LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và của các thầy cô trong khoa Tâm lý
giáo dục và CTXH cùng các bạn sinh viên lớp CTXH – K29.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.s Đinh Thị Sâm đã hướng dẫn em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, nhờ có
sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của cô mà em đã vượt qua mọi khó khăn và trở ngại để
hoàn thành khóa luận đúng với những yêu cầu về nội dung, thời gian và những quy
định của nhà trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý giáo dục
và CTXH đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình làm khóa luận.
Xin cảm ơn một số cá nhân lớp CTXH – K29 đã giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra thu thập thông tin, lấy một số báo cáo từ các cơ quan, tổ chức có liên quan
để góp phần hoàn thành khóa luận.
Trong khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất
định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa
luận này hoàn thiện và hữu ích hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Phan Đình Mạo
5
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. CTXH (Công tác xã hội)
2. NVCTXH (Nhân viên công tác xã hội)
3. LĐTB&XH (Lao động thương binh và xã hội)
4. UBND (Uỷ ban nhân dân)
5. ĐH, CĐ (Đại học, cao đẳng)
6. LHTN (Liên hiệp thanh niên)
7. LHPN (Liên hiệp phụ nữ)
8. TNCSHCM (Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh)
9. GD&ĐT (Giáo dục và đào tạo)
10. NCT (Người cao tuổi)
11. PCT (Phó chủ tịch)
12. PGĐ (Phó giám đốc)
13. BTXH (Bảo trợ xã hội)
14. TTGDSK (Truyền thông giáo dục sức khoẻ)
15. CSSKSS (Chăm sóc sức khoẻ sinh sản)
16. DSKHHGĐ (Dân số kế hoạch hoá gia đình)
17. TCHC (Tổ chức hành chính)
18. CNVC (Công nhân viên chức)
19. TVTTX (Tư vấn tuổi thanh xuân)
6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, cơ sở xã hội và những tiền đề cho
sự ra đời của CTXH ở Việt Nam đã sớm hình thành được bắt nguồn từ truyền
thống nhân đạo, tương thân, tương ái đã thấm đượm trong đời sống dân gian, trở
thành nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam. CTXH chuyên nghiệp sớm được du
nhập vào Việt Nam ngay từ những năm 1940 nhưng còn hạn chế về quy mô, tính
chất hoạt động và bị gián đoạn do điều kiện lịch sử, đến những năm 1990 mới được
phục hồi và hiện nay đang được chú trọng phát triển.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thu được
nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ
bản, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là những di chứng, hậu quả
của chiến tranh để lại, những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường,
những rủi ro trong cuộc sống, đất nước ta đã, đang tồn tại và nảy sinh những vấn đề
xã hội như: sự nghèo đói của một bộ phận không nhỏ dân cư; sự gia tăng của tệ nạn
xã hội; tình trạng trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố, trẻ em bị xâm hại; những người
bị ảnh hưởng bởi nhiễm chất độc màu da cam; tình hình lây nhiễm HIV/AIDS
Việc thực hiện các chính sách xã hội trong hệ thống an sinh xã hội cũng có những
bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Quy Nhơn là một thành phố của tỉnh Bình Định cũng không nằm ngoài
guồng quay sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài những thành tựu đạt
được trên mọi mặt thì Quy Nhơn cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã
hội như ảnh hướng của sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nghèo đô thị, mại
dâm, ma túy, cờ bạc, trẻ lang thang, người già neo đơn, người khuyết tật, tâm thần,
khoảng cách giàu nghèo, bạo hành gia đình…
7
Những vấn đề xã hội trên ngoài những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn
xã hội thì đòi hỏi phải có một hệ thống đội ngũ những người làm CTXH chuyên
nghiệp, được đào tạo cơ bản về lý thuyết, kỹ năng thực hành, kinh nghiệm và đạo
đức nghề nghiệp nhằm hỗ trợ, giải quyết một cách hiệu quả và bền vững. Trên thực
tế ở nước ta, đội ngũ này vừa rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết
những người đang làm CTXH trong các cơ sở xã hội ở các cấp, các ngành chưa
được đào tạo đúng chuyên môn, chưa phù hợp với yêu cầu tác nghiệp mà chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm, lòng nhiệt tình nên không tránh khỏi những hạn chế bất cập.
Mặt khác, vì là một ngành đào tạo mới, nên một câu hỏi chung khá phổ biến
đối với xã hội và nhiều người khi lựa chọn ngành học CTXH là: Khi được đào tạo
có một trình độ nhất định thì người học CTXH sẽ làm việc ở đâu? Cơ quan nào?
Làm lĩnh vực gì? Cơ hội xin việc như thế nào? Trên thực tế, NVCTXH có thể làm
việc ở những lĩnh vực khác nhau trong nhiều cơ quan, tổ chức, nhưng cũng vì chưa
có mã nghề CTXH mà ngành CTXH lại còn khá xa lạ nên mặc dù nhiều cơ quan có
nhu cầu nhưng không tuyển dụng. Chính vì vậy đề tài cũng góp phần giải đáp
những băn khoăn cho sinh viên ngành CTXH về nhu cầu tuyển dụng của xã hội,
đặc biệt là của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình
Định hiện nay.
Với tất cả lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề tuyển dụng Nhân viên
CTXH tại một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định – Thực trạng và phương hướng” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a- Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và phương hướng tuyển dụng NVCTXH tại một số cơ
quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó đưa ra một
số kết luận và khuyến nghị về công tác tuyển dụng NVCTXH làm cơ sở thực tiễn
cho việc đào tạo và tuyển dụng NVCTXH.
