Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thép tấm lá thống nhất giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HỒNG THẮNG

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP TẤM LÁ THỐNG NHẤT
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HỒNG THẮNG

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP TẤM LÁ THỐNG NHẤT
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh – Hƣớng nghề nghiệp
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của tiến sĩ Đặng Ngọc Đại. Những trích dẫn, số liệu, hình vẽ và bảng biểu phục vụ cho
quá trình phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau
có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Phan Văn Hồng Thắng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ............................. 6
1.1. Khái niệm chiến lƣợc .............................................................................................. 6
1.2. Vai trò chiến lƣợc .................................................................................................... 6

1.3. Quá trình xây dựng chiến lƣợc .............................................................................. 7
1.3.1. Sứ mạng................................................................................................................. 7
1.3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài ......................................................................... 7
1.3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô .............................................................................................. 8
1.3.2.2. Môi trƣờng ngành. .......................................................................................... 10
1.3.3. Phân tích môi trƣờng bên trong ....................................................................... 12
1.3.3.1. Sản xuất ............................................................................................................ 12
1.3.3.2. Marketing......................................................................................................... 13
1.3.3.3. Nguồn nhân lực. .............................................................................................. 14
1.3.3.4. Nguồn tài chính ............................................................................................... 14
1.3.3.5. Máy móc thiết bị và công nghệ ...................................................................... 15
1.3.3.6. Hệ thống mạng lƣới phân phối của doanh nghiệp ....................................... 16


1.3.3.7. Nghiên cứu và phát triển ................................................................................ 16
1.3.3.8. Phân tích khả năng tổ chức của doanh nghiệp............................................. 16
1.3.3.9. Phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. ..................................... 17
1.4. Lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc .......................................................................... 17
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.................................................... 17
1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE..................................................... 18
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM ................................................................. 19
1.4.4. Ma trận SWOT ................................................................................................... 20
1.4.5. Ma trận QSPM ................................................................................................... 21
1.5. Tóm tắt chƣơng 1 .................................................................................................. 22
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THÉP TẤM LÁ THỐNG NHẤT ................................................................... 23
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất................... 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 23
2.1.2. Cơ cấu hệ thống tổ chức .................................................................................... 23
2.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài .......................................................................... 24

2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô ............................................................................................... 24
2.2.1.1.

Các yếu tố kinh tế ........................................................................................ 24

2.2.1.2.

Các yếu tố chính trị và luật pháp............................................................... 31

2.2.1.3.

Các yếu tố xã hội. ........................................................................................ 33

2.2.1.4.

Các yếu tố công nghệ................................................................................... 34

2.2.2. Môi trƣờng ngành. ............................................................................................. 35
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................... 35
2.2.2.2. Khách hàng ...................................................................................................... 41
2.2.2.3. Các nhà cung cấp. ........................................................................................... 42
2.2.2.4. Các đối thủ tiềm ẩn. ........................................................................................ 43
2.2.2.5. Các sản phẩm thay thế.................................................................................... 44


2.2.2.6. Tổng kết cơ hội nguy cơ .................................................................................. 44
2.3. Phân tích môi trƣờng bên trong .......................................................................... 47
2.3.1. Sản xuất ............................................................................................................... 47
2.3.2. Marketing............................................................................................................ 49
2.3.3. Nguồn nhân lực .................................................................................................. 51

2.3.4. Nguồn tài chính .................................................................................................. 55
2.3.5. Máy móc thiết bị công nghệ .............................................................................. 59
2.3.6. Hệ thống mạng lƣới phân phối ......................................................................... 61
2.3.7. Nghiên cứu và phát triển ................................................................................... 62
2.3.8. Khả năng tổ chức ............................................................................................... 62
2.3.9. Khả năng cạnh tranh ......................................................................................... 63
2.3.10. Tổng kết điểm mạnh, điểm yếu ....................................................................... 65
2.4. Tóm tắt chƣơng 2 .................................................................................................. 66
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THÉP TẤM LÁ THỐNG NHẤT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ........................ 68
3.1. Dự báo nhu cầu thị trƣờng ................................................................................... 68
3.2. Định hƣớng phát triển của công ty ...................................................................... 68
3.2.1. Sứ mạng............................................................................................................... 68
3.2.2. Mục tiêu............................................................................................................... 68
3.3. Xây dựng chiến lƣợc ............................................................................................. 69
3.3.1. Ma trận SWOT của công ty giai đoạn 2016 – 2020 ........................................ 69
3.3.1.1. Nhóm chiến lƣợc S/O ...................................................................................... 71
3.3.1.2. Nhóm chiến lƣợc S/T ....................................................................................... 71
3.3.1.3. Nhóm chiến lƣợc W/O .................................................................................... 72
3.3.1.4. Nhóm chiến lƣợc W/T ..................................................................................... 72
3.3.2. Lựa chọn chiến lƣợc thông qua ma trận QSPM ............................................. 73
3.3.2.1. Các phƣơng án chiến lƣợc nhóm S/O............................................................ 73


