Tải bản đầy đủ (.docx) (402 trang)

Tổng hợp đề thi ôn luyện THPTQG môn Sinh moon.vn có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 402 trang )

111Equation Chapter 1 Section 1

WEBSITE LUYÊN THI SỐ 1 VIỆT NAM
MOON.VN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Tên gọi của các bậc cấu trúc NST tính từ nhỏ đến lớn là:
A. ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc => Vùng xếp cuộn =>Cromatit=>NST
B. ADN = >Sợi nhiễm sắc => Sợi cơ bản => Vùng xếp cuộn =>Cromatit=>NST
C. ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc => Cromatit =>Vùng xếp cuộn=>NST
D. ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc => Vùng xếp cuộn =>NST=>Cromatit
Câu 2. Trong chọn giống việc gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích
A. tạo ra dòng thuần về một tính trạng mong muốn nào đó.
B. tạo ra nguồn biến dị di truyền để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
C. tạo ra kiểu hình tốt, phù hợp với mục đích chọn lọc.
D. chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác.
Câu 3. Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm
100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9
cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao
phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện
cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
A. 1/16.

B. 81/256.

C. 1/81.

Câu 4. Cho các bệnh, hội chứng di truyền sau:


(1) Hội chứng Etuôt.
(2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu.

D. 16/81.


(7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của bao
nhiêu bệnh và hội chứng ở cấp độ tế bào?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5. Ở một lòai thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu
hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D
qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị
hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân
thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên
nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai
nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
A. ABD//abd x AbD//aBd.


B. AD//ad Bb x AD//ad Bb.

C. Aa Bd//bD x Aa Bd//bD.

D. ABd//abD x Abd//aBD.

Câu 6. Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân.
Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 người có nhóm
máu AB, 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB,IO trong quần thể
là?
A. IA = 0,4; IB = 0,5; IO= 0,1.

B. IA = 0,6; IB = 0,3 ; IO= 0,1.

C. IA = 0,3; IB = 0,6 ; IO= 0,1.

D. IA = 0,5; IB = 0,4 ; IO= 0,1.

Câu 7. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu.

B. Hội chứng Tơcnơ.

C. Hội chứng Đao.

D. Hội chứng Claiphentơ.

Câu 8. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là:
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp, còn quá trình giao phối tạo ra nguồn
nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên

B. quá trình đột biến làm cho một gen thành nhiều alen, còn quá trình giao phối làm thay đổi
các alen đó thành các alen khác
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số alen, còn quá trình
giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó
D. quá trình đột biến tạo ra các đột biến có hại, còn quá trình giao phối sẽ làm cho đột biến đó
trở thành có lợi
Câu 9. Lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành ba
phép lai:


- Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ, 25% nâu.
- Phép lai 2: vàng x trắng → F1: 100% vàng.
- Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng, 50% nâu, 25% vàng.
Từ kết quả trên, thứ tự các alen từ trội đến lặn là:
A. nâu → vàng → đỏ → trắng

B. đỏ → nâu → vàng → trắng

C. nâu → đỏ → vàng → trắng

D. vàng → nâu → đỏ → trắng

Câu 10. Tìm câu có nội dung sai
A. Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới có tai, đuôi, chi thường lớn hơn loài động vật tương
tự ở vùng ôn đới
B. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể
tích giảm
C. Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh thường có lông thẳng, chân ngắn, da mỏng, mỡ dày hơn
động vật tương tự ở xứ nóng
D. Đa số động vật ở Bắc cực đều có lông màu trắng, kích thước cơ thể thường lớn hơn loài

tương tự sống ở vùng nhiệt đới
Câu 11. Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.
5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục
với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số nội dung nói đúng là:
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 12. Trải qua lịch sử tiến hoá, ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên
cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:
A. thích nghi là hướng tiến hóa cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những
sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ mà vẫn tồn tại phát triển bên cạnh nhóm có tổ chức cao.


B. hiện tượng thoái bộ sinh học, nên một số loài đã giảm dần mức độ phức tạp trong cấu tạo
cơ thể. Vì vậy, cấu tạo cơ thể ngày càng đơn giản.
C. trong 3 chiều hướng tiến hoá, hướng ngày càng đa dạng và phong phú là cơ bản nhất.
D. nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những
biến động của điều kiện sống.
Câu 13. Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể

ba kép và thể một?
A. 1320

B. 132

C. 660

D. 726

Câu 14. Một cơ thể dị hợp 2 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử BD = 5%, kiểu gen của cơ
thể và tần số hoán vị Gen là

A.

BD
; f = 10%
bd

B.

Bd
; f = 20%
bD

C.

BD
; f = 20%
bd


D.