8
b- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về CTXH liên quan đến đề tài nghiên cứu;
- Tìm hiểu thực trạng tuyển dụng NVCTXH tại một số cơ quan, tổ chức trên
địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay. Thông qua thực trạng đó
các cơ sở đào tạo NVCTXH, các cơ quan, tổ chức tuyển dụng và đặc biệt là sinh
viên thấy được số lượng, chất lượng NVCTXH, nhận thức về CTXH, các cơ quan
có nhu cầu tuyển dụng NVCTXH…Từ đó họ hiểu hơn về CTXH cũng như có
những biện pháp, phương hướng và mục tiêu của mình;
- Tìm hiểu phương hướng tuyển dụng chung của các cơ quan, tổ chức trên
địa bàn thành phố Quy Nhơn về nguồn nhân lực NVCTXH. Qua đó thấy được nhu
cầu cũng như những yêu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm đối với NVCTXH. Qua
đó, các cơ sở đào tạo và bản thân sinh viên CTXH có những biện pháp, kế hoạch,
nội dung, mục tiêu…rõ ràng hơn để hướng tới một nguồn nhân lực NVCTXH đáp
ứng nhu cầu thực tiễn cả về số lượng và chất lượng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a- Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và phương hướng tuyển dụng NVCTXH tại một số cơ quan, tổ
chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
b- Khách thể nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên khách thể là 23 cơ
quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
a- Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện khách quan cũng như chủ quan nên chúng tôi chỉ nghiên cứu
trong phạm vi các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định.
9
b- Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này trong khoảng thời gian 3 tháng: kể
từ ngày 09/02 đến 09/05 năm 2010.
5. Giả thuyết nghiên cứu
CTXH vừa là một khoa học xã hội ứng dụng vừa là một nghề nghiệp chuyên
môn. Xã hội càng phát triển thì CTXH ngày càng có vai trò quan trọng vì nó có
nhiệm vụ giải quyết những mặt trái của chính sự phát triển đó. Nhu cầu tuyển dụng
NVCTXH ngày càng nhiều về số lượng và cao về chất lượng. Tuỳ theo từng lĩnh
vực hoạt động cũng như vai trò, vị trí của từng cơ quan, tổ chức mà nhu cầu, yêu
cầu và phương hướng tuyển dụng khác nhau. Nhìn chung các nhà tuyển dụng chưa
quan tâm đến vai trò của NVCTXH trong việc thực hiện các chương trình, chính
sách của đơn vị cũng như trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng và phương hướng tuyển dụng
NVCTXH từ trước đến nay tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quy Nhơn, trong
đó có cả nguyên nhân bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn xã hội và nguyên nhân từ phía
các nhà tuyển dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đơn vị, tổ
chức.
Với sự phát triển của xã hội Việt Nam nói chung và thành phố Quy Nhơn nói
riêng, cùng với sự hoàn thiện của ngành CTXH thì NVCTXH ngày càng đóng vai
trò quan trọng, góp phần tham gia vào sự phát triển của xã hội. Vì vậy, nếu đội ngũ
NVCTXH được đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, đồng thời tăng cường quảng
bá ảnh hưởng của ngành nghề CTXH trên địa bàn tỉnh nhiều hơn thì cơ hội việc
làm cho NVCTXH là rất lớn, tạo điều kiện để đội ngũ này phát huy vai trò, khả
năng của mình đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
nói riêng và cả nước nói chung.
10
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp trưng cầu ý kiến: Điều tra 23 bảng hỏi đến các cơ quan, tổ
chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau khi thu các bảng hỏi
tiến hành thống kê và phân tích các số liệu đã thu thập được.
- Phương pháp phóng vấn sâu: Tiến hành phóng vấn sâu đối với một số cán
bộ, nhân viên của 5 cơ quan, tổ chức, gồm: Sở LĐTB&XH; Trung tâm chăm sóc
người có công; Hội chữ thập đỏ; Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em; Hội LHTN tỉnh
Bình Định.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là những số liệu được thống kê từ
báo cáo của UBND thành phố Quy Nhơn, của Sở LĐTB&XH năm 2009 cùng với
những thông tin tìm được ở các báo, tạp chí, các trang website trên Internet Đối
chiếu những kết quả này với kết quả tiến hành khảo sát thực tiễn để đánh giá về
thực trạng tuyển dụng NVCTXH tại một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố
Quy Nhơn.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học để xử
lý số liệu điều tra; so sánh, phân tích kết quả đó với thực tiễn điều tra được.
7. Kết cấu của khoá luận
Khóa luận được chia thành 3 phần:
A. Mở đầu
B. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung
- Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
C. Kết luận và khuyến nghị
11
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
CTXH vừa là một ngành khoa học vừa là một nghề chuyên môn, đã ra đời từ
nhiều thập kỷ tại nước Anh và phát triển nhanh tại nhiều nước trên thế giới. Đến
nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có các trường CTXH, các khoa, các viện,
các trung tâm CTXH trong các trường Đại học Quốc gia. Ngoài ra các thành phố,
các khu công nghiệp, các bệnh viện lớn, các trung tâm y tế, các trung tâm giáo dục,
các doanh nghiệp lớn thuộc nhiều quốc gia trên thế giới đều có các tổ chức về
CTXH.
