Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

dan ý thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.07 KB, 11 trang )

ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 8
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)
Dàn ý
MB:
- Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ
80
o
đến 90
o
trong khoảng một ngày.
TB:
1 - Cấu tạo:
* Cấu tạo bên ngoài:
- Vỏ của phích thường làm bằng sắt, nhựa, được trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo quản ruột phích. -
Nắp phích bằng nhôm, nhựa.
- Nút đậy ruột phích (Nút phích) thường làm bằng bấc (li-e) hoặc bằng nhựa.
- Quai xách bằng nhôm hay bằng nhựa.
* Cấu tạo bên trong:
- Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc có
tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài.
- Những chiếc phích tốt có thể giữ được nước nóng cả ngày -> rất tiện dụng.
2 – Cách sử dụng:
- Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kó. Mang ra chỗ sáng, mở
nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng
nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. p miệng phích vào tai nghe có tiếng O O
là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
- Phích mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột phích dễ bò
nứt vỡ. Nên rót nước ấm khoảng từ 50
o
đến 60


o
vào trước khoảng 30 phút, sau đó đổ đi, rót nước sôi
vào. Đậy nắp kín, để khoảng 10 tiếng đồng hồ, kiểm tra lại độ nóng của phích nước.
3 – Cách bảo quản:
-Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót
nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại,
lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. -Nên
để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi
và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu
rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống
không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
KB:
Phích nước là vật dụng quen thuộc và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.
Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn ý
MB:
Chiếc nón lá không chỉ là vật che mưa, che nắng mà còn mang lại nét duyên dáng cho người phụ nữ
Việt Nam. Chiếc nón lá Việt Nam không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam.
TB:
* Hình dáng: Chiếc nón lá Việt Nam có hình tròn chóp trên đỉnh đầu.
Để có được chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá , phơi lá, chọn chỉ khâu, đến độ tinh xảo trong
từng đường kim mũi chỉ.
* Nguyên liệu và cách thực hiện:
+Nguyên vật liệu: Mo nan làm nón, dây móc, lá lụi, khuốn nón, vòng tròng bằng tre, sợi guột.
+Quy trình làm nón:
- Lá chằm nón được làm từ lá mây, lá cọ … lá phải tươi, mang về rửa sạch, sấy lá trên bếp than cho lá
khô nhưng vẫn giữ được xanh tươi chứ không phơi nắng. Sau đó phơi sương tiếp từ 2 -> 4 giờ để cho lá
mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao
cho từng chiếc lá phẳng phiu.Hay có nơi người ta đặt lá lên lưỡi cày nung nóng để là cho phẳng. Chọn

