Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Sinh kế của người dân tái định cư của dự án mở rộng quốc lộ 1d trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

CHÂU THÁI QUY

SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
CỦA DỰ ÁN MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1D TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh,năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

CHÂU THÁI QUY

SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
CỦA DỰ ÁN MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1D TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Quản lý Công
Mã số : 60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học :


PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu điều tra và kết quả nghiên cứu là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính
xác trong phạm vi hiểu biết của tôi . Luận văn có sử dụng một số đánh giá,
nhận xét, cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro của một số nghiên cứu khoa
học, tài liệu, website… đều được tác giả ghi chú thích nguồn gốc trích dẫn.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1.

Lý do hình thành và lựa chọn đề tài ................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3

1.4.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 3
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
1.6 Kết cấu luận văn ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 6
2.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 6
2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất......................................... 6
2.1.2. Khái niệm Sinh kế ................................................................................. 6
2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững .................................................................. 7
2.1.4.Khái niệm tái định cư ............................................................................. 7
2.1.5. Người bị ảnh hưởng .............................................................................. 8
2.1.6. Khung lý thuyết về sinh kế .................................................................... 8
2.2. Lược khảo số nghiên cứu có liên quan ................................................... 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 16
3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu và dự án mở rộng Quốc lộ 1D ............. 16
3.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................. 16
3.1.2. Dự án mở rộng Quốc lộ 1D................................................................. 18


3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20
3.2.1.Vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2.3 Phân tích chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất .. 23
3.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................... 28
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 28
3.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................. 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 34
4.1. Tổng quan về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ................. 34
4.2.Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. ........................................................... 38

4.3. Thực trạng mô hình sinh kế của người dân tái định cư Dự án mở rộng
Quốc lộ 1D ....................................................................................................... 39
4.3.1. Đánh giá về nguồn lực con người ....................................................... 39
4.3.2. Sự thay đổi về nguồn lực kinh tế ......................................................... 44
4.3.3. Sự thay đổi về nguồn lực tài chính ...................................................... 46
4.2.4 Sự thay đổi về nguồn lực tự nhiên ........................................................ 49
4.3.4. Sự thay đổi về nguồn lực xã hội .......................................................... 54
4.4. Phân tích đánh giá các mô hình sinh kế trước sau tái định cư ............ 57
4.5. Kết quả sinh kế của các hộ dân tái định cư ........................................... 61
4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình sinh kế tái định cư DA quốc lộ
1D và phương hướng giải pháp ..................................................................... 63
4.6.1. Những mặt được.................................................................................. 63
4.6.2. Những mặt hạn chế ............................................................................. 64
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .............................................................. 66
5.1. Kết luận .................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 67
5.3. Hạn chế nghiên cứu ................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Diễn giải

1


TĐC

Tái định cư

2

BT

Bồi thường

3

GPMB

Giải phóng mặt bằng

4

PTQĐ

Phát triển Quỹ đất

5

KCN

Khu công nghiệp

6


CN

Công nghiệp

7

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

8

BQL

Ban Quản lý

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

THCS

Trung học cơ sở

11


THPT

Trung học phổ thông

12

WB

Ngân hàng Thế giới

13

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

14

DFID

Cơ quan phát triển toàn cầu Vương quốc Anh

15

CARE

Tổ chức nghiên cứu và giáo dục

16


KT-XH

Kinh tế xã hội

17

CBVC

Cán bộ viên chức

18

DA

Dự án


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích loại đất của từng phường ........................................... 19
Bảng 3.2. Mức độ và yêu cầu của mô hình sinh kế bền vững .............................. 20
Bảng 3.3. Bảng so sánh giữa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng
tại Dự án mở rộng QL 1D so với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của
Chính phủ và Ngân hàng Thế giới ........................................................................ 23
Bảng 3.4 Mẫu nghiên cứu khảo sát ....................................................................... 28
Bảng 3.5. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát ........................................................... 31
Bảng 4.1. Thống kê thu hồi đất dự án Quốc lộ 1D ............................................... 34
Bảng 4.2. Tình hình lao động trong hộ tái định cư ............................................... 41
Bảng 4.3. Việc làm của các hộ dân trước và sau tái định cư ................................ 42
Bảng 4.4: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra ......................... 47
Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của các hộ tái định cư năm 2015 ............................ 48

Bảng 4.6. Mô hình sinh kế trước và sau tái định cư ............................................. 58
Bảng 4.7: Hiện trạng thu nhập của hộ dân tái định cư .......................................... 61
Bảng 4.8: Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau khi
thu hồi đất ............................................................................................................. 63


