Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÀI LIỆU CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ THỰC CHẤT của lợi NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP, lợi tức CHO VAY và địa tô tư bản CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.9 KB, 15 trang )

2
THỰC CHẤT CỦA LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP, LỢI TỨC CHO VAY VÀ
ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
LỚI NÓI ĐẦU

Lý luận giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ: Chỉ có lao động sản xuất
hàng hoá mới tạo ra giá trị và do đó mới mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư
bản. Thế nhưng trong thực tế, nhà tư bản thương nghiệp với chức năng mua
và bán để thực hiện giá trị của hàng hoá chứ không lao động sản xuất vẫn có
giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp. Nhà tư bản cho vay
với chức năng nhận gửi và cho vay cũng có giá trị thặng dư dưới hình thức lợi
tức cho vay. Thậm chí địa chủ không hề làm gì cũng có giá trị thặng dư dưới
hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa. Vậy, thực chất của lợi nhuận thương
nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? Tài liệu này sẽ giúp
chúng ta làm sáng tỏ điều đó, từ đó để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về học
thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, xây dựng lập quan điểm, trường bản chất
giai cấp công nhân cho người học.
1. TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP
TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1.1. Tư bản thương nghiệp và nguồn gốc của tư bản thương nghiệp

Trong quá trình vận động tuần hoàn, tư bản công nghiệp lần lượt trải
qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng của tư
bản: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá. Khi tư bản hàng hoá tách
ra chuyên đảm nhiệm việc lưu thông hàng hoá, bộ phận tư bản đó là tư bản
thương nghiệp.
Vậy, tư bản thương nghiệp là tư bản chuyên hoạt động trong lĩnh vực
lưu thông hàng hoá với chức năng là thực hiện giá trị của hàng hoá, biến tư
bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công


nghiệp tách rời ra. Tư bản thương nghiệp không tạo ra giá trị và do đó cũng
không tạo ra giá trị thặng dư. Bởi vì giá trị và giá trị thặng dư chỉ được tạo ra
trong quá trình lao động sản xuất, nhưng nếu không có tư bản thương nghiệp
thì cũng không thể thu về được giá trị và giá trị thặng dư. Vì vậy, bản chất của
tư bản thương nghiệp là tham gia vào quá trình bóc lột giá trị thặng dư.


3

Phạm vi hoạt động của tư bản thương nghiệp gồm hoạt động nội
thương và hoạt động ngoại thương.
Hoạt động nội thương là hoạt động buôn bán trong phạm vi một nước,
gồm có bán buôn và bán lẻ. Bán buôn là việc mua bán hàng hoá giữa các nhà
tư bản, chủ yếu là giữa nhà tư bản thương nghiệp với tư bản sản xuất – Nhà tư
bản thương nghiệp thường mua hàng hoá thấp hơn giá trị.
Bán lẻ là việc mua bán hàng hoá diễn ra trực tiếp tới tay người tiêu
dùng, là khâu cuối cùng thực hiện giá trị của hàng hoá – chuyển tư bản hàng
hoá thành tư bản tiền tệ.
Hoạt động ngoại thương là hoạt động buôn bán với nước ngoài bao
gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu hàng hoá. X – IM = NX
Trong đó:
NX: Xuất khẩu ròng
Khi NX > 0: gọi là nước xuất siêu
Khi NX < 0 : gọi là nước nhập siêu
Tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình bóc lộc lao động của
người công nhân với chức năng thực hiện giá trị thặng dư, do đó, cũng được
phân phối một phần giá trị thặng dư dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp.
1.2. Lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư mà tư bản công

nghiệp “nhường” cho tư bản thương nghiệp khi nhà tư bản thương nghiệp
đảm nhiệm lưu thông hàng hoá. Bởi sản xuất và lưu thông là một quá trình
khép kín, không thể có sản xuất mà không có lưu thông, nhưng lưu thông
hàng hoá, nhà tư bản công nghiệp không đảm nhiệm nhằm để tập trung cho
sản xuất: tập trung vốn, khoa học công nghệ, lao động làm cho quá trình sản
xuất đi vào chuyên sâu, chu kỳ sản xuất được rút ngắn, hiệu quả sản xuất
ngày càng cao. Mặt khác để giá trị được lưu thông, nhà tư bản thương nghiệp
cũng phải bỏ ra một lượng tư bản nhất định.
Nhà tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư
bản thương nghiệp bằng cách: nhà tư bản công nghiệp bán hàng hoá cho nhà
tư bản thương nghiệp thấp hơn giá trị, nhưng khi nhà tư bản thương nghiệp
bán hàng hoá thì lại bán đúng giá trị, như vậy, giữa mua và bán đã có sự
chênh lệch giá – số chênh lệch đó là lợi nhuận thương nghiệp.