Nhu cầu về nguồn nhân lực ngành CTXH trên thế giới đòi hỏi ngày càng lớn.
Trên thế giới đã hình thành hai tổ chức quốc tế: Hội đồng các trường CTXH thế
giới và Hội những người làm CTXH trên thế giới. Cứ hai năm, hai tổ chức này lại
họp Đại hội. Năm 1996, Đại hội lần thứ 27 họp tại Hồng Kông, Việt Nam có Bà
Nguyễn Thị Oanh (Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh) và Ông
Nguyễn An Lịch (Đại học Quốc gia Hà Nội) có tham dự Đại hội. Năm 2004, Đại
hội Quốc tế về CTXH lần thứ 35 đã họp tại Adelaide (Australia). Tại Đại hội này,
Chủ tịch ngành CTXH Thế giới đã kêu gọi các quốc gia phát triển nhanh nguồn
nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghề nghiệp ngành CTXH đáp
ứng kịp thời nhu cầu của thế kỷ 21 trong quá trình toàn cầu hoá.
Ở Việt Nam, do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đặc thù của đất nước nên quá
trình hình thành và phát triển CTXH có sự khác biệt. Ở miền Nam, trước năm
1975, đã hình thành một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu về CTXH như trường
Caritas do Hội chữ thập đỏ Pháp tổ chức, Trường CTXH quốc gia, Đại học Vạn
Hạnh…
12
Còn ở miền Bắc, trước năm 1975, chưa hình thành cơ sở đào tạo chuyên
nghiệp về CTXH nhưng đã có các hoạt động xã hội gần gũi với CTXH. Ngay từ
năm 1945, Bác Hồ đã đưa ra nhiều quan điểm và chủ trương giải quyết các vấn đề
xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, tàn tật, người già cô đơn, trẻ em lang
thang đường phố, đã quan tâm đến việc xây dựng Hội chữ thập đỏ Việt Nam; hình
thành phong trào “Trần Quốc Toản” để giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ. Các
tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, công đoàn, các tổ chức xã hội như nhà
thờ, phật giáo, cứu trợ, chữ thập đỏ, cứu tế… cũng đã có nhiều hoạt động cứu trợ
xã hội. Để có năng lực và nghiệp vụ giải quyết các vấn đề xã hội lúc đó, các
trường, các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ đã có các khoá đào tạo, các
lớp huấn luyện để bồi dưỡng cho các cán bộ xã hội. Các hoạt động trên chưa mang
tính chuyên nghiệp của nghề CTXH, nhưng đã tạo tiền đề thuận lợi tiếp cận CTXH
với tư cách là một khoa học, một nghề chuyên môn có hệ thống.
Sau khi thống nhất đất nước (1975), trên cơ sở thống nhất đường lối chính
trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, CTXH đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy
truyền thống dân tộc, phát triển và giao lưu với CTXH thế giới, nhất là từ khi thực
hiện đường lối đổi mới đất nước đến nay, tạo sự thống nhất về hoạt động CTXH
trong cả nước.
(Nguồn: Đề án Mở ngành CTXH ở ĐH KHXH&NV Hà Nội, 2005)
CTXH ở nước ta còn là một ngành khá mới. Những năm qua, Bộ
LĐTB&XH đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội
vụ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, với sự hợp tác của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại
Việt Nam, đã triển khai các chiến dịch truyền thông và xây dựng đề án phát triển
nghề CTXH ở Việt Nam. Việc sử dụng nguồn nhân lực này như thế nào cho hiệu
quả hiện là vấn đề cấp thiết.
Ở nước ta hiện nay số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo
trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện
theo dạng thuê mướn tạm thời cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên
13
làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới hàng trăm
nghìn người. Trừ số cán bộ ít ỏi được đào tạo ở trình độ ĐH, CĐ, còn lại hầu hết
chưa qua đào tạo cơ bản, họ chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao
kỹ năng và hiểu biết về CTXH. Bởi vậy, hiệu quả CTXH còn nhiều hạn chế.
Trong khi CTXH trên thế giới phát triển rất mạnh và trở thành một nghề
được xã hội đánh giá cao thì tại Việt Nam CTXH vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự
hình thành và phát triển. Các hoạt động CTXH vẫn còn mang nặng tính tự phát và
chưa được xem là nghề chuyên nghiệp. Ở nước ta có tới hơn 7,5 triệu người cao
tuổi (trong đó có hơn 500 nghìn người từ 85 tuổi trở lên), 5,3 triệu người tàn tật
(trong đó 300 nghìn người tàn tật không có khả năng tự phục vụ) và hơn 400 nghìn
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ (năm 2009). Bên cạnh đó hàng loạt
vấn đề xã hội nóng bỏng đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng chỉ
có từ 15.000 đến 20.000 người hoạt động CTXH ở dạng bán chuyên nghiệp. Do sự
thiếu hụt này mà hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm
xã hội và cộng đồng dân cư không cao và thiếu bền vững.