Bd
; f = 10%
bD

Câu 15. Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5.
Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì
sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaB, b.
Aab và B.

B. AaB, Aab, B và b.

C. AaBb, O.

D. AaB và b hoặc

Câu 16. Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.
(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
(5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin.
(6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin.
Có bao nhiêu trường hợp được coi là đột biến gen?
A. 4.

B. 5.


C. 2.

D. 3.

Câu 17. Bộ NST của một loài: 2n=4, kí hiệu là AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của
mẹ). Có 300 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo giao tử, trong đó có 40% tế bào sinh
tinh xẩy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo. Các tế bào còn lại
đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm cả 2 cặp NST Aa và Bb.
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của bố không mang gen trao đổi chéo của mẹ là:


A. 75

B. 105

C. 120.

D. 210

Câu 18. Khi nói về quá trình di truyền các tính trạng, có hiện tượng một số tính trạng luôn đi
cùng nhau và không xảy ra đột biến. Có các nội dung giải thích cho hiện tượng trên:
(1) các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và
xảy ra trao đổi đoạn tương ứng.
(2) các tính trạng trên do một gen quy định.
(3) các gen quy định các tính trạng trên liên kết hoàn hoàn.
(4) nhiều gen quy định 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ sung.
Số nội dung giải thích đúng là
A. 1.

B. 3.


C. 4.

D. 2.

Câu 19. Một quần thể động vật ban đầu có 20000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là
10%/năm, tỷ lệ tử vong là 7%/năm, tỷ lệ xuất cư là 1%/năm, tỷ lệ nhập cư là 2%/năm. Sau 2
năm, số cá thể trong quần thể đó dự đoán sẽ là
A. 800

B. 21632

C. 20800

D. 2249728

Câu 20. Cho các mối quan hệ sau:
(1) Phong lan bám trên cây gỗ.

(4) Chim mỏ đỏ và linh dương.

(2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu. (5) Lươn biển và cá nhỏ.
(3) Cây nắp ấm và ruồi.

(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.

Có bao nhiêu mối quan hệ được xếp vào kiểu quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. 4.

B. 3.


C. 5.

D. 2.

Câu 21. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác xảy ra tại vùng exon
của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đột biến quy định
tổng hợp. Nguyên nhân là do:
A. mã di truyền có tính phổ biến.

B. mã di truyền là mã bộ ba.

C. mã di truyền có tính thoái hóa.

D. mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu 22. Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.


(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thông tin nói về đột biến gen là
A. (1) và (4).

B. (3) và (4).

C. (1) và (2).


D. (2) và (3).

Câu 23. Ở một loài tính trạng màu lông do cặp gen Aa quy định; tính trạng chiều dài lông do
cặp gen Bb quy định, tính trạng màu mỡ do cặp gen Dd quy định. Đem các cá thể lông đen,
dài, mỡ trắng với cá thể lông nâu, ngắn, mỡ vàng, thu được F1 đồng loạt có kiểu hình lông
đen, dài, mỡ trắng.
Cho cá thể F1 dị hợp 3 cặp lai phân tích người ta thu được kết quả phân li theo tỉ lệ
17,5% lông đen,dài, mỡ trắng; 17,5% lông đen , ngắn, mỡ trắng;
17,5% lông nâu, dài, mỡ vàng; 17,5% lông nâu, ngắn, mỡ vàng;
7,5% lông đen, dài, mỡ vàng; 7,5% lông đen, ngắn, mỡ vàng;
7,5% lông nâu, dài, mỡ trắng; 7,5% lông nâu, ngắn, mỡ trắng
Kiểu gen và tần số hoán vị của cơ thể F1 là

A.

C.

AD
Bb
ad
AB
Dd
ab

và f = 30%.

và f = 30%.

B.


D.

Ad
Bb
aD
AD
Bb
ad

và f = 30%.

và f = 15%.

Câu 24. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của
một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và
III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là


A.

1
3

B.

Câu 25. Một gen có tỷ lệ

gen nhưng tỷ lệ


A+T
G+X

7
15
A+T
G+X

C.

7
18

D.

31
36

= 3/ 7. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của

= 42,99% . Đây là dạng đột biến:

A. thay thế cặp A – T bằng cặp T – A

B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G

C. thay thế cặp A –T bằng cặp G – X

D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T


Câu 26. Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt
dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a
và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được
63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Nếu vụ sau mang tất
cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ tiến hành thụ phấn tự do thì tỉ lệ kiểu hình thu được theo lí
thuyết là
A. 9 hạt dài, đỏ : 7 hạt dài, trắng.

