Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

dự án sản phẩm đồ hộp thịt gà sốt cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.8 KB, 26 trang )

Nhóm 8.
Câu 8: LẬP DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MỘT SẢN PHẨM MỚI TỪ THỊT
SẢN PHẨM MỚI: ĐỒ HỘP THỊT GÀ SỐT CAM
Thành viên:
1. Lê Vũ Ngọc Linh
2. Nguyễn Thị Yến Linh
3. Văn Thị Diệu Linh
4. Phan Thị Loan
5. Nguyễn Thị Luật


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................4
NỘI DUNG...................................................................................................................5
Phần 1. NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG........................................5
1.Sự cần thiết của việc phát triển một sản phẩm mới..........................................5
2.Phương pháp đưa ra sản phẩm mới...................................................................6
3.Tim hiểu và nghiên cứu thị trường....................................................................6
Phần II. THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG.............................................................9
Phần III. CÁC BƯỚC TẠO RA SẢN PHẨM MỚI............................................10
1.Hình thành ý tưởng..........................................................................................10
2.Sàng lọc ý tưởng..............................................................................................11
2.1.Thịt gà sốt cam đóng hộp.........................................................................11
2.2.Khô gà cay ...............................................................................................11
2.3.Thịt gà hầm hạt sen đóng hộp..................................................................11
3.Thẩm định sản phẩm.......................................................................................12
4.Chiến lược marketing......................................................................................14
5.Thiết kế sản phẩm mới....................................................................................14
5.1.Nguyên liệu..............................................................................................14
5.1.1.Thịt gà................................................................................................14
5.1.2.Cam ..................................................................................................15


5.1.3.Tỏi......................................................................................................16
5.1.4.Ớt.......................................................................................................16
5.1.5.Sả ......................................................................................................16
5.1.6.Lá chanh............................................................................................17
5.2.Quy trình sản xuất đồ hộp thịt gà sốt cam...............................................17
5.3.Thuyết minh quy trình sản xuất...............................................................19
5.3.1.Xử lý..................................................................................................19
5.3.2.Chiên..................................................................................................19
5.3.3.Để ráo ...............................................................................................19
5.3.4.Xếp hộp:............................................................................................19
5.3.5. Rót sốt:..............................................................................................19


5.3.6.Bài khí, ghép mí................................................................................20
5.3.7.Tiệt trùng – làm nguội ......................................................................21
5.3.8.Bảo ôn................................................................................................21
5.3.9.Dán nhãn, đóng thùng.......................................................................21
6.Thử nghiệm sản phẩm.....................................................................................22
7.Thương mại hóa sản phẩm..............................................................................22
8.Thiết kế bao bì.................................................................................................24
KẾT LUẬN................................................................................................................25


MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghiệp thực phẩm là một trong số những ngành đang
phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Do nhu cầu của thị trường không ngừng
được nâng cao về cả chất lượng, sự tiện dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm nên mỗi năm có hàng ngàn sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường đảm
bảo được nhu cầu đó.
Mỗi doanh nghiệp muốn lớn thì phải không ngừng phát triển những sản

phẩm đã có và tạo ra các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày một nâng
cao của con người về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, về mẫu mã bên ngoài, về
vệ sinh an toàn thực phẩm và về thời gian dành cho công việc chế biến sản
phẩm ấy.
Do vậy, người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm chế
biến sẵn trong đó có đồ hộp. Các sản phẩm đồ hộp mang tính tiện lợi cao, có
thể sử dụng ngay sau khi mở nắp nhưng vẫn giàu các chất dinh dưỡng có lợi
cho sức khỏe của con người.
Qua đó, đối với đề tài “phát triển một sản phẩm mới từ thịt”, nhóm
chúng em đã lên ý tưởng, tìm hiểu thị trường và lựa chọn “thịt gà sốt cam
đóng hộp” là sản phẩm mới có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thịt gà sốt cam đóng hộp là sản phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cần
thiết cho con người như protein, chất béo, Vitamin C… và là sản phẩm mang
hương thơm thanh mát từ cam, lá chanh, cảm giác béo ngậy của thịt gà.