3.3.2.2. Các phƣơng án chiến lƣợc nhóm S/T ............................................................ 73
3.3.2.3. Các phƣơng án chiến lƣợc nhóm W/T .......................................................... 74
3.3.2.4. Các phƣơng án chiến lƣợc nhóm W/O .......................................................... 74
3.4. Các chiến lƣợc kinh doanh của TNFS ................................................................. 74
3.4.1. Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng ..................................................................... 74
3.4.2. Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng ...................................................................... 75

3.4.3. Chiến lƣợc chi phí thấp...................................................................................... 75
3.4.4. Chiến lƣợc liên doanh liên kết........................................................................... 76
3.4.5. Chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh ....................................................... 76
3.5. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc ............................................................................ 76
3.5.1. Về kinh doanh ..................................................................................................... 76
3.5.2. Về khách hàng .................................................................................................... 77
3.5.3. Về nhà cung cấp ................................................................................................. 78
3.5.4. Về đầu tƣ ............................................................................................................. 78
3.5.5. Về sản xuất – bảo trì: ......................................................................................... 79
3.5.6. Về chất lƣợng ...................................................................................................... 80
3.5.7. Về tài chính ......................................................................................................... 82
3.5.8. Về nhân sự .......................................................................................................... 84
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC C


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA: Asean Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
ASEAN: Association Of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
ATIGA: Asean Trade In Goods Agreement: Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN.
CRC: Cold Roll Coil: Cuộn cán nguội
CSVC: China Steel – Simukin Vietnam Company: Liên doanh sản xuất thép
China steel và Simukin Việt Nam.
ĐA: Tôn Đông Á
EU: Europe Union: Liên minh châu Âu

FDI: Foreign Trade Investment: Đầu tư nước ngoài trực tiếp
GDP: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc dân
HRC: Hot Roll Coil: Cuộn cán nóng – thép tấm được cán phẳng thông qua công
nghệ cán nóng – có chiều dày trên 1,2 mm.
HS: Tôn Hoa Sen
PFS: Phu My Flat Steel Company: Công ty thép tấm lá Phú Mỹ
PO: Cuộn cán nóng sau khi tẩy rửa
SEAISI: South East Asia Iron & Steel Institute: Viện nghiên cứu sắt thép Đông
Nam Á
TNFS: Thong Nhat Flat Steel – Công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất
TPP: Tran Pacific Partner: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
TVP: Công ty thép Tân Vạn Phúc
VNS: Vietnam Steel Company: Tổng công ty thép Việt Nam
VSA: Vietnam Steel Association – Hiệp hội thép Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Ma trận SWOT ............................................................................................. 21
Sơ đồ 3.1: Lưu đồ kiểm soát quá trình sản xuất............................................................. 81
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty..................................................................................... 24
Hình 2.2: Phân bố tỷ lệ thực hiện các hoạt động Marketing .......................................... 51
Hình 2.3 : Biểu đồ các xu hướng tài chính..................................................................... 59
Hình 2.4: Quá trình sản xuất thép tấm lá ....................................................................... 59
Hình 2.5: Sơ đồ các thiết bị trong dây chuyền cán nguội .............................................. 60
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của TNFS giai đoạn 2010 - 2015 ......................................... 03
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam qua các năm ......................... 24
Bảng 2.3: Giá trị GDP của Việt Nam qua các năm........................................................ 25
Bảng 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm........................................... 26
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2015 ................................................ 26