4

Ví dụ:
Giá trị 1m vải là 10.000đ; nhưng nhà tư bản thương nghiệp mua của
nhà tư bản công nghiệp với giá là 9.000đ/m. Còn khi nhà tư bản thương
nghiệp bán với giá là 10.000đ/m thì số chênh lệch giữa mua và bán là
1.000đ/m chính là lợi nhuận thương nghiệp.
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn cạnh tranh với nhau giữa người
mua và người bán, người bán với người bán, người mua với người mua, trong
nội bộ ngành, giữa các ngành, trong nước với quốc tế,… Ở đây, sự cạnh tranh
giữa nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp là sự cạnh tranh
giữa các ngành. Ngành nào cũng muốn giành điều kiện thuận lợi về mình
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Khi lợi nhuận còn có sự chênh lệch lớn sẽ
xuất hiện sự chuyển dịch tư bản từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Sự
chuyển

dịch đó sẽ tạm thời ngưng khi lợi nhuận tương đối ngang bằng nhau (


p ' ). Do vậy nhà tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho

nhà tư bản thương− nghiệp không phải theo ý chí của mình mà theo tỷ suất lợi
nhuận bình quân p'
Ví dụ:
Tư bản công nghiệp sản xuất ra một số lượng hàng hoá có giá trị là:
trong c = 4 đó, , và m’=100% thì G = 720c + 180v + 180m.

1080;

v

1

Nếu không phải thực hiện giá trị và giá trị thặng dư thì:
P 'TBCN =

180m
× 100% = 20%
900

Nhưng trong thực tế, để thu về giá trị và giá trị thặng dư phải thông qua
lưu thông hàng hoá. Giả sử, để thực hiện giá trị của hàng hoá, nhà tư bản
thương nghiệp phải chi phí thêm 100K nữa.
Như vậy, để có 180m, nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp
phải bỏ ra là một lượng tư bản là 1000K, nên giá trị thặng dư của mỗi nhà tư
bản sẽ là:

Nếu:

1000 K → 180m

900 K → mTBCN ?
180 × 900
= 162m
1000
162
=
× 100% = 18%
900

⇒ mTBCN =
⇒ P'TBCN


5

Nếu:
1000 K → 180m

100 K → mTBTN ?
180 × 100
= 18m
1000
18
=
× 100% = 18%
100


⇒ mTBTN =
⇒ P 'TBTN

Tỷ suất lợi nhuận của tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp đều
như nhau và bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Như vậy, tư bản thương nghiệp cũng tham gia vào quá trình bình quân
hóa tỷ suất lợi nhuận, để được chia một phần giá trị thặng dư theo tỷ suất lợi
nhuận bình quân



p'

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp (P TN) không phải do giá trị đẻ
ra mà là do lao động của người công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra. Lợi
nhuận thương nghiệp phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa tư bản công nghiệp
và tư bản thương nghiệp đối với công nhân làm thuê.
1.3. Chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa

Để thực hiện được giá trị của hàng hoá, tư bản thương nghiệp phải bỏ ra
một số tư bản nhất định, gọi là chí phí lưu thông tư bản chủ nghĩa, bao gồm chí
phí lưu thông thuần túy và chí phí tiếp tục sản xuất trong quá trình lưu thông.
Chí phí lưu thông thuần túy là những chí phí liên quan trực tiếp đến quá
trình mua, bán hàng hoá – như tiền mua sổ sách, xây quầy hàng, quảng cáo,
tiền lương của nhân viên … Những chí phí này không làm tăng giá trị của
hàng hoá, không tạo ra giá trị thặng dư.
Ví dụ: Sổ sách nhiều hay ít, quầy hàng to hay nhỏ, có nhiều nhân viên
hay ít hay không cũng không làm cho giá trị của hàng hoá tăng thêm.
Để bù đắp các khoản chí phí này, phải khấu trừ vào tổng giá trị thặng