lựa kỉ lại lá lần nữa rồi cắt gọn còn khoảng 50cm.
-Nón chằm bằng các nan tre uốn thành hình từng vòng tròn nhỏ dần lên đến đỉnh.Vòng nón được
chuốt tròn đầu đặn, chỗ nối không có vết gợn. Dây cột lá là dây cước dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng
trong suốt.
-Cần có khuôn đặt nan và lá vào rồi may bằng dây cước. - Việc cuối cùng là thắt và khâu nón khi lá
đặt trên các vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng cột bằng tre để hoàn chỉnh nón.
Các lá nón không được sộc sệch, đường kim, mũi chỉ phải đầu tăm tắp.
- Lộn ngược nón, cắt miếng vải hình tròn nhỏ để vừa đủ che các mối kết ở đỉnh, kết quai.
- Nón khâu xong còn được đem hơi diêm sinh cho thêm trắng và tránh bò mốc.
- Ở Việt nam có các vùng nổi tiếng với nghề làm nón như nón làng Chuông (Hà Tây), nón làng Phú
Cam, nón Quảng Bình, nón Huế … Đặc biệt là nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có 2 lớp lá
lớp lá trên gồm 20 chiếc lá ở giữa là bài thơ cắt bằng giấy màu mỏng, lớp ngoài gồm khoảng 30 lá.
Khi soi lên ánh sáng ta có thể đọc được b thơ hay nhìn thấy cảnh đẹp của Huế như cầu Tràng Tiền,
chùa Thiên Mụ, …
* Công dụng:
-Chiếc nón lá rất gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.
-Nón dùng để che nắng che mưa cho người Việt Nam (nước ta là vùng nhiệt đới nắng, nóng, mưa
nhiều).
- Nón còn dùng làm quà tặng, quạt, đựng … đồng thời cũng để làm duyên cho con gái.
- Điệu múa nón: xếp hình tròn di chuyển theo đường tròn, hình chữ …
- Chiếc nón lá đi kèm áo bà ba, nụ cười của cô gái -> Hình ảnh quảng bá cho nghành du lòch Việt
Nam. Ngày nay có nhiều kiểu nón được biên1 tấu cho phù hợp với thời trang nhưng nón vẫn mang nết
đẹp riêng đầy hấp dẫn.
KB:
Yêu mến, tự hào, vò trí chiếc nón lá trong đời sống tâm hồn người Việt. Ngày nay trong cuộc sống
hiện đại, chiếc nón không còn vò trí, vai trò như trước nữa. Dần dần có những chiếc mũ xinh xắn tiện
dụng thay thế cho chiếc nón lá xưa. Nhưng trong ý thức của mỗi con người Việt Nam, hình ảnh chiếc
nón luôn là biểu tượng của người phụ nữ dòu dàng, duyên dáng. Đó là nét của người Việt Nam cần
phải được giữ gìn.
Đề bài: Giới thiệu hoa tết ở Sài Gòn

Dàn ý
MB: Giới thiệu chung
-Không biết từ lúc nào mà chợ hoa Sài Gòn đã trở thành nét đẹp truyền thống, một đặc trưng của
người dân Sài Gòn.Từ 20 tháng chạp, hoa tết ở khắp các nơi đổ về Sài gòn rất nhiều. Nhiều nhất là
hoa tết từ các tỉnh đồng bằng sông Cưủ Long lên. Hoa từ Hà Nội theo tàu hoả, máy bay mang vào.
Hoa từ Đà Lạt đổ xuống. Các vùng lân cận Sài Gòn trồng hoa thì có hoa ở quận Gò Vấp, Hốc Môn,
Bà Điểm …
TB:
* Cảnh chợ hoa:
-Từ các năm gần đây, chợ hoa được tổ chức ở công viên 23 – 9, trước xế cửa chợ Bến Thành.Thời tiết
những ngày cuối năm ở Sài Gòn se lạnh.
-Chợ hoa đồng thời cũng là hội hoa xuân được tổ chức rất quy mô, tưng bừng, rực rỡ. Ở Sài Gòn, có rất
nhiều chợ hoa như trên đoạn đường Châu Văn Liêm (Quận 5 – Chợ Lớn), Tao Đàn … nhưng lớn nhất,
quy mô nhất vẫn là công viên 23 – 9.
-Hàng trăm các loại hoa đủ màu, đủ sắc, đủ hình dáng, hương thơm ngào ngạt hấp dẫn người mua,
người xem. Hoa bán được bày theo từng khu vực. Mỗi năm có thêm những loại hoa mới, những kiểu
dáng mới độc đáo. Phong Lan với vẻ đẹp kiêu sa, đài cá, vương giả, dược nhiều người trầm trồ khen
ngợi. Hồng đủ màu, đủ sắc, hồng nhung đỏ thắm, hồng vàng lộng lẫy khoe sắc cùng thược dược, lay-
ơn, hướng dương, ly ly, cẩm chướng … Hoa nào cũng đẹp, cũng quyến rũ mà tạo hoá đã ban tặng cho
con người món quà thiên nhiên đa dạng, phong phú, kì diệu.
-Khách dạo chợ hoa rất đông, không khí tưng bừng, náo nhiệt như ngày hội. Đặc biệt là càng về đêm
càng đông người và càng náo nhiệt hơn. Người Sài Gòn đến đây không chỉ để lựa chọn mua hoa mà
còn để ngắm xem, chụp hình, quay phim … bên nền phông của những chậu hoa.
-Khu bán hoa mai là thu hút nhiều người mua nhất. Có những chậu mai ghép, đặc sắc nhiều màu
trắng, vàng, đỏ nghệ … nhiều tầng, nhiều cánh khác hẳn mai thường. Có cả những cây mai được uốn
công phu thành nhiều hình lạ mắt. Giá cả thì tuỳ theo từng loại hoa, từng cây. Có loại, cây hoa giá đến
vài ba chục triệu đồng cũng có.
-Hoa đào miền Bắc ngày càng được nhiều người dân Sài Gòn ưa chuộng, chọn mua.
*Vò trí của chợ hoa trong đời sống sinh hoạt của người dân Sài Gòn.
-Hoa mang không khí mùa xuân đến từng con đường, từng con hẻm nhỏ, từng ngôi nhàtrong thành