Bảng 2.6: Lãi suất của Việt Nam qua các năm .............................................................. 27
Bảng 2.7: Tỷ giá VND/USD Việt Nam qua các năm .................................................... 27
Bảng 2.8: Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành thép cán nguội ................... 36
Bảng 2.9: So sánh một vài chỉ số giữa TNFS và các đối thủ ......................................... 37
Bảng 2.10: Chỉ số đánh giá từ chuyên gia của TNFS và các đối thủ............................. 38
Bảng 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................................................ 40
Bảng 2.12: Thị phần 5 công ty mạ lớn nhất tại Việt Nam ............................................. 42
Bảng 2.13: Tình hình đầu tư ngành thép trong giai đoạn 2010 – 2016 ......................... 43
Bảng 2.14: Ma trận yếu tố bên ngoài ............................................................................. 47
Bảng 2.15: Thông số kỹ thuật cán.................................................................................. 49
Bảng 2.16: Đầu tư cho hoạt động marketing của TNFS ................................................ 50
Bảng 2.17: Cơ cấu lao động theo trình độ tính đến 31/08/2016 .................................... 52
Bảng 2.18: Cơ cấu lao động theo trình độ phòng sản xuất tính đến 31/08/2016 ........... 53


Bảng 2.19: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tính đến 31/08/2016 .............................. 54
Bảng 2.20: Cơ cấu ngành nghề cán bộ quản lý .............................................................. 55
Bảng 2.21: Cơ cấu đầu tư của TNFS khi thành lập ....................................................... 56
Bảng 2.22: Một số giá trị về tình hình nợ của công ty ................................................... 56
Bảng 2.23: Các số liệu tài chính giai đoạn 2010 - 2016 ................................................ 58
Bảng 2.24: Một số chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm 2016 ............................................... 64
Bảng 2.25: Ma trận yếu tố bên trong ............................................................................. 66
Bảng 3.1: Mục tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 ................................... 69
Bảng 3.2: Ma trận SWOT của công ty thép tấm lá Thống Nhất .................................... 70
Bảng 3.3: Bảng định mức tiêu hao ................................................................................ 79
Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh lương cho phòng sản xuất .................................................. 83


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, xây dựng chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp
gia tăng sự cạnh tranh trên thương trường.Nó càng có ý nghĩa hơn đối với doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chúng ta gia nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi lớn
toàn cầu.Tuy nhiên quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh không phải là con đường
bằng phẳng trải đầy hoa hồng.Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ vấp phải những
khó khăn khi phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia với bề dày kinh nghiệm lẫn
nguồn tài chính khổng lồ mà còn cả sự cạnh tranh giữa các công ty trong nước.
Có thể nói trong thời đại ngày nay để tồn tại và phát triển doanh nghiệp bắt buộc
xác định cho mình một phân khúc thị trường nào đó.Tạo ra phân khúc thị trường tiêu
thụ của riêng mình là thước đo khá chính xác cho khả năng hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
Dựa trên thực tiễn kinh nghiệm làm việc tại công ty cổ phần thép tấm lá Thống
Nhất (Thong Nhat Flat Steel - TNFS) và những kiến thức đã học, tác giả đã đưa ra một
số đề xuất trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tôn đen thông qua đề tài: “Xây
dựng chiến lƣợc kinh doanh của công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất giai
đoạn 2016 – 2020”
Quả thật đối với một doanh nghiệp sản xuất đặc biệt trong ngành công nghiệp nặng
với chi phí sản xuất lớn như TNFS rất cần một hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm
ổn định.Bởi vì chỉ cần sự thay đổi nhỏ trong thị trường cũng giúp doanh nghiệp gia
tăng doanh thu chục tỉ đồng.Hơn nữa việc phát triển thị trường là một vấn đề bức thiết
với doanh nghiệp.Với việc phát triển mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tiến hành
tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh,cải tiến thiết bị,quy trình nhằm gia tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm thép cán nguội hay là tôn đen.