dư của xã hội. Trong lưu thông thuần túy, nhân viên thương nghiệp không tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng họ bị bóc lột thời gian lao động thặng dư –
vì thời gian lao động của nhân viên thương nghiệp cũng chia làm hai phần:
thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu. Thời gian lao động
tất yếu không tái sản xuất ra giá trị sức lao động, nhưng họ bán hàng hoá thực


6

hiện một lượng giá trị hàng hoá, trong đó có một bộ phận giá trị thặng dư
ngang bằng giá trị sức lao động của họ.
Trong thời gian lao động thặng dư, nhân viên thương nghiệp không tạo
ra giá trị thặng dư, nhưng họ bán được một số hàng hoá khác, thực hiện được
một lượng giá trị trong đó có một bộ phận giá trị thặng dư ngang bằng với lợi
nhuận thương nghiệp.
Chi phí tiếp tục sản xuất trong quá trình lưu thông là những chi phí tác
động đến giá trị sử dụng của hàng hoá như bảo quản, chế biến … Nhưng chi
phí này làm tăng giá trị của hàng hoá, nên người tiêu dùng phải chịu trong giá
cả hàng hoá.
Ví dụ: giá trị lon nước ngọt PEPSI là 5.000đ, nhưng khi bảo quản trong
tủ lạnh, giá trị sử dụng đã khác, nên giá cả người tiêu dùng phải chịu là
5.500đ.
Nghiên cứu chi phí lưu thông tư bản chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển ngành thương nghiệp ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
2. TƯ BẢN CHO VAY VÀ LỢI TỨC CHO VAY

2.1. Tư bản cho vay

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó cho những tư bản

hoạt động khác sử dụng tiền tệ trong một thời gian nhất định, để thu về một
khoản lợi tức nào đó.
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản công
nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách rời ra.

TLSX
{
T

H
...SX ... −H'−T '

TBTT  SLD
     TBHH
TBSX

Tư bản hoạt động là những tư bản vay tiền của tư bản cho vay như tư
bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản sản xuất, tư bản kinh doanh
trong nông nghiệp và cả những tư bản cho vay khác.
Thực chất của tư bản cho vay là nhượng lại giá trị sử dụng của đồng
tiền làm chức năng tư bản cho tư bản khác. Biến tiền chuyển hóa thành tư bản
làm công cụ bóc lột lao động của người công nhân. Sở dĩ tư bản cho vay ra
đời do quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp, một số tư bản có lượng


7

tiền chưa dùng đến như tiền trong qũy khấu hao, tiền dự trữ mua nguyên
nhiên liệu, tiền lương chưa đến kỳ trả, giá trị thặng dư chưa tư bản hóa … Họ
cần cho vay để có lợi tức, trong khi đó, một số tư bản khác lại cần tiền cho

sản xuất kinh doanh nên xuất hiện tư bản cho vay.
Tư bản cho vay ra đời có tác dụng tập trung điều hòa, sử dụng hợp lý các
nguồn vốn trong xã hội thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Hình thức cho vay của tư bản cho vay khác với cho vay nặng lãi trước
chủ nghĩa tư bản, vì cho vay nặng lãi thường lợi tức rất cao, nó chiếm toàn bộ
sản phẩm thặng dư, có khi còn lấn vào cả sản phẩm tất yếu của người đi vay
và cho vay nặng lãi không phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất
quyền sở hữu và người mua khi sử dụng, giá trị không mất đi mà còn tăng
thêm. Giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng của nó quyết định.
Giá cả của tư bản cho vay chính là lợi tức cho vay.
2.2. Lợi tức cho vay

Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Thật vậy, ta có công thức
vận động của nó T − T ' là: (1); trong đó T ' = T + Z CV
Nhìn vào (1) ta dễ lầm tưởng T của tư bản có chức năng tự đẻ ra T bởi
khi nhà tư bản cho vay có:
T1 sau một thời gian sẽ có T1’;

