Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM OSWESTRY VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.43 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM OSWESTRY
VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ
Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Nguyễn Văn Hùng, Phạm Hoài Thu, Phạm Hoài Giang
Trường Đại học Y Hà Nội
Sử dụng các thang điểm lâm sàng trong lượng giá mức độ nặng của đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu (1) áp dụng thang điểm Oswestry
đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm; (2) đánh giá mối liên quan giữa
thang điểm Oswestry và các yếu tố lâm sàng, cộng hưởng từ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên
70 bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, từ 03/2014 đến 08/2014,
chẩn đoán đau thần kinh tọa theo tiêu chuẩn của Koes và chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng có thoát vị
hoặc phồng đĩa đệm. Kết quả cho thấy mức độ bệnh theo thang điểm Oswestry chủ yếu gặp ở ba mức độ là
độ 2 (25,7%), độ 3 (42,9%), độ 4 (24,3%). Điểm Oswestry trung bình là 49,64 ± 16,43. Điểm Oswestry trung
bình cao hơn ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng cột sống và một số triệu chứng của hội
chứng rễ (p < 0,05). Điểm Oswestry trung bình theo số tầng thoát vị đĩa đệm, thể thoát vị đĩa đệm không có
sự khác biệt (p > 0,05) nhưng tăng khi mức độ hẹp ống sống tăng lên (p < 0,05). Nên sử dụng thang điểm
Oswestry đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Điểm Oswestry trung
bình có mối liên quan với mức độ hẹp ống sống.
Từ khoá: Đau thần kinh tọa, thang điểm Oswestry, cộng hưởng từ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau thần

xem như một phương pháp có giá trị trong hỗ

kinh ngồi hay thần kinh hông to, là một bệnh lý

trợ chẩn đoán và định hướng điều trị đau thần
kinh tọa [4]. Tuy nhiên, do giá thành và các yêu



thường gặp, với tỷ lệ gặp từ 1,6 - 4,3% dân
số. Bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới,

cầu về cơ sở vật chất nên chụp cộng hưởng từ
chưa được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở điều

thường ở độ tuổi 30 - 50 [1]. Đau thần kinh tọa
gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học

trị bệnh ở nước ta. Vì vậy việc đánh giá và theo
dõi trên lâm sàng vẫn là phương pháp chủ yếu

tập, hiệu suất lao động của người bệnh và xã
hội [2]. Đau thần kinh tọa có thể do nhiều

trong chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa,

nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó

nhất là ở các tuyến y tế cơ sở. Ở nhiều nước
trên thế giới, đau cột sống thắt lưng nói chung

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm
khoảng 90% trường hợp và cũng là nguyên

và đau thần kinh tọa nói riêng thường được
theo dõi và đánh giá dựa vào các thang điểm

nhân chính gây đau thần kinh tọa nặng, mạn

tính và thường xuyên tái phát [3]. Hiện nay,

trên lâm sàng [5]. Hiện nay trên thế giới có
khoảng 20 thang điểm, trong đó có 7 thang

chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng được

điểm thường được sử dụng bao gồm thang

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hùng, Trường Đại học Y
Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 6/8/2015
Ngày được chấp thuận: 10/9/2015

42

điểm Oswestry, Quebec, SF-36, thang điểm
của hội chỉnh hình Nhật Bản (JOA), thang
điểm Roland - Morris, bảng lượng giá
Greenough và Fraser…[6 - 8]. Ở Việt Nam,
việc sử dụng các thang điểm đánh giá đau

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thần kinh tọa nói chung và thang điểm

- Đánh giá các tổn thương trên cộng


Oswestry nói riêng trên lâm sàng cũng như
trong nghiên cứu còn chưa phổ biến. Vì vậy,

hưởng từ theo bảng phân loại của Clarisse,
Osborn như đã được áp dụng trong các

nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Áp dụng thang điểm Oswestry đánh giá

nghiên cứu trước [9; 10].
- Áp dụng thang điểm Oswestry đánh giá

mức độ nặng của bệnh nhân đau thần kinh
tọa do thoát vị đĩa đệm.

mức độ nặng của đau thần kinh tọa do thoát vị
đĩa đệm [5].

2. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ

- Thang điểm Oswestry gồm 10 tiêu chí:

nặng theo thang điểm Oswestry và các yếu tố
lâm sàng, cộng hưởng từ.

Mức độ đau tại thời điểm khám bệnh, tự chăm
sóc cá nhân, nhấc đồ vật, đi bộ, ngồi, đứng,

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


ngủ, sinh hoạt tình dục, hoạt động xã hội, đi
du lịch.

1. Đối tượng: bệnh nhân điều trị nội trú tại
khoa Khớp, bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 03

Cách tính điểm Oswestry: với mỗi tiêu chí
cho điểm tăng dần từ 0 đến 5 điểm.

năm 2014 đến tháng 08 năm 2014.
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Điểm thực tế: là tổng điểm của các tiêu
chí được chọn.
- Điểm lý thuyết: là số điểm tối đa của mỗi

- Bệnh nhân được chẩn đoán đau thần
kinh tọa trên lâm sàng theo tiêu chuẩn của

tiêu chí x số tiêu chí được chọn.
- Điểm Oswestry (%) = (điểm thực tế/điểm

Koes [4] và được chụp cộng hưởng từ cột

lý thuyết) x 100%.
Cách đánh giá kết quả:

sống thắt lưng có thoát vị hoặc phồng đĩa đệm.
- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia

nghiên cứu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đau thần kinh tọa do các
nguyên nhân: ung thư, viêm đốt sống đĩa
đệm: do vi khuẩn, lao; lún xẹp đốt sống; do
chấn thương cột sống; đau thần kinh toạ do
thoát vị đĩa đệm đã được điều trị phẫu thuật
hoặc kéo giãn cột sống.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả cắt ngang.
2.2. Nội dung
- Tất cả các bệnh nhân được khai thác các
triệu chứng lâm sàng và khảo sát các xét
nghiệm huyết học, hóa sinh.

TCNCYH 97 (5) - 2015

- 0 - 20% (nhẹ): Bệnh nhân có thể hoạt
động bình thường, chưa có chỉ định can thiệp
điều trị, phải được tư vấn về chế độ làm việc,
thể dục.
- 21 - 40% (trung bình): Bệnh nhân bắt đầu
có đau và hạn chế trong một số hoạt động
(mang vác, đứng, ngồi). Sinh hoạt tình dục, tự
chăm sóc bản thân, ngủ nghỉ chưa bị ảnh
hưởng. Giai đoạn này vẫn điều trị bảo tồn.
- 41 - 60% (nặng): Đau là triệu chứng

chính, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bắt
đầu bị ảnh hưởng. Giai đọan này cần có kế
hoạch điều trị cụ thể.
- 61 - 80% (tàn phế): Đau ảnh hưởng đến
cả hoạt động, tâm lý, đời sống của bệnh nhân.
Giai đoạn này cần phải điều trị tích cực.
- 81 - 100% (tồi tệ): Bệnh nhân chỉ sinh
hoạt trên giường bệnh.
Đánh giá mối liên quan giữa mức độ nặng
theo thang điểm Oswestry và các yếu tố lâm

43


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
sàng, cộng hưởng từ.

nhất là từ 50 - 59, chiếm 31,4%.
- Bệnh gặp nhiều hơn ở nữ (58,6%).

3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng
phần mềm SPSS 16.0.