B. 12 hạt dài, đỏ : 4 hạt dài, trắng.

C. 15 hạt dài đỏ: 1 hạt dài trắng.

D. 8 hạt dài, đỏ : 1 hạt dài, trắng.

Câu 27. Hội chứng Tơcnơ ở người có biểu hiện
A. nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính.

B. nam, thiếu 1 nhiễm sắc thể thường.

C. nữ, thừa 1 nhiễm sắc thể thường.

D. nam, thừa 1 nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 28. Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải.

B. hoạt động quang hợp.

C. hoạt động hô hấp.


D. quá trình sinh tổng hợp các chất.

Câu 29. Khi hai loài trong một quần xã trùng nhau về ổ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa chúng
có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận
lợi nhất tạo nên ổ sinh thái riêng cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái
hẹp?
A. Rừng taiga.
nhiệt đới.

B. Đồng rêu đới lạnh.

C. Sa mạc.

D. Rừng mưa

Câu 30. Cho các phát biểu sau:
1. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa khi tác động sẽ làm nghèo vốn gen của quần thể.


2. Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn
hảo.
3. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản dẫn đến một số alen nhất
định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỷ lệ của các alen khác.
4. Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần
thể theo thời gian.
5. Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ
khác có xu hướng làm giảm biến dị di truyền.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 2.


B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 31. Cho các nhân tố sau:
1. Đột biến gen
4. Di - nhập gen

2. Chọn lọc tự nhiên

3. Giao phối

5. Biến động di truyền

Trong các nhân tố trên, có bao nhiêu nhân tố có thể góp phần làm tăng nguồn biến dị cho
quần thể?
A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 32. Sự ra đời của chú cừu đôly là kết quả của:
A. công nghệ gen.
nghệ tế bào.


B. phương pháp lai hữu tính. C. kỹ thuật di truyền.

D. công

Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã?
A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.
C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
D. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thì thông thường
quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
Câu 34. Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn
tại và phát triển theo thời gian.
B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng
sinh sản tốt nhất.


C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng
sống tốt nhất.
D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn
tại nhất thời.
Câu 35. Khai thác tài nguyên một cách bền vững là
A. khai thác tài nguyên một cách tối đa cho phát triển kinh tế, xã hội nhằm nâng cao đời sống
cho con người.
B. cấm không được khai thác để bảo vệ tài nguyên.
C. bảo vệ những loài sinh vật có giá trị cao, những loài ít có giá trị cần khai thác triệt để.
D. khai thác hợp lí tài nguyên tái sinh và tái chế, tái sử dụng tài nguyên không tái sinh.
Câu 36. Khi đi từ vùng vĩ độ cao đến vùng vĩ độ thấp thì:
A. Lưới thức ăn ngày càng đơn giản và thành phần các loài ít đa dạng hơn.

B. Lưới thức ăn ngày càng đơn giản và thành phần các loài đa dạng hơn.
C. Lưới thức ăn ngày càng phức tạp và thành phần các loài ít đa dạng hơn.
D. Lưới thức ăn ngày càng phức tạp và thành phần các loài đa dạng hơn.
Câu 37. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh
vật không theo chu kì?
A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt
độ xuống dưới 8oC.
B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện
nhiều.
C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau
đó lại giảm.
D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
Câu 38. Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế
bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ
A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
B. nguồn gốc thống nhất của các loài.
C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.


Câu 39. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra
đột biến và hoán vị gen. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ
phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình?

A. 2.

B. 3.

C. 1.


D. 4.

Câu 40. Cho các công đoạn sau:
(1) Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
(2) Phối hợp hai phôi thành một thể khảm.
(3) Tách tế bào trứng của cừu cho trứng, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.
(4) Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để cho phôi phát triển.
(5) Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi theo hướng có lợi cho con người.
(6) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
Trong các công đoạn trên, có mấy công đoạn được tiến hành trong quy trình nhân bản cừu
Đôly?
A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 41. Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định
lông nâu; alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Các alen
này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho cá thể lông đen, mắt trắng giao phối với cá thể lông
nâu, mắt đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình đồng nhất. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu
được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình lông đen, mắt trắng chiếm tỉ lệ 21%. Cho biết
hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số như nhau. Có mấy nhận định sau đây phù hợp với
dữ liệu trên?
(1) P thuần chủng.
(2) F1 dị hợp tử về hai cặp gen.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu hình lông đen, mắt đỏ chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
(4) Ở F2, số cá thể có kiểu hình lông nâu, mắt trắng chiếm tỉ lệ 9%.

(5) Ở F2, các cá thể có kiểu hình lông đen, mắt đỏ có 4 kiểu gen.
A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.


