hoặc ở trên cạn hoặc ở dưới
8


đáy của hệ thống nước (sông, biển). Sự đắm tàu có thể do vô tình hay
cố ý. UNESCO ước tính trên toàn thế giới có hơn ba triệu con tàu bị
đắm, một số lên đến hàng ngàn năm tuổi nằm dưới đáy đại dương.
Các con tàu đắm nổi tiếng thế giới: Tàu đắm RMS Titanic, USS
Indianapolis, HMS Endeavour, The Griffin, Shackleton’s Endurance,
MV Dona Paz. Các con tàu đắm đã được phát hiện ở Việt Nam: Tàu

cổ Hòn Cau (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ~1690), Tàu cổ Hòn Dầm (tỉnh
Kiên Giang, ~ thế kỷ 15), Tàu cổ Cà Mau (tỉnh Cà Mau, ~1723 –
1735), Tàu cổ Bình Thuận (tỉnh Bình Thuận, ~1573 – 1620), Tàu cổ
Bình Châu. Con tàu đắm đã được khai quật và trục vớt cổ vật ở
Quảng Nam: Tàu cổ Cù Lao Chàm (~ thế kỷ 15). Tuy nhiên chưa có
con tàu đắm nào ở Việt Nam được bảo tồn trên bờ.
Thương cảng cổ
Khái niệm: Thương cảng là một khái niệm chỉ một vị trí trên bờ
biển hay ven bờ có chứa một hay nhiều bến cảng nơi các con tàu có
thể cập cảng và vận chuyển người hay hàng hóa đến hoặc đi từ đất
liền.
Một số các thương cảng cổ nổi tiếng thế giới: Thương cảng
Manila – Philipines, Cảng Pompeii – Italia. Các thương cảng cổ ở
Việt Nam: Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Phố Hiến
(Hưng Yên), Thanh Hà – Bao Vinh (Thành phố Huế), Hà Tiên (Kiên
Giang), Hội Thống (Hà Tĩnh), Óc Eo (An Giang). Thương cảng cổ ở
Quảng Nam: Đại Chiêm Hải Khẩu (Cảng Cửa Đại) - Hội An.
Du lịch Di sản văn hóa dưới nước
Từ các khái niệm về Di sản văn hóa dưới nước, du lịch Di sản
văn hóa, tác giả quan niệm rằng, “Du lịch Di sản văn hóa dưới nước
(UCHT) là kiểu hình du lịch tập trung vào khía cạnh di sản văn hóa
dưới nước, cho các kiến thức lý thuyết, các trải nghiệm thực tế về các
9


di sản văn hóa dưới nước bao gồm tất cả các hoạt động tham quan
trên bờ hay các hoạt động bơi lặn ở dưới nước”.
Tiềm năng phát triển du lịch UCH ở Việt Nam: Tiềm năng rất
lớn với hệ thống các tàu đắm cổ như Tàu cổ Bình Châu, Quảng
Ngãi; Tàu cổ Cù Lao Chàm; Bảo tàng Cù Lao Chàm, Quảng Nam;

Và rất nhiều các di sản văn hóa dưới nước có tiềm năng trong việc
phát triển du lịch như thương cảng Hội An, thương cảng Cù Lao
Chàm…
Tổng quan phát triển UCHT ở Việt Nam: du lịch di sản văn hóa
ở Việt Nam dường như vẫn còn là một khái niệm chưa rõ ràng đối
với các nhà hoạch định chính sách, quản trị du lịch cũng như nhà đầu
tư – kinh doanh du lịch. Nói cách khác, phát triển một cách manh
mún, nhỏ lẻ, không có hệ thống, không chuyên nghiệp ở một số các
địa phương nhỏ như Cù Lao Chàm… Đến năm 2016, Việt Nam vẫn
chưa có khái niệm “Du lịch Di sản văn hóa dưới nước”.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển Du lịch UCH
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch UCH,
trong đó có một số các yếu tố điển hình sau:
Yếu tố nội tại - Nguồn tài nguyên có sẵn (Điểm UCHT)
Sự truyền thông quảng bá của các doanh nghiệp kinh doanh
ngành du lịch
Nhu cầu mong muốn của khách du lịch nội địa và quốc tế
Hệ thống các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Chính sách phát triển văn hóa và du lịch; Và các yếu tố khác.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá khai thác, kinh doanh du lịch
UCH