T '1 = T1 + Z CV 1

T2 sau một thời gian sẽ có T2’;

T '2 = T2 + Z CV 2

T3 sau một thời gian sẽ có T3’;

T '3 = T3 + Z CV 3

Tn sau một thời gian sẽ có Tn’;


T 'n = Tn + Z CVn

Phải chăng, sự vận động của tư bản cho vay trái với lý luận giá trị thặng
dư, bởi giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất,
nhưng tư bản cho vay với chức năng lưu thông và cho vay chứ không hề lao
động sản xuất. Vậy lợi tức cho vay mà nhà tư bản cho vay có được hình thành
như thế nào?
Dưới chủ nghĩa tư bản, khi chuyển từ tay người cho vay sang người đi
vay, T chưa đẻ ra giá trị thặng dư. T để tạo ra giá trị thặng dư phải vận động
theo công thức chung của tư bản.
Do vậy, công thức vận động đầy đủ của tư bản cho vay phải là:
TLSX
T −T − H
.....SX .... − H '−T '
 SLĐ


8

Tiền cho vay là tư bản của cả người cho vay và người đi vay, nên giá trị
thặng dư phải chia cho cả hai bên, lợi tức cho vay chính là phần giá trị thặng
dư được chia đó.

 m1( Z CV )
T'= T + M 
m2( PĐivay )

Vậy, lợi tức cho vay là một phần giá trị thặng dư mà tư bản hoạt động
trả cho tư bản cho vay.

Lợi tức cho vay do lao động làm thuê của người công nhân trong lĩnh
vực sản xuất tạo ra mà tư bản hoạt động phải trả cho tư bản cho vay. Lợi tức
cho vay phản ánh mối quan hệ bóc lột của tư bản cho vay và tư bản đi vay đối
với công nhân làm thuê.
2.3. Tỷ suất lợi tức và xu hướng giảm sút của lợi tức cho vay

Lợi nhuận trung bình chia thành lợi nhuận của chủ xí nghiệp và lợi tức
tư bản cho vay.
Tỷ suất lợi tức (Z’) là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được (Z) và số
tư bản tiền tệ cho vay (k) trong một thời gian nhất định, thường là một năm:
Z'=

Z
(%)
k

Lợi tức mà nhà tư bản cho vay thu được phụ thuộc vào lượng tư bản
cho vay và tỷ suất lợi tức ở các thời điểm khác nhau. Do lợi tức chỉ là một bộ
phận của lợi nhuận trung bình, nên tỷ suất lợi tức cũng phụ thuộc vào tỷ suất
lợi nhuận trung bình. Thông thường thì tỷ suất lợi tức nằm trong khoảng (
0 < Z ' < p ' ). Trong giới hạn này, tỷ suất lợi tức lên xuống phụ thuộc vào quan

hệ cung - cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kỳ của tư bản công
nghiệp. “Mức lợi tức tương đối thấp phần lớn là tương ứng với thời kỳ phồn
vinh và cái đối lập với nó”1 và “Tỷ suất lợi tức đạt tới đỉnh cao nhất trong các
cuộc khủng hoảng, khi người ta phải đi vay với bất cứ một giá trị nào để có
thể có tiền mà thanh toán”2

1,2
2


C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.25, p.I, tr 550, 551.


9

Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức có xu hướng
giảm xuống do các nguyên nhân sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trung bình có xu hướng giảm xuống
- Cung về tư bản cho vay tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay. Vì sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản làm tăng nạn “nhân khẩu thừa tương đối” và
tình trạng “tư bản thừa tương đối”, nghĩa là có những tư bản không tìm được
nơi đầu tư có lợi. Do đó, các tập đoàn và tầng lớp thực lợi trong giai cấp tư
sản tăng lên nhanh chóng.
- Hệ thống tín dụng trong chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển. Hầu
như mọi món tiền tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đều được huy
động để biến thành tư bản cho vay, cũng làm cho tư bản cho vay tăng nhanh.
Khi tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm xuống, một mặt làm gay gắt thêm
mâu thuẫn giữa các nhà tư bản cho vay với các nhà tư bản kinh doanh, công –
thương nghiệp; mặt khác, lại làm tăng sự cố kết giữa các nhà tư bản để tăng
cường bóc lột lao động làm thuê, nhằm khắc phục xu hướng giảm sút của tỷ
suất lợi tức.
2.4. Tín dụng tư bản chủ nghĩa

