Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Bài tập lớn môn Bảo trì hệ thống và phòng máy - Tìm hiểu màn hình máy tính, chương trình khôi phục dữ liêu, quản trị phòng máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 41 trang )

Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÀI TẬP LỚN

BẢO TRÌ HỆ THỐNG
VÀ QUẢN LÝ PHÒNG MÁY

HÀ NỘI 11 – 2014

1


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÀI TẬP LỚN

BẢO TRÌ HỆ THỐNG
VÀ QUẢN LÝ PHÒNG MÁY
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phan Văn Tiến
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phạm Quang Quân
(Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Trang
CNTT – K5B
Nguyễn Thị Huyền


CNTT – K5B

HÀ NỘI 11 – 2011

2


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
MỤC LỤC

PHẦN 1 – TÌM HIỂU MÀN HÌNH MÁY TÍNH
1.1. CRT
1.1.1. Các khái niệm
– Điểm ảnh Pixel: là phần tử nhỏ nhất của một điểm ảnh hay một thiết bị
hiển thị ảnh. Kích thước một điểm ảnh trên màn hình CRT phụ thuộc vào:
+ Kích thước chùm tia điện tử.

3


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
+ Kích thước hạt Photpho.
+ Chiều dày lớp Photpho.
– Độ phân giải: là kích thước chi tiết nhỏ nhất đo được của một thiết bị
hiển thị. Một tham số để đo độ phân giải là mật độ điểm ảnh DPI (Dot Per Inch:
số điểm ảnh/inch, 1 inch = 2,5 cm tính theo đường chéo màn hình).
– Độ phân giải được phân loại:
+ Độ phân giải thấp: <50 dpi.
+ Độ phân giải trung bình: 51 – 70 dpi.
+ Độ phân giải cao: 71 – 120 dpi.

+ Độ phân giải siêu cao: > 120 dpi.
– Độ sáng (Brightness): là giá trị phát sáng (hay phản xạ) tương đối của
một vật liệu so với một vật liệu màu trắng chuẩn. Độ phát sáng của màn hình tia
âm cực gọi là độ sáng.
– Độ tương phản (Contrast): là tỷ lệ giữa độ sáng hay độ phát sáng giữa 2
trạng thái đóng và mở của phần hiển thị điểm ảnh.
– Khoảng cách giữa các điểm sáng (Dot Pitch) được tính bằng mm,
thường là 0,26; 0,28; 0,29 mm. Dot Pitch càng nhỏ thì hình càng nét.
– Chất huỳnh quang: là những chất khi bị tia điện tử bắn vào thì bức xạ
ánh sáng có bước sóng nhất định, quyết định màu sắc phát ra được gọi là chất
huỳnh quang. Người ta chọn chất huỳnh quang để chế tạo ra đèn hình CRT.
– Đèn hình: là một ống thủy tinh đúc liền, trong được hút chân không.
Phần đuôi chóp nhọn và phần đầu loe rộng, bên tronjg có các bộ phận để thực
hiện chức năng phát và điều khiển tia điện tử.
4


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
– Súng điện tử: bao gồm một số bộ phận bên trong đèn hình có nhiệm vụ
tạo ra chùm tia điện tử, chuyển động nhanh về màn hình và đập vào lớp huỳnh
quang, làm cho các điểm trên đó phát sáng.
– Ka-tốt: khi sợi đốt được nung nóng, các tia điện tử được phát ra từ các
Ka-tốt. Màn hình màu thường có 3 Ka-tốt tương ứng với 3 màu: xanh lá cây
(Green), màu đỏ (Red) và màu xanh da trời (Blue). Dữ liệu được đưa vào ba Katốt này.
– Hệ thống lái tia điện tử: trong màn hình CRT sử dụng việc lái tia điện tử
bằng từ trường. Người ta sử dụng các cuộn dây, đặt trên cổ đèn hình để lái tia
điện tử theo chiều ngang (quét dòng) và chiều dọc (quét mành).
1.1.2. Cấu tạo và hoạt động
– Đèn hình có cấu tạo như sau:


5


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

+ Mặt nạ.
+ Điểm ảnh với 3 điểm màu tương ứng.
+ Lưới tăng tốc tia điện tử G2.
+ Lưới điều khiển tia điện tử G1.