Từ năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành CTXH
trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Hiện đã có trên 30
trường ĐH, CĐ tham gia đào tạo ngành CTXH. Ước tính hàng năm có ít nhất 1.000
người tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành CTXH và hàng trăm người tốt nghiệp
trung cấp ngành CTXH, nhưng hơn 50% trong số này đã không được bố trí việc
làm theo đúng chuyên ngành đào tạo. Đây là một sự lãng phí nguồn lực rất lớn.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh – chuyên gia CTXH cho biết các cơ quan như Bộ
LĐTB&XH, Hội LHPN Việt Nam, Đoàn TNCSHCM…đang cần khoảng 40.000 –
50.000 NVCTXH. Tuy nhiên, hiện chỉ có 1 tiến sỹ, 30 thạc sỹ đúng chuyên ngành
(trung bình 1 thạc sỹ/ cơ sở) với 5.000 sinh viên nên không đủ đáp ứng nhu cầu.
Tiến sỹ Nguyễn Hải Hữu, người có nhiều năm làm công tác bảo trợ xã hội ở
Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho rằng : “Ở nước ta hiện nay
số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do
14
trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện theo dạng thuê mướn tạm
thời cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và
bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản lên tới 162.000 người. Trừ số cán bộ được
đào tạo ở trình độ ĐH, CĐ, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, họ chỉ được
tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về CTXH. Bởi
vậy, hiệu quả CTXH còn nhiều hạn chế”.
Hội thảo Quốc tế về ngành Giáo dục CTXH ở Việt Nam được tổ chức ngày
28/11/2009 do Chương trình Fulbright - Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng
với Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức. Mục
đích của Hội thảo "Ngành Giáo dục CTXH ở Việt Nam - Thực tiễn và đổi mới" là
nêu ra thực trạng đào tạo CTXH ở các trường đại học và cao đẳng, tìm ra giải pháp
hữu hiệu để đảm bảo chất lượng đào tạo của ngành khoa học này. Với thành phần
tham gia hội thảo là một số cán bộ chủ chốt trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu, thực
hành, kiểm huấn về CTXH, hội thảo đã tập trung thảo luận 3 vấn đề cơ bản sau:
1. Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cử nhân ngành CTXH;
2. Mô hình đào tạo, thực hành và kiểm huấn tại thực địa;
3. Bồi dưỡng, đào tạo giảng viên và nhân viên CTXH chuyên nghiệp.
Hội thảo đã đưa ra nhiều khuyến nghị quan trọng:
1. Gấp rút điều chỉnh chương trình đào tạo tiên tiến để hội nhập quốc tế;
2. Tập trung đào tạo đội ngũ chuyên gia, giảng viên có chất lượng cao;
3. Xây dựng các cơ sở đào tạo, giáo dục, thực hành và kiểm huấn về CTXH;
4. Có chính sách hỗ trợ và phát triển toàn diện, hệ thống ngành giáo dục
CTXH thực tiễn và khả thi.
Hội thảo "Ngành Giáo dục CTXH ở Việt Nam - Thực tiễn và đổi mới" có
nhiều vấn đề được đặt ra, nhiều vấn đề được giải quyết song cũng còn nhiều vấn đề
vẫn còn là bức xúc của nhiều người - những người một lòng tâm huyết và quan tâm
sâu sắc tới lĩnh vực CTXH ở Việt Nam. Hội thảo đã thêm một lần khẳng định rằng:
CTXH là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu và hy vọng rằng sau hội
15
thảo này, những giải pháp hữu hiệu sẽ được áp dụng để có thể nhanh chóng đào tạo
được đội ngũ các giảng viên chuyên ngành CTXH cho các trường đại học, cao đẳng
và dạy nghề trong cả nước.
Tháng 03 năm 2010, Chính Phủ đã phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH do
Bộ LĐTB&XH trình. Mục tiêu của đề án là phát triển CTXH trở thành một nghề ở
Việt Nam; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH
đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ
CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Theo đề án, trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH được xây dựng tại
các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố, các trường đại học, trường nghề để
cung cấp dịch vụ CTXH cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã
hội. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng hệ thống đào tạo nghề từ trung cấp đến sau đại học
chuyên ngành CTXH; đào tạo, bồi dưỡng nghề CTXH cho các cán bộ đang làm
công tác này.
(Nguồn:TBKTSG Online, 2010)
Vấn đề đặt ra là phải có một nghiên cứu để khảo sát thực trạng tuyển dụng
NVCTXH của các cơ quan, tổ chức trong cả nước để rút ngắn khoảng cách giữa
nhu cầu tuyển dụng và thực tế đào tạo của các trường ĐH, CĐ. Từ đó đảm bảo chất
lượng đào tạo và đặc biệt là khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
chuyên ngành CTXH. Nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu, thống kê cụ thể
nào về vấn đề tuyển dụng NVCTXH của các cơ quan, tổ chức trong cả nước nói
chung và trên địa bàn thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định nói riêng. Tất cả chỉ là
những nhận định từ cấp độ vĩ mô, chưa đi vào từng nội dung cụ thể của việc tuyển
dụng. Chính vì vậy, tìm hiểu thực trạng và phương hướng tuyển dụng NVCTXH ở
một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Quy Nhơn – một sản phẩm đào tạo
của nhà trường đóng tại địa bàn tỉnh Bình Định là một việc làm cần thiết.
16
1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
a- Công tác xã hội?
Khái niệm CTXH ra đời vào cuối thế kỷ 19 do Alice Salomon đề xướng
trong phong trào cải cách có xu hướng chăm sóc nhân đạo của phụ nữ Châu Âu.
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH. Có hai định nghĩa đáng chú ý là:
- Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
"Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng
tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
- Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế thông qua tháng 7 năm
2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã
hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền
và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
b- Nhân viên công tác xã hội?
