Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại ở việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.39 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƯƠNG LINH

THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trung Tín

Phản biện 1: TS. Đặng Vũ Huân
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 09 giờ 00 ngày 10 tháng 5
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
Việt Nam



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ

như hiện nay, các hoạt động thương mại diễn ra rất đa dạng về hình
thức và nhanh chóng về tốc độ. Sự đa dạng đó cũng dẫn tới những tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại ngày một nhiều và phức tạp.
Vì vậy đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết tranh chấp nhanh
chóng nhưng hiệu quả. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng
tài chính là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm
như nhanh gọn, không công khai, hiệu quả nên ngày càng trở nên phổ
biến.
Để một tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng
trọng tài, điều kiện đầu tiên cần có là phải có thỏa thuận trọng tài.Nếu
không có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp thương mại không thể được
giải quyết bằng trọng tài. Trong quy định về thỏa thuận trọng tài còn
nhiều điểm chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Trọng tài Thương
mại 2010, gây khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật đối với
những tổ chức, cơ quan trực tiếp áp dụng đó là các tổ chức Trọng tài
Thương mại, Tòa án và đặc biệt là các doanh nghiệp có tranh chấp yêu
cầu trọng tài giải quyết.Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá
đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài cũng như chưa có được
kiến thức đầy đủ về thỏa thuận trọng tài nên việc soạn thảo thỏa thuận
trọng tài còn một số hạn chế dẫn tới thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Thỏa
thuận trọng tài vô hiệukhiến cho thẩm quyền giải quyết tranh chấp
không còn thuộc thẩm quyền của trọng tài, khiến việc giải quyết tranh
chấp bị kéo dài hơn và trong nhiều trường hợp dẫn tới những thiệt hại
về kinh tế cho các bên tranh chấp.


1


Vì vậy việc nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực
trạng áp dụng pháp luật trọng tài thương mại thông qua một số vụ việc
liên quan đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu, từ đó đưa ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trọng tài thương mại về
thỏa thuận trọng tài vô hiệu là rất cần thiết. Từ những lý do trên tôi đã
chọn đề tài “Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài
thương mại ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề thỏa thuận trọng tài và hiệu lực của thỏa thuận trọng

tài đã được khá nhiều tác giả phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Có
nhiều công trình nghiên cứu khá công phu, có tính hệ thống những vấn
đề pháp lý về trọng tài, trong từng nội dung cụ thể, cùng với việc phân
tích các quy phạm pháp luật của Việt Nam (Pháp lệnh trọng tài thương
mại 2003 và Luật trọng tài thương mại 2010), so sánh với những quy
định tương ứng trong các công ước quốc tế, luật mẫu về trọng tài, pháp
luật ở các quốc gia khác, các tác giả cũng đã minh họa, bình luận các vụ
việc thực tiễn liên quan đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu.Bên cạnh đó,
cũng đã có nhiều khóa luận cử nhân và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài như:
-Khóa luận cử nhân Luật: “Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của
thỏa thuận trọng tài” của tác giả Nguyễn Thị Ly Na năm 2010.
- Luận văn Thạc sĩ Luật: “Pháp luật Việt Nam về thỏa thuận
trọng tài thươngmại” của tác giả Tống Thị Lan Hương năm 2011.

- Luận văn Thạc sĩ Luật: “Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở
Việt Nam” của tác giả Đặng Thu Hằng năm 2014.
Những nghiên cứu của các tác giả kể trên nói chung và những
đề tài khóa luận, luận văn tốt nghiệp nói riêng chủ yếu nghiên cứu
chung các phương diện về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
2


mại, và những điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Vấn đề thỏa
thuận trọng tài vô hiệu chỉ được đề cập ở mức độ hết sức khái quát,
chiếm một phần nhỏ trong những công trình nghiên cứu nói trên.
Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thỏa
thuận trọng tài vô hiệu mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.Những
giải pháp của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho
việc hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về thỏa thuậntrọng tài vô hiệu ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận
về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích trên, tác giả đặt ra việc giải
quyết các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích những vấn đề lý luận về thỏa thuận trọng tài vô
hiệu
+ Đánh giá thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô
hiệu và thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại
Việt Nam
+ Xây dựng các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về thỏa thuận trọng tài vô hiệu và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quan hệ liên quan thỏa thuận
trọng tài
- Phạm vi nghiên cứu: Các quan hệ liên quan đến thỏa thuận