NỘI DUNG
CÁC BƯỚC LẬP DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MỘT SẢN PHẨM MỚI TỪ THỊT
Bước 1: Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường
Bước 2: Tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng
Bước 3: Tạo ra sản phẩm mới
Phần 1. NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG
1. Sự cần thiết của việc phát triển một sản phẩm mới

Có nhiều lý do quan trọng dể tiến hành đổi mới một sản phẩm: là do
thay đổi thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng ngày càng
đa dạng nên mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi sản phẩm cũ để phục vụ tốt
hơn nhu cầu của hiện tại hoặc tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu
chưa được thỏa mãn, nói rộng hơn đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm
bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh.Sản phẩm mới có 2 loại là: sản phẩm

mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối.
Sản phẩm mới tương đối là sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất
và đưa ra thị trường nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với
thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm dựa trên sự
cải tiến tính chất của sản phẩm đã có .
Sản phẩm mới tuyệt đối là sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường và
trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cho ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên sản
phẩm này.
Sản phẩm nhóm chúng em lựa chọn để phát triển là sản phẩm thịt gà
sốt nước cam - một sản phẩm mới tuyệt đối, lần đầu tiên xuất hiện trên thị
trường.


2. Phương pháp đưa ra sản phẩm mới.

Thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong doanh
nghiệp.
Mua bằng sáng chế hoặc giấy phép sản xuất sản phẩm của các viện
nghiên cứu hoặc của doanh nghiệp khác.
Liên kết phối hợp với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp khác.
3. Tim hiểu và nghiên cứu thị trường

Với sự phát triển của xã hội hiện đại, cuộc sống con người từng bước
nâng cao, từ đó những yêu cầu trong sinh hoạt cũng thay đổi. Thực phẩm –
nguồn cung cấp năng lượng để duy trì sự sống – dần trở thành mối quan tâm
hàng đầu trong cuộc sống hiện đại. Con người bắt đầu quan tâm nhiều hơn
đến những gì có trong bữa ăn của họ. Những mối nguy hại từ phụ gia thực
phẩm, thực phẩm thứ cấp được cảnh báo thường xuyên khiến cho vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm trở thành nỗi lo của người tiêu dùng.
Thực phẩm ngày nay ngoài mục đích cung cấp năng lượng còn phải

đáp ứng yêu cầu ngon miệng, an toàn và tốt cho sức khỏe. Các bà nội trợ bắt
đầu muốn tự tay làm ra các món ăn nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh đồng thời
giúp tiết kiệm chi phí so với việc mua sản phẩm. Bên cạnh đó, việc tự tạo các
sản phẩm thực phẩm còn giúp thỏa mãn các yêu cầu của họ về thành phần
nguyên liệu hay gia vị có trong sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị và tình
trạng sức khỏe. Vì vậy, một phương pháp chế biến từ lâu đời, tưởng chừng bị
lãng quên đã trở lại, chính là việc đóng hộp, xếp lọ thực phẩm.
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các vật chứa đựng như hũ, vại để
dự trữ các loại nông sản cho mùa đông. Theo dòng thời gian, phương pháp
này được dân gian cải tiến đa dạng với các hình thức như dầm giấm, muối
chua, có sự kết hợp gia nhiệt để kéo dài thời hạn bảo quản. Các nguyên liệu
để đóng lọ cũng từ đó phong phú hơn như rau củ quả, trái cây, thực phẩm tươi
sống…


Nguyên tắc của việc đóng hộp nói chung gồm quá trình loại bỏ oxy, vô
hoạt enzym gây phân hủy thực phẩm, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật
bằng cách tạo ra môi trường yếm khí và chân không.
Có thể nói việc đóng hộp thực phẩm luôn luôn hiện hữu, tùy vào từng
thời điểm mà xu hướng này nổi bật hoặc chìm lắng. Điển hình như trong
những năm chiến tranh, khi cuộc sống khó khăn, nguồn thực phẩm không
phải luôn sẵn có, vì vậy vấn đề dự trữ thực phẩm trở nên cấp thiết và việc
đóng hộp bảo quản thực phẩm trở nên phổ biến. Tuy nhiên khi cuộc sống hòa
bình, đời sống được nâng cao, mọi người dần hướng đến nguồn thực phẩm
tươi luôn sẵn có tại chợ, siêu thị.
Việt Nam là nước đông dân và có dân số trẻ, sức tiêu dùng do bộ phận
giới trẻ ở Việt Nam quyết định. Sau đây là số liệu của BMI về tình hình tiêu
thụ sản phẩm đóng hộp tại Việt Nam từ 2004 – 2014 (ước tính tại thời điểm
6/2010):