Hiện nay những người làm CTXH được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như
Nhân viên xã hội, cán sự xã hội, cán bộ xã hội. Các nước trên thế giới thường dùng
tên gọi phổ biến là Nhân viên xã hội (hay Nhân viên làm CTXH).
NVCTXH là những người hoạt động CTXH chuyên nghiệp, có trình độ hiểu
biết, có những kỹ năng hoạt động CTXH, có phương pháp giải quyết hiệu quả
nhằm giúp cho thân chủ phát huy những khả năng vốn có của mình để họ tự giải
quyết vấn đề của bản thân.
c- Thân chủ?
Thân chủ trong CTXH là những cá nhân, nhóm, cộng đồng có vấn đề, gặp
nhiều khó khăn, trở ngại, thiệt thòi trong cuộc sống, khó hoà nhập vào đời sống
17
cộng đồng cần được sự trợ giúp để phát huy khả năng của mình nhằm đối phó và
giải quyết nó.
d- Tuyển dụng?
Chọn và nhận vào làm việc. (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê, NXB Đà
Nẵng, 2007)
e- Phương hướng?
Hướng được xác định [nói khái quát], những điều được xác định để nhằm
theo đó hành động [nói tổng quát]. (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê, NXB Đà
Nẵng, 2007)
1.3 Một số vấn đề lý luận chung về ngành CTXH
1.3.1 Mục tiêu đào tạo ngành CTXH
a- Mục tiêu chung
Đào tạo đội ngũ NVCTXH có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có
ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe và tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến
thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tác nghiệp về CTXH; có khả năng phát hiện,
giải quyết những vấn đề xã hội trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con
người, cải thiện chất lượng cuộc sống bền vững.
b- Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân CTXH có trình độ đại học có thể công tác với
những nhiệm vụ cụ thể ở các cơ quan, tổ chức và các lĩnh vực sau:
- Cung ứng dịch vụ và làm CTXH chuyên nghiệp tại các cơ sở, trung tâm và
tổ chức xã hội:
+ Hội bảo trợ xã hội của mọi thành phần kinh tế từ Trung ương đến địa
phương;
+ Trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người có công, người già cô đơn, người
khuyết tật, trẻ em mồ côi;
+ Trung tâm giáo dưỡng và phục hồi nhân phẩm, cai nghiện ma tuý, trại cải
tạo;
18
+ Tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng (Đảng, Công đoàn,
Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến
binh, Hội nông dân tập thể ), cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội, doanh
nghiệp, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị và nông thôn
- Làm CTXH chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe,
giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hoá - xã hội, hôn nhân và gia đình, tôn giáo tín
ngưỡng, môi trường, dân số, truyền thông
- Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến
CTXH: Trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nhân viên CTXH; Trung tâm
nghiên cứu CTXH theo nhóm đối tượng tác nghiệp khác nhau.
1.3.2 Đối tượng và các nguyên tắc hoạt động của ngành CTXH
a- Đối tượng
CTXH có đối tượng đa dạng và phạm vi tác động rộng lớn, liên quan đến
mọi tầng lớp dân cư, mọi tổ chức, ngành nghề trong xã hội. Trong đó có một số lĩnh
vực cần sự quan tâm đặc biệt của CTXH hiện nay như CTXH gia đình và trẻ em;
phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo; bạo hành gia đình; bình đẳng giới;
phòng ngừa tội phạm và giải quyết các tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động
của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân; đoàn kết dân tộc, tôn giáo;
CTXH trong học đường; CTXH với người khuyết tật, người lang thang, trẻ em mồ
côi, người già cô đơn, người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, người có
HIV/AIDS
b- Các nguyên tắc hoạt động
- Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội: Vì xã hội được cấu thành từ
những cá nhân, mặt khác thân chủ cũng cấu thành từ cá nhân, cá nhân là một con
người gồm có mặt sinh học và xã hội, CTXH quan tâm đến cả hai mặt đó, ngoài ra
mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền đó, nhưng trong
xã hội không phải ai cũng được bình đẳng vì có những cá nhân bị bệnh tật, tàn tật,
19
nghèo đói và những khó khăn khác nên CTXH phải tạo điều kiện cho họ có quyền
đó. Xã hội chỉ có thể phát triển bền vững khi dựa trên sự phát tiển của mỗi cá nhân.
- Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ, tác động lẫn nhau: Đây là mối quan
hệ hai chiều, mỗi bên quan tâm tới lợi ích của nhau, cơ hội phát triển của mỗi cá
nhân như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xã hội. Hoạt động của CTXH
phải thấy được điều đó để phát huy khả năng của cá nhân.
- Cá nhân và xã hội phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhau: NVCTXH
không chỉ nhìn nhận một chiều từ thân chủ để lên án mà phải thấy rõ hoàn cảnh của
thân chủ để có cách giúp đỡ tốt nhất.
- Con người có những nhu cầu giống nhau, nhưng mỗi cá nhân có một cái
riêng độc đáo không giống những cá nhân khác trong xã hội – tức là bên cạnh
những nhu cầu giống nhau (ăn, ở, mặc, hoạt động, vui chơi…) thì còn có những
nhu cầu khác nhau. Như vậy là ở mỗi cá nhân, đối tượng khác nhau NVCTXH phải
có linh hoạt để có những biện pháp tác động có hiệu quả.