- Đặc điểm lâm sàng hội chứng cột sống:
100% các bệnh nhân đều có biểu hiện đau tại

4. Đạo đức nghiên cứu

cột sống thắt lưng, nghiệm pháp tay đất


Nghiên cứu tuân thủ tất cả các yêu cầu về
đạo đức trong nghiên cứu y sinh, được bệnh

dương tính chiếm 78,6%, chỉ số Schober dưới

nhân chấp nhận tham gia nghiên cứu. Các
thông tin về bệnh nhân được giữ bí mật. Dữ

cạnh sống chiếm 45,7%.

liệu thu thập chỉ phục vụ cho nghiên cứu và
chẩn đoán, giúp cho việc điều trị bệnh được

kinh: Dấu hiệu Lassègue dương tính chiếm

tốt hơn.

nhất là các dấu hiệu teo cơ chiếm 17,1% và

III. KẾT QUẢ

rối loạn cơ tròn chiếm 1,4%.

1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên

4cm chiếm 74,3%, thấp nhất là co cứng cơ
- Đặc điểm lâm sàng hội chứng rễ thần
90%, Valleix dương tính chiếm 68,6%, ít gặp

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây

hẹp ống sống 74,3%.

cứu và đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ
- Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên
cứu là 51,1 ± 13,3 tuổi. Nhóm tuổi mắc cao

2. Áp dụng thang điểm Oswestry đánh
giá mức độ nặng của bệnh nhân đau thần
kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
p < 0,05
42,9%

0,60%

0,20%
0,20%

22,3%

25,7%

0,40%
4,3%

2,9%

0,00%
Độ 1

Độ 2


Độ 3

Độ 4

Độ 5

Điểm Oswestry (%): 49,64 ± 16,34
Biểu đồ 1. Mức độ bệnh theo thang điểm Oswestry
Đánh giá mức độ nặng bệnh theo thang điểm Oswestry cho thấy phần lớn các bệnh nhân có
mức độ nặng bệnh ở độ 3 (42,9%), sau đó là độ 2 (25,7%) và độ 4 (24,3%). Điểm trung bình
Oswestry 49,64 ± 16,34 (%). Sự khác biệt giữa các mức độ nặng bệnh theo thang điểm Oswestry
có ý nghĩa thống kê, (p < 0,05).
Theo thang điểm Oswestry thì hoạt động đi bộ, nhấc đồ vật, đứng, các hoạt động xã hội bị ảnh
hưởng cao hơn, thể hiện điểm trung bình của các chỉ tiêu này cao nhất trong nhóm.
3. Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm Oswestry và các yếu tố lâm sàng, cộng
hưởng từ
3.1. Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm Oswestry và các yếu tố lâm sàng

44

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Tuổi càng cao thì điểm trung bình của thang điểm Oswestry càng tăng. Tuy nhiên, không có
sự khác biệt giữa điểm Oswestry trung bình giữa các nhóm tuổi, giới, mức độ nặng của lao động,
(p > 0,05).
Bảng 1. Điểm Oswestry trung bình của bệnh nhân theo các triệu chứng
của hội chứng cột sống

Triệu chứng

Tính chất

X ± SD

n



32

56,28 ± 17,86

Không

38

43,47 ± 13,94



40

55,12 ± 16,33

Không

30


41,60 ± 14,84

Nghiệm pháp Schober



52

52,29 ± 16,26

dương tính

Không

18

40,78 ± 16,56



55

52,44 ± 16,28

Không

15

37,93 ± 14,94


Co cứng cơ cạnh sống

Mất đường cong sinh lý

Khoảng cách tay đất > 0 cm

p
< 0,05

< 0,05

< 0,05

< 0,05

Điểm Oswestry trung bình của nhóm bệnh nhân có triệu chứng như co cứng cơ cạnh sống,
mất đường cong sinh lý, nghiệm pháp Schober dương tính, khoảng cách tay đất > 0 cm cao hơn
ở nhóm không có triệu chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
Bảng 2. Điểm Oswestry trung bình của bệnh nhân theo các triệu chứng
của hội chứng rễ thần kinh
Triệu chứng
Dấu hiệu Valleix dương tính

