Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ của NGƯỜI PACÔ TRÊN BÌNH DIỆN cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.61 KB, 8 trang )

HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ CỦA NGƯỜI PACÔ
TRÊN BÌNH DIỆN CÁ NHÂN
MỞ ĐẦU
Việt Nam có khoảng 54 dân tộc, được xem là một trong những quốc gia đa
dân tộc. Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam từ lâu đã cùng chung sống hòa bình,
sớm có điều kiện giao thương, giao lưu về nhiều mặt. Điều này dẫn đến những tất
yếu trong tiếp xúc ngôn ngữ và dần xuất hiện hiện tượng song ngữ ở các dân tộc
trên lãnh thổ Việt Nam (hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của người
đa ngữ trong xã hội đa ngữ). Do đó, việc tổ chức nghiên cứu về hiện tượng song
ngữ ở các dân tộc sẽ góp phần không nhỏ trong quản lý xã hội ở nước ta.
Cho đến nay, trong tổng số các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, vẫn còn
nhiều những dân tộc thiểu số chưa được chú ý đúng mức hoặc đã phải sáp nhập
vào chung với một dân tộc khác để tiện trong quản lý xã hội. Vậy thì vấn đề ngôn
ngữ của họ như thế nào? Hiện tượng song ngữ của họ ra sao? Đề tài nghiên cứu
của chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc trả lời câu hỏi trên.
Tuy nhiên, vì còn hạn chế về vấn đề tài liệu nên chúng tôi chỉ chọn nghiên
cứu hiện tượng song ngữ của người Pacô trên bình diện cá nhân. Tức là nghiên
cứu năng lực sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ của một cá nhân người Pacô.

1


NỘI DUNG
1. Tìm hiểu về người Pacô
1.1. Địa bàn sinh sống của người Pacô
Người Pacô đã có mặt trên lãnh thổ nước ta từ lâu và sinh sống trên vùng núi
cao thuộc huyện A Lưới – Một huyện phía tây của Thừa Thiên Huế, giáp ranh với
vùng núi phía tây Quảng Trị và Lào.
Địa bàn huyện A Lưới là đất sống của người Pacô trước đây và gần 20.000
người dân tộc Pacô sinh sống hiện nay. A Lưới có thể xem là “thủ phủ” của cộng
đồng người dân tộc Pacô khi có đến 9/21 xã, thị trấn của toàn huyện mang tên


“Hồng” với đa số là người Pacô như Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng
Kim, Hồng Bắc… Trong số đó có bốn xã người Pacô chiếm đa số về mặt dân số là
Hồng Thủy, Hồng Bắc, Hồng Trung, Hồng Vân.
Tổ tiên người dân tộc Pacô cùng tổ tiên các dân tộc thiểu số khác như Tà Ôi,
Vân Kiều, Cơtu… là thế hệ cư dân bản địa hiện diện sớm nhất trên vùng đất cổ
Thừa Thiên Huế.
1.2. Điều kiện sinh hoạt của người Pacô
Trước đây người Pacô thường sống trong những nhà sàn dài, trong đó gồm
nhiều bếp, nhiều hộ gia đình quây quanh một sân lớn được dùng cho các hoạt động
chung của làng. Mọi hoạt động sinh hoạt, học tập đều có nhiều bất cập. Ngày nay,
huyện A Lưới đã đạt được những bước chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế:
cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, tốc độ đô thị hóa
nhanh, hoạt động dịch vụ thương mại phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
dân cư không ngừng được cải thiện. Vấn đề giáo dục cho con em các dân tộc thiểu
số cũng được chú trọng nâng cao.
2


Theo trang baoquangtri.vn tháng 05 năm 2011, “Để đồng bào có cơ hội
giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài, với văn minh hiện đại và khoa học kỹ thuật, thời
gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, Quảng Trị đã tập trung xây dựng
nhiều cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi (…) Thành
quả lớn lao đáng ghi nhận là việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi và phổ cập THCS ở vùng sâu, vùng xa. Vượt qua khó khăn, đến nay hệ thống
trường, lớp cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số,
100% xã dân tộc miền núi có trường tiểu học, 75% xã có trường THCS và các
huyện miền núi đều có trường THPT. Cùng với trường Dân tộc nội trú tỉnh, 4
trường Dân tộc nội trú huyện đã được xây dựng trở thành nơi đào tạo con em dân
tộc Vân Kiều, Pacô, cung cấp nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây Quảng Trị.”