- Mỗi cá nhân cần được phát huy mọi khả năng vốn có và được tạo điều kiện
để thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc thực hiện các vai
trò cụ thể. Vì có những cá nhân có những năng lực nào đó mà chính họ cũng như
người khác tạm thời chưa thấy được, chính vì thế mà NVCTXH phải có nhũng kỹ
năng để phát hiện ra những khả năng đó và giúp họ “tự giúp”.
- Xã hội có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cá nhân phát huy khả
năng của mình để phát triển.
1.3.3 Chức năng và các lĩnh vực hoạt động của ngành CTXH
a- Chức năng
- Chữa trị: CTXH giúp đỡ cho đối tượng giải quyết vấn đề của họ - thân chủ
tự giúp.
- Phòng ngừa: Hoạt động CTXH không chỉ giúp cho thân chủ giải quyết vấn
đề mà còn phải tác động để phòng ngừa khả năng xuất hiện hoặc tái xuất hiện vấn
đề ở thân chủ.
20
- Phục hồi: CTXH giúp thân chủ khôi phục những năng lực vốn có của mình
để tự họ giải quyết vấn đề của bản thân.
- Phát triển: CTXH không chỉ giúp cho thân chủ hoà nhập vào đời sống xã
hội mà còn giúp cho họ phát triển, qua đó ngày càng đóng góp tích cực cho đời
sống xã hội.
b- Các lĩnh vực hoạt động
- An sinh trẻ em và gia đình
- Thanh thiếu niên
- Người cao tuổi
- Đối tượng đặc biệt: nghiện hút, mại dâm, ma tuý, phạm pháp, khuyết tật…
- Người đau ốm, tâm thần
- Cộng đồng dân cư các địa phương
1.3.4 Yêu cầu đối với NVCTXH
- Kiến thức: hiểu biết rộng tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo
dục, xã hội, pháp luật…và nắm vững kiến thức chuyên môn.
- Ý thức thái độ: nhiệt tình, nghiêm túc, khách quan, đặt lợi ích của thân chủ
lên hàng đầu…
- Kỹ năng: giao tiếp, tạo mối quan hệ, phóng vấn, tuyên truyền, thuyết phục,
vận động, tổ chức…
- Phẩm chất đạo đức: thương người, đồng cảm, cảm thông, tôn trọng…
1.3.5 Vai trò và nguyên tắc hành động của NVCTXH
a- Vai trò
- Môi giới: Thân chủ của CTXH thường là những người có vấn đề, họ
thường có tâm lý bi quan, chán nản nên nhiều khi không nhận ra các nguồn lực để
giải quyết. NVCTXH là người kết nối đối tượng với các nguồn lực của đối tượng
(giúp đối tượng nhận thấy năng lực của mình). Muốn vậy NVCTXH phải tìm hiểu
đặc điểm của đối tượng, giúp đối tượng nhận thức được những năng lực vốn có của
21
họ. Đối tượng có nhiều năng lực tùy vào hoàn cảnh mà phát huy đúng năng lực cần
thiết – không nhất thiết phải phát huy hết năng lực nếu không cần thiết.
- Hỗ trợ: NVCTXH giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề của họ, hỗ trợ để
đối tượng có thể hành động theo cách thức của họ, NVCTXH không được làm thay
đối tượng, không áp đặt ý kiến lên vấn đề của đối tượng vì như thế họ cảm thấy
mình bị phụ thuộc, phải nghe theo người khác và không có thiện chí hợp tác.
- Giáo dục: NVCTXH là người tuyên truyền, giáo dục, chuyển tải những
thông tin cần thiết đến đối tượng một cách có hiệu quả nhất. Điều đó không có
nghĩa là NVCTXH lên lớp đối tượng, phê phán đối tượng. Mục đích giáo dục là
giúp đối tượng có cái nhìn đúng đắn, tích cực trước vấn đề của bản thân, đối tượng
sẽ tích cực hợp tác cùng với NVCTXH giải quyết vấn đề của mình.
- Biện hộ: NVCTXH đại diện cho thân chủ, bảo vệ cho lợi ích và nhu cầu
của đối tượng trước xã hội.
- Trung gian: NVCTXH giúp cho một nhóm xã hội hoặc một cộng đồng dân
cư cùng nhìn thấy những vấn đề chung của họ, từ đó họ cùng nhau hợp tác giải
quyết vấn đề.
b- Nguyên tắc hành động
- Chấp nhận đối tượng: NVCTXH không phê phán, kết án, lên lớp đối
tượng. NVCTXH cần phải chấp nhận đối tượng với tất cả những gì họ đã có, đang
có và có thể có trong tương lai. NVCTXH cần phải tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên
nhân dẫn đến tình trạng của họ.
- Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng: NVCTXH chỉ là người trợ giúp,
cùng đối tượng tìm ra vấn đề của họ, sau khi tính toán, cân nhắc mọi khả năng cũng
như phương án thì quyền quyết định phải thuộc về đối tượng, đó có thể là cách giải
quyết vấn đề của đối tượng hay chỉ là một phương án nào đó trong quá trình giải
quyết vấn đề.
22
- Cá biệt hoá: Tuỳ vào từng đặc điểm của đối tượng mà NVCTXH sẽ có
những cách thức tác động riêng. Đây được coi là bí quyết để giải quyết vấn đề
thành công cũng như những năng lực của mỗi NVCTXH.