10


Để đánh giá được tình hình và hiệu quả khai thác, kinh doanh
UHCT, có nhiều các tiêu chí liên quan và có ảnh hưởng lẫn nhau, sau
đây là một số các tiêu chí:
Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh UCHT; Số lượt khách du
lịch (nội địa và quốc tế); Số lượng lao động trong ngành; Doanh thu

của ngành; Lợi nhuận của ngành; GDP ngành đóng góp cho quốc gia.
1.2. Các vấn đề thực tiễn
1.2.1. Mô hình khai thác và kinh doanh Du lịch UCH của các
nước trên thế giới
1.2.1.1. Mô hình khai thác và kinh doanh du lịch gắn với bảo
tàng
Các bảo tàng trên thế giới đã ứng dụng mô hình bảo tàng để khai
thác và kinh doanh du lịch rất thành công và đưa về những con số rất
đáng nể như: Thụy Điển – Bảo tàng Vasa (doanh thu 300 triệu mỗi
năm) ; Mỹ - Các bảo tàng Great Lake Maritime; Anh – Bảo tàng
Mary Rose; Tây Ban Nha - Bảo tàng Khảo cổ học dưới nước Arqua,
Cartagena; Ai Cập – Dự án bảo tàng dưới nước Alexandria; Trung
Quốc – Bảo tàng Con đường tơ lụa trên biển; Bảo tàng tàu đắm
Viking, Roskilde, Đan Mạch (thu nhập từ bán vé là 1,069,455.31 đô
la Mỹ).
1.2.1.2. Mô hình khai thác và kinh doanh du lịch gắn với lặn
biển (diving, snorkeling)
Mô hình lặn biển hiện nay có hai hình thức lặn sâu dưới biển với
bình khí (scuba diving) và bơi trên mặt nước với ống thở
(snorkeling). Các nước trên thế giới đã ứng dụng mô hình lặn biển
để khai thác và kinh doanh du lịch rất thành công như: Australia –
Yongala; Micronesia – Chuuk Lagoon; Ai Cập (Cảng Alexandria
Eastern), Grenada (Shipwreck Diving); Ý (Baia).
11


1.2.2. Bài học rút ra cho khai thác và kinh doanh du lịch của
Việt Nam
Với tiềm năng về UCH, Việt Nam có thể học hỏi mô hình phát
triển du lịch DSVH (cụ thể là đối với UCH) của các nước trên thế

giới để tạo nên một mô hình KDDL mang tính hệ thống, chuyên
nghiệp và bền vững. Với việc phát triển các bảo tàng trên cạn hay
dưới nước, hoặc chuỗi các hoạt động tham quan UCH như bơi, lặn
biển, Việt Nam có đầy triển vọng để trở thành một cường quốc về
UCHT.