Tín dụng tư bản chủ nghĩa là quan hệ nhận gửi và cho vay lấy lãi, là
một hình thức vận động của tư bản cho vay. Dưới chủ nghĩa tư bản, có hai
hình thức tín dụng chủ yếu là tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng thương nghiệp là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực
tiếp kinh doanh mua bán hàng hoá chịu với nhau.
Khi mua hàng hoá, người mua không phải trả tiền ngay, mà sau một

thời gian nhất định mới phải trả và nhận từ người bán biên lại, còn gọi là kỳ
phiếu, tức là nợ đến kỳ phải trả, với nội dung: chủng loại hàng hoá, số lượng,
đơn giá, thành tiền, tiền trả, tổng tiền phải trả … tổng tiền phải trả dĩ nhiên
phải lớn hơn số tiền nếu như trả ngay tiền mặt, mức lớn hơn bao nhiêu tùy
thuộc vào thời gian chịu nợ và mức lợi tức hiện hành.
Đối tượng của tín dụng thương nghiệp không phải tiền tệ mà là hàng
hoá. Nên nó có vai trò quan trọng đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, và làm tăng
chu kỳ tái sản xuất xã hội.
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà
tư bản trực tiếp kinh doanh.


10

Đối tượng của tín dụng ngân hàng là tư bản tiền tệ hoạt động thông qua
ngân hàng. Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Trung tâm
thanh toán tiền tệ và phát hành tiền mặt. Nên ngân hàng có hai nghiệp vụ
chính là nhận gửi và cho vay.
Khối lượng tiền tệ mà ngân hàng sử dụng làm tư bản cho vay phụ thêm
vào lượng tiền tự có của ngân hàng và lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội.
Ngân hàng trả lợi tức nhận gửi thấp hơn lợi tức cho vay, phần chênh
lệch sau khi trừ đi chí phí nghiệp vụ ngân hàng gọi là lợi nhuận ngân hàng.
Như vậy, lợi nhuận ngân hàng là một bộ phận của lợi tức cho vay nên nguồn
gốc duy nhất của nó là do lao động làm thuê của người công nhân tạo ra trong
quá trình lao động sản xuất.
Tư bản cho vay thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, nâng cao hiệu
qủa sản xuất của chủ nghĩa tư bản, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với
quản lý kinh tế vĩ mô ở nước ta hiện nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và kiểm soát lạm phát. Vì vậy, Đảng ta xác định: “Phát huy tốt hơn vai trò
điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng Nhà nước như một ngân hàng

trung ương hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát …”1
3. TƯ BẢN KINH DOANH TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN
CHỦ NGHĨA

3.1. Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa được hình thành bằng hai con đường chủ yếu:
Hoặc duy trì theo lối kinh doanh của phong kiến là phát canh thu tô, rồi
cải tạo dần dần để chuyển kinh doanh nông nghiệp theo kiểu sản xuất tư bản
chủ nghĩa (Đức, Ý, Nhật, Nga).
Hoặc thông qua cách mạng tư sản dân chủ, xóa bộ triệt để lối kinh
doanh nông nghiệp theo kiểu phong kiến chuyển sang kinh doanh nông
nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa, tức là dựa trên cơ sở bóc lột giá trị thặng
dư của người công nhân lao động làm thuê (Mỹ, Anh, Pháp).
Nhưng dù bằng con đường nào thì dưới chủ nghĩa tư bản vẫn duy trì
chế độ tư nhân tư bản chủ nghĩa chiếm hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, ruộng
đất nghiễm nhiên vẫn là của địa chủ, địa chủ là người chủ sở hữu ruộng đất,
1

Đảng CSVN: Văn kiện Hội nghị BCH Trung ương VI khoá X, NXB CTQG , Hà Nội, 2008, tr.148


11

nhưng không trực tiếp kinh doanh, nhà tư bản trực tiếp kinh doanh ruộng đất
nên phải trả thuế đất cho địa chủ và thuê công nhân để kinh doanh nông
nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, kinh doanh nông nghiệp dưới chủ
nghĩa tư bản hình thành nên mối quan hệ giữa ba giai cấp, giai cấp địa chủ với
tư cách là chủ sở hữu ruộng đất, giai cấp tư sản với tư cách là chủ kinh doanh,

giai cấp công nhân nông nghiệp với tư cách là người làm thuê và bị bóc lột
bởi cả giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản.
Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp ra đời, thúc đẩy nhanh sự phát
triển của nông nghiệp lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.