trọng tài vô hiệu ở Việt Nam hiện nay
3


5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận chung đó,
tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp
thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt

khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau:
-

Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của


việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thỏa thuận trọng tài
vô hiệu ở Việt Nam;
-

Thứ hai: Luận văn phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về

thỏa thuận trọng tài vô hiệu thông qua một số ví dụ cụ thể;
-

Thứ ba: Đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống

pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng
tài vô hiệu ở Việt Nam.
7.

Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu

và thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Việt
Nam
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam

4


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA THUẬN
TRỌNG TÀI VÔ HIỆU
1.1. Khái quát về thỏa thuận trọng tài
1.1.1. Khái niệm thỏa thuận trọng tài
- Định nghĩa thỏa thuận trọng tài
- Bản chất của thỏa thuận trọng tài
- Nội dung của thỏa thuận trọng tài
- Hình thức của thỏa thuận trọng tài
1.1.2. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là điều kiện đầu tiên và quan trọng của tố
tụng trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài được xác lập trên cơ sở ý chí tự nguyện
và bình đẳng của các bên, bởi vậy nó có vai trò ràng buộc các bên phải
tiến hành giải quyết tranh chấp tại trọng tài đúng như thỏa thuận đã
được xác lập.
Thỏa thuận trọng tài là bằng chứng cho thấy các bên lựa chọn
trọng tài chứ không phải tòa án để giải quyết tranh chấp.Thông qua thảo
thuận trọng tài, các bên gián tiếp khước từ thẩm quyền xét xử của tòa
án. Tòa án phải từ chối thụ lý khi thỏa thuận trọng tài giữa hai bên có
hiệu lực. Tuy nhiên thỏa thuận trọng tài không loại trừ sự hỗ trợ của
Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp có khiếu nại
liên quan đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu, yêu cầu áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời và khi có căn cứ pháp luật để đề nghị Tòa án
hủy quyết định trọng tài.
Như vậy, yếu tố cơ bản nhất trong phương thức trọng tài là
yếu tố thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có vai trò quyết định trong việc
sử dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh
5



doanh.Không có thỏa thuận trọng tài sẽ không có giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài.Tuy nhiên để thỏa thuận trọng tài thực sự có ý nghĩa thì
nó phải có hiệu lực.
1.1.3. Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của trọng tài.Chính vì vậy, giá trị pháp lý của thỏa
thuận trọng tài là vô cùng quan trọng.
Điều kiện hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng có thể được
xem xét dưới 3 điều kiện:
- Điều kiện về chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài
- Điều kiện về hình thức của thỏa thuận trọng tài
- Điều kiện về nội dung của thỏa thuận trọng tài
1.1.4. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài
Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài thể hiện ở những điểm
sau:
- Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp
đồng không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Nói
cách khác, hợp đồng có thể bị vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ
nhưng trong hai trường hợp này cũng không tự động kéo theo sự vô
hiệu của điều khoản trọng tài.
Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài và luật điều chỉnh
nội dung hợp đồng trong các hợp đồng thương mại quốc tế là khác
nhau. Chính vì tính độc lập nên luật điều chỉnh nội dung hợp đồng và
luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài không cần thiết phải giống nhau.
Nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” cũng cho thấy tính
độc lập của thỏa thuận trọng tài. Theo nguyên tắc này thì Hội đồng
trọng tài có thẩm quyền xem xét thẩm quyền của chính mình.