BMI dự báo ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ
tăng 24,2% về lượng và 48,7% về giá trị doanh số bán hàng. Nguyên nhân
chủ yếu là do cuộc sống bận rộn cùng với lối sống hiện đại ở các thành phố
lớn dẫn đến nhu cầu về các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng gia tăng.
Người tiêu dùng ngày nay đang có xu hướng quan tâm và nhận thức tốt
hơn về nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống. Do đó, những lo lắng cho sức khỏe cũng sẽ khuyến khích người
tiêu dùng mua thực phẩm chế biến nhiều hơn là sử dụng đồ tươi sống. Hơn
nữa, việc đầu tư mạnh mẽ cả trong và ngoài nước cho ngành này làm tăng
doanh số bán hàng. Trong khi đó, người lao động ở các thành phố đang có xu
hướng ít đi ăn nhà hàng hơn mà thay vào đó họ lựa chọn những loại thực
phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì thực phẩm
đóng hộp, chế biến thường rẻ hơn 20-30% so với các loại thực phẩm tươi
sống.


Phần II.

THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thị hiếu không đồng nhất và bất biến, có thị hiếu rất cá biệt , tùy theo
đặc điểm, hoàn cảnh cá nhân và môi trường sống của từng người, cũng có một
số đặc điểm và biểu hiện chung về thị hiếu của một tậ thể hay cộng đồng; nó
thay đổi theo thời gian va hoàn cảnh sống.
Khi nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dung chúng ta
có thể thấy được những điểm khách hàng không hài lòng, chẳng hạn như về
chất lượng, mẫu mã, giá cả, hoặc sản hẩm đó không phù hợp với thời điểm
bán đó là một động lực để tạo ra một sản phẩm mới.
Giá cả và chất lượng là một trong những điểm chú ý nhất mà người tiêu

dùng quan tâm đến, nó là kết quả của những thành tựu khoa học kỹ thuật, vì
vậy khi đưa ra một sản phẩm mới sẽ đánh trúng tâm lý của khách hang là
muốn tốt, rẻ và an toàn.
Trở lại với hiện tại, con người ngày nay đang dần quay về với nguồn
cội, điều này không có gì là ngạc nhiên. Tại thời đại mà nỗi lo về phụ gia thực
phẩm, thuốc trừ sâu, chất gây ung thư luôn hiện diện trong mỗi bữa ăn, mọi
người ai cũng ao ước được thưởng thức những món ăn do bà hoặc mẹ nấu từ
những rau củ trong vườn. Nguồn thực phẩm tự nhiên, xanh, sạch, an toàn
đang được ưu tiên trong thời đại mà con người “dễ bệnh hơn bao giờ hết”. Và
thực phẩm đóng hộp đang trở lại với người tiêu dùng cho cả hai lý do: sức
khỏe và kinh tế.


Phần III.

CÁC BƯỚC TẠO RA SẢN PHẨM MỚI

Bước 1. Hình thành ý tưởng
Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Bước 3: Thẩm định sản phẩm
Bước 4: Xây dựng phát triển marketing
Bước 5: Thiết kế sản phẩm mới
Bước 6: Thử nghiệm sản phẩm
Bước 7: Thương mại hóa sản phẩm

1. Hình thành ý tưởng

Qua quá trình tìm hiểu và thảo luận của các thành viên trong nhóm, cũng như
trong thị trường, nhóm em có một số ý tưởng để phát triển một số sản phẩm
từ thịt như sau:

STT

Ý tưởng

Mô tả ý tưởng

1

Thịt gà hầm hạt
sen đóng hộp

Sản phẩm mang hương vị thanh mát của
hạt sen, sự mềm mại đậm đà cua thịt gà.