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững .......................................................... 9
Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE ................................................................ 11
Hình 2.3. lý thuyết sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình ............................................. 12
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn .............................................. 16
Hình 3.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 18
Hình 3.3. Khung phân tích sinh kê ....................................................................... 22
Hình 4.1. Trình độ học vấn của hộ dân tái định cư ............................................... 40
Hình 4.3. Đặc điểm thu nhập trước và sau tái định cư ......................................... 44
Hình 4.4. Thay đổi đất ở và đất nông nghiệp........................................................ 50


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu, phạm vị
nghiên cứu phương pháp thu thập số liệu, và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.1.

Lý do hình thành và lựa chọn đề tài
Thành phố Quy Nhơn, là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh Bình Định có vị

trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm trên trục Bắc Nam có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, hệ thống cảng biển và các tuyến quốc lộ 1A, 1D, tuyến QL19 cửa
ngõ ra biển đối với các tỉnh Tây Nguyên.Trong thời gian qua, thành phố Quy

Nhơn chú trọng công tác xây dựng hạ tầng nhất là công tác xây dựng hạ tầng giao
thông để tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực và thu hút đầu tư bên ngoài .
Công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất để thực hiện phát triển kinh
tế xã hội là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới nhiều mặt đời sống
kinh tế, xã hội. Các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cơ của Việt Nam
ngày càng hoàn thiện nhằm ổn định đời sống cho người dân tái định cư sau khi bị
thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội . Tuy nhiên, sự quan tâm đến vấn
đề cuộc sống, công ăn việc làm của người dân tái định cư sau khi bị thu hồi đất để
phục vụ cho các dự án chưa thực sự đầy đủ. Việc thu hồi đất của hộ gia đình để
phục vụ chỉnh trang đô thị, cải tạo hạ tầng, và những ảnh hưởng đến sinh kế
người dân hiện đang là vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức.
Tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến
phức tạp về số lượng đơn thư lẫn đoàn khiếu kiện đông người.Trong đó, gay gắt,
phức tạp và có số lượng nhiều nhất (chiếm 63,22%) vẫn là khiếu mại liên quan
đến lĩnh vực đất đai, thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ và tái định cư khi thu hồi đất để triển khai các dự án hạ tầng, phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh (Đoàn Quang Sáu, 2015).
Theo nhận định của Ngân hàng thế giới việc tái định cư không tự nguyện
do các dự án phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được
thường dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường : các
hệ thống sản xuất bị phá vỡ; con người phải đối mặt với tình trạng nghèo khi
những tài sản, công cụ sản xuất, nguồn lực sinh kế hay nguồn thu nhập của họ bị


2
mất đi; người dân phải di dời tới những môi trường mới mà ở đó các kỹ năng vốn
có của họ trở nên ít phù hợp và mức độ cạnh tranh về tài nguyên lại căng thẳng
hơn ; các điều kiện phát triển bị suy giảm hoặc mất đi (WB, 2001).
Trên cơ sở phânloại dựatrênthiệthạicủangườitáiđịnhcư, Ngân hàng phát
triển Châu Á còn nêu thêm những thiệt hại khác mà người dân tái định cư có thể
gặp phải như: cư dân tại chỗ tái định cư không thân thiện hoặc không có những

nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về công ăn việc làm có thể khiến
người dân tái định có thể gặp nhiều khó khăn; người dân tái định có thể khai thác
cạn kiệt các tài nguyên môi trường để sinh tồn và điều này gây ra những hậu quả
hết sức tai hại cho môi trường (ADB, 1995).
Do đó, cần thực hiện và giải quyết tốt, thỏa đáng đến quyền lợi, lợi ích
hợp pháp, chính đáng nhất là vấn đề sinh kế của người dân tái định cư khi bị nhà
nước thu hồi nhằm hạn chế việc khiếu kiện đông người, kéo dài và những phản
ứng tiêu cực khác như : gây rối trật tự, chống đối.v.v….
Nhằm phản ảnh thực trạng vấn đề sinh kế của người dân tái định cư sau
khi bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội, tìm ra nhưng bất
cập để điều chỉnh,và đề xuất giải pháp góp phần hoàn chỉnh chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án kế tiếp là một trong những vấn đề mà
các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đang quan tâm. Trong bối cảnh này, Tôi
chọn đề tài :" Sinh kế của người dân tái định cư của Dự án mở rộng quốc lộ 1D
trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định" để nghiên cứu và viết luận
văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thực trạng sinh kế của người dân
của Dự án mở rộng quốc lộ 1D trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
sau khi tái định cư tại nơi ở mới. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi
sinh kế của người dân sau khi tái định cư;
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài kỳ vọng đề xuất được một số giải
pháp góp phần hoàn thiện thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân khi bị nhà nước
thu hồi đất đối với dự án này và cả trong thời gian đến .