12

3.2. Địa tô tư bản chủ nghĩa

Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận
bình quân của tư bản kinh doanh ruộng đất mà nhà tư bản nộp cho địa chủ.
Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa gồm địa tô chênh lệch và địa tô
tuyệt đối.
- Địa tô chênh lệch
Trong công nghiệp, giá cả của hàng hoá do điều kiện sản xuất trung
bình của xã hội quy định. Nhưng trong nông nghiệp nếu lấy điều kiện thuận
lợi trung bình của đất đai làm giá cả xã hội của nông phẩm, thì nông nghiệp tư
bản kinh doanh trên nông nghiệp hạng ruộng đất không có điều kiện sản xuất
thuận lợi sẽ thua lỗ, và do đó, nhà tư bản sẽ không kinh doanh, nên không đủ
lương thực cho xã hội. Bởi đất đai có hạn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay
do sự tác động của khoa học công nghệ, tốc độ phát triển công nghiệp và đô
thị hóa ngày càng tăng, làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp. Nạn thiếu lương thực đang tác động đến toàn cầu, Liên Hiệp Quốc đang
cảnh báo nạn đói toàn thế giới là nguy cơ lớn nhất của thế kỷ XXI. Để mọi
loại đất đai đều được canh tác thì phải lấy chi phí nông nghiệp hạng ruộng đất
có điều kiện không thuận lợi làm giá cả xã hội của nông phẩm.
Điều kiện thuận lợi của đất đai bao gồm: độ màu mỡ của đất, thuận lợi
về giao thông và thị trường …
Trong thực tế, điều kiện của đất đai có nhiều loại khác nhau, để tiện

nghiên cứu giả định đất đai có ba loại: điều kiện thuận lợi tốt, điều kiện thuận
lợi trung bình, điều kiện không thuận lợi.
Lấy chi phí ở điều kiện sản xuất không thuận lợi làm giá cả xã hội của
nông phẩm thì trên nhhững hạng ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi và
trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch này
chính là địa tô chênh lệch.
Vậy, địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân mà nhà tư bản thu được trên những hạng ruộng đất có điều kiện thuận
lợi trên mức giá cả xã hội của nông phẩm.
Trong công nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời
tương đối với từng ngành, từng xí nghiệp cá biệt. Còn trong nông nghiệp, lợi
nhuận siêu ngạch tương đối ổn định lâu dài. Vì trong nông nghiệp không tự


13

tạo ra được điều kiện thuận lợi vốn có của đất đai. Mặt khác, đất đai có hạn,
đã có chủ kinh doanh không dễ di chuyển tư bản đề bình quân hóa lợi nhuận.
Điều kiện thuận lợi của đất đai có thể vốn có, cũng có thể do đầu tư mà
có, vì vậy, địa tô chênh lệch chia ra làm hai loại là địa tô chênh lệch một và
địa tô chênh lệch hai.
Điều kiện thuận lợi vốn có của đất đai như đất đai đã có sẵn độ màu
mỡ, gần đường giao thông và thị trường. Mà đất đai thuộc sở hữu địa chủ nên
phần lợi nhuận siêu ngạch do điều kiện thuận lợi vốn có của đất đai mang lại,
nhà tư bản phải trả cho địa chủ dưới hình thức địa tô chênh lệch một.
Điều kiện thuận lợi đất đai cũng có thể do nhà tư bản đầu tư như làm
tăng độ màu mỡ của đất, mở đường, tìm kiếm thị trường nên phần lợi nhuận
siêu ngạch này thuộc về nhà tư bản dưới hình thức địa tô chênh lệch hai.
Việc nhà tư bản thuê ruộng đất của địa chủ có hợp đồng về thời gian.
Trong thời gian hợp đồng, địa tô chênh lệch một là của địa chủ, địa tô chênh