12


Chương 2
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ KINH DOANH DU LỊCH
DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM
2.1. Tổng quan phát triển du lịch UCH ở Quảng Nam: phân
tích theo mô hình FTS của Gunn
2.1.1. Giới thiệu tổng quan mô hình hệ thống các chức năng
du lịch FTS – C.A. Gunn
Mô hình FTS (The functioning tourism sytem - Hệ thống các
Chức năng Du lịch) là một khung lý thuyết được C. A. Gunn trình
bày gồm năm thành tố vĩ mô quan trọng cấu thành một hệ thống du
lịch nói chung, bao gồm các yếu tố cộng đồng, giao thông, các điểm
tham quan, các dịch vụ và xúc tiến truyền thông quảng bá. Mô hình
FTS đánh giá nhu cầu của cộng đồng, cơ sở hạ tầng giao thông, các
điểm tham quan, tính chất dịch vụ và các xúc tiến truyền thông quảng bá của một hệ thống du lịch. Đối với một hệ thống du lịch hoạt
động, thì bắt buộc cả năm thành phần này đều phải có mặt.
2.1.2. Đánh giá tổng quan các yếu tố trong hệ thống UCHT
Quảng Nam
(i) Cộng đồng (nhu cầu) hay gọi cách khác là Tình hình thị
trường
Gần 8 triệu lượt khách vào Việt Nam du lịch năm 2015, 3,8 triệu
lượt ở Quảng Nam cho thấy con số khách du lịch đến Việt Nam là

không nhỏ và xu thế con số này sẽ tăng thêm trong tương lai gần.
(ii) Giao thông
Việt Nam hiện đang đầu tư và phát triển về hệ thống giao thông
(đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy) và góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành du lịch.

13


(iii) Các điểm tham quan UCHT ở Quảng Nam: có tiềm năng
lớn, và một số đã được xây dựng có tính quy mô, hệ thống.
(iv) Dịch vụ du lịch:Manh mún một vài dịch vụ có liên quan.
(v) Truyền thông, quảng bá: chưa có hoạt động đối với UCH,
UCHT.
2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch UCH ở Quảng Nam từ góc
độ các chuyên gia du lịch
Hiện nay, Quảng Nam đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động khai quật, bảo tồn, và
khai thác giá trị của các UCH ở Quảng Nam như: tập đoàn Naver,
Hàn Quốc, công ty Đoàn Ánh Dương, nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dũ
Xênh, nhà sưu tầm cổ vật Trần Quý, … hay các công ty du lịch khai
thác du lịch lặn mặc dầu chưa có hoạt động liên quan đến tham quan
tàu đắm dưới biển như: Hoian Scuba Diving, PADI, Cù Lao Xanh …
2.3. Nhận thức xã hội về UCHT qua thực tiễn điều tra:
Tổng hợp từ bảng kết quả điều tra nhu cầu thị trường về UCHT,
cho kết quả là mọi người chưa từng nghe đến khái niệm “UCHT”, chỉ
rất ít một vài người có loáng thoáng nghe đến cụm từ “di sản văn hóa
dưới nước”. Điều này cho thấy rõ, nhận thức của người dân Việt
Nam về ngành UCHT là chưa có trong khi, đó là một khái niệm phổ
biến ở các nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Ai

Cập, Australia …
2.4. Thực trạng phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước
ở Quảng Nam
2.4.1. Các hoạt động gắn với bảo tàng
Nhà trưng bày di vật Tàu đắm Cù Lao Chàm: trưng bày các
di vật được trục vớt từ con tàu đắm cổ Cù Lao Chào (thế kỷ 15) đang
hoạt động miễn phí vé vào cửa. Do vậy, nguồn thu không có, chưa
14


tạo ra nguồn việc làm cho người dân địa phương, người dân chưa có
thu nhập cũng đồng nghĩa việc chưa đóng góp tiền thuế cho Nhà
nước, chưa góp phần nâng cao GDP cho quốc gia.Tương tự,
Nhà trưng bày di sản biển tư nhân Lâm Dũ Xênh mang tính
chất giải trí, phi lợi nhuận. Nói chung: Nhu cầu để tham quan Nhà
trưng bày di vật của cộng đồng là chưa có; Các hoạt động về truyền
thông quảng bá hình ảnh về Nhà trưng rất yếu; Các dịch vụ
trong/quanh khu vực bảo tàng rất ít/ thậm chí không có; Không có
phương tiện vận chuyển du khách từ đất liền vào đảo của nhà đầu tư;
Không có đội ngũ nhân viên làm công việc marketing, PR, quảng
cáo/ tìm kiếm khách hàng/ tiếp đón du khách/ hướng dẫn du khách ở
các vùng miền khác; …
2.4.2. Các hoạt động gắn với lặn biển
Hiệp hội Hướng dẫn viên Lặn biển chuyên nghiệp (Professional
Association of Diving Instructors) PADI cung cấp các hoạt động liên
quan đến lặn biển. Kết hợp với rất nhiều các công ty du lịch trên khắp
Việt Nam, PADI cung cấp cho khách hàng các dịch vụ lặn biển bằng
bằng bình khí (scuba diving) và bằng ống thở (snorkeling) chỉ có thể
tham quan các đảo san hô dưới biển mà chưa có khai thác loại dịch
vụ lặn biển để chiêm ngưỡng các con tàu đắm ở ngoài khơi đảo Cù