DE
de

De
dE

Câu 42. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb
x ♀ AaBb
. Giả sử
trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen
Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm
phân bình thường. Cả hai bên đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, sự
kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao
nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?
A. 12.

B. 16.

C. 24.


D. 60.

Câu 43. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ
liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau.
Thành phần kiểu gen

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA
Aa
aa

0,64
0,32
0,04

0,64
0,32
0,04

0,2
0,4
0,4


0,16
0,48
0,36

Dưới dây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:
(1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
(3) Tất cả các kiểu gen đồng hợp lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy.
(4) Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.
Những kết luận đúng là:
A. (1) và (2).

B. (3) và (4).

C. (2) và (4).

D. (2) và (3).

Câu 44. Ở chuột, alen B quy định lông màu đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông
màu nâu, tuy nhiên một lôcut khác quy định sự biểu hiện của cặp gen B,b là cặp Cc trong đó
alen C quy định sự tích lũy sắc tố trong tế bào lông chuột, alen c không có khả năng này vì
vậy trong kiểu gen có cc thì đều có lông màu trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho các
phát biểu sau về sự di truyền màu lông ở chuột:
(1) Nếu chuột đen thuần chủng lai với chuột BBcc tạo ra F1, cho F1 × F1 thì ở đời F2 gồm 75%
con lông đen và 25% con lông trắng.
(2) Nếu chuột đen thuần chủng lai với chuột bbcc tạo ra F1, cho F1 × F1 thì ở đời F2 gồm
56,25% con lông đen; 18,75% con lông trắng còn lại là lông nâu.
(3) Nếu chuột nâu thuần chủng lai với chuột bbcc tạo ra F1, cho F1 × F1 thì ở đời F2 gồm
56,25% con lông nâu, 43,75% con lông trắng.



(4) Nếu chuột nâu thuần chủng lai với chuột BBcc tạo ra F1, cho F1 × F1 thì ở đời F2 gồm
56,25% con lông đen, 25% con lông trắng và 18,75% con lông nâu.
(5) Nếu chuột trắng lai với chuột trắng thì ở đời F1 và F2 đều cho toàn con lông trắng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 45. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 : 7 :
1 : 1?

A.

C.

AB ab
x ,
ab ab
AB ab
x ,
ab ab

tần số hoán vị gen bằng 40%


tần số hoán vị gen bằng 20%

B.

D.

Ab ab
x ,
aB ab
Ab ab
x ,
aB ab

tần số hoán vị gen bằng 25%

tần số hoán vị gen bằng 12,5%

Câu 46. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn Ecoli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh
Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là:
A. (1), (3).

B. (3), (4).

C. (1), (2).


D. (1), (4).

Câu 47. Trong các nguyên nhân dưới đây, số nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể
của quần thể là do
(1) thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.
(2) sự thay đổi của tập quán kiếm mồi của sinh vật.
(3) thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.
(4) sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Câu 48. Trong số các mối quan hệ dưới đây, số mối quan hệ không gây hại cho các loài tham
gia là
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) loài kiến sống trên cây kiến.
A. 2

B. 3

C. 4


D. 5

Câu 49. Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
(1) bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
(2) được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
(4) kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Số phương án đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 50. Trong những phương án dưới đây, số phương án đúng khi nói về mục đích của di
truyền học tư vấn là:
1.giải thích nguyên nhân, cơ chế và khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
2.cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
3.cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
4.xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.
A. 1

B. 2

C. 3

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: A

D. 4


Tên gọi của các bậc cấu trúc NST tính từ nhỏ đến lớn là: ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm
sắc => Vùng xếp cuộn =>Cromatit=>NST → Đáp án A đúng.

Câu 2: B
Mỗi giống có một giới hạn năng suất. Để năng suất vượt qua giới hạn do giống quy định thì
con người phải làm biến đổi VCDT thông qua phương pháp lai hoặc gây đột biến.
Việc gây đột biến nhân tạo giúp tạo ra nguồn biến dị di truyền để cung cấp nguyên liệu cho
chọn lọc.
ĐA: B

Câu 3: C
F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng → Có hiện tượng
tương tác bổ sung, F1: AaBb x AaBb
Theo giả thiết F2 màu đỏ giao phấn với nhau tạo F3 hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn
→ F2 :AaBb x AaBb
Xác suất cây hoa đỏ F2 có kiểu gen AaBb trong số các cây hoa đỏ là: 4/9.
Xác suất 2 cây có kiểu gen AaBb là: (4/9) . (4/9) = 16/81
Phép lai:AaBb x AaBb → 1/16 aabb.
Vậy tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở
F3 là: (16/81) . (1/16) = 1/81 → Đáp án C

Câu 4: B
Trong các tật và hội chứng di truyền trên thì:
(1) Hội chứng Etuôt: có 3 NST số 18

(2) Hội chứng Patau: có 3 NST số 13
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) : do virus, đây không phải là hội chứng
di truyền.
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: do đột biến gen trội.
(5) Bệnh máu khó đông: do đột biến gen lặn trên NST giới tính X (Y không alen)
(6) Bệnh ung thư máu do đột biến mất đoạn đầu mút trên NST số 21.
(7) Bệnh tâm thần phân liệt: do rối loạn chuyển hóa.