Như vậy, người Pacô nói riêng, các đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới, phía
Tây Quảng Trị nói chung có nhiều điều kiện để tiếp xúc ngôn ngữ giữa các dân tộc
với nhau, trong đó có dân tộc Kinh. Đây chính là cơ sở cho việc nảy sinh hiện
tượng song ngữ.
2. Hiện tượng giao thoa, chuyển mã của các cá thể song ngữ Pacô
2.1. Hiện tượng giao thoa của các cá thể song ngữ Pacô
Giao thoa “là hiện tượng lệch khỏi chuẩn của một ngôn ngữ nào đó trong lời
nói của những người song ngữ biết từ hai ngôn ngữ trở lên” (theo Ilese Lhiste).
Theo đó, trong đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu giao thoa ở cấp độ ngôn ngữ và
ở cấp độ lời nói của người Pacô. Bao gồm sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (Pacô)
lên ngôn ngữ thứ hai và sự tác động của ngôn ngữ thứ hai lên ngôn ngữ thứ nhất.
2.1.1. Sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên ngôn ngữ thứ hai

3


Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, nên khi nói tiếng phổ thông, người dân tộc
thiểu số nói chung, người Pacô nói riêng thường mắc những lỗi đặc trưng.
Lỗi đặc trưng nhất mà người Pacô thường mắc phải khi phát âm tiếng phổ
thông, đó là lỗi về thanh điệu. Tiếng Pacô không có đủ hệ thống thanh điệu như
tiếng Kinh (không có thanh sắc). Vì vậy, khi phát âm tiếng phổ thông họ dễ phát
âm không đúng, thêm hoặc sai thanh điệu. Thứ hai, do hai ngôn ngữ khác nhau, từ
nhỏ họ đã quen với ngôn ngữ của dân tộc mình, khi nói tiếng Kinh, họ dễ phát âm
không rõ hoặc sai một số từ.
Tiếng Kinh
mày
mẹ
đúng
ngủ
cơm

chạy

Tiếng Pacô
may
me
đùng
ngù
cờm
chay

Ngoài ra, họ thường mắc lỗi về cách dùng từ, trật tự từ và câu. Chẳng hạn
như câu “tôi không ăn nổi” sẽ nói thành “tôi không nổi ăn”, “em không biết đọc”
sẽ nói thành “em không được đọc”, “mới đi học về” sẽ nói thành “mới về học”.
2.1.2. Sự tác động của ngôn ngữ thứ hai lên ngôn ngữ thứ nhất
Việc học và sử dụng tiếng Kinh trong giao thương hoặc trong giáo dục, dần
dần đã làm cho ngôn ngữ Pacô thay đổi, một bộ phận người Pacô không còn phát
âm nhanh như trước. Cùng với đó, họ cũng mượn một số lượng khá nhiều từ của
dân tộc Kinh như: tiền, áo quần, xe, sách, vở,…
2.2. Hiện tượng chuyển mã của các cá thể song ngữ Pacô

4


Hiện tượng chuyển mã là việc sử dụng hai hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ
trong một lần đối thoại. Cụ thể ở đề tài này là hiện tượng sử dụng đồng thời ngôn
ngữ dân tộc Pacô và ngôn ngữ dân tộc Kinh trong cùng một lần đối thoại. Chuyển
mã này có thể là do cố ý hoặc vô tình. Bao gồm các hình thức: chuyển mã trọn vẹn
lượt lời, chuyển mã một từ hay cụm từ trong phát ngôn, chuyển mã ở những chỗ
chuyển tiếp trong đối thoại.
2.2.1. Chuyển mã trọn vẹn lượt lời