2

Thực tiễn sản xuất cho thấy rằng trong năm 2014 vào tháng 04 và tháng 05 khi

doanh nghiệp tiến hành mở rộng tối đa thị trường tiếp nhận những đơn đặt hàng lớn
nhưng tình hình sản xuất không đáp ứng kịp tiến độ.Trong tình huống đó tổng giám
đốc của công ty đã ban hành chính sách thưởng cho ca sản xuất đạt mức sản lượng trên
500 tấn/ca thì hiệu suất thiết bị và sản lượng gia tăng đột biến.Các ca từ việc sản xuất
cầm chừng vừa đủ đã chuyển sang sản xuất với mức sản lượng tăng gấp đôi (hình 1–
phần phụ lục).Mức sản lượng sản xuất trong tháng vượt xa mức dự đoán của TNFS.
Trong hai tháng này sản lượng sản xuất trên 16 nghìn tấn thép, đặc biệt tháng 04 mức
sản lượng đạt con số 19.111 tấn với hiệu suất thiết bị đạt mức 109,64%.Đây là con số
kỷ lục kể từ khi thành lập công ty và vượt trên cả công suất tính toán của nhà cung cấp
thiết bị.
Sau hai tháng này TNFS trở lại nhịp độ sản xuất và chế độ đánh giá công việc bình
thường thì mức sản lượng và hiệu suất thiết bị bắt đầu đi xuống với mức giảm sâu từ
mức hiệu suất 118,28% trong tháng 04/2014 xuống còn 69,24% trong tháng
12/2014.Người lao động sau khi không nhận được sự ưu đãi của doanh nghiệp bắt đầu
sản xuất với năng lực “cầm chừng” an toàn.Trong lúc đó thị trường bắt đầu rơi vào giai
đoạn khó khăn khi giá nguyên liệu thép cuộn toàn cầu tụt dốc không phanh, tình hình
tài chính của doanh nghiệp khó khăn,áp lực nợ gia tăng khiến cho quá trình cải tiến hệ
thống quản lý sản xuất kinh doanh bị bỏ ngỏ.Điều này kéo theo mức hiệu suất trong
năm 2015 sụt giảm nhiều so với năm 2014 từ mức trung bình hiệu suất 90,4% năm
2014 xuống còn 71,57% trong năm 2015 (hình 2 – phần phụ lục).Bước sang năm 2016
khi giá nguyên liệu thép cuộn tăng mạnh mẽ trong các tháng đầu năm,các đơn hàng bắt
đầu nhiều lên.Cơ hội được mở ra đòi hỏi doanh nghiệp cần những bước đi nhanh
chóng,quyết liệt để vượt qua khó khăn.


3

Trải qua gần 6 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị hoạt động thua lỗ liên tục
trong khi vẫn phải trả lãi vay ngân hàng với mức lãi suất cao.Điều này khiến đơn vị
lâm vào nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của TNFS giai đoạn 2010 - 2015
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Sản xuất (tấn)

40.038

40.038

62.117

108.488

116.914

89.511

Tiêu thụ (tấn)


34.295

34.295

67.860

106.863

116.914

87.953

Doanh thu (triệu đồng)

543.294

1.020.901

362.268

146.027

562.231

701.570

Lợi nhuận (triệu đồng)

-47.276


-104.373

-79.114

7.698

-21.952

-49.910

Tổng tài sản (triệu đồng)
Nguồn vốn chủ sở hữu
(triệu đồng)

801.812

938.576

562.548

527.415

509.564

470.234

188.219

59.93


-19.184

-12.220

-34.317

-84.959

Nguồn: Bộ phận tài chính - TNFS
Qua bảng 2.1 tình hình tài chính của doanh nghiệp rất ngặt nghèo, nguồn vốn chủ
sở hữu lên đến -84,959 tỷ đồng.Không còn cách nào khác để đảm bảo sự tồn tại của
mình TNFS bắt buộc phải thay đổi để phát triển.Công ty cần tận dụng thế mạnh của
mình ở chất lượng sản phẩm để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả thoát khỏi
khó khăn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào mục tiêu chính là xây dựng các giải pháp để thực hiện chiến
lược đề ra.Theo đó để đạt được mục tiêu này đề tài cần tập trung nghiên cứu bốn mục
tiêu cơ bản.Một là phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài để từ đó xác định các
cơ hội và nguy cơ tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của
TNFS.Tiếp theo là phân tích các yếu tố của môi trường bên trong để từ đó xác định rõ
những mặt mạnh yếu của công ty nhằm giảm thiểu loại bỏ hạn chế, phát huy ưu điểm
giúp doanh nghiệp mở rộng phát triển.Ba là dựa trên các phân tích về môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài, đề tài tập trung vào việc xây dựng chiến lược sản xuất