Vậy ở cấp độ tế bào có 3 bệnh 1, 2, 6 → Chọn đáp án B.

Câu 5: B
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
+ Xét tính trạng hình dạng cây, F1: 9cao : 7 thấp → F1: AaBb x AaBb
Quy ước: A-B: cao, A-bb + aaB-+aabb: thấp
+ Xét tính trạng màu sắc hoa: F1: 3 đỏ : 1 trắng → P: Dd x Dd
Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng
F1: 9:3:4 khác (9 : 7) (3 :1)
Mặt khác biến dị tổ hợp giảm → Xuất hiện hiện tượng liên kết gen.
F1 thu được 16 tổ hợp = 4.4 → mỗi bên F1 cho 4 loại giao tử.
Mặt khác F1 không xuất hiện kiểu hình cao, trắng có kiểu gen: A-B-dd → Đáp án B đúng.

Câu 6: A
Gọi p, q, r lần lượt là tần số tương đối của alen IA, IB, IO.
Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân → 145
người có nhóm máu O → số người nhóm máu O chiếm 1% nên tần số tương đối của alen IO
là: r = 0,1.
Số người có nhóm máu B chiếm tỉ lệ: 3480 : 14500 = 0,24
→ p^2 + 2.p.r = 0,24 → p = 0,4
Vì p + q + r = 1 → q = 1 - 0,4 - 0,1 = 0,5

Vậy đáp án A đúng.

Câu 7: A
câu này bệnh ung thư máu là mất đoạn => đột biến cấu trúc
còn 3 đáp án còn lại lần lượt là
B. XO => mất NST => ĐB số lượng
c. cũng là Đb số lượng
D. XXY => thêm 1 NST => ĐB số lượng
nên đáp án là A

Câu 8: A


đột biến tạo ra các alen mới trong quần thể là nguồn nguyên liệu sơ cấp cảu CLTN
giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp làm nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN
DA : A

Câu 9: B
Phép lai 1: đỏ × đỏ → nâu → alen quy định mắt đỏ trội hơn so với mắt nâu.
Phép lai 2: vàng × trắng → vàng → alen quy định mắt vàng trội hơn so với mắt trắng.
Phép lai 3: nâu × vàng → 1 trắng: 2 nâu: 1 vàng → alen quy định mắt nâu, vàng trội hơn so
với alen quy định mắt trắng, nâu trội hơn so với vàng.
Thứ tự là: đỏ > nâu > vàng > trắng.
→ Đáp án B

Câu 10: C

Câu 11: D
ADN - vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, được di truyền từ thế hệ tế bào mẹ sang thế hệ tế
bào con thông qua cơ chế nhân đôi.

1. Đúng. Nhân đôi ADN diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào(pha S).
2. Đúng. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, A - T. G - X, theo nguyên tắc bản bảo tồn ( ADN
con sẽ có 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch được tổng hợp mới từ môi trường).
3. Đúng. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn tổng hợp mạch mới.
4. Đúng. Vì enzyme hoạt động theo chiều 5' - 3' nên mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều
5' - 3'.
5. Sai. Một phân tử ADN tự nhân đôi, sẽ có 1 mạch tổng hợp liên tục và một mạch tổng hợp
gián đoạn, ADN pol hoạt động theo chiều 5' - 3' nên mạch 3' - 5' sẽ tổng hợp liên tục còn
mạch 5' - 3' sẽ tổng hợp gián đoạn thành từng đoạn ngắn Okazaki sau đó được nối lại bởi
ligaza.


6. Đúng. Sau một lần nhân đôi, 1 phân tử ADN mẹ sẽ tạo thành 2 phân tử ADN con có cấu
trúc giống hệt mẹ.
Các câu có nội dung đúng là (1), (2), (3), (4), (6).
Số nội dung đúng là 5.
Đáp án D.