Thịt gà sốt me

Sản phẩm mang vị chua xen lẫn với vị
ngọt của nước sốt, cảm giai mềm của
thịt.

Thịt gà sốt cam

Sản phẩm mang vị chua thanh mát xen
lẫn vị ngọt và mùi thơm nhẹ của cam.
Thịt gà thơm mềm, béo ngậy, màu sắc
đẹp.

4

Chả gà


Đây là sản phẩm mang tính truyền
thống, gần giống với các sản phẩm
truyền thống như giò chả…. Mang
hương vị mới lạ của thịt gà. Sản phẩm
có thể chế biến thành nhiều món ăn
khác.

5

Khô gà cay

Là sản phẩm được sử dụng trong các

2

3


bữa tiệc có bia, rượu… Sản phẩm mang
vị cay nhẹ, hương thơm đặc trưng của
ớt, sả cũng như của thịt gà.
6

2. Sàng lọc ý tưởng

Có 3 ý tưởng được lựa chọn dựa trên những tiêu chí của nhóm:
• Tính tiện dụng
• Tính khả thi
• Nguồn nguyên liệu

• Giá cả
 Kết quả sàng lọc:
 Thịt gà sốt cam
 Khô gà cay
 Thịt gà hầm hạt sen đóng hộp
2.1.

Thịt gà sốt cam đóng hộp

Tên sản phẩm: Thịt gà sốt cam đóng hộp
Thành phần: thịt gà, nước cam, dầu thực vật…
Hình dạng sản phẩm: Đóng hộp sắt tây khối lượng 400g.
Đặc trưng của sản phẩm: Có vị chua nhẹ xen lẫn vị ngọt, mùi thơm của cam.
2.2.

Khô gà cay

Tên sản phẩm: Khô gà cay
Hình dạng sản phẩm: Đóng túi PE
Đặc trưng của sản phẩm: Sản phẩm mang vị cay nhẹ, hương thơm đặc trưng
của ớt, sả cũng như của thịt gà.
2.3.

Thịt gà hầm hạt sen đóng hộp

Tên sản phẩm: Thịt gà hầm hạt sen đóng hộp
Hình dạng sản phẩm: Đóng hộp sắt tây khối lượng 400g.


Đặc trưng của sản phẩm: Sản phẩm mang hương vị thanh mát của hạt sen, sự

mềm mại đậm đà cua thịt gà.
3. Thẩm định sản phẩm

Dự án sản phẩm mới là một phương án đã nghiên cứu kỹ của các ý
tưởng, được thể hiện bằng các khái niệm có ý nghĩa đối với người tiêu dùng,
vì khách hàng không mua ý tưởng, mà mua sản phẩm cụ thể. Các dự án được
trình bày cho một nhóm khách hàng chọn lọc để thẩm định.
Từ những sản phẩm trên, nhóm chúng em đã có cuộc thăm dò thị
trường đối với 100 khách hàng với bảng câu hỏi điều tra:
Với những câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời mà bạn cho là phù hợp nhất.Với những câu hỏi khác, xin vui lòng điền
câu trả lời của bạn vào chỗ trống.
Bảng câu hỏi
1. Bao lâu thì bạn mua sản phẩm đồ hộp một lần?
a. Mỗi tuần 1 lần
b. Ít nhất 2 lần trong tuần
c. 2 tuần 1 lần
d. Mỗi tháng một lần
2. Khi bạn chọn thực phẩm đồ hộp, điều bạn quan tâm nhất là gì?
a. An toàn
b. Giá cả
c. Tính tiện lợi
d. Tốt cho sức khỏe
e. Ý kiến khác:………….
4. Bạn muốn cải tiến đặc tính nào trong sản phẩm đồ hộp thịt gà?
a. Mùi vị
b. Màu sắc
c. Cấu trúc của thịt gà



d. Độ sánh của nước sốt
5. Bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho một sản phầm thịt gà chế biến sẵn có khối
lượng 400g?
a. 25.000 VND
b. 28.000 VND
c. 32.000 VND
d. 35.000 VND trở lên
6. Trong 3 sản phẩm chúng tôi đưa ra, sản phẩm nào là sản phẩm bạn thích
nhất?
a. Thịt gà hầm hạt sen
b. Khô gà cay
c. Thịt gà sốt cam
7.Theo bạn những thế mạnh của sản phẩm đó là gì?
…………………………………………………………………………………
8. Theo bạn những điểm yếu của sản phẩm đó là gì?
…………………………………………………………………………………
Sau khi thăm dó ý kiến của 100 khách hàng về nhu cầu sử dụng sản
phẩm thịt gà, nhóm chúng em thu được kết quả sau:
STT