Lao Chàm.
Các công ty cung cấp dịch vụ lặn biển như: Cham Island Diving,
Blue Coral Diving, Rainbow Divers Vietnam …
2.4.3. Một số các dự án đang được đầu tư sẽ phải hoàn thành
năm 2020.
(i) Các hoạt động khai quật tàu đắm khu vực bờ biển Quảng
Nam – Trung tâm khảo cổ học dưới nước – Viện Khảo cổ học hợp

15


tác với nhà đầu tư Naver, Hàn Quốc; Quy mô: cấp Nhà nước; Thời
gian: 2017 – 2020; Địa điểm: khu vực biển thuộc tỉnh Quảng Nam.
(ii) Các hoạt động xây dựng và phát triển bảo tàng Di sản biển
Cù Lao Chàm – công ty Đoàn Ánh Dương; Quy mô: cấp tỉnh; Thời
gian: 2017- 2020; Địa điểm: đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, Hội
An, QN.
(iii) Các hoạt động xây dựng trung tâm du lịch di sản văn hóa
(trong đó UCHT là chủ đạo) của doanh nghiệp Traconimex JSC.,;
cấp tỉnh; Thời gian: 2017 – 2020; Địa điểm: thành phố Hội An,
Quảng Nam.
2.4.4. Một số các hoạt động có liên quan đến UCHT
(i) Hoạt động xây dựng trung tâm khảo cổ học dưới nước của
Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước, Viện khảo cổ trụ sở tại Hội An,
Quảng Nam; cấp Nhà nước; Thời gian: 2017 – 2020; Địa điểm: khu
vực biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
(ii) Hoạt động phục dựng thương cảng cổ Hội An của tỉnh
Quảng Nam; Quy mô cấp Nhà nước; Thời gian: 2017 – 2020; Địa
điểm: khu vực thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
(iii) Các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động đến các

lĩnh vực có liên quan UCH: Padi, Hội An Blue Coral Scuba Diving
2.5. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng khai thác và
kinh doanh du lịch UCH ở Quảng Nam
2.5.1. Những kết quả đạt được
(i) Nhận thức về tầm quan trọng của UCH: Quảng Nam đã có
được những kết quả ban đầu về hiểu biết khái niệm “UCH” và các
hoạt động khai thác, kinh doanh gắn với UCH (UCHT). Cụ thể, đầu
năm 2017, một cuộc Hội thảo Khoa học Quốc tế đã được tổ chức tại
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với chủ đề: Bảo tồn Di sản văn
16