6



Như vậy dù thỏa thuận trọng tài là một văn bản riêng biệt hay
một điều khoản trong hợp đồng thì thỏa thuận trọng tài cũng tồn tại độc
lập với hợp đồng, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc
hiệu lực hợp đồng.
Tuy nhiên tính độc lập về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài với
hợp đồng chính cũng không phải là tuyệt đối mà là tương đối. Nếu
nguyên nhân dẫn đến hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài vô hiệu
trùng nhau, ví dụ như chủ thể ký kết không đủ thầm quyền theo quy
định của pháp luật, thì khi hợp đồng chính vô hiệu, thỏa thuận trọng tài
với tư cách là một điều khoản trong hợp đồng chính cũng vô hiệu.
1.2 Khái quát về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
1.2.1. Định nghĩa thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Các văn bản pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu tuy nhiên có thể hiểu bản chất của thỏa thuận
trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài rơi vào tình trạng mất hiệu lực
ngay từ ban đầu.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu khác với thỏa thuận trọng tài
không còn hiệu lực và thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Nếu thỏa thuận trọng tài không còn hiệu lực tức là ban đầu thỏa thuận
trọng tài đã từng có hiệu lực nhưng hiệu lực đó đã không còn; thỏa
thuận trọng tài không thể thực hiện được là thỏa thuận trọng tài không
thể tiến hành được do các cản trở về vật lý hoặc pháp lý thì thỏa thuận
trọng tài vô hiệu tức là ngay từ ban đầu đã mất hiệu lực.
1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong
các văn bản pháp luật về trọng tài thương mại
Việc quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu có ý nghĩa quan
trọng với cả các bên tranh chấp khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài và
đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho Hội đồng trọng tài xác định thẩm quyền
7



của mình cũng như Tòa án khi cần đánh giá tính hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài. Đối với các bên khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài, quy định
về thỏa thuận trọng tài vô hiệu giúp các bên tránh được các lỗi khiến
thỏa thuận trọng tài vô hiệu dẫn tới tranh chấp không giải quyết được
bằng phương thức trọng tài. Quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu là
căn cứ để Hội đồng trọng tài xác định xem mình có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp không. Bên cạnh đó, khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu
thì tòa án hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Nếu trọng
tài đã giải quyết thì quyết định trọng tài đó sẽ bị tòa án hủy theo quy
định của pháp luật.
1.2.3. Những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu dẫn đến thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của trọng tài bị loại bỏ. Công ước New York 1958 và Luật
mẫu UNCITRAL đều không có quy định cụ thể nào về định nghĩa cũng
như các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, vì vậy có thể dựa vào
các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài để suy ra các trường
hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
- Chủ thể của thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền,
không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Hình thức của thỏa thuận trọng tài không đáp ứng yêu cầu
của luật điều chỉnh
- Nội dung của của thỏa thuận trọng tài không đáp ứng yêu
cầu của luật điều chỉnh
1.2.4. Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Hậu quả của thỏa thuận trọng tài vô hiệu là tranh chấp không
thể giải quyết bằng trọng tài.Nhưng tùy vào từng thời điểm phát hiện

8



thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong cả quá trình tố tụng mà sẽ dẫn tới
những hậu quả pháp lý khác nhau.
-

Khi xem xét thụ lý đơn kiện

-

Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp

-

Khi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết

1.2.5. Pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu trên thế giới
1.2.5.1. Quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo Công ước New
York 1958
1.2.5.2. Quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo Luật mẫu
UNCITRAL
Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận văn đã nêu được những vấn đề lý luận về
thỏa thuận trọng tài nói chung và thỏa thuận trọng tài vô hiệu nói riêng.
Trong phần lý luận về thỏa thuận trọng tài, Luận văn đã nêu lên khái
niệm về thỏa thuận trọng tài, bao gồm: định nghĩa thỏa thuận trọng tài,
bản chất thỏa thuận trọng tài, nội dung thỏa thuận trọng tài và hình thức
thỏa thuận trọng tài; ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài; hiệu lực và tính
độc lập của thỏa thuận trọng tài. Tiếp nối những vấn đề lý luận chung
về thỏa thuận trọng tài, Luận văn tìm hiểu những vấn đề lý luận về một

khía cạnh sâu hơn của thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận trọng tài vô
hiệu. Để làm rõ vấn đề này, Luận văn tiếp cận qua các vấn đề: định
nghĩa thỏa thuận trọng tài vô hiệu, những trường hợp thỏa thuận trọng
tài vô hiệu và hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Bên
cạnh đó, luận văn nghiên cứu pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
trên thế giới. Có hai văn bản quy định về trọng tài thương mại phổ biến
nhất trên thế giới là Công ước New York 1958 và Luật Mẫu
9