3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Sinh kế của người dân tái định cư của Dự án mở rộng quốc lộ

1D trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện tại như thế nào ?
Câu hỏi 2: Những giải pháp nào có thể góp phần hoàn thiện và phát triển
sinh kế bền vững của người dân nơi đây.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khía cạnh sinh kế của các hộ gia
đình tái định cư tại chỗ dọc tuyến QL1D thuộc địa bàn thành phố Quy Nhơn và
các hộ tái định cư tại các khu tái định cư dành cho các hộ bị giải tỏa thu hồi đất
phục vụ mở rộng QL1D(không bao gồm các hộ đã tự lo nơi ở ngoài phạm vi của
dự án).
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung các phường Trần Quang Diệu, Nhơn
Phú và Quang Trung thuộc thành phố Quy Nhơn. Vì Dự án mở rộng Quốc lộ 1D
nằm trên địa bàn 04 phường nội và ngoại thành của thành phố Quy Nhơn, bao
gồm các phường : 02 phường ngoại thành (phường Trần Quang Diệu, Phường
Nhơn Phú) và 02 phường nội thành (phường Quang Trung và phường Ghềnh
Ráng). Tuy nhiên, diện tích thu hồi đất phục vụ cho dự án này tại phường Ghề nh
Ráng là đất thuộc các tổ chức đang sử dụng (bến xe khách và khu phức hợp siêu
thị, nhà xưởng của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Kim Cúc) nên không
thuộc đối tượng khảo sát, đánh giá của đề tài.
Số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu từ năm 01/2013 đến 8/2016
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
-Số liệu sơ cấp :phỏng vấn và khảo sát bằng bảng câu hỏi đến các hộ tái
định cư tại các khu tái định cư dành cho các hộ bị giải tỏa thu hồi đất phục vụ mở
rộng QL1D. Số lượng điều tra khảo sát các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án: bao
gồm các hộ bị giải tỏa trắng hiện đang sinh sống tại các khu tái định cư do dự án
bố trí, các hộ bị giải tỏa một phần hiện đang sinh sống tại nơi cũ, không bao gồm
các hộ đã tự lo nơi ở ngoài phạm vi của dự án.



4
-Số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, các số liệu bồi thường giải phóng mặt
bằng, và các số liệu thống kế liên quan Dự án mở rộng QL1D từ các phòng, ban,
đơn vị có liên quan, các số liệu kinh tế-xã hội từ các cơ quan, ban ngành.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia, người
có liên quan nhiều đến vấn đề giải tỏa và tái định cư như : Cán bộ Ban GPMB
tỉnh, Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Quy Nhơn, Phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố Quy Nhơn (danh sách xem phụ lục2) để từ đó bổ sung cơ
sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn các hộ gia đình.
- Phương pháp thống kê, mô tả: là phương pháp chính được áp dụng trong
đề tài nhằm mô tả và nhận diện hiện trạng sinh kế của người dân tái định cư, phản
ánh những thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế các hộ gia đình trước và
sau khi bị thu hồi đất. Các kỹ thuật cơ bản là phân phối tần số, so sánh các số
trung bình, biểu đồ.
- Khung lý thuyết chính để tiếp cận là khung phân tích sinh kế bền vững
hộ gia đình của (Frankenberger and McCaston, 1998)
- Áp dụng mô hình Khung sinh kế bền vững DFID do Cơ quan phát triển
quốc tế Vương quốc Anh (DFID) để đánh giá hoạt động sinh kế được thực hiện
bởi các hoạt động hiện có.
1.6 Kết cấu luận văn
Báo cáo đề tài sẽ được trình bày trong 5 chương
Chương 1. Phần mở đầu
Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu, phạm vị
nghiên cứu phương pháp thu thập số liệu, và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 . Cơ sở lý luận và thực tiễnvấn đề
Chương này sẽ trình bày Khái niệm về tái định cư, những cảnh báo của
các tổ chức quốc tế về vấn đề tái định cư; cơ sở lý thuyết của đề tài, các nghiên

cứu có liên quan: sinh kế bền vững, các chỉ số về sinh kế bền vững, khung lý
thuyết về sinh kế bền vững của các tổ chức quốc tế như CARE, DFID.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu


5
Chương này trình bày những thông tin tổng quan về dự án mở rộng quốc
lộ 1D quan địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, phương pháp nghiên
cứu, khung phân tích; thiết lập mẫu phỏng vấn và xây dựng bảng hỏi nhằm thực
hiện đánh giá mô tả chi tiết các thông tin về hiện trạng sinh kế người dân.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu .
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sinh kế của
người dân tái định sau khi bị nhà nước thu hồi đất để mở rộng quốc lộ 1D trên địa
bàn thành phố Quy Nhơn .
Chương 5. Gợi ý chính sách.
Chương này trình bày tóm lược lại những kết quả quan trọng của đề tài từ
đó gợi ý các chính sách nhằm thực hiện tốt chính sách sinh kế cho người dân sau
khi bị nhà nước thu hồi đất .


6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong chương này tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan
đến đề tài như sinh kế, sinh kế bền vững, mô hình sinh kế và các công trình
nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Căn cứ Điều 3 theo Luật đất đai 2013 có quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Do đó, Nhà

nước có quyền quyết định thu hồi đất. " Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai".
Trong điều này cũng quy định"Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất" và "Hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để
ổn định đời sống, sản xuất và phát triển".
2.1.2. Khái niệm Sinh kế
Các nghiên cứu của Chamber và R.Coway (1991) đưa ra khái niệm Sinh
kế bao gồm các khả năng, các tài sản (gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và
hoạt động cần thiết để kiếm sống .
Sinh kế có thể được tạo thành thu nhập từ nhiều hoạt động sản suất, kinh
doanh, dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mỗi hộ gia đình tùy thuộc vào
nguồn lực hiện có hoặc tiềm năng của mình để lựa chọn các hoạt động tạo thu
nhập phù hợp. Các lựa chọn này được dựa trên nguồn lực của hộ gia đình và vị trí
của nó trong cấu trúc pháp lý, chính trị và xã hội của xã hội . Nguy cơ thất bại
sinh kế xác định mức độ tổn thương của một hộ gia đình về thu nhập, thực phẩm,
sức khỏe và dinh dưỡng. Vì vậy, đời sống được đảm bảo khi các hộ gia đình có
quyền sở hữu an toàn, hoặc tiếp cận nguồn lực và các hoạt động tạo thu nhập, bao
gồm cả dự trữ và tài sản, để bù đắp rủi ro, giảm bớt chấn động và đáp ứng dự
phòng (Chambers và R.Conway, 1991). Một sinh kế bền vững, khi nó "có thể ứng
phó và phục hồi từ sự căng thẳng và những cú sốc, duy trì khả năng và tài sản của


7
mình, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ tiếp theo ..."
(Chambers và R.Conway, 1991).
2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững
Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có
sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt

động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay
về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực
của hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân
lực. Kết quả nghiên cứu của Ellis(2000) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài
sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội),
những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt
được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh
kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ.
Chambers và Conway (1991), sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đối phó
và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp
các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho
các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.
Kết quả nghiên cứu của Reardon và Taylor (1996) về sinh kế cho thấy:
Sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động
của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn
tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Barrett và Reardon(2000) cho rằng sự bền vững trong các hoạt động sinh
kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của
lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển... Tuy vậy,
sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết định
một sinh kế có bền vững hay không.
2.1.4.Khái niệm tái định cư
Tái định cư là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những
người bị ảnh hưởng bởi các dự án của nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu
hồi hết hoặc thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh


8
sống, phải chuyển đến nơi ở mới. Tái định cư bao gồm tái định cư tự nguyện và

tái định cư bắt buộc.
Tái định cư tự nguyện: là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di
chuyển từ nơi này sang định cư ở nơi khác.
Tái định cư bắt buộc: Dự án phát triển dẫn đến những mất mát tái định cư
không thể tránh khỏi, trong đó người bị ảnh hưởng không còn lựa chọn nào khác
ngoài việc xây dựng lại cuộc sống mới, thu nhập và cơ sở vật chất ở bất cứ một
nơi nào khác (ADB, 1995).
2.1.5. Người bị ảnh hưởng
Những người bị ảnh hưởng là những người phải chịu thiệt hại do hậu quả
của dự án, toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà
cửa, cộng đồng, đất canh tác, tài nguyên như rừng, đất chăn nuôi, nơi đánh bắt cá,
hoặc những điểm văn hóa quan trọng, những tài sản có giá trị thương mại, sự thuê
mướn, những cơ hội tạo thu nhập, những mạng lưới và các hoạt động xã hội và
văn hóa. Những tác động như vậy có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời. Điều này
thường sảy ra thông quan việc thu hồi đất bằng cách sử dụng đặc quyền hay
những biện pháp điều tiết khác. (ADB, 1995)
2.1.6. Khung lý thuyết về sinh kế
2.1.6.1 Khung phân tích sinh kế bền vững DFID
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét
một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh
kế của con người đặt biệt là cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con
người, để đạt được mục tiêu tăng phúc lợi của con người.
Khung sinh kế bền vững DFID do Cơ quan phát triển quốc tế Vương
quốc Anh (DFID) xây dựng là một công cụ để cải thiện sự hiểu biết của các cơ
quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về đời sống, đặc biệt là sinh kế của
người nghèo. Khung sinh kế bền vững trình bày các yếu tố chính ảnh hưởng đến
sinh kế của người dân, và mối quan hệ điển hình giữa các bên. Nó có thể được sử
dụng cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển mới và đánh giá những
đóng góp cho sự bền vững sinh kế được thực hiện bởi các hoạt động hiện có.



9

Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững
Nguồn : Khung phân tích sinh kế bền vững DFID, 2001
Khung phân tích sinh kế bền vững được xây dựng trên cơ sở tài sản sinh
kế bao gồm 05 nguồn lực : nguồn lực vật chất (cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa
con người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế);nguồn lực xã hội là nguồn lực mà
các hộ gia đình và cá nhân sử dụng để thực hiện các mục tiêu sinh kế của họ bao
gồm các yêu cầu xã, quan hệ cộng đồng, quan hệ với các tổ chức công quyền ,
đảng phái, các hội ngành nghề, hiệp hội ; nguồn lực con người đại điện cho các
nhận thức, khả năng làm việc và kiến thức nhằm phục vụ việc theo đuổi và đạt
được các mục tiêu sinh kế của mình vànguồn lực tự nhiên(nguyên liệu, nhiên liệu
tự nhiên để tạo dựng các sinh kế như đất đai, rừng và nguồn nước tự nhiên),
nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế như các
khoản thu nhập, vốn tín dụng, trợ cấp.
Dựa trên cơ sở của khung sinh kế, các cơ quan chính phủ và các tổ chức
phi chính phủ có thể điều chỉnh các tác động của chính sách ảnh hưởng đến
những tình huống dễ bị tổn thương hoặc thực hiện việc hỗ trợ, cải thiện sinh kế
của người dân .
- Bối cảnh dễ tổn thương: là các yếu tố đến từ môi trường bên ngoài tác
động vào cuộc sống của người dân mà họ bị hạn chế hoặc không thể kiểm soát.


10
Đó là những thay đổi có thể gây ra những cú sốc như : mất việc làm, thay đổi việc
làm, mất đất sản xuất, thay đổi chổ ở, thay đổi môi trường sống, thay đổi mối
quan hệ làng xóm, thay đổi tập quán, văn hóa, thay đổi nguồn thu nhập…v.v.
- Chính sách và tổ chức: các chính sách của các cấp chính quyền các cấp
trong khu vực công được cụ thể hóa bằng luật và các văn bản dưới luật, các

chương trình, kế hoạch hành động; các hoạt động và cấu trúc tổ chức hoạt động
của các tổ chức chính quyền trong khu vực công, tổ chức hoạt động của khu vực
tư nhân, tổ chức phi chính phủ.
- Chiến lược sinh kế: bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu
tư, tái hoạt động sản xuất đầu tư….v.v của các hộ gia đình nhằm đạt được các
mục tiêu sinh kế.
- Kết quả sinh kế: là những kết quả mà hộ gia đình đạt được khi họ sử
dụng nguồn vốn sinh kế để thực hiện các chiến lược sinh kế để nhằm mục đích
tăng thu nhập nhiều hơn, giảm khả năng tổn thương, an ninh lương thực được cải
thiện,công bằng xã hội được cải thiện, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường
sống bền vững, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Dựa trên việc sử dụng đồng thời các nguồn lực vào các hoạt động khác
nhau, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế là cách thức mà con người kết hợp
các nguồn lực như thế nào để sản xuất ra của cải vật chất và cung cấp các dịch vụ.
Các cách thức sử dụng và kết hợp nguồn lực khác nhau sẽ tạo ra các kết quả sinh
kế khác nhau.
2.1.6.2 Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE được mô tả trong Hình
2.2. Nó tập trung vào sinh kế hộ gia đình. “Khung tài sản” mô tả những chỉ số,
gồm khả năng của thành viên hộ gia đình, những nguồn tài nguyên, tài sản mà hộ
gia đình có thể truy cập được, những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ lúc khó khăn
bởi họ hàng, chính quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vần đề an
ninh sinh kế hộ gia đình, đòi hỏi một cái nhìn toàn diện về sự tiêu dùng và tài sản
của từng thành viên hộ gia đình.