6


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
+ Sợi đốt.
+ Ka-tốt tạo tia điện tử.
+ A-nốt hút tia điện tử.
+ Focus: hội tụ.
– Các điện cực điều khiển tia điện tử:
+ Lưới điều khiển G1 (điều chỉnh độ sáng: Bright): Điều khiển tia
điện tử.
+ Lưới tăng tốc G2 (green).
+ Lưới hội tụ G4 (focus).
+ Điện cực A-nốt: hút các tia điện tử tạo dòng điện khép kín.
– Khi sợi đốt được nung nóng, các Ka-tốt phát ra tia điện tử. Tia điện tử
được điều khiển bởi lưới G1 (Bright). Sau đó tia điện tử được điện áp G2 (1000
V) làm tăng tốc chuyển động về màn hình đập các điểm R, G, B trên màn huỳnh
quang làm phát sáng. Trên đèn hình có cực A-nốt hút các tia điện tử (tạo ra dòng
khép kín). Như vậy, các hình ảnh được hiển thị trên màn hình dưới dạng một ma
trận điểm, mỗi Pixel là sự kết hợp từ 3 màu cơ bản và 3 màu này được trộn theo

tỉ lệ nhất định sẽ cho ra các màu khác nhau. Số lượng đường ngang và đường
dọc được gọi là độ phân giải của màn hình (có tần số dòng và tần số mành điều
khiển).
– Độ phân giải, tần số dòng và mành có quan hệ với nhau theo bảng sau:
Độ phân giải
640 x350
640 x 400
640x 480
800x600

Tần số dòng
31,5 KHz
31,5 KHz
31,5 KHz
35,2 KHz
7

Tần số mành
70 Hz
70 Hz
60 Hz
56 Hz


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
1024x768
35,2 KHz
640x350
37,5 KHz
640x400

37,5 KHz
640x480
37,5 KHz
800x600
37,5 KHz
800x60
48,0 KHz
1024x768
48,5 KHz

86 Hz
83 Hz
83 Hz
72 Hz
60 Hz
72 Hz
60 Hz

– Khi tia điện tử đập vào màn huỳnh quang và lưu độ sáng trong khoảng
thời gian ngắn, vì vậy dòng điện tử phải quét liên tục để duy trì hình ảnh (gọi là
làm tươi màn hình). Khả năng làm tươi này do tần số mành quyết định (48 - 100
Hz). Tần số này cao hay thấp tùy thuộc vào loại màn hình (tốt nhất là 85 - 100
Hz). Tức là nếu tần số 100Hz thì màn hình làm tươi được 100 lần trong một giây.
– Tốc độ làm tươi màn hình phải phù hợp với mức quy định của Card
Video. Nếu Card có độ phân giải cao thì màn hình có độ phân giải thấp thì không
thể đặt màn hình lên độ phân giải cao được.
1.1.3. Các loại màn hình
– Dựa theo hình dạng màn hình, phân làm 2 loại:
+ Màn hình cong: được thiết kế cong cả chiều ngang và chiều dọc.
+ Màn hình phẳng (Dyna Flat): được thiết kế với công nghệ mới

khác so với màn hình cong, khoảng cách giữa các điểm nhỏ, chiều ngang
chỉ còn 0,2 mm và chiều dọc 0,25 mm (Dot pitch). Màn hình nét hơn, giá
thành đắt hơn.
1.1.4. Lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục
- Màn ảnh không sáng trong khi đèn báo nguồn vẫn còn và không có
tiếng.
Biện pháp: Kiểm tra khối quét dòng và cao áp.
8


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
- Máy không có màn sáng như hình trên nhưng vẫn có tiếng, chứng tỏ là
cao áp vẫn đang hoạt động.
Biện pháp: Kiểm tra điện áp cấp cho sợi đốt (Heater) bằng thang
xoay chiều, với đèn hình cổ nhỏ phải có 4,5 V, đèn cổ trung phải có 6,3 V.
- Màn ảnh sáng trắng và có tia quét ngược.
Biện pháp: Kiểm tra điện áp trên 3 Ka-tốt, nếu bình thường thì 3
Ka-tốt có khoảng 100 – 150 V, nếu áp trên 3 Ka-tốt giảm thấp cần kiểm
tra điện áp 180 V cấp cho vỉ đuôi đèn hình , điện áp này xuất phát từ cao
áp , đo điện áp này trên tụ lọc 250 V trên vỉ đuôi đèn. Trường hợp trên 3
Ka-tốt vẫn có đủ thì giảm điện áp G2 bằng cách chỉnh núm Screen trên
than cuộn cao áp.
- Hình ảnh tối hoặc mất ánh sáng, có tiếng bình thường.
Biện pháp: Chỉnh lại triết áp Screen, nếu chỉnh không có tác dụng
là hỏng triết áp, nếu có tác dụng nhưng ảnh vẫn bị tối là do đèn hình hoặc
mất điện áp lệnh điều chỉnh độ sáng.
- Hình ảnh bị nhoè, nhìn các chi tiết không rõ.