UNCITRAL, trong đó tuy không trực tiếp đề cập đến vấn đề thỏa thuận
trọng tài vô hiệu nhưng dựa vào những quy định về hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài và các điều kiện để thỏa thuận trọng tài được công nhận có
thể tổng hợp được những quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu và
những trường hợp dẫn tới thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Những vấn đề lý
luận được đề cập đến trong chương 1 là cơ sở, tiền đề để Luận văn tiếp
tục nghiên cứu về thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu và
thực tiễn áp dụng pháp luật về thảo thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam
trong chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
VÔ HIỆU VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA
THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam
Điều 18 của Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu bao gồm những trường hợp sau:
Thứ nhất, “tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không
thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này”
Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với:

-

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

-

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên

có hoạt động thương mại
-

Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được

giải quyết bằng Trọng tài.

10


Thứ hai, “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật”.
Người không có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài được hiểu
là người không có quyền theo luật định để ký kết thỏa thuận trọng tài, ví
dụ như người không được ủy quyền hợp pháp, người được ủy quyền
vượt quá phạm vi ủy quyền…
Thứ ba, “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực
hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự”
Người không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật
dân sự 2015 là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thứ tư, “Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với
quy định tại Điều 16 của Luật này”.
Thứ năm, “Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong
quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả
thuận trọng tài đó là vô hiệu.
Thứ sáu, “Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại
Việt Nam
2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
thông qua một số vụ việc cụ thể
Từ sau khi Luật Trọng tài thương mại 2010 có hiệu lực, số
lượng các vụ việc liên quan đến Trọng tài thương mại đưa ra tòa giải quyết
chủ yếu là đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định
của trọng tài nước ngoài. Số vụ khiếu nại yêu cầu hủy quyết định trọng tài
do thỏa thuận trọng tài vô hiệu tuy có nhưng cũng rất hiếm. Ngoài ra những
thỏa thuận trọng tài vô hiệu được phát hiện từ khi chưa đưa ra Hội đồng
11


trọng tài hoặc do Hội đồng trọng tài phát hiện và dừng thụ lý thường chỉ
được lưu hành trong phạm vi các bên chứ không công khai. Vì vậy việc tìm
những vụ việc điển hình về thỏa thuận trọng tài vô hiệu còn gặp phải nhiều
khó khăn. Dưới đây là một trong rất ít những vụ việc về thỏa thuận trọng
tài vô hiệu diễn ra trong giai đoạn sau khi Luật Trọng tài thương mại 2010
có hiệu lực.
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 08/12/2009, Công ty TNHH Thiên Tạo (gọi tắt là Thiên
Tạo) và Công ty TNHH Quốc tế Rals Việt Nam (gọi tắt là Rals) ký kết
Hợp đồng số 0812/HĐKT-TT theo đó Thiên Tạo chịu trách nhiệm thiết
kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, hệ thống tái sử dụng nước và hệ

thống xử lý khói cho Rals tại nhà máy chế biến hạt điều Tấn Thành tỉnh
Tây Ninh. Theo Điều 4 của Hợp đồng quy định: “Mọi sự khiếu nại và
tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng (nếu có) phải được
thông báo chính thức bằng văn bản mới có giá trị thực hiện. Trên cơ sở
này, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần hợp tác lâu
dài và cùng có lợi. Nếu hai bên không thống nhất được, thì nhờ Trung
tâm Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam giải quyết tranh chấp.”
Ngày 22/5/2011 Thiên Tạo đã khởi kiện Rals ra VIAC yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng và ngày 30/12/2011
VIAC đã thụ lý vụ kiện. Ngày 6/7/2012 Rals nhận được Quyết định đề
ngày 04/7/2012 của Hội đồng trọng tài thuộc VIAC về thẩm quyền giải
quyết vụ kiện, theo đó xác định VIAC có thẩm quyền giải quyết vụ kiện
này.

