Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường tiền tệ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.38 KB, 19 trang )

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thị trường tiền tệ
trong giai đoạn hiện nay
Ban Kinh tế Trung ương Đảng
Vụ Kinh tế tổng hợp
Hoàng Xuân Hòa- Vụ trưởng
Trần Kim Anh- Phó Vụ trưởng


Nội dung
I.
II.

Thực trạng về cơ chế chính sách thị
trường tiền tệ giai đoạn hiện nay
Một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật về thị trường tiền tệ


I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị trường
tiền tệ giai đoạn hiện nay
1.

Những kết quả đạt được
-Khung pháp lý ngày một hoàn thiện:
+ Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy chế về tổ chức
và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và thị
trường mua, bán giấy tờ có giá.
+Cơ chế, quy trình nghiệp vụ thịt trường mở ngày càng
hoàn thiện. Lãi suất nghiệp vụ (OMO) biến động theo
tình hình của nền kinh tế và mức lãi suất cơ bản do


NHNN xác định.


I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị trường tiền
tệ giai đoạn hiện nay
1.1 Những kết quả đạt được
- Có sự tăng nhanh của số lượng thành viên cũng như
doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng
Năm 2000, khi thị trường liên ngân hàng mới bước đầu được
hình thành, tổng doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền giữa
các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng chỉ
vào khoảng 280 tỷ đồng thì đến 2015 con số này đã lên tới
5,2 triệu tỷ đồng, giao dịch bình quân 1 ngày là 21.145 tỷ
đồng.


I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị
trường tiền tệ giai đoạn hiện nay
1.1 Những kết quả đạt được
Nghiệp vụ thị trường mở có sự tăng trưởng, phát triển không
ngừng về doanh số giao dịch cũng như số lượng thành viên
thị trường. Các phiên giao dịch tăng theo các năm, từ 2008
đến nay, định kỳ tổ chức 1 phiên/ngày, có thời điểm 2-3
phiên/ngày. Tổng số giao dịch năm 2008 là 1.038 nghìn tỷ
đồng. Đến 2011, tăng lên là 2.800 nghìn tỷ đồng.


I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị trường tiền
tệ giai đoạn hiện nay
-


1.1 Những kết quả đạt được


I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị trường tiền
tệ giai đoạn hiện nay
1.2. Một số tồn tại
Các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói
chung và điều hành chính sách tiền tệ nói riêng theo
hướng tập trung kiềm chế lạm phát có sự đánh đổi với
tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn.
Một số văn bản QPPL được ban hành chậm so với yêu
cầu.
Các hoạt động mua, bán có kỳ hạn giữa các tổ chức tài
chính ở Việt Nam còn tương đối ít.
Cấu trúc vi mô của TTTT chưa hoàn thiện.


I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị trường tiền
tệ giai đoạn hiện nay
1.3 .Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh và đồng bộ
và chịu tác động của tình hình tiêu cực của kinh tế thế
giới.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định và thực thi
chính sách, giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài
khóa, chính sách thương mại, chính sách đầu tư và các
chính sách kinh tế vĩ mô khác còn thiếu đồng bộ và
chưa hiệu quả.



I. Thực trạng về cơ chế chính sách thị trường tiền
tệ giai đoạn hiện nay
1.3 .Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Khu vực doanh nghiệp còn yếu kém về năng lực tài chính và quản trị,
kỷ luật báo cáo và tính minh bạch chưa cao, gây rủi ro lớn cho hoạt
động của ngân hàng.
- Hệ thống TCTD phát triển nhanh nhưng mạng lưới phân bổ không
đồng đều, tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị, còn mỏng tại địa
bàn nông thôn, các tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, dẫn
tới khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng tại
các vùng này.
- Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

2.1Về lãi suất tỷ giá
- Tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều hành đồng bộ các
công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền
tệ ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, đồng
thời hỗ trợ TCTD cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh
tế, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
- Điều hành tỷ giá linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính
sách lãi suất theo sát diễn biến của thị trường ngoại hối
để hỗ trợ tích cực đối với xuất nhập khẩu và các hoạt
động đối ngoại khác của nền kinh tế.