9



Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

Biện pháp: Chỉnh lại triết áp Pocus trên than cuộn cao áp. Thay đế
đèn hình trên vỉ đuôi đèn hình. Nếu vẫn không hết thì cần tháo cao áp đi
thay triết áp Pocus.
1.2. LCD
1.2.1. Các khái niệm
– Tinh thể lỏng LCD: là chất lỏng hữu cơ mà phần tử của nó có khả năng
phân cực ánh sáng dẫn đến thay đổi cường độ sáng. Trường tĩnh điện được dùng
để điều khiển hướng phân cực LCD. Màn LCD dựa trên hiệu ứng trường xoắn.
– Phân tử trong lớp tinh thể lỏng chuyển hướng 90 độ giữa 2 mặt kính.
– Ở trạng thái ngắt, chất lỏng là trong suốt. Ở trạng thái đóng, chất lỏng là
dạng phản quang.
1.2.2. Cấu tạo và hoạt động
– Cấu tạo chung gồm:

10


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
+ Bộ xử lý hình ảnh.
+ Bộ xử lý RAM video.
+ IC điều khiển màn hình.
+ Thiết bị điều khiển độ tương phản.
– Dùng điện cực trong suốt nằm phía dưới lớp kính, kéo phân tử tinh thể
lỏng định hướng theo trường tĩnh điện. Tia sáng bị giữ lại trong lớp tinh thể lỏng
mà không đi qua hay phản xạ lại được nữa. Để định hướng ánh sáng đúng theo
hướng phân tử lỏng cần bộ phân cực sáng. Nguồn sáng có thể là LED hay các
loại đèn khác. Bố trí phía sau lớp tinh thể lỏng là gương phản xạ. Trường tĩnh

điện có thể phá lớp tinh thể lỏng vì vậy người ta dùng hiệu điện thế xoay chiều
từ 5-15 V.
* Cấu tạo màn hình TFT LCD
– Dùng một Tranzitor màng mỏng TFT (Thin Film Tranzitor) làm
công tắc chuyển mạch cho từng điều màu, Tranzitor đóng mạch rất nhanh
(vài Micro giây). Tụ điện mắc song song với nó sẽ giữ vai trò đóng mạch
lâu hơn trong khi các Tranzitor khác tiếp tục đóng mạch.
– Màn hình TFT được sản xuất theo công nghệ vi điện tử và tích
hợp mạch điều khiển ngay trên màn hình.
– Như vậy để đạt độ phân giải 640 x 480 ma trận TFT cần tích hợp
đến 640 x 480 x 3 = 921.000 Tranzitor. Vì mỗi điểm cần ba Tranzitor điều
khiển tương ứng với ba ô màu R, G, B. Mạch IC điều khiển hoạt động của
Tranzitor được đặt trong màn hình.
– Nếu màn hình có độ phân giải 1028 x 768 thì phải có 2.359.296
Tranzitor.

11


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
1.2.3. Các loại màn hình
– Màn hình LCD được chia làm 2 loại:
+ Màn hình LCD ma trận thụ động: DSTN LCD (Dual Scan
Twisted Nematic). Đáp ứng tín hiệu khá chậm (300 ms) nên không thích
hợp với ứng dụng hiển thị hình ảnh chuyển động nhanh. Ngoài ra dòng
điện chạy trong lưới điện cực các hang lân cận bị ảnh hưởng làm xuất hiện
vệt mờ quanh hình chuyển động nhanh. Vì vậy chúng không được ưa
chuộng.
+ Màn hình LCD ma trận chủ động: TFT LCD (Thin Film
Tranzitor). Đáp ứng tín hiệu nhanh (25 ms), lưới điện cực điều khiển được

thay bằng ma trận Tranzitor. Mỗi điểm ảnh được điều khiển bằng một
Tranzitor, khắc phục được những vết mờ khi chuyển động nhanh.
1.2.4. Lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục
- Màn hình bị chết điểm màu. Trên màn hình có một hoặc nhiều điểm màu
không thay đổi được độ sáng trong mọi hoàn cảnh.
Biện pháp: Không thể khắc phục được các điểm chết trên màn
hình, các hãng sản xuất thường phải giảm từ 10 đến 20% giá thành của
Monitor cho khách hàng khi phát hiện trên màn hình có từ 2 đến 3 điểm
chết.
- Có đường kẻ mầu dọc hoặc ngang màn hình.
Biện pháp: Nếu đứt mạch bên trong tấm LCD Panel thì không thể
nối lại được. Nếu đứt mạch ở ngay sau IC Drive thì việc nối mạch cũng vô
cùng phức tạp bởi đường mạch rất mảnh.