12


Ngày 10/7/2012 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận
được đơn khiếu nại của Rals là Bị đơn khiếu nại đối với Quyết định của
Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên
cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (gọi tắt là VIAC) về
thẩm quyền giải quyết vụ kiện số 25/11 HCM giữa Thiên Tạo và Rals;
Kết quả:
Tòa không chấp nhận khiếu nại của Công ty TNHH Quốc tế
Rals Việt Nam đối với Quyết định của Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC
về thẩm quyền giải quyết vụ kiện số 25/11 HCM giữa Công ty TNHH
Thiên Tạo và Công ty TNHH Quốc tế Rals Việt Nam. Thỏa thuận trọng
tài trong tại Điều 4 Hợp đồng 0812/HĐKT- TT không bị vô hiệu theo
Pháp luật hiện hành. Trung tâm Trọng tài VIAC có thẩm quyền giải

quyết vụ kiện số 25/11 HCM giữa Công ty TNHH Thiên Tạo và Công
ty TNHH Quốc tế Rals Việt Nam.
Bình luận:
Cách giải quyết của Tòa trong vụ khiếu nại của công ty TNHH
Quốc tế Rals Việt Nam hoàn toàn hợp lý bởi theo quy định tại luật hiện
hành (Luật Trọng tài thương mại 2010) không có trường hợp thỏa thuận
trọng tài vô hiệu do thỏa thuận trọng tài không chỉ rõ tổ chức trọng tài
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại nói chung và áp dụng pháp
luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu nói riêng
2.2.2.1. Thuận lợi
- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc ngày càng
nhiều với phương thức giải quyết bằng trọng tài, qua đó các doanh
13


nghiệp có cơ hội nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm trong giải quyết
tranh chấp bằng phương thức này để hạn chế tình trạng thỏa thuận trọng
tài vô hiệu
- Nhà nước đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho trọng tài
thương mại Việt Nam phát triển thông qua việc mở rộng thẩm quyền
giải quyết của trọng tài đối với các tranh chấp đồng thời thực hiện nhiều
chính sách hỗ trợ các trung tâm trọng tài hoạt động
- Hành lang pháp lý về thỏa thuận trọng tài thương mại nói
chung và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thương mại nói riêng đang
dần hoàn thiện và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, hạn chế rủi ro về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
- Các Trung tâm Trọng tài này ngày càng được mở rộng hơn về

số lượng và chất lượng trọng tài viên
- Nguồn thông tin về những quy định, những văn bản luật cũng
như những vụ việc, bản án liên quan đến trọng tài thương mại, những
tập quán trong xét xử và giải quyết tranh chấp của các nước rất phong
phú, là một nguồn tham khảo có giá trị cho các doanh nghiệp
2.2.2.2 Khó khăn
- Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn thường có thói quen lựa chọn tòa án bởi đây vẫn
là một phương thức quen thuộc hơn trọng tài.
- Các doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm để phát hiện ra thỏa
thuận trọng tài có vô hiệu hay không và khi tranh chấp xảy ra, nếu phát
hiện ra thỏa thuận trọng tài vô hiệu, các doanh nghiệp cũng chưa đủ
nhanh nhạy để triển khai những biện pháp giảm thiểu thiệt hại một cách
kịp thời.