Câu 12: A
tiến hóa theo hướng thích nghi và phù hợp với cấu tạo cũng như chức năng của từng loài vì
vậy bậc thấp hay bậc cao cứ phù hợp cấu tạo và chức năng giúp chúng tồn tại thì sẽ k bị đào
thải
DA : A

Câu 13: C
Thể 3 kép 12C2=66
vì có 2 cặp tạo thể 3 kép rồi nên số thể 1 là 1C10=10
vậy số tb đồng thời tạo thể 3 kép và thể 1 là : 66*10=660
ĐÁ C


Câu 14: D
bd=BD=5%
5%<25% vậy đây là giao tử hoán vị
suy ra P dị chéo Bd/bD f=5%*2=10%
DA :D

Câu 15: D


Aa không phân li trong giảm phân I => Aa và O
Bb giảm phân bình thường => B và b
=> các loại tinh trùng có thể được tạo ra từ 1 tế bào sinh tinh trên là :
AaB và b hoặc Aab và B
=> chọn D

Câu 16: C
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
=> Tất cả những đột biến không gây nên sự thay đổi trong cấu trúc của gen thì không được
coi là đb gen.
=> Vậy ta thấy chỉ có 91) và (2) là biến đổi trong cấu trúc của gen.
=> chọn C.

Câu 17: B
0.4*300*1/4*1/2*4+0.6*300*1/4*1/4*4=105
trao đổi chéo 1 điểm ở 1 cặp tao ta 1/4 giao tử chứa hoàn toàn NST của bố AB k mang NST
của mẹ . TDC 1 điểm ở 2 cặp tao ra 1/4*1/4
không trao đổi chéo chỉ tao ra 1/2 giao tử chứa hoàn toàn NST của bố AB
1 tế bào sinh tinh tao ra 4 tinh trùng nên phải nhân 4
DA: B


Câu 18: D
Hiện tượng một số tính trạng luôn đi cùng nhau và không xảy ra đột biến có thể do hiện
tượng các gen liên kết hoàn toàn hoặc gen đa hiệu. Trong các trường hợp trên, chỉ có trường
hợp 2 và 3 đúng.
Trường hợp 1 sai vì các gen quy định các tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc
thể tương đồng và xảy ra trao đổi đoạn tương ứng có thể làm xuất hiện biến dị tổ hợp → các
tính trạng không đi cùng nhau.
Trường hợp 4 sai vì nhiều gen quy định 1 tính trạng theo kiểu tương tác bổ sung cũng có thể
làm xuất hiện biến dị tổ hợp → các tính trạng không đi cùng nhau.
Vậy chọn đáp án D.


Câu 19: B
Un=A.(1+r)^n
Un là dân số sau n năm, A là dân ban đầu, r là tỉ lệ tăng
áp dụng cho bài này U2=20000.(1+0.04)^2=21632

Câu 20: D
hợp tác là mối quan hệ hộ trợ giữa 2 hay nhiều loài trong đó các loài tham gia hợp tác đều có
lợi nhưng nó không phải là quan hệ chặt chẽ như cộng sinh và không phải nhất thiết phải có
giữa các loài.
DA: D

Câu 21: C
mã di truyền có tính thoái hóa tức là nhiều bộ ba cùng quy định một loại axit amin,do đó nếu
đột biến tạo ra bộ ba khác cùng quy định axit amin giống bộ ba trước thì trình tự axit amin
không thay đổi
=> chọn C

Câu 22: A

Đột biến gen là biến đổi xảy ra trong ADN ( phân tử) và có thể xảy ra theo 2 chiều(tính thuận
nghịch) , từ 1 gen ban đầu có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
=> (1) và (4) đúng
=> chọn A

Câu 23: A
Ta thấy tính trạng màu lông và độ dài phân li độc lập với nhau vì tỷ lệ phân li chung bằng
tích của tỷ lệ phân li riêng.
TÍnh trạng màu lông và màu mỡ tỷ lệ phân li chung không bằng tỷ lệ phân li riêng nên hai
tính trạng này không phân li độc lập
Mà lại chia làm hai loại chiếm tỷ lệ lớn và hai loại chiếm tỷ lệ nhỏ chứng tỏ có hoán vị gen.
Tần số hoán vị: f = 7,5% x 4 = 30%.
Lông đen, mỡ trắng chiếm tỷ lệ lớn, nên A và D phải nằm cùng trên một NST.
ĐA: A


Câu 24: B
Ta thấy I.5 và I.6 bình thường trong khi II.13 bị bệnh nên ta rút ra kết luận: Bệnh do gen lặn
nằm trên NST thường quy định
Quy ước: A – Bình thường, a – Bị bệnh.
Vì III.14 bị bệnh nên III.15 có thể có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa.
Vậy khi người số III.15 tạo giao tử thì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là 2/3A : 1/3a.
Người số II.11 có kiểu gen Aa; người số II.12 có thể có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa.
Do đó: Người số III.16 có thể có kiểu gen: 2/5AA : 3/5Aa.
Vậy khi người số III.16 tạo giao tử tì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là: 7/10A : 3/10a.
Vậy khả năng sinh ra cơ thể không mang gen gây bệnh (AA) là: 2/3 × 7/10= 7/15
ĐA: B