- Màn hình bị mất một phần hình ảnh. Màn hình bị mất một phần hình ảnh
dọc màn hình. Màn hình bị mất một phần hình ảnh ngang màn hình.

12


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
Biện pháp: Với trường hợp này, sự khắc phục duy nhất là vệ sinh
chân Connect từ mạch LVDS giao tiếp với các IC Drive điều khiển đường
ngang và đường dọc màn hình.
.
- Màn hình bị vỡ tấm LCD.
Biện pháp: Với đèn bị vỡ chỉ có thể thay đèn hình hoặc thay tấm
LCD. Đèn hình gồm tấm LCD và phần tạo ánh sáng nền.
- Bị một nốt đen hoặc nốt mầu ở khu vực hiển thị hình ảnh.
Biện pháp: Trường hợp này phải thay đèn hình hoặc thay tấm

LCD.
- Màn ảnh sáng trắng, không có hình.
Biện pháp: Có thể sửa được sau khi tìm hiểu mạch LVDS đi liền
với đèn hình. Đèn LCD lại sử dụng các xung điện để dịch chuyển sự điều
khiển.
1.3. LED
1.3.1. Các khái niệm
– LED (viết tắt của : Light Emitting Diode) được cấu tạo từ một khối bán
dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n, đèn LED tạo ra nhiều ánh sáng hơn,
tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị chiếu sáng khác vì vậy cũng tiêu thụ ít điện
năng hơn.
– Công nghệ LED lần đầu tiên được nhà khoa học Oleg Losev phát minh
ra ở Nga vào năm 1920. Bóng đèn LED được giới thiệu thương mại hóa lần đầu
tiên ở Mỹ năm 1962. Nick Holonyak Jr - được xem là cha đẻ của công nghệ đèn
đa sắc LED - đã hợp tác cùng với M. Geogre Crawford ở Trường Đại học Illinois
(Hoa Kỳ) để hoàn thiện hết các màu sắc sẵn có của LED.

13


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
– Kể từ đó, công nghệ đèn chiếu LED được gắn liền với sự phát triển của
công nghệ chiếu nền trong những chiếc TV. Sau này, đèn LED tiếp tục được phát
triển rộng rãi và bắt đầu được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
– Những tính chất riêng có đã quy định đặc thù của công nghệ đèn LED và
tạo nên những ưu điểm khiến LED đánh bại bất cứ công nghệ chiếu sáng nào đã
từng tồn tại.
– Tiêu thụ điện năng thấp so với ánh sáng thông thường. Tiết kiệm mức
thấp nhất, hiệu suất chiếu sáng cao hơn nữa tiết kiệm khoảng 75% điện so với
đèn chiếu sáng thông thường.

– Thân thiện với môi trường: Không tia cực tím, không bức xạ tia hồng
ngoại, phát nhiệt của ánh sánh thấp, không chứa thủy ngân và những chất có
hại…, không gây ô nhiễm môi trường. Không sử dụng thủy ngân, giảm thiểu tối
đa việc sử dụng chì cho các mối hàn, ít nhất thì người dùng cũng sẽ an tâm hơn
hẳn khi giảm được 1 phần tác hại không mong muốn của các vật dụng luôn theo
sát bên mình trong khi làm việc hay giải trí.
– Nhiệt độ làm việc thấp: Nhiệt độ làm việc của bóng đèn LED cao hơn
nhiệt độ môi trường khoảng 5 – 80 độ C, thấp hơn so với đèn huỳnh quang thông
thường là khoảng 13 – 250 độ C.
– Tuổi thọ cao: Vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm thắp sáng
liên tục). Theo các tài liệu về đặc tả các tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ LED
thì ít nhất màn hình của bạn cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn 2 lần so với các sản
phẩm LCD cũ.
– Mỏng và nhẹ: các sản phẩm sử dụng công nghệ LED thường có ưu điểm
là thiết kế mỏng và trọng lượng nhẹ.