14


- Các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết thỏa thuận trọng tài
chưa thực sự chú tâm đến vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
- Luật Trọng tài thương mại 2010 vẫn còn những hạn chế, bất
hợp lý trong quy định về thỏa thuận trọng tài khiếm khuyết nói chung
và thỏa thuận trọng tài vô hiệu nói riêng.
- Trình độ giải quyết tranh chấp của các trọng tài viên không
đồng đều.
2.3. Thực trạng thỏa thuận trọng tài vô hiệu trên thế giới thông qua
một số vụ việc
Kết luận chương 2
Từ những vấn đề lý luận được đề cập đến trong chương 1, Luận
văn áp dụng để nghiên cứu thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài

vô hiệu và thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
tại Việt Nam trong chương 2.
Khi nghiên cứu về thực trạng thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại
Việt Nam, Luận văn chủ yếu nghiên cứu về các quy định trong văn bản
hiện hành về trọng tài thương mại là Luật Trọng tài thương mại 2010,
bên cạnh đó cũng đó dẫn chiếu, đối chiếu sang các văn bản liên quan
như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán… Sau khi tìm hiểu về các quy định
trong văn bản luật hiện hành của Việt Nam, Luận văn nghiên cứu thực
tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam
thông qua một số vụ việc cụ thể và đưa ra bình luận trong mỗi vụ việc.
Từ những thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại
Việt Nam, Luận văn rút ra những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nói chung
15


và áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu nói riêng. Bên cạnh
đó, Luận văn tìm hiểu thực trạng thỏa thuận trọng tài vô hiệu trên thế
giới thông qua một số vụ việc điển hình đã được ghi nhận trong các tài
liệu tham khảo uy tín và đưa ra những bình luận về phán quyết trọng tài
hoặc bản án của tòa án trong từng vụ việc. Từ những kết quả nghiên
cứu được ở chương 2, trong chương 3 Luận văn sẽ đưa ra những giải
pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
tại Việt Nam.

16



Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
VÔ HIỆU TẠI VIỆT NAM
3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài vô hiệu
- Bỏ căn cứ xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác
lập thỏa thuận trọng tài tại khoản 3 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại.
- Bổ sung trường hợp “nhầm lần” trong quy định về tình trạng
của các bên trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài.
- Bổ sung quy định về trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
do vi phạm đạo đức xã hội để tạo ra sự thống nhất giữa quy định tại
Khoản 1, Điều 4 và Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại, tránh việc quy
định không trùng khớp trong cùng một văn bản luật gây khó khăn cho
các bên trong quá trình áp dụng pháp luật.
- Quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô
hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Làm rõ khái niệm "điều cấm của pháp luật", tạo căn cứ pháp
lý cụ thể để xác định những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do
vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Bổ sung quy định về nội dung thỏa thuận trọng tài trong Luật
Trọng tài thương mại một cách cụ thể như: ngôn ngữ sử dụng trong tố
tụng trọng tài; chi phí trọng tài; quy tắc tố tụng của trọng tài; cam kết
thực hiện phán quyết trọng tài; tên tổ chức trọng tài mà các bên lựa
chọn (nếu các bên chọn trọng tài thường trực).

17



- Bổ sung quy định Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền
giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu đối với trường
hợp hợp đồng vô hiệu nhưng thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
- Bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài.Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có vai trò quan
trọng bởi đó là thời điểm các bên chịu sự ràng buộc và phải thực hiện
nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận trọng tài.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa
thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam
3.2.1 Những lưu ý chung khi ký kết, soạn thảo thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài có vai trò tiên quyết trong quá trình tố
tụng trọng tài, nhưng khi nó tồn tại dưới hình thức điều khoản trọng tài,
tức là dành cho các tranh chấp tương lai có thể xảy ra, thường sẽ không
được các bên chú trọng. Điều này dẫn tới hệ quả xấu là khi có tranh
chấp, bên bị vi phạm sẽ gặp phải những khó khăn, bất lợi nếu thỏa
thuận trọng tài vô hiệu. Do đó, khi tham gia ký kết, soạn thảo điều
khoản trọng tài các bên cần chú ý các vấn đề sau:
- Soạn thảo thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác
- Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp
- Lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài
- Lựa chọn luật áp dụng
- Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện
nay,các doanh nghiệp Việt Nam sẽ càng phải đối mặt nhiều với những
tranh chấp thương mại đa dạng, phức tạp đồng thời phải tiếp cận một
cách thường xuyên hơn với phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Việc áp dụng một cách có hiệu quả những quy định pháp luật
18