4

kinh doanh cho công ty.Cuối cùng là đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt
chiến lược đã đề ra.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại TNFS nên đối tượng nghiên
cứu chính là các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty.
Thông qua việc nghiên cứu phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài
đề tài sẽ làm rõ những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng thành công và mức độ
phát triển của TNFS trong giai đoạn 2016 – 2020.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong TNFS và các yếu tố ảnh hưởng đến môi
trường sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 – 2020.Những đặc điểm
tính chất không thuộc phạm vi của TNFS và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh của công ty trong những giai đoạn khác sẽ không được nghiên cứu.Trong tương
lai những yếu tố này sẽ được phân tích nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Đề tài sử dụng các dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2010 – 2015 và 8 tháng đầu
năm 2016 làm cơ sở phân tích, đánh giá để từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp với
đặc điểm tình hình của công ty.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp chuyên gia.
Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại TNFS.
Song song với phương pháp chuyên gia, luận văn sử dụng phương pháp thu thập
dữ liệu thông tin thứ cấp về môi trường kinh doanh của công ty.Đó là những yếu tố bên
trong và bên ngoài có tầm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh doanh của công ty.
Phân tích những yếu tố, thông tin này sẽ giúp nhận diện được những cơ hội và thách


5

thức đối với công ty.Đồng thời với việc kết hợp những điểm mạnh điểm yếu được phát
hiện thông qua quá trình phân tích dữ liệu, luận văn sẽ đề xuất các chiến lược phát triển
kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 tại TNFS.

5. Cấu trúc luận văn
Mở đầu: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, trình bày các mục tiêu nghiên cứu của đề
tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Nội dung: Bao gồm 3 chương cụ thể
Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết về chiến lược phát triển kinh doanh
Chương 2: Trình bày phân tích môi trường kinh doanh tại công ty cổ phần thép
tấm lá Thống Nhất.
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần thép
tấm lá Thống Nhất.
Kết luận: trình bày những đóng góp của đề tài, những thiếu sót hạn chế của đề tài
và hướng phát triển trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


6

CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
1.1. Khái niệm chiến lƣợc
Chiến lược bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp cổ “Strategos” và được sử dụng đầu
tiên trong lĩnh vực quân sự.Theo đó chiến lược được hiểu là các kế hoạch được đặt ra
để giúp giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận.Có thể thấy trong lĩnh vực quân sự,
thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành
thắng lợi của một cuộc chiến tranh.
Ngày nay các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm về chiến lược tương tự
như quân đội.Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế mà có
những quan điểm khác nhau về chiến lược.Theo đó
“Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi
thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi
trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu

quan” (Gerry Johnson & Kevan Scholes & Richard Whittington, 2008, p.14)
“Chiến lược là những hành động có mục tiêu được doanh nghiệp tiến hành để tạo
ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững tương đối so với đối thủ” (Frank T.
Rothaermel, 2012, p.42)
Như vậy chiến lược là tổng hòa của các kế hoạch kiểm soát và huy động toàn bộ
các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu dài hạn nhằm mục đích tạo ra, duy trì lợi thế
cạnh tranh bền vững so với các đối thủ, đáp ứng tốt sự thay đổi của thị trường, thỏa
mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng.
1.2. Vai trò chiến lƣợc
Chiến lược kinh doanh được xây dựng một cách chi tiết, ngắn gọn súc tích giúp tạo
ra hướng đi tối ưu cho doanh nghiệp, thông qua kim chỉ nam dẫn đường này doanh
nghiệp luôn đi đúng hướng, từng bước chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận.


7

Sự quan trọng của chiến lược kinh doanh với doanh nghiệp được thể hiện qua các
khía cạnh sau (Greenley, 1986, p.106):
Xác định được mục đích hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai.Đóng vai trò
định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc
triển khai các hoạt động tác nghiệp.
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh
doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên
thương trường kinh doanh.
Với việc xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, đã giúp doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tạo sự liên kết thống nhất trong toàn thể nội bộ công
ty trong việc gia tăng nội lực cùng nhau hướng đến mục tiêu chung tăng cường vị thế
của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục bền vững.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp linh hoạt, chủ động để thích ứng với
những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động

và phát triển theo đúng hướng.
Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp.
1.3. Quá trình xây dựng chiến lƣợc
1.3.1. Sứ mạng
Để nhận biết được sứ mạng của mình doanh nghiệp cần xác định hệ thống mục
tiêu của mình.Thông qua hệ thống mục tiêu này doanh nghiệp tiến hành các bước để
định dạng được sứ mạng trách nhiệm của mình.
1.3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài
Việc xây dựng chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện
môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.Các yếu tố môi trường