14


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
– Chất lượng hình ảnh: Màu đen rất chân thực trong khi màu trắng vẫn có
được độ sáng cần thiết, điều này tạo nên sự tương phản rất cao - thể hiện qua
thông số độ tương phản động (DCR) của đã vượt qua mức 10.000.000:1, gấp
hàng chục lần so với công nghệ tốt nhất của LCD - giúp các sản phẩm màn hình
công nghệ LED có hình ảnh có chiều sâu và sống động và "đều" hơn.
– Đa dụng: Một điểm rất đặc trưng của các màn hình công nghệ LED
chính là khả năng thể hiện hình ảnh rất tốt ngay cả trong điều kiện môi trường có
độ sáng cao, việc thử nghiệm rất dễ dàng, hãy dùng 1 đèn công suất cao và chiếu
thẳng vào màn hình của bạn và cảm nhận.
1.3.2. Cấu tạo và hoạt động

– Để chiếu sáng hình ảnh trên toàn bộ màn hình tivi các đèn nền LED phải
xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu, việc sắp xếp như vậy cho phép
điều chỉnh độ sáng chính xác đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, mang lại
sự tương phản tốt hơn và loại bỏ được hiện tượng lệch màu tại các góc, vì thế mà
một màn hình tivi càng lớn thì càng cần nhiều điểm LED.

15


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

1.3.3. Các loại màn hình
- Có hai loại màn tấm LED:
+ Sử dụng đèn LED rời rạc.
+ Sử dụng đèn LED gắn trên bề mặt thiết bị bảng.
1.3.4. Lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục
- Màn hình bị chết điểm màu.

Biện pháp: Không thể khắc phục được các điểm chết trên màn
hình, các hãng sản xuất thường phải giảm từ 10 đến 20% giá thành của
Monitor cho khách hàng khi phát hiện trên màn hình có từ 2 đến 3 điểm
chết.
- Có đường kẻ mầu dọc hoặc ngang màn hình.
Biện pháp: Nếu đứt mạch bên trong tấm LCD Panel thì không thể
nối lại được. Nếu đứt mạch ở ngay sau IC Drive thì việc nối mạch cũng vô
cùng phức tạp bởi đường mạch rất mảnh.

16



Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
- Màn hình bị mất một phần hình ảnh.
Biện pháp: Với trường hợp này, sự khắc phục duy nhất là vệ sinh
chân Connect từ mạch LVDS giao tiếp với các IC Drive điều khiển đường
ngang và đường dọc màn hình. Thay đèn hình hoặc thay tấm LCD. Khi
thay đèn hình, cần phải thay cả mạch LVDS bởi mạch này thường đi liền
theo đèn hình. Cần thay một đèn hình đúng với Model của máy,chúng ta
khó có thể thay thế đèn hình như kiểu màn hình CRT bởi vì nó còn liên
quan đến kích thước, vị trí các chân tín hiệu từ mạch Scaling tới, chúng có
khoảng 12 đến 24 chân tín hiệu màu Digital cho ba màu, bốn chân tín hiệu
điều khiển, chân cấp nguồn VDD và một số chân Mass.

- Hình bị vỡ tấm LCD
Biện pháp: Với đèn bị vỡ chỉ có thể thay đèn hình hoặc thay tấm
LCD. Đèn hình gồm tấm LCD và phần tạo ánh sáng nền.
- Bị một nốt đen hoặc nốt mầu ở khu vực hiển thị hình ảnh
Biện pháp: Trường hợp này phải thay đèn hình hoặc thay tấm
LCD.
- Màn ảnh sáng trắng, không có hình
Biện pháp: Chúng ta có thể sửa được sau khi tìm hiểu mạch LVDS
đi liền với đèn hình.

17


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

PHẦN 2 – CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÔI PHỤC DỮ LIỆU
2.1. Pandora Recovery
2.1.1. Giới thiệu tổng quan