về trọng tài thương mại nói chung và các quy định về thỏa thuận trọng
tài vô hiệu nói riêng giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp nhanh
chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, giữ được bí mật kinh doanh tốt hơn.
- Doanh nghiệp cần trang bị kiến thức đầy đủ về trọng tài
thương mại và thỏa thuận trọng tài
- Trong quá trình đàm phán, ký kết thỏa thuận trọng tài, các
doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề cụ thể có thể gây nên thỏa thuận
trọng tài vô hiệu
- Khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài, doanh nghiệp cần lưu ý
đến sự đầy đủ, rõ ràng của nội dung thỏa thuận trọng tài
- Sau khi ký kết thỏa thuận trọng tài, doanh nghiệp vẫn cần
lưu ý đến một số vấn đề bởi việc đàm phán và ký kết thỏa thuận thành
công chưa đủ đảm bảo để quá trình tố tụng trọng tài (nếu có) có thể diễn
ra suôn sẻ.
3.2.3. Đối với các trọng tài viên và trung tâm trọng tài
- Các trung tâm trọng tài cần chú trọng tới việc đưa vào danh
sách trọng tài viên những chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao,
khả năng ngoại ngữ tốt; bồi dưỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên
hiện có nhằm nâng cao trình độ của trọng tài viên để từ đó nâng cao chất
lượng giải quyết tranh chấp và uy tín của các trung tâm trọng tài. Các trung
tâm trọng tài cần tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi về chuyên
môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp cho các trọng tài
viên nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo phán quyết của mình đúng
pháp luật. Việc đào tạo các trọng tài viên hiện có và thu hút thêm những
trọng tài viên có trình độ cao cần tiến hành đồng thời bởi việc học hỏi từ
những trọng tài viên giàu kinh nghiệm, vững về chuyên môn sẽ giúp việc
đào tạo rút ngắn được thời gian và tăng tính hiệu quả.

19



- Các trung tâm trọng tài cần tăng cường hợp tác với các tổ
chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm tạo cơ hội cho các trọng tài
viên có cơ hội trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, tạo mối quan hệ
để có thể giải quyết hiệu quả những vụ việc có thể phát sinh trong tương
lai. Bên cạnh đó các trung tâm trọng tài cần thường xuyên tổ chức việc
tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình cho các
doanh nghiệp…
- Các trung tâm trọng tài cần tích cực phối hợp với các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác như cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành
nhằm đảm bảo phán quyết của mình được thi hành đúng quy định của
pháp luật.
3.2.4. Đối với Nhà nước
- Hoàn thiện một số quy định pháp luật về trọng tài, rà soát,
ban hành những văn bản hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại để tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắt trong việc áp dụng pháp luật về thỏa
thuận trọng tài nói chung và thỏa thuận trọng tài vô hiệu nói riêng.
Ngoài ra cần cập nhật tình hình thực tiễn thường xuyên và có những
quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định cũ một cách kịp
thời, nhằm giúp hoạt động của trọng tài thương mại có thể đáp ứng
được nhu cầu của người sử dụng và phát huy những ưu điểm của
phương thức này.
- Cần có những quy định cụ thể hơn nữa về quá trình hỗ trợ
của các cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài, xây dựng một
văn bản quy định việc hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật
trọng tài trong đó cần quy định cụ thể việc hỗ trợ của cơ quan Tòa án và
cơ quan thi hành án đối với hoạt động của trọng tài. Có như vậy mới
khiến cho các cơ quan Tòa án và thi hành án có cách hiểu đúng và toàn
diện về các quy định của pháp luật trọng tài trong việc hỗ trợ hoạt động