phố. Hoa còn là món quà tặng nhau rất lòch lãm.
KB: Cảm nghó của em về chợ hoa Sài Gòn.
-Gia đình em đón tết bằng hoa mai và hoa đào. Màu hoa tươi thắm như báo trước một năm mới đầy
những tốt lành.
Đề bài: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
Dàn ý
-MB: Giới thiệu chung.
-Là y phục riêng của người Việt nam. Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên
hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương.
TB:
* Nguồn gốc:
-Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong
cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà
Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy,
chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo.
* Chất liệu: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì
mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương
công.
* Kiểu dáng chiếc áo: Theo Tôn Thất Bình đã dẫn ý kiến của Lê Q Đôn viết trong Phủ biên
tạp lục để khẳng đònh rằng chúa Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên phác thảo ra hình hài chiếc áo
dài Việt Nam.
Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu
non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng
màu thiên lí hay màu đào.
-Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân
bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu
cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến
cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao
trong rất duyên dáng, kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến
năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “o

quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.
-Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. o thì từ hai bên nách trở
xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.
-Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi. Cổ áo có thể viền và
lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu
vải ngày càng tốt hơn.
Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ
mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài. Tuỳ theo
lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân. Bà
Trònh Thục Oanh, hiệu trưởng trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo
dài Việt Nam. Bà thiết kế phần eo sao cho chiếc áo dài ôm sát đường cong mềm mại trên cơ thể người
phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc. Cho đến nay, chiếc áo dài truyền
thống tương đối ổn đònh.
* Ý nghóa: Giờ đây chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mó thuật tuyệt vời. Đó là
niềm tự hào của y phục dân tộc. Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của
phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi
ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió. Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa
khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.
-Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghóa đạo lí. Người xưa dạy rằng: Hai tà áo (hai vạt)
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng
cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vò trí cố đònh, giử cho
chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghóa, trí, tín. Khi mặc
áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình
nghóa vợ chồng chung thuỷ bên nhau.
KB: Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục
truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam. -Chiếc áo
dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của
chiếc áo.
Đề bài: Thuyết minh về một di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh.
(Dinh Thống Nhất)