- Pandora Recovery là chương trình giúp tìm và phục hồi lại các tập tin đã
bị xóa nhưng vẫn còn khả năng phục hồi được trên các ổ dĩa có định dạng FAT
hoặc NTFS. Pandora Recovery sẽ quét toàn bộ ổ đĩa cứng và liệt kê danh sách
các tập tin và thư mục đã bị xóa trên các ổ đĩa của máy vi tính với các định dạng
tập tin được hỗ trợ.
- Đây không phải là chương trình phục hồi dữ liệu đã được sao lưu, nó có
thể quét để tìm và phục hồi lại các tập tin đã bị xóa trước khi được cài đặt mà
không cần biết chúng bị xóa bằng cách gì, ở đâu, thời gian bao lâu,... kể cả khi
chúng không còn lưu trong Recycle Bin hoặc ổ đĩa đã được Format.
- Sau khi thực hiện quét để tìm kiếm các tập tin bị xóa, Pandora Recovery
cho phép người sử dụng toàn quyền điều khiển, tìm kiếm, sắp xếp, chọn lựa,...
và lưu trữ tập tin phục hồi.
- Ngoài ra Pandora Recovery còn cho xem các tập tin hình ảnh (BMP, GIF,
JPG, PNG, ICO,TIF, TGA, PCX, WBMP, WMF, JP2, J2K, JBG, JPC, PGX,
PNM, RAS, CUR), văn bản (TXT, LOG, INI, BAT, RTF, XML, CSS),... đã bị
xóa trước khi quyết định phục hồi chúng.
- Download tại: />
18


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
2.1.2. Cách sử dụng
- Khởi động chương trình.

- Ngay sau khi chạy, chức năng Wizard giúp hướng dẫn từng bước để phục
hồi dữ liệu sẽ tự động hiển thị, tuy nhiên nếu nó không hiển thị thì có thể nhấn
vào biểu tượng Wizard trên thanh công cụ để chọn nó.

- Xuất hiện bảng Wizard, nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp, chương
trình sẽ nhắc nhở nên tìm trong thùng rác (Recycle Bin) trước, nhấn Open

Recycle Bin để mở ra xem tập tin mình cần phục hồi có nằm trong đây hay
không.

19


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy
- Nếu nhìn thấy, hãy đánh dấu vào ô Yes, I found my files và nhấn Next,
chương trình sẽ hướng dẫn cách phục hồi lại chúng bằng cách mở thùng rác ra,
nhấn nút phải chuột vào tập tin hay thư mục cần phục hồi để hiện ra Menu và
chọn Restore. Nhấn Finish để hoàn tất.

- Nếu không nhìn thấy tập tin cần phục hồi trong thùng rác thì đánh dấu
vào ô No, I did not find my files và nhấn Next. Chọn ổ đĩa có chứa tập tin cần
phục hồi và nhấn Next.

20


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

- Màn hình sẽ xuất hiện 3 chế độ quét là: Browse, Search, Deep (Surface)
scan. Lựa chọn chế độ thích hợp và nhấn Next.

21


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

- Browse: Chế độ này cho phép người dùng tự mình chọn ổ đĩa, thư mục

chứa tập tin cần phục hồi. Chế độ này sẽ nhanh vì chương trình không cần phải
quét hết toàn bộ ổ đĩa để tìm tập tin hay thư mục bị xóa. Chọn ổ đĩa hoặc thư
mục ở cửa sổ bên trái và chọn thư mục hoặc tập tin cần phục hồi ở cửa sổ bên
phải.

22


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

- Search: Chế độ này cho phép người dùng tìm chính xác tập tin, thư mục
cần phục hồi. Chọn đĩa và nhập tên của tập tin vào mục File name. Có thể dùng
các ký tự đại diện như * cho tất cả tập tin hoặc *.ext để tìm các tập tin có phần
mở rộng là ext (*.txt, *.jpg,...). Nhấn Search để tìm hoặc nhấn Reset để làm lại.

23


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy

- Deep (Surface) scan: Đây là chế độ quét kỹ nhất, được sử dụng khi
không thể xác định rõ tên và vị trí của tập tin cần phục hồi hoặc khi đã định dạng
lại (Format) ổ đĩa, USB,... Chế độ này sẽ mất thời gian lâu hơn và chỉ hỗ trợ tìm
kiếm các tập tin có định dạng được chương trình hỗ trợ. Chọn các định dạng tập
tin cần tìm. Chọn ổ đĩa. Nhấn Start disk surface scan để Quét.

24


Bảo trì hệ thống và quản lý phòng máy


- Sau khi quét và tìm được các tập tin bị xóa, chương trình sẽ hiển thị
chúng trong một cửa sổ. Chọn các tập tin muốn phục hồi, có thể chọn nhiều thư
mục hoặc tập tin bằng cách nhấn và giữ phím Ctrl và nhấn chuột, sau đó nhấn
nút phải chuột vào các tập tin đã chọn để xuất hiện một Menu và nhấn Recover
to.
- Nhấn Browse để chọn nơi lưu các tập tin cần phục hồi và nhấn Recover
now để thực hiện.

25


×