8

có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo quá
trình xây dựng chiến lược.Chiến lược cuối cùng phải được xây dựng trên cơ sở các
điều kiện dự kiến.
Môi trường kinh doanh bao gồm ba mức độ: Môi trường nội bộ doanh nghiệp, môi
trường ngành kinh doanh và môi trường nền kinh tế.
1.3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Môi trường vĩ mô hay môi trường nền kinh tế là tất cả các điều kiện yếu tố kinh tế
chính trị văn hóa tự nhiên và xã hội tác động đến doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp.Các yếu tố
kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến lãi
suất, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái….
Trong đặc thù ngành công nghiệp nặng đặc biệt là đối với ngành thép cần một
lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì các yếu tố về lãi suất, tỷ lệ lạm
phát, tỷ giá hối đoái cần được phân tích kỹ và chi tiết để xây dựng các chiến lược về tài
chính tối ưu hóa dòng tiền của doanh nghiệp. Song song đó với vai trò là doanh nghiệp

hoạt động theo cơ chế cung cầu, việc nắm bắt những diễn biến xu hướng của thị trường
là điều kiện tiên quyết cho thành công của doanh nghiệp. Do đó muốn xây dựng chiến
lược phát triển kinh doanh đòi hỏi phải phân tích và nghiên cứu các yếu tố về xuất
nhập khẩu, cán cân thương mại, tình hình diễn biến tiêu thụ các sản phẩm thép.
Các yếu tố chính trị và luật pháp
Trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chính trị và luật pháp ngày càng có sức ảnh
hưởng to lớn đối với các doanh nghiệp.Đây là nhân tố có thể tạo ra những cơ hội hoặc
nguy cơ cho quá trình sản xuất kinh doanh thậm chí là sự tồn vong của chính các doanh


9

nghiệp.Các yếu tố này bao gồm: sự ổn định về chính trị, các quy định về sản xuất kinh
doanh, các chính sách thuế…..
Trong những yếu tố này trước tiên cần chú ý đánh giá và phân tích các chính sách
pháp luật của nhà nước đặc biệt là các chính sách về thuế, môi trường an toàn lao động
và tiết kiệm năng lượng vì đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mức
lợi nhuận của doanh nghiệp.Tiếp đến cần quan tâm đến sự ổn định chính trị, chính sách
mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với các quốc gia khác thông qua việc gia nhập các
tổ chức kinh tế, chính trị….. của nhà nước.Đó là những yếu tố cần chú trọng quan tâm
phân tích để tận dụng các cơ hội mở rộng hợp tác kinh doanh, mở rộng thị
trường.Đồng thời có những chiến lược phù hợp để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ ngoại nhập.Một điểm cần chú trọng khi phân tích các yếu tố này là các
chính sách về thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các chính sách bảo hộ hàng hóa trong
nước của các quốc gia.
Các yếu tố xã hội
Doanh nghiệp hoạt động với mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng do đó
cần phải phân tích rộng rãi và đầy đủ các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và
nguy cơ có thể xảy ra.Các yếu tố này bao gồm: Mức sống có ảnh hưởng đến việc mở
rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.Phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, văn hoá

vùng, miền……
Đối với ngành thép với nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cần quan tâm và tập trung
phân tích các yếu tố về cơ cấu dân số trong đó chú trọng đến tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ
lao động (đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo).Đồng thời để gia tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh, cần đánh giá phân tích các thông tin về năng suất lao động của toàn bộ nền
kinh tế.Cùng với cơ cấu lao động, năng suất lao động là những yếu tố chính trong việc
gia tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặc biệt là các
doanh nghiệp có trình độ cao về công nghệ và máy móc.


10

Các yếu tố công nghệ
Với sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên, sự phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật thì các yếu tố về công nghệ ngày càng có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chiến
lược kinh doanh của các doanh nghiệp.Trước những tình hình đó bắt buộc các doanh
nghiệp đến phải quan tâm đến chính sách khoa học và công nghệ, cho nghiên cứu và
phát triển, cho công nghệ mới, cho chuyển giao công nghệ, cho phát minh sáng chế.
Phân tích các yếu tố công nghệ tập trung vào sự thay đổi về công nghệ thiết bị điều
khiển theo hướng tự động hóa, phân tích các xu hướng tích hợp các hệ thống điều
khiển thông minh kết nối mạng lưới toàn bộ doanh nghiệp.Đồng thời cần chú trọng
phân tích các xu hướng kinh doanh mới phi truyền thống như kinh doanh tiếp thị qua
mạng và các hệ thống quản lý giám sát lưu trữ dữ liệu sản xuất kinh doanh tối ưu chính
xác với độ bảo mật cao.
1.3.2.2. Môi trƣờng ngành.
Môi trường ngành bao gồm các yếu tố trong ngành, các yếu tố ngoại cảnh liên
quan tác động lên doanh nghiệp trong việc quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh
trong ngành đó.Theo mô hình cạnh tranh theo hướng mở rộng môi trường kinh doanh
luôn luôn có năm yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp (Michael E. Porter,
1998)