Tên sản phẩm

Số người chọn

1

Thịt gà sốt cam đóng hộp

43


2

Khô gà cay

26

3

Thịt gà hầm hạt sen đóng hộp

31

Sau khi thảo luận,nhóm chúng em đã quyết định chọn sản phẩm đồ hộp
thịt gà sốt cam là sản phẩm mới .Đa số những người khảo sát chọn sản phẩm
mới này là do nó an toàn, tốt cho sức khỏe, tiện lợi và mới lạ.


4. Chiến lược marketing

Sau khi thẩm định, chiến lược Marketing sẽ được soạn thảo cho sản
phẩm mới được chấp thuận. Qua chiến lược Marketing của từng sản phẩm mà
Ban lãnh đạo lựa chọn sản phẩm có lợi thế nhất.
 Cách tiến hành:
• Hoạch định sơ bộ một chiến lược.
• Hoạch định chương trình marketing để tung thương hiệu sản phẩm
mới ra thị trường.
 Nội dung chương trình Marketing:
• Thị trường mục tiêu, quy mô, hành vi tiêu dùng của nó, vị trí dự
định của sản phẩm, thương hiệu, giá cả, phân phối, quảng bá thương
hiệu, dự đoán doanh thu, thị phần, lợi nhuận, ngân sách marketing.

• Đặt tên cho thương hiệu.
• Đăng ký tên thương hiệu (nhãn hiệu hàng hoá – trademark) trước
pháp luật để được pháp luật bảo vệ.
5. Thiết kế sản phẩm mới

5.1.

Nguyên liệu

5.1.1. Thịt gà
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam cũng
như các nước trên thế giới, là nguyên liệu không thể thiếu trong các dịp lễ tết.
Trên thế giới có nhiều loại gà khác nhau, mỗi loại có một đặc trưng riêng về
chất lượng thịt.
Giá trị dinh dưỡng của thịt gà:
Giá trị dinh dưỡng (100g)
Calo (Kcal)

239

Lipid

14g

Cholesterol

88mg


Natri


82mg

Kali

223mg

Cacbohydrat

0g

Chất xơ

0g

Đường

0g

Protein

27g

5.1.2. Cam
Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi,
vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam
là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus
maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có
cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông
Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có
thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt
lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến
thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó
cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài
cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn.
Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.
Giá trị dinh dưỡng của cam:
Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Nước

87%

Protein

1g

Đường

10.6g

Vitamin A

2mg

Vitamin C


49mg

Vitamin B1

0.07mg

Vitamin B2

0.03mg


Vitamin B6

0.06mg

Vitamin E

0.1mg

Năng lượng kJ/kcal

198/47

5.1.3. Tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị rất quen thuộc trong các món ăn thường
ngày. Ngoài tác dụng đem lại mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, tỏi còn có tác dụng
sát khuẩn, kháng sinh, chống oxy hoá ... Trong 100 kg tỏi chứa 60 – 200g tinh
dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là allicin. Chất này có tác dụng
diệtkhuẩn rất mạnh, nó cũng có tác dụng chống ôxy hóa.
Trong tỏi tươi không có allicin mà có aliin, khi được cắt mỏng hoặc