11

Tình huống


Chiến lược

Kết quả

sinh kế

sinh kế

Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE
Nguồn: Krantz, 2001
CARE đưa ra mô hình hoạt động của một sinh kế dựa trên tính năng động
và sự tương tác được lập trình sẵn, gồm các bước sau: thứ 1, Nhận dạng những
khu vực địa lý tiềm năng, sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm ra những người chủ hộ;
thứ 2, nhận dạng những nhóm bị tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ
phải đối mặt; thứ 3, thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về
thời gian và nhận dạng những chỉ dẫn mà nó sẽ được kiểm định; thứ 4, lựa chọn
những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp.
Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế của CARE là hiểu được tính
tự nhiên của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ gia đình,
tức là nhận dạng những khó khăn và những cơ hội
2.1.6.3. Khung lý thuyết sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình


12
Theo Frankenberger và McCaston(1998) đã định nghĩa rằng sinh kế hộ gia
đình là những phương tiện đầy đủ và bền vững để đạt được thu nhập và tài
nguyên thỏa mãn những nhu cầu cơ bản gồm : lương thực, nước uống, chăm sóc
sức khỏe, cơ hội giáo dục, nhà ở, thời gian sinh hoạt cộng đồng và hòa nhập xã
hội.
Sự bảo đảm sinh kế hộ gia đình


Sự bảo đảm về kinh tế

Sự bảo đảm về dinh dưỡng

Sự bảo đảm

Quan hệ cộng đồng

Sử bảo đảm về

Sử bảo

Sử bảo

về giáo dục

(Giới, Nhóm thiểu số, tín

môi trường

đảm về

đảm về sức

sống

lương thực

khỏe


ngưỡng)

Sự nương

Môi

Sự chăm

tựa

trường

sóc người
già và trẻ

Chăm sóc sức
khỏe(nguồn
nước và bệnh

viện

em

Hình 2.3. lý thuyết sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình
Nguồn : (Frankenberger and McCaston, 1998)
2.2. Lược khảo số nghiên cứu có liên quan
Theo các nghiên cứu của ADB(1995) về nghiên cứu khung sinh kế bền
vững của các quốc gia khác nhau cho rằng những thiệt hại từ tái định cư thường
nảy sinh nhiều nhất do đất bị chiếm dụng thông quan việc trưng dụng và sử dụng

đặc quyền của chính phủ hay những biện pháp điều tiết khác để thu hồi đất. Nhà
cửa, các cấu trúc và hệ thống cộng đồng , các mạng lưới và dịch vụ xã hội có thể
bị pháp vỡ. Các phương tiện sản xuất, bao gồm đất đai, các nguồn thu nhập và
các kế sinh nhai có thể bị mất. Mất các tài nguyên cho sinh tồn và thu nhập có thể
dẫn đến khai thác các hệ thống sinh thái dễ bị ảnh hưởng, dẫn đến khó khăn, căng
thẳng về xã hội và bần cùng hóa. Tại các vùng đô thị, những người bị di chuyển
có thể làm tăng thêm lượng dân cư sống trên đất lấn chiếm đang ngày một gia