hóa dưới nước vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các
quốc gia. Điều này cho thấy tỉnh Quảng Nam đã nhận ra tầm quan
trọng của UCH đối với cộng đồng, đối với phát triển kinh tế đất nước
nói chung, kinh tế vùng/ địa phương nói riêng.
(ii) Trong việc thiết lập cơ sở kinh doanh UCHT: Quảng Nam
và các đơn vị cá nhân liên quan đã bắt đầu triển khai các hoạt động
khai thác và kinh doanh UCH, mặc dầu còn manh mún và nhỏ lẻ với
Nhà trưng bày di vật Tàu đắm Cù Lao Chàm hay việc quảng bá Hội
An là thương cảng cổ để thu hút du khách thập phương. Các hoạt
động liên quan đến việc khảo sát, khai quật Tàu đắm và các Di vật
trên tàu; xây dựng, cơ cấu, thiết lập cơ sở cho các bảo tàng Di sản tàu
đắm hướng tới phát triển UCHT giai đoạn 2017 – 2020 đều hướng tới
không chỉ là bảo tồn các UCH, mà nó chính là cơ sở, là nền tảng cho
việc khai thác, kinh doanh UCHT tại Quảng Nam.
(iii) Các hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch UCH:
các hoạt động khai thác và kinh doanh UCHT đã bắt đầu manh mún
từ các UCH được trưng bày trong bảo tàng; Bên cạnh đó, các cơ sở
kinh doanh của nước ngoài có liên quan đến các hình thức UCHT

như PADI, Hoian Scuba Diving … đang hoạt động rất tốt ở thành
phố Hội An, Quảng Nam chính là cơ sở hạ tầng rất tốt cho việc phát
triển hình thức UCHT là bơi lặn biển.
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
(i) Hạn chế:
- Chưa tiếp cận được mô hình kinh doanh UCHT trên thế giới.
- Chưa có trải nghiệm thực tế với các mô hình kinh doanh thành
công ở các nước.
- Chưa có đủ các nguồn lực để khai thác và phát triển kinh
doanh UCHT…
17


(ii) Nguyên nhân:
- Chậm chạp trong việc nắm bắt xu thế của thời đại; đồng thời
việc các doanh nghiệp ít giao lưu trao đổi với các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu Việt Nam trong lĩnh vực UCH để đưa ra ứng dụng thực
tiễn bằng các hoạt động UCHT khiến cho các nhà khoa học có kiến
thức ứng dụng UCH trên thực tế không có cơ hội chia sẻ với các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
- Chưa có chiến lược, định hướng, kế hoạch khai thác, kinh
doanh trong ngành UCHT từ các cấp ban ngành, từ Chính phủ;
- Chưa có tư vấn của các chuyên gia kinh tế am hiểu về du lịch
UCH;
- Chưa có nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực khai thác du lịch
UCH;
- Chưa có cơ sở hạ tầng và “sản phẩm” để kinh doanh UCH;
- Nguồn lao động có tri thức và kinh nghiệm trong du lịch UCH
là chưa có…


18


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ KINH DOANH DU
LỊCH DI SẢN VĂN HÓA DƯỚI NƯỚC Ở QUẢNG NAM
3.1. Quan điểm, cơ hội, thách thức đối với khai thác, kinh
doanh du lịch UCH ở Quảng Nam
3.1.1. Quan điểm
Du lịch UCH có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong nền
kinh tế nói chung mà còn góp phần trong việc lưu giữ, bảo tồn các UCH
nói riêng. Du lịch UCH là xu hướng của thế giới trong việc phát triển
nền kinh tế hiện nay. UCHT tạo nên các nguồn đầu tư địa phương cho
các tài nguyên lịch sử như việc xây dựng các bảo tàng, các nhà trưng bày
cổ vật…; Xây dựng niềm tự hào của cộng đồng đối với UCH; Nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của khu vực (Việt Nam nằm ở trung tâm
“Con đường tơ lụa trên biển”…
3.1.2. Cơ hội, thách thức khai thác, kinh doanh du lịch UCH ở
Quảng Nam
Cơ hội:
- Nhu cầu hiện nay về du lịch UCH của cộng đồng trên thế giới là
rất lớn, đặc biệt là tiềm năng cộng đồng trong nước;
- Xu hướng về du lịch UCH là xu hướng phát triển bền vững mà
các nước trên thế giới đang hướng tới;
- Quảng Nam có nhiều các UCH như thương cảng cổ Hội An, Tàu
đắm Cù Lao Chàm và hàng trăm nghìn cổ vật được trục vớt từ các con
tàu đắm…
- Quảng Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đủ điều kiện để
phục vụ du lịch UCH;
- Quảng Nam có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp trong và