đập dập và dưới sự xúc tác của nhân hoá tố anilaza, chất aliin sẽ biến thành
allicin. Ngoài ra, trong tỏi còn có các glycoside allinin, vitamin C, các vitamin
B1,B2, B6, các chất phytosterol, inulin.
5.1.4. Ớt
Ớt là một gia vị phổ biến trong chế biến. Nếu ớt ngọt dùng làm rau ăn
thì ớt cay chỉ được coi là gia vị, làm cho món ăn thêm ngon miệng, khử mùi
tanh hay mùi nặng. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ớt cay được xem là dược
liệu quý, vị thuốc hay và dễ sử dụng.
Thành phần hoá học của ớt:
• Chứa tinh dầu, vitamin C, vitamin K, caroten, một số chất khoáng…
• Alkaloid tạo mùi thơm và tạo vị cay.
• Chứa Phitocide là chất kháng sinh thực vật.
5.1.5. Sả
Sả là một loại cỏ thuộc họ lúa, có tên khoa học là Cymbopogon
citratus, có vị the, cay, tính ấm, có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, là một loại


gia vị vừa tạo mùi thơm vừa kích thích tiêu hoá. Do thành phần chính của nó
là tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh như: chữa cảm cúm, trúng
hàn, chữa cho trẻ em chứng động kinh…
5.1.6. Lá chanh
Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng
cưa.
Lá chanh là 1 loại gia vị truyền thống thường thấy trong các món thịt gà như
thịt gà luộc. trong các loại nước sốt….
5.2.

Quy trình sản xuất đồ hộp thịt gà sốt cam





Xử lý
Hộp

Chiên

Rửa

Để ráo

Sấy

Xếp hộp

Rót sốt

Bài khí - ghép mí

Tiệt trùng- làm nguội

Bảo ôn

Dán nhãn – đóng thùng

Sản phẩm

Hành, tỏi,
ớt, lá chanh


Phi thơm

Phối trộn

Nấu

Sốt

Nước cam,
nước,
đường


5.3.

Thuyết minh quy trình sản xuất

5.3.1. Xử lý
Gà được làm sạch chặt đầu, bỏ chân, bỏ nội tạng. Rửa lại bằng nước cho sạch
hết máu bám trên thịt gà.
5.3.2. Chiên
Mục đích:
• Tạo màu vàng đẹp cho sản phẩm
• Vô hoạt enzyme
• Giảm lượng nước trong thịt
5.3.3. Để ráo
Để ráo tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
Mục đích:
• Loại bớt dầu sau khi chiên.
• Tạo điều kiện cho quá trình xếp hộp.

5.3.4. Xếp hộp:
Hộp sử dụng là hộp sắt tây, sẽ được rửa và sấy khô trước khi vô hộp .
Cân khối lượng thịt gà trước khi xếp vào hộp.
Yêu cầu sau khi xếp hộp:
• Đẹp, đủ trọng lượng và nguyên vẹn.
• Đồng đều về hình dạng kích thước, số lượng miếng. Để lại khoảng
không đỉnh hộp.
• Thực hiện trong môi trường vệ sinh, tuân thủ các quy định vệ sinh một
cách nghiêm ngặt.
5.3.5. Rót sốt:


• Chuẩn bị sốt: Sốt cam được làm từ cam còn tươi, không sâu bệnh, dập
nát.Rửa cam dưới vòi nước chảy nhằm loại bỏ tạp chất, đất, cát. Loại
bỏ những quả bị thối, không đủ quy cách chế biến. Sau đó cắt đôi, vắt
lấy nước và loại bỏ hạt, vỏ. Chuẩn bị hành tím, tỏi, lá chanh, ớt, và gia
vị.
• Xay nhuyễn: quá trình xay giúp phá vỡ cấu trúc tế bào của hành và tỏi,
ớt.
• Phi thơm: bỏ hỗn hợp vừa xay vào dầu ăn đang sôi, phi đến khi vàng.
• Phối chế: cho dịch nước cam (gồm nước cam nguyên chất, đường,
nước) vào nồi chứa hôn hợp vừa phi.
• Nấu: cô đặc dịch nước sốt, đưa dịch sốt đến nhiệt độ cần thiết để chuẩn
bị cho quá trình rót nóng, bài khí, tạo điều kiện cho việc rót dịch dễ
dàng. Nhiệt độ nấu đạt đến 85 – 900C.
• Tiến hành rót sốt vào hộp ở nhiệt độ nóng ở 80 – 850C. Sau đó phủ lên
bề mặt sốt một lớp mỏng dầu thực vật cách miệng hộp 5mm.
Mục đích:
• Nhằm mục đích bài khí
• Tăng giá trị dinh dưỡng và cảm quan cho sản phẩm.