lệch hai là của nhà tư bản, nhưng khi hết hợp đồng, những gì do nhà tư bản
đầu tư chưa sử dụng hết được chuyển thành điều kiện thuận lợi vốn có của đất
đai nên địa tô chênh lệch một của những hợp đồng sau sẽ cao hơn hợp đồng
trước đó. Vì vậy, địa tô chênh lệch 2 được gọi là địa tô tiềm thế.
Ví dụ:
Địa chủ F có 5 ha đất cho tư bản A thuê để chăn nuôi. Với giá thuê
100.000.000VNĐ với thời hạn 5 năm và bàn giao đúng hiện trạng như lúc nhà
tư bản đang kinh doanh. Để tiến hành chăn nuôi, tư bản A phải xây dựng
chuồng trại, quy hoạch, thiết kế tạo ra điều kiện giao thông, thị trường thuận
lợi theo nhu cầu kinh doanh chăn nuôi. Sau thời gian 5 năm, tư bản A bàn
giao đất lại cho địa chủ F, và địa chủ F tiếp tục cho tư bản C thuê tiếp 5 năm,
lúc này giá cả thuê đất không phải là 100.000.000 VNĐ nữa mà sẽ cao hơn,
mức cao hơn bao nhiêu tùy thuộc vào phần đầu tư của tư bản A còn lại chưa
sử dụng hết.
Do vậy phát sinh mâu thuẫn là địa chủ muốn rút ngắn thời gian hợp
đồng thuê đất để thu tăng địa tô chênh lệch một, còn nhà tư bản thì muốn kéo
dài thời gian hợp đồng để sử dụng hết những cái đã đầu tư. Nếu hợp đồng
không được kéo dài thì nhà tư bản sẽ không đầu tư mà sẽ sử dụng các biện


14

pháp kỹ thuật để bòn rút độ màu mỡ của đất, làm cho đất đai ngày càng khô
cằn.
Với nước ta, đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhân dân được giao quyền
sử dụng, nếu thời gian giao quyền sử dụng dài thì người nông dân sẽ yên tâm
đầu tư làm cho độ màu mỡ của đất đai ngày càng phì nhiêu, tạo ra các điều
kiện thuận lợi cho đất đai và do đó, nền nông nghiệp nước nhà ngày càng có
điều kiện phát triển và ngược lại, nếu nhà nước không giao đất lâu dài cho
nông dân thì người dân sẽ không yên tâm để đầu tư, thậm chí còn sử dụng các

biện pháp kỹ thuật để bòn rút độ màu mỡ của đất đai, làm cho đất đai ngày
càng cằn cỗi, và do đó nền nông nghiệp nước nhà ngày càng không phát triển.
Vận dụng sáng tạo lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa, Đảng ta đã đề ra
những chủ trương giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để nông dân yên tâm
đầu tư tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho đất đai, tăng năng suất, hiệu qủa
ngày càng tăng cao. Do vậy, nước ta từ một nước hàng năm phải nhập khẩu
trên dưới một triệu tấn lương thực mà đời sống vẫn khó khăn, nay ta không
những đủ lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu hàng
triệu tấn ra nước ngoài, nhiều mặt hàng nông phẩm xuất khẩu đứng nhất nhì
trên thế giới như tiêu, điều, cà phê, ca cao, cao su… là cơ sở để ổn định về
kinh tế, chính trị, xã hội đưa nước ta tiếp tục phát triển.
Đảng ta chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
là cơ sở là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ
vững chế độ chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản
úăc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước … trong
mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhân dân là
chủ thể của quá trình phát triển …”1
- Địa tô tuyệt đối
Địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được nhờ
dựa vào độc quyền tư hữu ruộng đất.
Sở dĩ phải nộp địa tô tuyệt đối cho địa chủ vì giá trị hàng hoá nông
phẩm thường cao hơn giá trị hàng hoá công nghiệp, do cấu tạo hữu cơ của
công nghiệp cao hơn cấu tạo hữu cơ của nông nghiệp. Trong công nghiệp,
1