- Bí mật: NVCTXH phải đảm bảo giữ bí mật những vấn đề riêng tư của đối
tượng. Chỉ khi nào đối tượng cho phép nói một vấn đề gì đó với ai thì NVCTXH
mới được nói sau khi đã cùng đối tượng cân nhắc kỹ lưỡng. Đây vừa là nguyên tắc
vừa là đạo đức nghề nghiệp.
- Ý thức về chính mình: Công cụ của người làm CTXH chính là bản thân
người NVCTXH. Công cụ đây không phải là một vật vô tri vô giác chỉ cần bảo
dưỡng, kiểm tra, mà công cụ lại chính là bản thân con người, do đó NVCTXH phải
thường xuyên rèn luyện bản thân để hoàn thành tốt công việc của mình.
- Bình đẳng: NVCTXH trong mối quan hệ với thân chủ phải thực sự bình
đẳng. Coi sự giúp đỡ của đối tượng là trách nhiệm của bản thân mình. Vì CTXH
không đồng nghĩa với từ thiện hay ban ơn, đó là một ngành chuyên môn, khoa học.
1.4 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, phía Đông là
biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và
Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn nằm trong
tọa độ từ 13
0
36’ đến 13
0
54’ vĩ Bắc, từ 109
0
06’ đến 109
0
22’ kinh Đông.
Quy Nhơn là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích 284,28
Km
2
, dân số năm 2009 là 284.000 người. Thành phố có 16 phường: Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống
Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn
Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu,
Nhơn Hải và Phước Mỹ.
23
1.4.1 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh
Bình Định
a- Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy mạnh mẽ nội lực cùng với sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên
ngoài, khai thác tốt các lợi thế của tỉnh.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Tạo công bằng xã hội, rút
ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các tầng lớp dân cư, đầu tư phát
triển miền núi, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.
- Phát triển đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng yêu cầu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có chính sách thu hút nhân tài.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Huy động sức mạnh tổng hợp
của toàn dân để đầu tư và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- Lấy việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng giữ vững ổn
định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng.
b- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội (2006 –
2010)
Phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng dần GDP/người của tỉnh đến năm 2010 gần
bằng mức bình quân chung cả nước. Phấn đấu tích cực, phát huy được các lợi thế
so sánh của tỉnh, ra sức khắc phục khó khăn, không trông chờ, ỷ lại vào Trung
ương, phát huy sức mạnh tổng hợp, hướng mạnh vào trọng tâm sản xuất hàng hoá,
đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng nhanh công nghiệp, dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng về nông nghiệp.
Chuyển mạnh cơ cấu lao động, giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động
cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
c- Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
- Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân hàng năm 13%, trong đó
khu vực nông lâm - ngư - nghiệp tăng 5,6% ; công nghiệp - xây dựng tăng 21,8%
và khu vực dịch vụ tăng 13,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994)
24
tăng bình quân 24,5% /năm ; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân
5,5% /năm.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 900 USD.
- Cơ cấu kinh tế các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 27 -28% ; công
nghiệp - xây dựng chiếm 37 - 38% và dịch vụ chiếm 34 -35%.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1 tỷ 500 triệu USD.
- Phấn đấu thu ngân sách đạt trên 2.000 tỷ đồng vào năm 2010.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm 45.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 50% vào năm 2010. Mỗi
năm giải quyết 24.000- 25.000 chỗ làm việc mới.
- Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,6%.
- Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học phổ thông.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% (theo tiêu chí mới).
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 44%.
- Có 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 85% dân cư nông thôn sử dụng
nước hợp vệ sinh; 100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại,
chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
d- Những định hướng phát triển và giải pháp có tính đột phá
- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội để khu kinh tế
này từng bước trở thành động lực phát triển của tỉnh và trong vùng.
- Xây dựng thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm công nghiệp, thương
mại và giao dịch quốc tế.
- Hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng.
- Đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế.
25
e- Định hướng phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ
- Phát triển công nghiệp:
Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp để tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch, xây dựng để lấp
đầy các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đẩy mạnh công
tác giải phóng mặt bằng, giao đất cho doanh nghiệp, tiếp tục thu hút các doanh
nghiệp lấp đầy diện tích các Khu, cụm công nghiệp, khẩn trương giải phóng mặt
bằng, xây dựng các khu tái định cư, hoàn thành các kết cấu hạ tầng. Kiên quyết
thay thế các cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm. Cùng với việc phát triển công
nghiệp, phải giải quyết tốt vấn đề môi trường, tuyệt đối không để gây ô nhiễm.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
Xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá từng bước phát triển theo hướng chất
lượng, hiệu quả (chiều sâu), đảm bảo ổn định, bền vững; áp dụng công nghệ mới,
tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và thu nhập trên một đơn vị canh tác vươn lên
thành một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập,
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; đáp ứng tốt nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến.
- Phát triển khu vực kinh tế dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng khu vực khoảng 14,2% và chiếm tỷ trọng 31% trong tổng
thể nền kinh tế. Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư kết
cấu hạ tầng, nhằm khai thác đạt hiệu quả các tuyến, điểm du lịch đã quy hoạch.
Phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với việc bảo vệ,
tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên. Khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao để phục vụ
nhu cầu ngày càng tăng ở các khu công nghiệp, đô thị và nhu cầu của nhân dân,
nhất là dịch vụ ngân hàng, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, y tế, đào tạo, … Tổ chức
tốt công tác thông tin thị trường, giá cả, quảng cáo. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại, xúc tiến đầu tư. Thành lập quỹ xúc tiến thương mại.