Dấu hiệu bấm chuông dương tính

Dấu hiệu Lassègue

Rối loạn cảm giác

Rối loạn phản xạ gân xương


TCNCYH 97 (5) - 2015

Tính chất

n

X ± SD



48

52,90 ± 16,75

Không

22

41,55 ± 15,11



31

55,74 ± 16,96

Không

39


44,24 ± 15,39



63

51,10 ± 16,72

Không

7

33,43 ± 10,11



27

56,78 ± 16,06

Không

43

44,65 ± 16,02



19


49,00 ± 16,34

Không

51

49,45 ± 17,38

p
< 0,05

< 0,05

< 0,05

< 0,05

> 0,05

45


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Triệu chứng
Teo cơ

Rối loạn cơ tròn

Tính chất


n

X ± SD



12

56,00 ± 15,69

Không

58

47,95 ± 17,05



1

68

Không

69

49,06 ± 16,96

p

> 0,05

> 0,05

Điểm Oswestry trung bình ở các nhóm có dấu hiệu Valleix, Lassègue, bấm chuông dương
tính, rối loạn cảm giác cao hơn ở nhóm không có các triệu chứng này. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p < 0,05.
3.2. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ nặng theo thang điểm Oswestry và cộng
hưởng từ
- Điểm Oswestry trung bình của bệnh nhân ở các nhóm phân theo số tầng thoát vị đĩa đệm
tăng dần khi số tầng thoát vị đĩa đệm tăng lên, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê, p > 0,05.
- Điểm Oswestry trung bình của bệnh nhân ở các nhóm phân theo thể thoát vị đĩa đệm trên
phim chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng không có sự khác biệt, (p > 0,05).
Bảng 3. Điểm Oswestry trung bình của bệnh nhân ở các mức độ hẹp ống sống
Mức độ hẹp ống sống

n

X ± SD

Không hẹp

18

44,56 ± 17,56

Hẹp tương đối

29


46,24 ± 14,09

Hẹp tuyệt đối

23

56,96 ± 17,89

Tổng

70

49,64 ± 16,34

p

< 0,05

Mức độ hẹp ống sống càng nặng thì điểm Oswestry trung bình càng tăng. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê, p < 0,05.

IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy

gặp ở độ 3 cao nhất vì biểu hiện lâm sàng độ

khi lượng giá mức độ nặng của đau thần kinh

3 là các triệu chứng bộc lộ rõ, bắt đầu ảnh

hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt

tọa do thoát vị đĩa đệm theo thang điểm
Oswestry thường gặp ở các mức độ sau: độ 2
(25,7%), độ 3 (42,9%), độ 4 (24,3%). Điểm
trung bình Oswestry là 49,64 ± 16,43. Kết quả
của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của
Endres (2001), điểm trung bình Oswestry là
53,43 ± 10,12 [11]. Theo chúng tôi tỷ lệ bệnh
46

hàng ngày của bệnh nhân, buộc bệnh nhân
phải đến viện khám và điều trị. Trong các tiêu
chí đánh giá của thang điểm Oswestry thì hoạt
động đi bộ (3,16 ± 0,77), nhấc đồ vật (3,06 ±
0,74), đứng (3,03 ± 0,98), các hoạt động xã
hội (3,1 ± 0,87), bị ảnh hưởng cao hơn, thể
TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
hiện điểm trung bình của chỉ tiêu này cao nhất

dấu hiệu Valleix, Lassègue, bấm chuông, rối

trong nhóm. Các động tác này làm ra tăng sự
chèn ép của đĩa đệm bởi sự co cơ và tăng áp

loạn cảm giác thì điểm Oswestry trung bình
cao hơn ở nhóm triệu chứng âm tính. Sự khác


lực trong khoang màng cứng. Như vậy bệnh
ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động di chuyển,

biệt về điểm trung bình giữa hai nhóm cũng có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các dấu hiệu

thay đổi tư thế và gắng sức của bệnh nhân.
Tiêu chí đánh giá ít bị ảnh hưởng nhất là

trên lâm sàng của hai hội chứng cột sống và
hội chứng rễ thần kinh là các dấu hiệu ảnh

