ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
BÀN THỊ KIM
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI GỖ TRONG
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm nghiệp
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2012 - 2016
Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
BÀN THỊ KIM
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI GỖ TRONG
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm nghiệp
Lớp
: K44 - LN
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2012 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn
: ThS. Nguyễn Thị Tuyên
Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Ngƣời viết cam đoan
( Ký, ghi rõ họ tên)
Hội đồng khoa học
( Ký, ghi rõ họ tên)
ThS. Nguyễn Thị Tuyên
Bàn Thị Kim
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu
( Ký, ghi rõ họ tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh
viên. Đây là thời gian để mỗi sinh viên chúng ta sau quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp tôi đã thực tập tại Đại học Thái Nguyên. Đến nay tôi đã hoàn thành
xong đợt thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong trang đầu của khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban
giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa và tập
thể thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt
quá trình học. Ban lãnh đạo và toàn thể thầy cô trong các trường Đại học thuộc
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
tại từng đơn vị.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô
giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Tuyên đã giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Sau cùng tôi xin kính chúc toàn thể thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp thật dồi
dào sức khỏe, hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò đến với những
bến bờ tri thức.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày… tháng…. năm 2016
Sinh viên
Bàn Thị Kim
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
Ký hiệu viết tắt
1
STT
Số thứ tự
2
ĐHSP
Đại học Sư Phạm
3
ĐHNL
Đại học Nông lâm
4
ĐHKT và QTKD
Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
5
CĐKT và KT
Cao Đẳng Kinh Tế và Kỹ Thuật
6
CNTT và TT
Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông
7
ĐHYD
Đại học Y Dược
8
Nh
Nhẹ
10
N
Nặng
11
TB
Trung bình
12
KTX
Kí túc xá
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
Tên bảng
Bảng 4.1. Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại Đại
Trang
23
học Thái Nguyên
2
Bảng 4.2. Thực trạng mối xuất hiện và phá hại gỗ trong các công trình
26
xây dựng tại Đại học Thái Nguyên
3
Bảng 4.3. Kết quả diệt thử nghiệm
37
4
Bảng 4.4. Kế hoạch phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại Đại
42
học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1. Quần thể mối
4
2
Hình 2.2. Mối vua và mối chúa
7
3
Hình 2.3. Mối cánh
7
4
Hình 2.4. Mối lính
8
5
Hình 2.5. Mối thợ
9
6
Hình 3.1. Dụng cụ phục vụ nghiên cứu
20
7
Hình 3.2. Vật liệu sử sụng trong quá trình nghiên cứu
21
8
Hình 4.1. Mối hại gỗ tại trường Đại học Khoa Học
27
9
Hình 4.2. Mối hại gỗ tại trường Trường Đại học CNTT và Truyền Thông
28
10
Hình 4.3. Mối phá hại ngầm trong các cấu kiện gỗ tại trường CĐKT
29
11
Hình 4.4. Mối hại gỗ tại trường Đại học Y Dược
29
12
Hình 4.5. Mối hại gỗ tại Khoa Ngoại Ngữ
30
13
Hình 4.6. Mối hại gỗ tại trường Đại học Sư phạm
30
14
Hình 4.7. Mối hại gỗ tại trường Đại học KT và QTKD
31
15
Hình 4.8. Mối hại gỗ tại trường Đại học Nông Lâm
31
16
Hình 4.9. Mối hại tại các kí túc xá K
32
17
Hình 4.10. Các bước diệt thuốc lây nhiễm
35
18
Hình 4.11. Diệt mối gỗ khô
36
19
Hình 4.12. Các bước bão hòa tổ mối
37
20
Hình 4.13. Phun chế phẩm
38
21
Hình 4.14. Phun thuốc phòng mối tại hào móng
39
22
Hình 4.15. Phun thuốc phòng mối nền
40
23
Hình 4.16. Bắt diệt mối cánh
41
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...........................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt ......................................................................... iii
Danh mục các bảng .............................................................................................. iii
Danh mục các hình ................................................................................................iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
2.1.1. Tổ mối .......................................................................................................... 5
2.1.2. Thức ăn của mối ........................................................................................... 6
2.1.3. Hình thái và chức năng của mối................................................................... 6
2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ Mối ................................................................ 9
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình .............................................. 9
2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến Mối .......................................10
2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam ...........................................12
2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam ...............13
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới ......................................13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam ......................................14
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................18
vi
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................18
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ....................................................................18
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................19
3.4.3. Dụng cụ, vật liệu phục vụ quá trình nghiên cứu .......................................20
3.4.4. Phương pháp đánh giá mức độ mối hại gỗ.................................................21
3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu .....................................22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................23
4.1. Khái quát lịch sử phòng mối và thực trạng mối hại gỗ tại trong các công
trình xây dựng tại Đại học Thái Nguyên ..............................................................23
4.1.1. Khái quát về lịch sử phòng mối hại gỗ tại các công trình xây dựng..........23
4.1.2. Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại Đại học Thái
Nguyên .................................................................................................................25
4.2. Phương pháp phòng trừ mối hại gỗ ...............................................................34
4.2.1. Diệt mối ......................................................................................................34
4.2.2. Phòng mối ..................................................................................................38
4.3. Giải pháp và kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại Đại học Thái Nguyên .......41
4.3.1. Giải pháp trong phòng trừ mối tại Đại học Thái Nguyên ..........................41
4.3.2. Kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ cho các trường đại học ............................41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................43
5.1. Kết luận .........................................................................................................43
5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................45
I.Tài liệu tiếng Việt ..............................................................................................45
II. Tài liệu tiếng Anh ............................................................................................45
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bộ mối (Isoptera) hay còn gọi bộ cánh đều thuộc lớp côn trùng (Mối) là
nhóm côn trùng đa hình thái, trong các cá thể của một đàn (tổ) có sự phân chia
đẳng cấp và chức năng rõ rệt. Trong tổ mối xuất hiện các đẳng cấp khác nhau
bao gồm mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối cánh. Chúng sống thành
dạng tập đoàn có tổ chức cao (Vũ Quang Mạnh và cs, 1993) [3].