Chuyển mã trọn vẹn lượt lời thường là sự chuyển mã ngôn ngữ do thay đổi
bối cảnh giao tiếp (như sự thay đổi người tham dự). Có thể ở bối cảnh giao tiếp này
thì giao tiếp bằng ngôn ngữ này, còn ở bối cảnh giao tiếp khác thì lại giao tiếp bằng
ngôn ngữ khác. Sự chuyển mã này có thể gặp ở tình huống người Pacô đang giao
tiếp với người Kinh bằng tiếng Việt, xen kẽ một vài câu tiếng Pacô để bộc lộ suy
nghĩ, cảm xúc, thái độ của mình mà không muốn người Kinh biết. Hoặc trong bối
cảnh có nhiều người Kinh, người Pacô giao tiếp với nhau, họ chuyển đổi ngôn ngữ
để phiên dịch. Đoạn hội thoại sau đây là một ví dụ:
(ngữ cảnh: một bạn nữ dân tộc Pacô được phỏng vấn trước các bạn dân tộc
Kinh, cô ấy chuyển đổi ngôn ngữ để tự phiên dịch)
“- Chào bạn, bạn có thể giới thiệu đôi nét về mình bằng tiếng Pacô không?
- Chào bạn. Cư nồ Vi Na. Cư ban chit ban tuổi. Cư ặt ở huyện A Lưới, Thừa
Thiên Huế.
- “Ban chit ban”?
- Nghĩa là 22 tuổi.
- À, khi bạn nói chuyện, tôi có nghe một vài tiếng Kinh, có phải do bạn học
hay biết được từ nhỏ?
5


- Do cư tiếp xúc te kẹt Alâng doan, nên Târlục cang. Do từ nhỏ mình tiếp
xúc với người Kinh nên khi nói có lẫn lộn với tiếng Kinh.”
2.2.2. Chuyển mã một từ hay cụm từ trong phát ngôn
Trong khi bàn bạc về một chủ đề nào đó, do nghĩ không ra hoặc thiếu
phương thức biểu đạt thỏa đáng hay đôi khi do thói quen mà người Pacô chuyển
sang dùng một số từ thuộc ngôn ngữ dân tộc Kinh trong một phát ngôn – hiện
tượng chuyển mã một từ hay cụm từ trong phát ngôn. Dưới đây là một số ví dụ về
hình thức chuyển mã này:
- Loi tiền đừng đùng (quên tiền ở nhà)
- Cư bộr hoọc (tôi đi học)

- Kana hoọc bài à? (bạn học bài à)
- Aăm bộr họp. (Ba đi họp)
- Tả bài tập (làm bài tập)
2.2.3. Chuyển mã ở những chỗ chuyển tiếp trong đối thoại
Đây là hình thức chuyển mã nhằm làm thay đổi phong cách giao tiếp như
khẩu ngữ, ngữ điệu hoặc quan hệ vai giao tiếp. Thí dụ, một số thoại đề có thể thay
đổi bằng mã này hay mã khác, nhưng việc lựa chọn mã sẽ như là sự thêm vào nét
khu biệt trong việc làm rõ thoại đề này thì phải nói như thế nào, thoại đề kia phải
nói ra làm sao. Chuyển mã nhằm làm nổi bật điều mình muốn nói. Dưới đây là một
số ví dụ về hình thức chuyển mã ở những chỗ chuyển tiếp trong đối thoại của
người Pacô:
- Achai, lại đây! (Anh, lại đây!)
6


- Amỏ, nấu cơm giúp em với. (Chị, nấu cơm giúp em với)
- Chào, Amiêng bộr đùng cư. (chào, anh tới nhà em)
- Ê mày, bộr cânlôr lậy? (ê mày, đi chơi không?)
- Sếp, a mở may tả. (Sếp, đang làm gì đó)
- Xin lỗi, cư lậy chòm. (xin lỗi, tôi không biết)

7


KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, ngoài một số dân tộc thiểu số có chữ viết còn được lưu truyền
đến ngày nay như dân tộc Thái, dân tộc Khơ-me… vẫn còn phần lớn các dân tộc
khác không có chữ viết, hoặc có chữ viết nhưng đã thất truyền. Dân tộc Pa Cô-Tà
Ôi và dân tộc Cơ Tu thuộc vào nhóm những dân tộc mà chữ viết đã thất truyền. Vì
vậy, việc nghiên cứu về ngôn ngữ của họ càng giữ một vai trò quan trọng. Việc tìm

hiểu hiện tượng song ngữ của người Pacô trên bình diện cá nhân, cũng sẽ góp một
phần vào hoàn thiện bức tranh ngôn ngữ dân tộc Việt Nam.

8



×