13
tăng. Những người bị ảnh hưởng không còn sự lực chọn nào, buộc phải tìm cách
xây dựng lại cuộc sống, thu nhập và cơ sở vật chất của họ ở nơi khác". Tái định
cư không tự nguyện có thể gây ra những khó khăn, bần cùng kéo dài và ảnh
hưởng nghiêm trong đến môi trường nếu như không lên kế hoạch và thực hiện các
giải pháp phù hợp một cách cẩn trọng. Đối với những hạng mục dự án giao thông,
tác động tái định cư xảy ra truyên toàn tuyến. Sự mất mát thường sảy ra trong
phạm vi cộng đồng hiện tại vì tuyến đường hẹp. Tuy nhiên nếu tuyến đường dài,
cắt ngang qua nhiều ranh giới hành chính thì việc phân chia trách nhiệm có thể sẽ
không rõ ràng và các quyền lợi có thể sẽ khác biệt giữa các đoạn tuyến.Người bị
ảnh hưởng của dự án cần được hỗ trợ trong nỗ lực của họ để cải thiện sinh kế và
mức sống hoặc là khôi phục lại được ít nhất tương đương với mức sống trước khi
di dời hoặc với mức sống trước khi bắt đầu thực hiện dự án. Hỗ trợ phục hồi cho
tất cả những người bị di dời để đạt được mục tiêu của chính sách (để cải thiện
sinh kế và mức sống bằng hoặc cao hơn so với mức sống phổ biến trước khi di
chuyển hoặc so với mức sống trước khi bắt đầu thực hiện dự án, tùy thuộc mức
nào cao hơn).
Ellis (1998), nghiên cứu mô hình sinh kế đánh giá nguồn lực con người, tài
sản, tài chính, nguồn lực xã hội của người dân nông thôn và đánh giá khả năng để
đối phó với sự gia tăng tổn thất kết hợp với sản xuất nông nghiệp - đa dạng hóa,
thâm canh và chuyển đổi hoặc di chuyển ra khỏi nông nghiệp. Kết quả nghiên

cứu cho rằng đa dạng hóa là một chiến lược liên quan đến các nỗ lực của các cá
nhân và hộ gia đình để tìm cách thức mới để nâng cao thu nhập và giảm thiểu rủi
ro về môi trường. Rõ ràng là các hộ gia đình nông thôn ở Nigeria tham gia vào
nhiều hoạt động sinh kế như kinh doanh (tiếp thị hoặc tăng giá trị cho hàng hoá),
các doanh nghiệp kinh doanh quy mô nhỏ (mộc, radio và sửa chữa xe đạp), và
chế biến hàng nông nghiệp và nghệ thuật và thủ công (dệt, thảm và đan giỏ) để bổ
sung thu nhập từ nông nghiệp.
Maruyama (2003), mô tả những sự thay đổi sinh kế theo khung lý thuyết
sinh kế của Frankenberger và McCaston (1998) ở Kalahari San trong quá trình
chuyển đổi theo chương trình tái định cư, được thực hiện 20 năm sau khi định
canh định cư của họ. Sau khi giao mảnh đất ở cố định, một số cư dân Kalahari


14
San vẫn còn trong khi những người khác di chuyển ra khỏi khu tái định cư, hình
thành các nhóm dân cư nhỏ được nhân đôi mô hình phân bố không gian trước khi
di dời. Như các mạng nhện khác nhau của nhà ở được hình thành, một số chiến
lược sinh kế nổi lên. Các thành viên trong và ngoài khu tái định cư di chuyển
thường xuyên, và hàng hoá, dịch vụ trao đổi đã kích hoạt sử dụng cả những lợi
ích phúc lợi trong việc giải quyết và tài nguyên thiên nhiên. Các mối quan hệ bổ
sung giữa các gia đình San ở hai địa điểm ở đã được thay đổi gắn bó khăng khít
với nhau hơn tạo nên cộng đồng tái định cư bền vững.
Akpabio(2005), nghiên cứu sinh kế bền vững (DFDI, 2001) của khu vực
nông thôn Nigeria, giải thích rằng sinh kế bền vững khi nó có khả năng để đáp
ứng các nhu cầu trước mắt của nhân dân, trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu
trong tương lai là không uổng phí. Sinh kế có thể nói một cách chính xác để bao
gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh
hoạt và bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi từ sự căng thẳng và những cú
sốc và duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản của mình trong hiện tại và
tương lai, trong khi không phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

Mgbada (2010), nghiên cứu mô hình sinh kế DFDI (2001) khu vực nông
thôn được đặc trưng bởi sự gần gũi với thiên nhiên, nông nghiệp và ngành nghề
liên quan, mật độ dân số thấp, kích thước cộng đồng nhỏ, đồng nhất, kiểm soát xã
hội mạnh mẽ, tiêu chuẩn thấp/mức sống, sự gắn kết xã hội mạnh mẽ, vv trong khi
những vấn đề lớn của các khu vực này bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng xã hội, thể
chất và thể chế. Khu vực nông thôn gặp vô số những thách thức phải đối mặt và ý
nghĩa tiêu cực được sử dụng để mô tả đóng vai trò quan trọng trong khu vực
chính quyền địa phương, tiểu bang và phát triển quốc gia.
Phạm Minh Trí (2011) nghiên cứu mô hình sinh kế dựa trên khung phân
tích sinh kế bền vững DFID (2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các hộ
bị thu hồi đất, việc chuyển đổi việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp
gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác như những giới hạn về trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn, về khả năng nắm bắt và chuyển đổi việc làm hay
những giới hạn về định hướng cũng như sự phát triển của nơi ở mới, khiến người
dân không thể thay đổi việc làm đến những nơi gần nhà mới hơn mà vẫn phải giữ