• Dầu giúp bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng, tạo bề mặt bóng đẹp.
5.3.6. Bài khí, ghép mí
Mục đích :
• Giảm áp suất bên trong hộp khi tiệt trùng để hộp khỏi bị biến dạng, bật
nắp nứt các mối hàn
• Tạo cho hộp được an toàn với tác động của môi trường xung quanh và
khi va đập cơ học.
• Hạn chế sự ăn mòn vỏ hộp, tạo độ chân không trong hộp khi làm nguội.


• Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong hộp sau khi
tiệt trùng.
• Ngăn ngừa phản ứng oxy hoá của oxy không khí với dầu nóng và với
cơ thịt.
5.3.7. Tiệt trùng – làm nguội
Mục đích tiệt trùng:
• Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và gây hư hỏng thực phẩm
• Kéo dài thời gian bảo quản, và làm nhừ thịt, đảm bảo an toàn cho người
sử dụng.
Tiến hành tiệt trùng ở nhiệt độ 1210C. Thời gian tiệt trùng: 60 phút.
Mục đích làm nguội:Tránh sự chín tiếp của sản phẩm làm ảnh hưởng đến
cấutrúc, mùi vị của sản phẩm.Sau khi tiệt trùng đồ hộp sẽ được làm nguội
nhanh dưới vòi nước.
5.3.8. Bảo ôn
Bảo ôn ở nhiệt độ phòng trong vòng 15 ngày để kiểm tra và loại bỏ các sản
phẩm bị phồng do vi sinh vật, sản phẩm bị rỉ nước do các mối ghép chưa kín.
5.3.9. Dán nhãn, đóng thùng
Mục đích
• Tăng hình thức cho sản phẩm
• Giúp quản lý sản phẩm và vận chuyển dễ dàng.

Hộp trước khi dán nhãn phải được lau sạch. Nhãn được dán chặt phẳng
ngay ngắn, ghi đầy đủ thông tin: tên xí nghiệp, tên sản phẩm, hạn sử dụng, địa
chỉ,khối lượng thành phần…sau đó hộp được chuyển sang giai đoạn in mã số:
ngày sản xuất và hạn sử dụng. Sau đó được đóng thùng carton.


6. Thử nghiệm sản phẩm

Thời gian đầu tiên, sản phẩm được sản xuất với quy mô nhỏ để đưa ra
thị trường nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm mới đồ hộp thịt gà sốt cam.
Sau đó ghi nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm cải thiện thêm các
tính chất của sản phẩm.
7. Thương mại hóa sản phẩm

Sau khi trải qua thử nghiệm, sản phẩm mới được chấp thuận, được điều
chỉnh và tung ra thị trường. Trong giai đoạn này công ty phải quyết định các
vấn đề tung ra thị trường ở đâu, nhằm vào ai, và như thế nào (tức là phải tuân
theo kế hoạch Marketing đã soạn thảo).
 Địa diểm tung ra thị trường:
Sản phẩm sẽ được bán ở các đại lý của công ty trên cả nước, trong các
tiệm tạp hóa, ở chợ, ở các nhà hàng, ở các siêu thị lớn như Metro, Vinmart,
Big C… hay ở các siêu thị nhỏ ở địa phương. Trong tương lai, với chiến lược
mở rộng và phát triển không ngừng, sản phẩm sẽ được tiếp cận với thị trường
quốc tế và sẵn sàng hợp tác với các đối tác nước ngoài và trong nước qua các
lĩnh vực:
• Thương mại và phát triển xuất nhập khẩu
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ thịt, rau củ quả, thực phẩm
đóng hộp, thủy hải sản.
• Nhập khẩu và kinh doanh thương hiệu, phụ gia, phụ liệu cho ngành
thực phẩm chế biến.

 Đối tượng kinh doanh
Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu về mặt dinh dưỡng, về giá trị
cảm quan mà còn đáp ứng cả nhu cầu là một sản phẩm ăn liền cho những
người là nhân viên văn phòng, những khách hàng không có điều kiện để nấu
ăn như trong những chuyến du lịch, dã ngoại… hay những khách hàng muốn
tìm kiếm sản phẩm mới lạ.