20


cho trọng tài. Từ đó, làm cho hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tiến
hành tố tụng đối với quá trình tố tụng trọng tài mang tính tích cực và đạt
hiệu quả cao hơn.
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định về Trọng
tài Thương mại nói chung và thỏa thuận trọng tài nói riêng
Cần có các phương thức nhằm phổ biến, tuyên truyền về các ưu
điểm, tính hiệu quả của của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài Thương mại để các chủ thể biết được được từ đó có sự thay
đổi về nhận thức và có thói quen lựa chọn trọng tài làm phương thức
giải quyết tranh chấp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân,
cơ quan, doanh nghiệp hiểu đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng
tài và hậu quả của thỏa thuận trọng tài vô hiệu thông qua những buổi
hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin
như sách báo, tạp chí, website chuyên ngành, các cuộc thi tìm hiểu pháp
luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật... Ngoài ra, để tránh các sai sót
trong quá trình các chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài, cần phải có các
biện pháp nhằm giải thích rõ những quy định cụ thể về thỏa thuận trọng
tài, đặc biệt là các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu để các chủ
thể tránh mắc phải các sai sót dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Kết luận chương 3
Từ những kết quả nghiên cứu được ở chương 2, trong chương 3
Luận văn sẽ đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về thỏa thuận trọng tài vô hiệu và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về thỏa thuận trọng tài vô hiệu tại Việt Nam. Trong nhóm các giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại,
Luận văn đề xuất những sửa đổi, bổ sung cho những điều khoản quy
định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, về tính độc lập của thỏa thuận

21


trọng tài, bổ sung các điều khoản về nội dung thỏa thuận trọng tài, về
thời hiệu tuyên bố thỏa thuận trọng tài thương mại cũng như thời hiệu
bắt đầu có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh những giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật, Luận văn cũng đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài
vô hiệu tại Việt Nam trong đó có nhóm giải pháp đối với các doanh
nghiệp, nhóm giải pháp đối với các trọng tài viên và trung tâm thương
mại, nhóm giải pháp đối với Nhà nước. Mục tiêu của những nhóm giải
pháp này là nhằm đẩy mạnh hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại, tăng cường hiệu quả trong việc soạn thảo, ký kết thỏa
thuận trọng tài, tránh được tối đa những rủi ro, hậu quả do thỏa thuận
trọng tài vô hiệu gây ra cho các bên và tránh tình trạng thỏa thuận trọng
tài bị hủy vì lý do vô hiệu.

22


KẾT LUẬN
Trọng tài là một chế định tài phán tư với nhiều điểm khác biệt
so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài hoàn toàn dựa trên ý chí tự nguyện của
các bên và thỏa thuận trọng tài là bằng chứng xác thực cho ý chí tự
nguyện đó. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu loại bỏ thẩm quyền của trọng
tài đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh, đi ngược lại với mong
muốn và ý chí của các bên, gây ảnh hưởng tới quyền lợi pháp lý cũng
như có thể gây ra những tổn thất về kinh tế cho các bên tranh chấp.
Trong phạm vi Luận văn, tác giả đã phân tích các văn bản pháp

luật quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, cùng với việc phân tích các
bản án, vụ việc thực tế để làm rõ thực trạng thỏa thuận trọng tài vô hiệu
trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong từng giai đoạn khác nhau. Sau
khi nghiên cứu đề tài này, tác giả rút ra được những kết luận sau:
- Dù đã có những quy phạm pháp luật về thỏa thuận trọng tài
vô hiệu, nhưng vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan, tình trạng
thỏa thuận trọng tài vô hiệu vẫn còn diễn ra dẫn đến những trường hợp
đình chỉ tố tụng trọng tài hoặc phán quyết trọng tài bị hủy bỏ.
- Hệ thống luật pháp về trọng tài thương mại của Việt Nam, cụ
thể là Luật Trọng tài thương mại năm 2010 còn nhiều vướng mắc về
vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu và còn nhiều điểm chưa bám sát
thực tế hoạt động thương mại.
- Để hạn chế tình trạng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, các doanh
nghiệp Việt Nam cần lưu ý cẩn trọng và chuẩn bị kỹ hơn trong suốt quá
trình trước, trong cũng như sau khi đàm phán, ký kết thỏa thuận trọng
23


×