Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.59 KB, 1 trang )

Hội thảo “Phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh”
21:47, 14 Tháng Hai 2012
(Cinet) - Ngày 14/2, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế
với chủ đề “Phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh” với sự tham dự của đông đảo các nhà
quản lý, nghiên cứu, các doanh nghiệp trong nước và và quốc tế như: Đức, Singapore, Mỹ, Indonesia, Hàn
Quốc, Sri Lanka, Nhật Bản...
Vịnh Lăng Cô
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định,
Thừa Thiên - Huế đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Những năm qua, Thừa
Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong việc thu hút khách tham
quan; đồng thời, hướng đến phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, xây dựng Thừa
Thiên - Huế thành một điển hình của du lịch xanh Việt Nam. Với những ưu thế và điều kiện sẵn có nhưng
việc khai thác tài nguyên di sản phục vụ du lịch ở đây vẫn còn nhiều bất cập. Làm thế nào để xây dựng
phát triển du lịch di sản theo hướng bảo tồn, bảo vệ môi trường và phải có tính bền vững, đặt lợi ích cộng
đồng lên hàng đầu… đang là vấn đề được nhiều chuyên gia về du lịch, văn hóa quan tâm.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến tham luận trong đó đáng chú ý là ý kiến của Tiến sỹ
Hà Bích Liên (Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh).Theo bà Liên, Huế đang là một điểm đến xanh tự
nhiên, đầy ấn tượng với du khách. Bản thân Huế cũng là nơi con người sống hài hòa với tự nhiên; trong đó
rừng quốc gia Bạch Mã, hệ đầm phá Tam Giang, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, còn ẩn chứa những
vẻ đẹp nguyên thủy. Vì lẽ đó, Huế phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh là cần thiết, trọng tâm là
bảo tồn di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
Đồng quan điểm này, GS, TS, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng cho biết thêm: Nhà vườn chỉ là thành
phần nhỏ trong cấu trúc của đô thị, tuy nhiên nó lại là thành phần quan trọng trong cấu trúc đô thị có một
không hai của Thành phố Huế. Do đó, cần phải đi từ yếu tố sẵn có này để phát triển, trong đó cần phải chú
trọng đến quang cảnh thiên nhiên của các di sản.
Dù tiềm năng có nhiều nhưng nếu vẫn phát triển theo lối cũ mà không xác định được hướng ưu tiên thì
Huế sẽ đánh mất cơ hội. Đây là một thách thức của tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay. Ưu tiên đầu tư vào
các dự án bảo tồn đa dạng sinh học và tái sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái bảo tồn môi trường tự nhiên và
môi trường Văn hóa, hướng đến loại hình du lịch trải nghiệm bền vững, đó là hướng đi cần thiết. Huế cần
tập trung phát huy mô hình du lịch xanh mới, chẳng hạn du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái... với
tất cả các giải pháp sáng tạo và thân thiện với môi trường.


×