 Chiến lược quảng cáo
Quảng cáo là sử dụng thời gian, không gian để truyền tin định trước về
sản phẩm hay doanh nghiệp cho khách hàng, có thể truyền đạt sản phẩm đến
với khách hàng bằng hình ảnh hay lời nói. Quảng cáo là công cụ cạnh tranh
đắc lực vả rất cần thiết cho sản phẩm mới tung ra thị trường.
Ngoài ra, quảng cáo còn làm gia tăng doanh số bán hàng của sản phẩm,
mở rộng thêm thị trường mới hay lôi cuốn nhóm khách hàng mới, củng cố uy
tín đối với nhãn hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng và chống lại cạnh tranh.
Một số phương thức quảng cáo:
• Giới thiệu sản phẩm tại cái hội chợ, triển lãm, tham gia các cuộc thi
về thực phẩm.
• Mở một cuộc hội thảo tiếp cận khách hàng, có thể mời một số
chuyên gia dinh dưỡng nói chuyện với khách hàng, nêu ý kiến của
họ về sản phẩm này.
• Quảng cáo trên các trang web, báo chí, truyền hình, truyền thanh
hoặc các tờ rơi…
 Chương trình khuyến mãi
Một số cách để tổ chức các chương trình khuyến mãi:
• Tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng bằng cách
tặng kém các sản phẩm khác như bát, đĩa thủy tinh có in logo của
thương hiệu trong các dịp lễ tết hàng năm
• Tổ chức các chương trính khuyến mãi, chương trình dùng thử sản

phẩm ở các siêu thị vào cuối tuần.
• Khuyến mãi sản phẩm khi mua hàng với số lượng lớn như: mua 10
tặng 1, mua 1 thùng thịt gà sốt cam tặng 1 balo đi học…
• Khuyến mãi tặng thêm 10 – 20% sản phẩm


8. Thiết kế bao bì

Bao bì được lựa chọn để chứa đựng sản phẩm là bao bì sắt tây tráng
thiếc. Bao bì đó đảm bảo những yêu cầu như: ngăn ngừa sự phản ứng hóa học
giữa sản phẩm và bao bì làm hư hỏng sản phẩm, không gây biến đổi màu, mùi
cho sản phẩm khi bảo quản, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi sinh vật và các tác
nhân vật lý từ bên ngoài môi trường vào sản phẩm, làm hư hỏng sản phẩm.
Bao bì được thiết kế ghi rõ đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm:
Tên sản phẩm

• Công ty sản xuất và địa chỉ công ty
• Thành phần nguyên liệu
• Ngày sản xuất và hạn sử dụng
• Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
• Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
• Khối lượng tịnh của sản phẩm
Bao bì của sản phẩm đồ hộp phải bắt mắt, gây thiện cảm cho người tiêu dùng.


KẾT LUẬN
Trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm chúng em thấy sản phẩm”Đồ
hộp thịt gà sốt cam” là một sản phẩm công nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu về
tính tiện ích ,vệ sinh an toàn thực phẩm ,và cố đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể con người.

Nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm cũng rất phổ biến và có
quanh năm. Sản phẩm có thể sản xuất ở quy mô nhỏ,vốn đầu tư ít nhưng đem
lại hiệu quả kinh tế cao,góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm đồ hộp.Sản
phẩm”Đồ hộp thịt gà sốt cam” ngoài việc giúp cho ngành công nghiệp đồ hộp
phát triển,còn thúc đẩy ngành chăn nuôi và trồng trọt phát triển ,tăng cường
sự trao đổi hàng hóa trong nước và ngoài nước
Với khả năng và sự hiểu biết hạn hẹp về thực tế của mình, chúng em
vẫn chưa tìm hiểu sáu hơn về thành phần hóa học và mức độ dinh dưỡng của
sản phẩm . Vì vậy mong cô thông cảm và góp ý cho bài của chúng em được
hoàn thiện hơn ,để chúng em có thể rút kinh nghiệm cho những bài lần sau .


×