Câu 25: D
Sau đột biến tỉ lệ (A+T)/(G+X) tăng => (A+T) tăng và (G+X) giảm

=> đột biến điểm dạng thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
=> chọn D

Câu 26: D
Tách riêng từng tính trạng ta thấy:
Hạt dài=0,16 => aa=0,16 => a=0,4 ; A=0,6
=> CTDT: 0,36AA : 0,48Aa :0,16aa
=> hạt dài (aa) giao phấn với nhau
=> đời sau cho 100% hạt dài.
Hạt trắng (bb) 0,25 => b=0,5
=> CTDT: 0,25BB:0,5Bb:0,25bb
=> hạt đỏ có 0,25/0,75=1/3BB ; 2/3Bb
=> giao phấn tự do cho 8/9B-:1/9bb
=> tỉ lệ chung ở đời con là 8/9dài-đỏ:1/9dài-trắng
=> chọn D

Câu 27: A


Ở người bị hội chứng Tocno bộ NST có dạng OX, do đó bệnh này chỉ biểu hiện ở nữ và thiếu
1 nhiễm sắc thể giới tính.
Vậy chọn đáp án A.

Câu 28: C
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt,
vận động cơ thể... chiếm khoảng 70%); phần năng lượng vị mất qua chất thải (phân động vật,
chất bài tiết) và các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, rụng lông, lột xác ở động vật...) là khoảng
10%, năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%.
Vậy chọn đáp án C


Câu 29: D
Khi hai loài trong một quần xã trùng nhau về ổ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa chúng có thể
dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất
tạo nên ổ sinh thái riêng cho loài đó. Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới sẽ có ổ sinh thái hẹp
nhất, do số lượng loài trong khu sinh học này nhiều nhất → nhiều loài sẽ có chung nhu cầu
sống → phân li thành nhiều ổ sinh thái.
Vậy chọn đáp án D.

Câu 30: D

Câu 31: C
Trong số các nhân tố trên:
Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới trong quần thể → làm tăng nguồn biến dị cho quần
thể.
Chọn lọc tự nhiên gồm 2 mặt song song, đào thải những biến dị có hại, giữ lại những biến dị
có lợi → làm giảm nguồn biến dị trong quần thể.
Quá trình giao phối ngẫu nhiên có thể giúp tạo ra các biến dị tổ hợp → tăng nguồn biến dị
cho quần thể


Di nhập gen có thể mang thêm alen mới vào quần thể → tăng nguồn biến dị cho quần thể
Biến động di truyền: Tần số tương đối của các alen trong quần thể có thể thay đổi do sự thay
đổi đột ngột của điều kiện môi trường → làm giảm nguồn biến dị trong quần thể.
Vậy có 3 nhân tố có thể làm tăng nguồn biến dị cho quần thể
→ chọn đáp án C.

Câu 32: D
Sự ra đời của cừu Doly là kết quả của phương pháp nhân bản vô tính thuộc công nghệ tế bào.
Phương pháp này được Winmut, nhà khoa học người Scotlen phát hiện. Phương pháp này
được tóm tắt như sau:

Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể (cừu cho trứng), sau đó loại bỏ nhân tế bào của trứng.
Tiếp đến lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào tuyến vú của con cừu khác (cừu cho nhân tế bào) và
đưa nhân tế bào này vào tế bào trứng đã bị loại nhân. Sau đó nuôi trứng đã được cấy nhân
trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi rồi cấy phôi vào trong tử cung của con cừu khác
để cho phôi phát triển và sinh nở bình thường. Cừu con sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu
hình của cừu cho nhân tế bào.
Vậy chọn đáp án D.

Câu 33: B
B không đúng vì Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì sinh vật phân giải
chứ không phải thực vật có sinh khối lớn nhất → Đáp án B đúng.

Câu 34: A
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó
sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Trong giới hạn sinh thái có
+ Giới hạn dưới: dưới điểm đó sinh vật sẽ chết.
+ Giới hạn trên: trên điểm đó sinh vật sẽ chết.
+ Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện
các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát
triển thuận lợi nhất.