Đảng CSVN: Văn kiện Hội Nghị BCH Trung ương VII khoá X, Nxb CTQG, Hà Nội 2008, tr.123,124


15


một người công nhân có thể vận hành được nhiều thiết bị máy móc, nhưng
trong nông nghiệp do tính chất công việc mỗi thiết bị máy móc chỉ cần một
hoặc vài công nhân nông nghiệp vận hành.
Ví dụ:
Trong công nghiệp, một công nhân vận hành 10 máy dệt, ta có cấu tạo
hữu cơ

c 10
=
= 10
v 1

Trong nông nghiệp, một công nhân nông nghiệp chỉ vận hành được một
chiếc máy cày nên cấu tạo hữu cơ c = 1 = 1
v 1
Giả sử có hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đều có K = 1000;
m’ = 100% thì giá trị của hàng hoá trong từng lĩnh vực sẽ là:
GCN = 800c + 200v + 200m = 1200
GNN = 700c + 300v + 300m = 1300
Cả hai lĩnh vực đều có lợi nhuận bình quân như nhau là 20% = 200m,
số chênh lệch giữa giá cả nông phẩm so với giá cả xã hội của hàng công
nghiệp là 1300 – 1200 = 100, được gọi là địa tô tuyệt đối.
Ngoài địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch dưới chủ nghĩa tư bản còn
có địa tô độc quyền, đây là loại địa tô mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ cao
hơn mức bình thường do thuê đất có điều kiện đặc biệt như đất nuôi trồng
lâm, thuỷ sản cao cấp, đất xây dựng, đất có khoáng sản qúy hiếm.
- Giá cả ruộng đất
Dưới chủ nghĩa tư bản, sở hữu ruộng đất thuộc về tư nhân nên đất đai
không chỉ cho thuê mà còn được bán. Người chủ ruộng đất có thể cho thuê để

nhận địa tô tư bản chủ nghĩa, hoặc bán đất gửi ngân hàng để nhận lợi tức.
Giá cả ruộng đất là giá mua địa tô do ruộng đất đem lại theo tỷ suất lợi
tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức.
Ví dụ:
Một lô đất cho thuê, địa tô hàng năm nhận được là 20.000.000đ, nếu tỷ
suất lợi tức ngân hàng là 10% thì giá cả lô đất sẽ là:
20.000.000
100 = 200.000.000đ
10

Nếu đem 200.000.000đ gửi ngân hàng với lãi suất 10%/năm thì lãi suất
mỗi năm sẽ là 20.000.000đ.
Nếu địa tô là 40.000.000đ/năm, lợi tức ngân hàng vẫn là 10% thì giá cả
lô đất sẽ là:

40.000.000
100 = 400.000.000đ
10


16

Nếu địa tô là 20.000.000đ/năm và lợi tức ngân hàng giảm chỉ còn 5%
thì giá cả ruộng đất sẽ là:
20.000.000
100 = 400.000.000đ
5

KẾT LUẬN


Nghiên cứu lý luận lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô
tư bản chủ nghĩa giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về học thuyết giá trị thặng dư
của C.Mác. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân và người lao động
không những bị giai cấp tư sản bóc lột trong lĩnh vực sản xuất, mà cả trong
lĩnh vực lưu thông hàng hóa, tín dụng và sản xuất nông nghiệp. Các nhà tư
bản đều tham gia vào quá trình bóc lột lao động làm thuê của người công
nhân và nguồn gốc duy nhất của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và
địa tô tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư do người công nhân tạo ra trong quá
trình lao động sản xuất. Điều đó cũng minh chứng cho ta thấy rằng dưới chủ
nghĩa tư bản, toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấp vô sản. Đồng
thời thông qua việc nghiên cứu làm cơ sở để ta vận dụng, quán triệt đường lối,
quan điểm của Đảng trong lĩnh vực thương nghiệp, tài chính, tín dụng, ngân
hàng, thuế nông nghiệp và chủ trương quản lý đất đai ở nước ta hiện nay. Từ
đó xây dựng niềm tin cho người học vào đường lối đổi mới của Đảng.



×