Mối quan hệ giữa năm yếu tố này được thể hiện chi tiết:
Đối thủ cạnh tranh
Xem xét về đối thủ cạnh tranh cần tập trung hai vấn đề sau:
Thứ nhất, cường độ cạnh tranh trong ngành.Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố khác nhau bao gồm số lượng các đối thủ cạnh tranh và kết cấu của chúng ở trong
ngành. Sự khác biệt về mức độ phức tạp giữa các đối thủ cạnh tranh và những hàng rào
cản trong việc rút lui khỏi ngành cũng cần xem xét một cách cẩn thận thấu đáo.


11

Thứ hai, phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp.Trước hết, phải xác định rõ các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp của mình là ai?Dấu hiệu nhận biết được biểu hiện thông qua
các tín hiệu trên thị trường.Sau khi nhận biết được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp,
bước tiếp theo sẽ tiến hành phân tích các mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh,
phân tích mục đích cần đạt được của họ là gì?Phân tích chiến lược hiện tại của họ, tiềm
năng họ có thể khai thác.Tập trung đi phân tích những khả năng sau của đối thủ như
khả năng tăng trưởng, quy mô sản xuất là lớn hay nhỏ, khả năng thích nghi, khả năng
phản ứng, khả năng đối phó với tình hình, khả năng chịu đựng, kiên trì.
Khách hàng
Kinh doanh cần phải có khách hàng.Chính vì vậy đây là một bộ phận rất quan
trọng không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh.Sự tín nhiệm của khách hàng là
một trong những tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp.Sự tín nhiệm đó được doanh
nghiệp gầy dựng từ sự thoả mãn ngày càng cao nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so
với các đối thủ cạnh tranh.Một trong những vấn đề mấu chốt cần lưu ý là khả năng ép
giá đòi hỏi chất lượng cao hơn và nhiều dịch vụ hơn từ khách hàng.Việc ép giá của
khách hàng xuất hiện khi họ độc quyền mua sản phẩm của doanh nghiệp,mua khối
lượng lớn, là bạn hàng hoặc các sản phẩm của doanh nghiệp không được phân hoá,
thiếu hay không có các điều kiện ràng buộc trong các hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm….Tuy nhiên, ở đây doanh nghiệp không phải ở thế thụ động mà cần phải tác

động đến khách hàng,giữ mối quan hệ tốt với họ thông qua giá cả,chất lượng,giao
nhận,dịch vụ sau bán của sản phẩm hoặc dịch vụ và phải xem khách hàng như là người
cộng tác với doanh nghiệp,cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những tổ chức các nhân cung cấp các yếu tố đầu vào như vật tư,
thiết bị, lao động…. cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.Mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp nên được xây dựng và giữ gìn lâu dài, ổn định.Tuy


12

nhiên cần phải lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà nhà cung
cấp luôn tìm cách gây sức ép cho doanh nghiệp.
Các đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn luôn là mối đe dọa cho doanh nghiệp.Với những ưu thế về
công nghệ mới, khả năng tài chính của mình, khi thâm nhập vào ngành họ sẽ trở thành
đối thủ cạnh tranh vô cùng nguy hiểm.Một trong những phương thức hữu hiệu là doanh
nghiệp thực hiện liên kết với tất cả các đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị trường, tự tạo
ra hàng rào cản trở xâm nhập…
Các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn nhu cầu tương tự của khách
hàng nhưng nó lại có đặc trưng tương tự khác.Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn
chế thị trường, lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Do vậy, doanh
nghiệp cần chú ý đến nhu cầu, giá cả của sản phẩm thay thế và đặc biệt là phải biết vận
dụng công nghệ mới sản phẩm của mình.
1.3.3. Phân tích môi trƣờng bên trong
1.3.3.1. Sản xuất
Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra.Mục đích của quá
trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng.Đầu vào của
quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng

lượng, thông tin. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3
chức năng cơ bản:Tập trung
Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh

b. Thách thức
Các yếu tố cạnh tranh
Chiến lƣợc
STT

Phát biểu

ST15

Yêu cầu về chất lượng và
tiêu chuẩn kỹ thuật của
khách hàng cao

ST16

Sự cạnh tranh gay gắt với
hàng ngoại nhập giá rẻ từ
Trung Quốc

ST17


Sự cạnh tranh từ các công
ty đa quốc gia đang hoạt
động tại Việt Nam

ST18

Chi phí nguyên vật liệu
đầu vào nhiều biến động
và diễn biến bất thường

ST19

Các công ty đối tác chính
mở rộng thị trường tăng
trưởng mạnh mẽ

Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung

Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh

1
Không
hấp dẫn

Mức độ đánh giá
2
3
Bình
Khá hấp
thƣờng
dẫn

4
Rất hấp
dẫn


ST20

Thép Việt Nam đang bị
đánh thuế tại một số thị
trường lớn


ST21

Cạnh tranh gay gắt về giá
và yêu cầu thời gian đáp
ứng sản xuất nhanh

ST22

Các văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường và sử
dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng ảnh
hưởng lớn đến khả năng
tài chính của doanh
nghiệp

Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh
Chi phí thấp
Tập trung
Phản ứng
nhanh

Câu 9: Quý vị hãy cho biết mức độ hấp dẫn của các yếu tố dƣới đây ảnh hƣởng

đến sự phát triển của TNS:
a. Điểm yếu
Các yếu tố cạnh tranh
Chiến lƣợc
STT

Phát biểu

WT1

Tiềm lực tài chính còn yếu

WT2

Chưa có dây chuyền tẩy rửa

WT3

Dây chuyền cuộn lại hoạt động
năng suất tới hạn chưa đáp ứng
được nhu cầu sản xuất

WT4

WT5

WT6

Hạn chế trong đầu tư thiết bị
phụ tùng đáp ứng kịp thời sản

xuất
Kế hoạch sản xuất phân bổ
không đều dẫn đến quá tải
nguồn lực trong giai đoạn cao
điểm
Quản lý cấp trung vẫn còn dễ
dãi với nhân viên vi phạm

Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau

1
Không
hấp dẫn


Mức độ đánh giá
2
3
Bình
Khá hấp
thƣờng
dẫn

4
Rất hấp
dẫn


WT7

Công nhân năng suất không ổn
định

WT8

Chỉ có một dây chuyền cán dẫn
đến giới hạn công suất

WT9

Không có dây chuyền mạ dẫn
đến phụ thuộc vào khách hàng.

WT10


Công nhân ỷ lại vào mối quan
hệ, quen biết
Chưa xây hệ thống đánh giá
kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh

Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau
Liên doanh
Liên kết về
phía sau

b. Thách thức
Các yếu tố cạnh tranh
STT

Phát biểu

WT11


Yêu cầu về chất lượng và tiêu
chuẩn kỹ thuật của khách hàng
cao

WT12

Sự cạnh tranh gay gắt với hàng
ngoại nhập giá rẻ từ Trung
Quốc

WT13

Sự cạnh tranh từ các công ty đa
quốc gia đang hoạt động tại
Việt Nam

WT14

Chi phí nguyên vật liệu đầu
vào nhiều biến động và diễn
biến bất thường

WT15

Các công ty đối tác chính mở
rộng thị trường tăng trưởng
mạnh mẽ

Chiến
lƣợc

Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau
Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau
Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau
Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau
Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau

1
Không
hấp dẫn


Mức độ đánh giá
2
3
Bình
Khá hấp
thƣờng
dẫn

4
Rất hấp
dẫn


WT16

Thép Việt Nam đang bị đánh
thuế tại một số thị trường lớn

WT17

Cạnh tranh gay gắt về giá và
yêu cầu thời gian đáp ứng sản
xuất nhanh

WT18

Các văn bản pháp luật về bảo
vệ môi trường và sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng
ảnh hưởng lớn đến khả năng tài

chính của doanh nghiệp

Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau
Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau
Liên
doanh
Liên kết
về phía
sau

Những thông tin trên rất quý báu đối với chúng tôi
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh chị.


×