Côn trùng bộ cánh đều có đặc điểm như có hai cánh mỏng, cấu tạo hai
cánh giống nhau và kích thước gần bằng nhau. Cánh mối chỉ có ở các cá thể
sinh sản trước khi giao hoan, sau khi giao hoan đôi cánh đó rụng đi mất, các
cá thể ở đẳng cấp khác như mối lính, mối thợ đều không có cánh. Cơ quan
miệng của mối kiểu gặm nhai, chân dạng chân chạy. Mối là loại biến thái
không hoàn toàn, không có nhộng, thân thể mềm, có màu trắng xám (Vũ
Quang Mạnh và cs, 1993) [3].
Trong tự nhiên, mối tham gia vào các quá trình phân hủy các chất hữu cơ
có nguồn gốc xenlulo như gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ (bàn ghế, tài liệu, sách
báo,…) để tạo thành các đường và các chất đơn giản trong chu trình chuyển hóa
vật chất. Chúng được ví như đội quân làm vệ sinh khổng lồ trong các khu rừng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, ngoài ra chúng còn được xếp vào một trong những
loại côn trùng gây hại gỗ mạnh nhất trong các công trình xây dựng trên toàn thế
giới (Lê Văn Nông, 1999) [4].
Việt nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nên có điều kiện khí hậu
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài mối. Khí hậu thuận lợi tạo điều
kiện cho các loài thực vật phát triển mạnh mà thực vật là nguồn thức ăn chính
của mối, đây là nguyên nhân chính khiến cho loài mối phát triển mạnh và gây
nhiều tổn thất cho người dân ở Việt Nam. Mối phá hại các loài cây trồng, phá
2
hoại gỗ trong các công trình xây dựng như: trụ sở, kho tàng bến bãi, nhà cửa,…
ngoài ra mối còn có thể phá hoại hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ như:
bàn ghế, tủ giường, sách vở,… gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Kết quả qua điều tra tại Đại học Thái Nguyên cho thấy tình hình mối phát
triển và gây hại diễn ra rất mạnh là vấn đề đang được các trường quan tâm. Tại
những khu giảng đường, các khoa, phòng ban, kí túc xá, trạm y tế, thư viện với
nhiều tài liệu, sách vở, giấy tờ và nhiều các cấu kiện được làm từ gỗ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho loài mối sinh trưởng và phát triển. Một số các địa điểm dễ bị
mối hại như: Chân tường, ống dẫn nước, cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ, tủ tài
liệu, gốc cây, các bồn hoa,…. Mối xâm nhập trực tiếp từ khu vực nền móng theo
chân tường, các cột bê tông, các đường dẫn nước, điện, ga ngầm từ các khu lân
cận vào công trình gây tổn thất nặng nề về tiền của cũng như tâm lí, làm mất
thông tin, mất số liệu, gián đoạn công việc. Nếu để cho mối tự do hoành hành
không có các biện pháp xử lí thì sẽ gây ra hậu quả nặng nề hơn. Chính vì vậy
việc phòng trừ mối là vấn đề cần thiết và được nhiều người quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
phƣơng pháp phòng trừ mối hại gỗ trong các công trình xây dựng thuộc đại
học Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đánh giá được hiệu quả một số phương pháp phòng trừ mối trong các công trình.
Đề xuất được các phương pháp phòng trừ mối phù hợp và lập kế hoạch
phòng trừ khắc phục hậu quả do mối gây ra.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu giúp chúng tôi hiểu thêm về mối một cách đầy
đủ hơn về thức ăn, tập quán ăn mồi cũng như mức độ gây hại của chúng đối với
các sản phẩm từ gỗ trong các công trình xây dựng và hiểu thêm về các biện pháp
phòng trừ chúng.
3
Giúp chúng tôi học tập được phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể là
phương pháp quan sát thực hành, khả năng phân tích vả tổng hợp tài liệu. Phát
huy tinh thần độc lập sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được hiệu quả một số phương pháp phòng trừ mối trong các
công trình.