ngoài nước trong việc truyền thông, quảng bá, kinh doanh du lịch UCH;
19


- Quảng Nam có nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư trong
lĩnh vực kinh doanh UCH đặc biệt từ các doanh nghiệp Naver (Hàn
Quốc), Đoàn Ánh Dương (Hồ Chí Minh, Việt Nam), Traconimex (Hà
Nội, Việt Nam) …
Thách thức:
- Trong việc tạo nên chuỗi các UCH liên kết với nhau trong vùng;
- Tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi, an toàn vận chuyển du khách đối với
việc tham quan điểm UCH Bảo tàng Di vật Tàu đắm Cù Lao Chàm;
- Nâng cao trình độ nhận thức của cộng đồng về UCH và du lịch
UCH của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói
riêng;
- Trong việc kiến tạo nên chuỗi dịch vụ liên quan đến du lịch UCH
để cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch;
- Trong kế hoạch truyền thông, quảng bá UCH của Quảng Nam ra
cộng đồng cả nước và thế giới.
3.2. Giải pháp khai thác, kinh doanh UCHT ở Quảng Nam
3.2.1. Đề xuất mô hình khai thác, kinh doanh UCHT ở Quảng
Nam
(i) Mô hình tham quan bảo tàng:
Đối tượng tham quan: Tàu đắm hoặc các di vật trên Tàu đắm được
trưng bày trong bảo tàng
Tại: Các bảo tàng như Bảo tàng Tàu đắm Cù Lao Chàm; Bảo tàng
Lâm Dũ Xênh Hình thức: Bán vé tour
(ii) Mô hình du lịch lặn biển: hình thức diving (lặn sâu dưới biển
có bình dưỡng khí), và snockerling (đeo ống thở và nằm trên mặt nước);
Đối tượng tham quan: Tàu đắm Cù Lao Chàm

Tại: Điểm tàu bị đắm
Hình thức: Bán vé tour
20


(iii) Mô hình tham quan vùng thương cảng cổ Hội An (thuyết
trình sâu về thương cảng cổ xưa):
Đối tượng tham quan: Toàn khu thương cảng cổ
Tại: khu vực thương cảng cổ (thành phố Hội An)
Hình thức: Bán vé tour và các dịch vụ liên quan
(iv) Mô hình chuỗi các dịch vụ:
Các dịch vụ về: lưu trú – nhà hàng – cửa hiệu mua sắm – khu giải
trí, đáp ứng tối đa các nhu cầu của du khách tham quan.
Tại: Các điểm UCHT.
Hình thức: Bán vé tour hoặc phục vụ tại chỗ (linh động).
3.2.2. Các giải pháp
(i) Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch UCH
Tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức:
Du lịch UCH là một khái niệm mới đối với hầu hết người dân Việt
Nam. Do vậy, việc nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về
ngành du lịch này là vô cùng quan trọng. Việt Nam sở hữu “tài sản biển”
khổng lồ, cùng tiềm năng to lớn trong việc phát triển du lịch gắn với
UCH sẽ góp phần mang lại những lợi ích cho quốc gia nói chung, người
dân nói riêng.
Phương pháp thực hiện:
- Đưa chương trình học “du lịch UCH” như một ngành học chính
thức trong các chương trình giảng dạy của các trường đại học đào tạo về
du lịch hay văn hóa.
- Tuyên truyền trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội, các trang
website của doanh nghiệp … Thực hiện các chương trình giữ gìn, bảo

tồn di sản UCH của đất nước như tiếp cận, phỏng vấn, quay video …
các chuyên gia về UCH, các chuyên gia về du lịch chia sẻ, trao đổi về
UCH, du lịch UCH.
21