“ngủ”, điều này có thể giải thích ở trạng thái

hưởng nhiều đến số điểm đánh giá theo thang

nằm bệnh nhân không phải chịu sức ép dồn
xuống chân như khi đứng hay đi lại vì vậy

điểm. Như vậy có sự phù hợp giữa mức độ
nặng đánh giá theo chủ quan của bệnh nhân

giảm được sự chèn ép rễ thần kinh do đó đỡ
gây ra khó chịu cho bệnh nhân. Đánh giá “khả

bằng thang điểm Oswestry và khám lâm sàng
của thầy thuốc.

năng tình dục” là một trở ngại lớn khi áp dụng

thang điểm này ở trong nghiên cứu do tâm lý

Qua phân tích kết quả thu được chúng tôi
thấy mức độ nặng trên lâm sàng và số tầng

bệnh nhân ngại trả lời, và ở các bệnh nhân

thoát vị đĩa đệm và thể thoát vị đĩa đệm không

lớn tuổi không đánh giá được, do vậy trong
nghiên cứu của chúng tôi câu hỏi này chỉ thực

có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên, điểm Oswestry trung bình ở nhóm hẹp

hiện ở 43 bệnh nhân (61,4%). Do điều kiện
kinh tế của nước ta còn khó khăn, bệnh nhân

ống sống tuyệt đối cao nhất (56,96 ± 17,89),
tiếp đến là nhóm hẹp ống sống tương đối

không có nhu cầu đi du lịch nhất là trong lúc bị
đau nên nội dung đánh giá “đi du lịch” của các

(46,24 ± 14,09), thấp nhất là nhóm không có
hẹp ống sống (44,56 ± 17,56). Mức độ hẹp

bệnh nhân trong nghiên cứu này không đánh

ống sống càng nặng thì điểm Oswestry trung


giá được. Vì vậy có thể sử dụng thang điểm
Oswestry sửa đổi không lượng giá tiêu chí “đi

bình càng tăng. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Kết quả trong nghiên

du lịch” cho phù hợp với điều kiện kinh tế của
bệnh nhân Việt Nam.

cứu của chúng tôi tương đồng với các tác giả
khác như Phan Việt Nga (2010), Nguyễn Minh

Điểm trung bình thang điểm Oswestry giữa
các nhóm tuổi không có sự khác biệt có ý

Hùng (2011), khi mức độ hẹp ống sống càng
tăng thì tình trạng lâm sàng càng nặng. Như

nghĩa thống kê (p > 0,05). Như vậy ở các độ

vậy mức độ hẹp ống sống có mối liên quan

tuổi đều có thể gặp bệnh nhân các mức độ
nặng, nhẹ khác nhau. Chúng tôi cũng không

với mức độ nặng trên lâm sàng đánh giá theo
thang điểm Oswestry. Vì vậy có thể dự đoán

nhận thấy được mối liên quan ý nghĩa giữa

mức độ bệnh ở hai giới. Ở nhóm bệnh nhân

có hẹp ống sống khi điểm Oswestry từ 46,24 ±
14,09 trở lên.

có các triệu chứng dương tính của hội chứng
cột sống: co cứng cơ cạnh sống, mất đường

V. KẾT LUẬN

cong sinh lý, nghiệm pháp Schober, khoảng

Mức độ bệnh theo thang điểm Oswestry

cách tay đất thì điểm Oswestry trung bình cao
hơn ở nhóm triệu chứng âm tính. Sự khác biệt

chủ yếu gặp ở ba mức độ là độ 2 (25,7%), độ

về điểm trung bình giữa hai nhóm có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Bệnh nhân có các triệu

3 (42,9%), độ 4 (24,3%). Điểm Oswestry trung
bình là 49,64 ± 16,43.

chứng dương tính của hội chứng rễ thần kinh:

TCNCYH 97 (5) - 2015

47



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Điểm Oswestry trung bình cao hơn ở nhóm
bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng cột
sống và một số triệu chứng của hội chứng rễ.
Điểm Oswestry trung bình theo số tầng
thoát vị đĩa đệm, thể thoát vị đĩa đệm không
có sự khác biệt nhưng tăng khi mức độ hẹp
ống sống tăng lên, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê.