+ Khoảng chống chịu: Khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
- khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sức sống của sinh vật giảm dần dến giới hạn.
→ Đáp án A

Câu 35: D
Khai thác tài nguyên một cách bền vững là hình thức khai thác vừa thỏa mãn các nhu cầu
hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế

hệ sau.
→ khai thác hợp lí tài nguyên tái sinh và tái chế, tái sử dụng tài nguyên không tái sinh.
A sai vì khi khai thác tối đa cho phát triển kinh tế, xã hội → nguồn tài nguyên cạn kiệt →
không đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ sau.
B sai vì vẫn được khai thác tài nguyên ở mức độ vừa phải.
C sai vì tất cả các tài nguyên, kể cả những sinh vật ít có giá trị cũng phải khai thác ở mức độ
hợp lý để đảm bảo cân bằng sinh học.
Vậy chọn đáp án D

Câu 36: D
Khi đi từ vùng vĩ độ cao đến vùng vĩ độ thấp tức là đi từ vùng cực đến xích đạo thì điều kiện
khí hậu càng ngày càng thuận lợi, mưa nhiều, độ ẩm thích hợp → thành phần loài và số lượng
loài nhiều hơn → lưới thức ăn phức tạp hơn.
Vậy chọn đáp án D.

Câu 37: A
A không phải dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì vì
những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC chỉ là trưởng hợp đặc biệt, không
phải theo 1 chu kì nhất định.
B, D là dạng biến động số lượng theo chu kì mùa.


C là dạng biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.
Vậy chọn đáp án A.

Câu 38: B

Câu 39: B
Xét phép lai 1: AaBb x aabb → KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb → KH: 1Trội -Trội : 1
Trội - Lặn : 1 Lặn - trội : 1 Lặn - Lặn → thỏa mãn

Xét phép lai 2: AB/ab x AB/ab → KG: 1AB/AB : 2AB/ab : 1ab/ab → KH: 3 trội- Trội : 1 lặn
- lặn → không thỏa mãn.
Xét phép lai 3: Aabb x aaBb → KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb → KH: 1Trội -Trội : 1
Trội - Lặn : 1 Lặn - trội : 1 Lặn - Lặn → thỏa mãn
Xét phép lai 4: AB/ab x ab/ab → KG: 1AB/ab : 1ab/ab, KH: 1Trội -Trội : 1 Lặn - Lặn →
thỏa mãn
Xét phép lai 5: AB/aB x Ab/aB → KG: 1AB/Ab : 1AB/aB : 1Ab/aB : 1aB/aB, KH: 3 Trội
-Trội : 1 Lặn - Trội → không thỏa mãn
Xét phép lai 6: Aabb x Aabb → KG: 1AAbb : 2Aabb : 1aabb, KH: 3 Trội lặn : 1 Lặn - lặn.
Vậy chỉ có đáp án B đúng

Câu 40: B
Công nghệ tạo cừu Dolly bao gồm các bước sau:
- Tách tế bào tuyến vú cừu và nuôi trong phòng thí nghiệm.
- Tách tế bào trứng của cừu, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.
- Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
- Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phân cắt thành phôi.


- Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai. Sau thời gian mang thai giống
trong tự nhiên, cừu mẹ này đã đẻ ra cừu con (cừu Dolly) giống y hệt cừu cho nhân tế bào.
Trong các công đoạn đề bài cho có các công đoạn 3, 6, 1, 4 được tiến hành trong quy trình
nhân bản cừu Đôly.
Vậy chọn đáp án B

Câu 41: B
Theo giả thiết: lông đen, mắt trắng (Trội - Lặn) chiếm tỉ lệ 21% nên tỉ lệ kiểu hình lông nâu,
mắt trắng (aabb) = 4% = 20%ab.20%ab → nhận định 4 sai
ab = 20% < 25% đây là giao tử sinh ra do hoán vị → F1 có kiểu gen: Ab/aB, P thuần chủng:
Ab/Ab x aB/aB → nhận định 1, 2 đúng.

Theo hệ thức Đêcacto: Ở F2 kiểu hình lông đen, mắt đỏ (Trội - Trội) = 50% + Lặn - Lặn =
54% → chiếm tỉ lệ nhiều nhất → nhận định 3 đúng
F2 kiểu hình lông đen, mắt đỏ có thể có 5 kiểu gen: AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab, Ab/aB
→ nhận định 5 sai.
Vậy có 3 nhận định đúng

Câu 42: D
Vì ở 1 số tế bào sinh tinh có cặp Bb không phân li sẽ cho loại giao tử thừa NST: Bb
- Áp dụng CT: PL nhiều cặp = tích phân li từng cặp
P: ♂ AaBb x ♀ AaBb → F1: (AA + Aa + aa) (giao tử thừa Bb ở ♂ x giao tử ♀ (B + b) =
3.1.2 = 6
P: ♂ DE/de x ♀ De/dE, hoán vị 2 bên → F1: 10 kiểu gen → Số loại hợp tử thừa NST = 6.10
= 60


×