- Công khai và quảng bá về các chương trình Hội thảo Quốc tế
Khảo cổ học dưới nước hàng năm - Truyền thông, quảng bá các hoạt
động hiện tại của Quảng Nam như xây dựng bảo tàng về di sản Tàu
đắm, các phát hiện về Tàu đắm ở bờ biển Cù Lao Chàm, hay các hoạt
động giao thương xưa kia của Thương cảng cổ Hội An …
(ii) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển UCHT ở
Quảng Nam
Đầu tư tư nhân trong nước là kênh thu hút hiệu quả nhất do tính
chất đầu tư và hoạt động theo nền kinh tế thị trường.
Thực hiện: Tổ chức các cuộc Hội thảo, chương trình; Hỗ trợ các
chính sách cho doanh nghiệp…
Đầu tư của nước ngoài là kênh đầu tư có sự kết nối toàn cầu, mang
tầm quốc tế, có tính hội nhập rất cao và khả năng vươn tới thị trường
quốc tế là rất lớn.
Thực hiện: Các cơ quan quản lý cấp Tỉnh cùng các doanh nghiệp
trong nước tham gia kêu gọi bằng nhiều hình thức khác nhau.
(iii) Xây dựng Bảo tàng UCH (Bảo tàng Di sản biển ở trên bờ)
Bảo tàng Di sản biển Cù Lao Chàm đang được thực hiện bởi doanh
nghiệp Đoàn Ánh Dương ở xã Tân Hiệp, đảo Cù Lao Chàm.
(iv) Xây dựng khu lặn biển Cù Lao Chàm
Chưa có khu lặn biển liên quan đến các UCH như Tàu đắm do tính
chất quy mô và đặc thù của các con tàu ở ngoài khơi.

22



KẾT LUẬN
Di sản văn hóa dưới nước (UCH) là một “ngành hẹp” nằm trong
hệ thống Di sản văn hóa của nhân loại nói chung, đã được các chuyên
gia, các nhà nghiên cứu khoa học trên giới chú tâm nghiên cứu hơn
nửa thế kỷ nay. UCH có vai trò quan trọng góp phần trong các nghiên
cứu Khoa học Lịch sử học, Dân tộc học, Nhân học … nói chung,
Khoa học Khảo cổ học nói riêng. Việc gìn giữ, bảo tồn UCH không
chỉ có giá trị trong vấn đề nghiên cứu, phát triển khoa học mà nó còn
có giá trị rất to lớn trong việc phát triển nền kinh tế bền vững. Việc
khai thác các UCH để phát triển kinh doanh du lịch đã được các nước
trên thế giới thực hiện và gặt hái được rất nhiều thành công như Thụy
Điển (bảo tàng Vasa), Anh (Mary Rose) hay Ai Cập (Cảng
Alexandria) hay Trung Quốc (Bảo tàng Con Đường Tơ Lụa Trên
Biển – Bảo tàng Nam Hải số 1).
Với việc nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp và phân tích các tài liệu
trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn của các nước trên thế giới, tác
giả đã có những hiểu biết nhất định về UCH, UCHT và đưa ra một
khái niệm chung về “du lịch di sản văn hóa dưới nước (UCHT)”; đây
là một nỗ lực rất lớn mà tác giả muốn các nhà kinh doanh du lịch có
thể trước hết, là hiểu được khái niệm về UCHT là gì, và sau đó là ứng
dụng nó vào thực tiễn. Luận văn đã nói rất rõ các vấn đề lý luận
chung (Chương 1), phân tích các thực trạng khai thác và kinh doanh
UCHT ở Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng (Chương 2). Và
tác giả đã đưa ra một số các giải pháp cho các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch và các giải pháp riêng cho từng doanh nghiệp như
Đoàn Ánh Dương hay Traconimex (Chương 3). Các giải pháp đều
dựa trên các phân tích lý thuyết, các kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh mà tác giả đã kinh qua, đặc biệt là các kinh nghiệm thực tế

23


×