Lời cám ơn
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi
xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh
viện Bạch Mai, Khoa Cơ xương khớp Bệnh
viện Bạch Mai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Qin Z., Liu X., Yao Q et al (2015). Acupuncture for treating sciatica: a systematic
review protocol. BMJ Open, 5(4), 1 - 5.
2. Konstantinou K, Dunn KM (2008).
Review of epidemiological studies and
prevalence estimates, Spine (Phila Pa 1976)
33, 2464 - 2472.
3. Suthar P, Patel R, Mehta C, Patel N (2015).
MRI evaluation of lumbar disc degenerative
disease. J Clin Diagn Res, 9(4), 4 - 9.
4. B W Koes, M W van Tulder, W C Peul
(2007). Diagnosis and treatment of sciatica,

Clinical Review, 334, 1313 - 1317.

5. Julie M Fritz, James J Irrgang (2001).
Disability Scale Disability Questionnaire and
the Oswestry Back Pain: A Comparison of a
Modified Oswestry Low Back Pain. Phys Ther,
81, 776 - 788.
6. Kopec JA, Esdaile JM, Abrahamowicz
M et al (1995). The Oswestry Back Pain Disability Scale: measurement properties. Spine,
20(3), 341 - 352.
7. Mousavi SJ, Parnianpour M, Mehdian
H et al (2006). The Oswestry Disability index,
the Rolan-Morris Disability Questionnaire, and
the Quebec Back Pain Disability Scale: translation and validation studies of the Iranian versions. Spine, 31(14), 454 - 459.
8. Kopec JA, Esdaile JM, Abrahamowicz
M et al (1995). The Quebec Back Pain Disability Scale: measurement properties. Spine,
20(3), 341 – 352.
9. Clarisse J (2002). Hình ảnh học sọ nãohình ảnh học cột sống và ống sống, Hội chẩn
đoán hình ảnh Thành Phố Hồ Chí Minh, 334.
10. Osborn AG (1994). Diagnostic neuroradiology. Mosby, Baltimore, 849 - 850.
11. Stefan Endres (2001). Instrumented
posterolateral fusion-clinical and functional
outcome in elderly patients. Ger Med Sci, 9,
1 - 13.

Summary
THE RELATIONSHIP BETWEEN OSWESTRY SCALE AND CLINICAL
FEATURES AND MRI IN PATIENTS WITH SCIATICA
Applying clinical scales in evaluating the severity of patients with sciatica caused by spinal disc
herniation has been studied in many countries. This study aimed (1) to apply Oswestry scale for

evaluating the severity of patients with sciatica caused by spinal disc herniation. (2) To evaluate
the relationship between Oswestry scale and clinical symptoms, MRI. Cross-sectional descriptive
stuy was conducted on 70 patients with sciatica, diagnosed by Kose criteria, hospitalized in Rheumatology Department, Bach Mai hospital from March 2014 to August 2014. Results showed that
severity of the diseases according to Oswestry scale was observed mostly in 3 levels: level 2

48

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
(25.7%), level 3 (42.9%) and level 4 (24.3%). The average Oswestry scale was 49.64 ± 16.43.
The average Oswestry scale was higher in patients with spinal syndrome and some symptoms of
root syndrome (p < 0.05). There was no statistical difference between the average Oswestry scale
and the number of discs herniated and types of herniation (p > 0.05). However, the average
Oswestry scale was proportionally increased with the level of spinal stenosis (p < 0.05). Oswestry
scale should be used to evaluate levels of severity of patients with sciatica caused by disc
herniation. There was the relationship between the average Oswestry scale and levels of spinal
stenosis.
Keywords: Sciatica, Oswestry scale, MRI

TCNCYH 97 (5) - 2015

49



×