II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

2.2) Về chủ thể thực thi thể chế
a) Các cơ quản quản lý nhà nước:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng
- Phát triển thị trường tiền tệ, ngoại hối
- Nâng cao vai trò điều hành thị trường tiền tệ của NHNN
- Tăng cường việc lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng
- Điều hành chính sách tiền tệ theo thông lệ quốc tế và điều
kiện phát triển của thị trường tài chính trong nước.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài
khóa
- - Củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

2.2 Về chủ thể thực thi thể chế
- Triển khai các quy trình, nghiệp vụ tiên tiến, chính
sách kinh doanh lành mạnh…
- Tiếp tục quá trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước.
Khuyến khích phát triển các NHTM cổ phần thực hiện
các biện pháp sớm hợp nhất, sát nhập để tăng lợi thế
quy mô

- Tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về
các chủ trương giải pháp, chính sách điều hành tiền tệ
để tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

b) Các tổ chức tín dụng
- Thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng theo
hướng chú trọng vào việc tăng cường năng lực tài chính,
nâng cao năng lực quản trị. Đầu tư, trang bị, phát triển
các công nghệ, bảo đảm đầy đủ điều kiện để giao dịch thị
trường được thuận lợi. Đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu
- - Thu hút vốn các cổ đông chiến lược nước ngoài. Phát
triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới. Nâng cao
chất lượng quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, thiết lập hệ
thống cảnh báo, an toàn trong hoạt động, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh
tra và chế độ báo cáo thường xuyên


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

2.3) Cơ chế theo dõi và giảm sát đảm bảo việc thực hiện thể
chế
a) Đổi mới hoạt động thanh tra: thanh tra tại chỗ và chú

trọng tới một số nội dung trọng điểm như:
- Vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, cấp tín dụng cho cổ
đông lớn và người có liên quan; hoạt động cấp tín dụng và
hoạt động đầu tư tài chính; hoạt động ủy thác đầu tư, các
khoản phải thu, góp vốn, mua cổ phần; việc chấp hành các
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, lãi suất,
kinh doanh; hoạt động của các công ty con ...


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

2.3) Cơ chế theo dõi và giảm sát đảm bảo việc thực hiện thể
chế
b) Từng bước đổi mới phương pháp thanh tra
- Từng bước kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp
luật với thanh tra rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt
động của hệ thống các TCTD.
- Chú trọng công tác khảo sát, chuẩn bị thanh tra
- Tập trung triển khai và chỉ đạo triển khai thanh tra pháp nhân
đồng bộ các TCTD trong nước thống nhất từ Trung ương
đến địa phương.


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị

trường tiền tệ

2.3) Cơ chế theo dõi và giảm sát đảm bảo việc thực hiện thể chế

b) Đối với công tác giám sát
- Cần thu hẹp các chuẩn mực trong nước với chuẩn quốc tế.
- Đối với Cơ quan Thanh tra giám sát thuộc NHNN: Cần hoàn thiện hệ
thống các chỉ tiêu giám sát thị trường dựa trên rủi ro đồng thời thu hẹp
các chuẩn mực trong nước với chuẩn quốc tế...
- Thực hiện công khai danh tính các tổ chức, cá nhân vi phạm, mức xử
phạt vi phạm thông qua việc đăng tải thông tin về việc xử lý những vụ sai
phạm của các TCTD trên website chính thức của NHNN.

-


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về

thị trường tiền tệ

2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin
- Phát triển theo hướng hiện đại, tiếp cận nhanh và ứng dụng
công nghệ ngân hàng tiên tiến.
- Thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật cho hoạt động của
thị trường tiền tệ.
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng về thanh toán.
- Khuyến khích các TCTD đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học.


II. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về

thị trường tiền tệ


2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng; nâng
cao năng lực của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính - ngân hàng
hiện có. Phát triển các dịch vụ mới (giao dịch thanh toán
điện tử, thanh toán thẻ quốc tế, thẻ nội địa, dịch vụ môi
giới tiền tệ, quản lý danh mục đầu tư). Hoàn thiện và phát
triển các nghiệp vụ phái sinh về tỷ giá và lãi suất nhằm
phân tán rủi ro.


Xin cảm ơn!



×