Dàn ý
MB: - Dinh Thống Nhất (Hội trường Thống Nhất) nằm tại trung tâm thành phố Sài Gòn.
- Ngày nay Dinh Thống Nhất là nơi hội họp của chính phủ, nơi đón tiếp các nguyên thủ
quốc Gia và là di tích lòch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến
Tham quan.
TB:
* Lòch sử Dinh Thống Nhất:
-Dinh Thống Nhất đầu tiên là Dinh Toàn Quyền Đông Dương với tên gọi là Dinh Norodom, do viên
Thống đốc Pháp (Lograndiere) tại miềm Nam khởi công xây dựng từ năm 1868 hoàn tất năm 1870.
-Năm 1954, Pháp thất bại ở Đông dương, đế quốc Mó nhảy vào xâm lược Việt Nam. Ngày 7/9/1954
Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp với đại diện cầm quyền Sài Gòn -Thủ
tướng Ngô Đình Diệm. Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập, là nơi ở của gia đình Tổng thống Ngô Đình
Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trò.
- Ngày 27/2/1962 Dinh Độc Lập bò hai viên phi công trong nhóm đảo chính thuộc quân đội SàiGòn
là Nguyễn Văn Lữ và Phạm Phú Quốc lái máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ cánh trái của Dinh.
Do không thể khôi phục lại, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho san bằng xây dựng một Dinh thự mới ngay
trên đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi
nguyên La Mã. Ngày 1/7/1962 Ngô Đình Diệm quyết đònh chính thức khởi công xây dựng Dinh nhưng
ngày khánh thành 31/10/1966 thì người chủ tọa buổi lễ lại là Nguyễn Văn Thiệu.
• Cấu tạo:
-Dinh Thống Nhất có diện tích xây dựng là 4500m
2
, diện tích sử dụng là 20 000 m
2
, gồm tầng ngầm,
tầng nền, 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng với 95 phòng được trang trí khác nhau phù hợp với
mục đích sử dụng của từng phòng. Nguyên liệu chính để xây dựng công trình gồm 12 000 m be tông,
200m gỗ quý, 2000m kính cho các cửa, 4000 ngọn đèn các loại. Ngoài mục đích làm nổi bật chủ đề sáng
tác của công trình, kiến trúc sư còn tạo sự hòa hợp giữa công trình và khu vườn rộng 12ha.-Từ đó Dinh
Độc Lập là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước

ngoài đã gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, nơi cho ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của
tổng thống Nguyễn Văn Thiệu .11g30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng mang số hiệu
390 đã húc tung cổng chính, xe 43 đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập tiến vào. Trung uý Bùi
Quang Thận hạ lá cờ ba sọc xuống và kéo lá cờ Mặt trận gỉai phóng Miền Nam Việt Nam lên, kết thúc
30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của Dân tộc Việt Nam. Thực hiện ý nguyện của Bác Hồ: Nhân
dân hai miền Nam Bắc được xum họp một nhà.
-Tháng 11/1975 hội nghò hiệp thương thống nhất đất nước diễn ra tại đây. Dinh Độc Lập trở thành Dinh
Thống Nhất hay Hội trường Thống Nhất.

Hoạt động của Dinh:
-1990 Dinh Thống Nhất chính thức mở cửa đón chào du khách khắp nơi trong và ngoài nước vào tham
quan. Hàng triệu triệu người đã đi qua đây chiêm ngưỡng và tìm hiểu lòch sử Dinh thự. Hiện nay hàng
ngày, Dinh mở cửa đón khách tham quan tư ø7g30_11g và từ 13g_16g. Dinh Thống Nhất, nơi tổ chức các
cuộc họp của chính phủ và các nghi lễ long trọng thường diễn ra ở đây. Dinh tạo điều kiện cho các đơn
vò tổ chức hội thảo, chiêu đãi, triển lãm về nhiều lónh vực khác nhau.Nơi đây người ta có thể ghi nhận
sức sống mới của một đất nước đang vươn mình lên mỗi ngày sau chiến tranh giành độc lập và dần hòa
nhập vào thế giới trong hai tiếng Việt Nam.
KB: Dinh Thống Nhất mãi mãi là một di tích văn hoá nổi tiếng của Sài Gòn, của cả nước. Ai đã đến
Việt Nam, đến với Sài Gòn thì hãy đến Dinh Thống Nhất để chiêm ngưỡng và tìm hiểu về lòch sử vốn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×