15
công việc cũ tại nơi ở cũ.
Nguyễn Quốc Nghi (2012), nghiên cứu tác động của khu công nghiệp đến
sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất: Trường hợp khu công nghệp
Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị thu hồi đất người dân
phải chuyển sang nơi ở mới và để thích nghi với môi trường sống mới buộc
người dân phải chuyển đổi việc làm, đối với những hộ gia đình không thể chuyển
đổi thì phải chịu thất nghiệp. Do đó, những khó khăn trong quá trình chuyển đổi
việc làm và tâm trạng lo lắng đã bao trùm đời sống người dân trong giai đoạn đầu
ổn định đời sống. Ngoài ra, tình trạng đào tạo chuyển đổi việc làm của các hộ gia
đình sau thu hồi đất lại không được chú trọng. Tình trạng mất đất đã làm thay đổi
hệ thống sản xuất, người dân phải đối mặt với nguy cơ bị mất cả nguồn vốn tự
nhiên và vốn nhân tạo, và mất nhà ở gây nên tình trạng dể bị tổn thương trong

đời sống tinh thần của họ.... Đi cùng với sự xuống dốc về mặt kinh tế là đời sống
xã hội và tinh thần của người dân cũng bị ảnh hưởng.


16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3,tác giả tiến hành xây dựng phương pháp nghiên cứu ở với nội
dung chủ yếu là khái quát địa bàn, dự án mở rộng Quốc lộ 1D và vấn đề nghiên
cứu, tiến hành chọn mẫu nghiên cứu, xây dựng khung phân tích sinh kế DFDI,
xây dựng các phương pháp khảo sát, thang đo nghiên cứu và làm rõ phương pháp
thống kê mô tả.
3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu và dự án mở rộng Quốc lộ 1D
3.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Thành phố Quy Nhơn là thành phố loại 1 thuộc tỉnh Bình Định. Vị trí địa
lý :Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là
biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Phù Cát, phía
Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn
Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi trường Bình Định
Điều kiện giao thông của thành phố khá thuận lợi: Nằm trên hệ thống
Quốc lộ 1A và đường sắt quốc gia; cùng với Quốc lộ 1D (dài 34 km), Quốc lộ 19
nối Cảng Quy Nhơn với với vùng Tây Nguyên giàu tiềm năng và trong tương lai


17
gần nối với Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan. Cảng Quy Nhơn là một
trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn.
Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn hơn 30km về phía Bắc đã và đang mở
thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến tạo thuận lợi cho du khách và

các nhà đầu tư đến với Quy Nhơn.
Tổng số đơn vị hành chính của Thành phố có 21 phường, xã (Trong đó có
16 phường và 5 xã). Diện tích tự nhiên 286,06 km2, dân số 286,3 nghìn người,
mật độ dân số 1001 người/km2. Thành phố Quy Nhơn có nhiều thế đất khác
nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng lúa, ruộng
muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42
km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều
loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố
gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai
thác thuỷ hải sản, du lịch.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp Xây dựng cơ bản - Dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản.
Phường Trần Quang Diệu là một phường nằm ở khu vực ngoại thành của
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Toàn phường có 4408 hộ gia đình với dân số
20652 người. Là phường tiếp giáp với phường Bùi Thị Xuân nơi tập trung khu công
nghiệp Phú Tài, 70% các hộ dân tham gia hoạt động các ngành nghề các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp, lao động phổ thông trong chế biến gỗ, đá Grannit, kinh
doanh dịch vụ như cho thuê nhà trọ, kinh doanh ăn uống, dịch vụ sửa chữa cơ khí,
30% số lượng hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp.
Phường Nhơn Phú là một phường nằm ở khu vực ngoại thành của thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trên địa bàn còn nhiều đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, bệnh
viện, trường học, khách sạn, doanh nghiệp và các hộ gia đình kinh doanh cá
thể…Toàn phường có 4.693 hộ gia đình với dân số 20.870 người. Xuất phát từ một
xã thuần nông nghiệp được chuyển lên phường vào năm 1998, đến nay có 65% dân
số sống bằng nghề nông nghiệp và 35% dân số sống bằng nghề buôn bán nhỏ, kinh
doanh dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, lao động phổ thông …


×