26
f- Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
- Hoàn thành xây dựng và nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm và
các hạng mục khác trong quy hoạch phát triển thành phố và khu vực ngoại thành.
- Hoàn thành xây dựng dựng công trình hồ Định Bình; xây dựng mới, nâng
cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi bị xuống cấp.
- Đến năm 2010 đảm bảo hầu hết các khu đô thị có nhà máy cấp nước. Xây
dựng hệ thống cấp nước cho các vùng ở nông thôn có khó khăn về nguồn nước.
- Tiếp tục hiện đại hoá mạng bưu chính viễn thông. Phát triển nâng dung
lượng tổng đài, lắp đặt hệ thống cáp ngầm tại thành phố Quy Nhơn.
g- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của từng sản phẩm,
từng ngành hàng, từng doanh nghiệp để bảo đảm thành công trong quá trình hội
nhập. Mở rộng thị trường du lịch, có chính sách thu hút vốn và công nghệ từ bên
ngoài nhằm tăng khả năng đầu tư trong nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước
ngoài vào các ngành đòi hỏi công nghệ cao và tiên tiến.
h- Phát triển các vùng lãnh thổ
- Vùng ven biển và biển: Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng về du lịch,
khoáng sản, cảng biển, đóng tàu và hải sản. Khôi phục rừng ngập mặn để bảo vệ
sinh thái và phát triển du lịch.
- Vùng miền núi và trung du còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc
khai thác chưa có hiệu quả, cần tập trung đầu tư nhất là giao thông, thuỷ lợi nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế cũng như cải thiện đời sống nhân dân.
- Vùng nông thôn đồng bằng: Đầu tư thâm canh cây lúa, cây công nghiệp
dài và ngắn ngày, cây ăn quả, rau đậu và đặc biệt là phát triển chăn nuôi. Có chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động nhiều về đầu tư ở địa bàn các
huyện để giải quyết việc làm cho nông thôn.
- Vùng đô thị là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung đầu tư
phát triển công nghiệp và thương mại - dịch vụ thành phố Quy Nhơn để trở thành
27
trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng và sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc
tỉnh.
i- Phát triển các lĩnh vực xã hội
- Dân số, lao động và việc làm giảm tỷ suất sinh mỗi năm 0,6%. Phấn đấu
mỗi năm thu hút 24 - 25 nghìn lao động ; sử dụng lao động ở khu vực nông thôn
theo hướng chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ
nông thôn. Đến năm 2010, phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn
64%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10%. Nâng dần mức sống của các hộ
đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.
- Giáo dục - đào tạo - dạy nghề: Phát triển hợp lý quy mô giáo dục - đào tạo
đi đôi với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Coi trọng thực hành,
thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ
thống tổ chức, phát triển mạng lưới y tế cơ sở cả về số lượng và chất lượng. Đến
năm 2008 đạt 100% trạm xá xã, phường, thị trấn có bác sỹ.
- Văn hóa thông tin: Đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa thông tin.
Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và khuyến khích mọi tầng lớp nhân
dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật. Chú trọng bảo
tồn các di sản văn hoá truyền thống.
- Thể dục thể thao (TDTT): Toàn tỉnh có 18% dân số tập luyện TDTT
thường xuyên, có 95% trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp thực hiện giáo dục thể chất, 100% các trường từ bậc trung học cơ sở trở lên
có giáo viên TDTT; khai thác, giữ gìn và phát triển các môn thể thao truyền thống
của tỉnh như võ thuật, bóng đá. Từng bước đầu tư và đào tạo phát triển các môn thể
thao thành tích cao.
- Khoa học công nghệ (KHCN): Xây dựng tiềm lực về KHCN có đủ năng
lực nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, xây dựng một số trung tâm
nghiên cứu, ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Đầu tư chiều sâu, thay
28
dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiên tiến hiện đại vào các ngành, các cơ sở
sản xuất quan trọng. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHCN vào NN và NT, công
nghiệp, đẩy mạnh phổ cập tin học, kết nối rộng rãi mạng internet.
- Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát
triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, không làm tổn hại đến
đa dạng sinh học. Tăng cường công tác xử lý rác thải tại các đô thị và khu dân cư
tập trung. Tiến hành đánh giá kỹ và kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở
sản xuất công nghiệp.Các cơ sở gây ô nhiễm phải xử lý môi trường triệt để.
j- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế
Đến cuối năm 2006, hoàn thành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước
theo kế hoạch. Xây dựng 02 tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con, làm nòng cốt trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh một
số lĩnh vực kinh tế quan trọng. Thành lập Công ty Đầu tư Tài chính tỉnh. Tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế tập thể. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của
các hợp tác xã hiện có. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân. Có
sự chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
k- Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, xây
dựng hệ thống chính trị vững mạnh
- Về an ninh và xây dựng hệ thống chính trị:
Đảm bảo an ninh trật tự, đẩy mạnh đấu tranh ngăn ngừa và tấn công các loại
tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, đảm bảo trật tự trị an và an toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, nhất là xây dựng bộ máy chính quyền
các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở để đủ năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý mọi mặt
đời sống xã hội ở cơ sở.
- Về quốc phòng:
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày
càng đi vào chiều sâu; đẩy mạnh xây dựng 3 tiềm lực trong khu vực phòng thủ tỉnh.
Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân và bồi dưỡng kiến thức quốc
29