Đề xuất được các phương pháp phòng trừ mối phù hợp và lập kế hoạch
phòng trừ khắc phục hậu quả do mối gây ra.
Bản thân là một học sinh, sinh viên khoa lâm nghiệp khi điều tra khảo sát
về mối phát hiện thấy mối phá hại các công trình xây dưng tại Đại học Thái
Nguyên, bản thân cảm thấy có trách nhiệm hơn với ngành nghề của mình. Sẽ
tiếp tục học tập, nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới trong việc phòng trừ mối
hại cho các công trình.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Mối là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng
có “tính xã hội” cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất. Đôi khi người ta gọi
mối là “kiến trắng” nhưng thực tế chúng chằng có họ hàng gì với kiến (thậm chí
chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được
phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên
chứng cứ AND, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước,
nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với
các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề
xuất rằng mối nên được phân loại như là hộ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm
vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu
ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên khoa học Isoptera,
nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ
của các loài mối.
Hình 2.1. Quần thể mối
5
Trên thế giới người ta đã giám định được trên 2700 loài. Các loài có đặc
điểm khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên mặt đất, có loài làm tổ
chìm hoặc có loài làm tổ trên cây), đặc điểm dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ
khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm, có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp mui, có loài
không đắp mui khi đi kiếm ăn.
Ở Việt Nam phát hiện ra 106 loài mối. Trong đó có một số nhóm loài gây hại
thường gặp là các giống: Coptotermes, Odototermes, Macrotermes, Microtermes,
Hypotermes, Cryptotermes. Giữa các loài chỉ khác nhau về hình thái, số lượng cá
thể, cấu trúc,… Song chúng đều sống trong quần thể (Lê Văn Nông và cs) [5].
2.1.1. Tổ mối
Các loài mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau. Mối thường làm tổ
trong thân cây, gốc cây hay làm tổ trong đất. Tổ mối có loài đơn giản chỉ là
những khe rỗng ở trong gỗ hay những tập đoàn nhỏ trong đất, có loài cấu tạo hết
sức phức tạp.
Nguyên liệu chủ yếu để xây tổ là gỗ và đất được nhào với nước bọt của mối
Cấu tạo tổ mối từ trên xuống:
- Phía trên cùng là một lớp rắn chắc dày từ 30 - 60 cm, trong lớp này có
nhiều khoang thông khí đường giao thông và vườn cây nấm, lớp này có chức
năng che mưa che nắng cho tổ.
- Ở giữa là trung tâm của tổ, khoang này rộng hình quả lê. Phía trên là
những cột đất giống như thạch nhũ, phía dưới là những lớp đất mỏng xếp chồng
lên nhau tạo thành những buồng ngăn để điều hòa tiểu khí hậu và mối thợ đi lại.
- Ở gần đáy tổ có một khối đất mịn trong rỗng có vách dày đến 1 cm đó là
nơi mối chúa và mối vua ở.
- Trong tổ mối còn có phòng chứa cỏ rác và những khoang bằng phẳng là
nơi để mối con đến nhận thức ăn do mối thợ mang đến.
- Ngoài tổ chính một số loại mối còn tổ phụ, khi gặp điều kiện bất lợi mối
thường di chuyển từ tổ chính đến tổ phụ ở. Tổ mối có tác dụng vừa bảo vệ vừa
điều hòa khí hậu đảm bảo cuộc sống thích hợp cho mối.
6
2.1.2. Thức ăn của mối
Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành
phần quan trọng nhất là chất xơ (xenlulozo). Vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất
đa dạng.
- Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, vào mùa khô hạn
cây sống cung cấp nước cho mối, đặc biệt các lá cây non ở một số cây như: Bạch
đàn, sắn, keo, chè,…..
- Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hóa được chất xơ nên ngoài gỗ,
tre, nứa, tất cả các sản phẩm chế biến từ thực vật như giấy, vải,… đều bị chúng
phá hại. Trên đường tìm nguồn thức ăn mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu
khác nhau như cao su, xốp cách âm, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm máy
móc thiết bị hư hỏng. Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng
thái khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng còn nguyên vẹn, còn một
số khác lại thích ăn những loại gỗ hơi mục.
2.1.3. Hình thái và chức năng của mối
Mối là loại côn trùng có kích thước thân thể nhỏ, mềm, râu đầu hình chuỗi
hạt, miệng gặm nhai, bàn chân có 4 đốt, lông đuôi ngắn.
Trong một tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm
các thành phần: Mối vua, mối chúa, mối giống, mối lính và mối thợ. Mỗi thành
phần lại có các đặc điểm hình thái và đảm nhận các chức năng khác nhau.
+ Mối vua, mối chúa
Mỗi tổ Mối chỉ có một mối chúa, cá biệt là có 2 – 3 mối chúa. Mối chúa
làm nhiệm vụ sinh sản, giao phối với mối vua để duy trì nòi giống. Do được
chăm sóc chu đáo nên hình thái của nó biến đổi nhiều, bụng có thể lớn gấp 250300 lần đầu. Mỗi ngày mối chúa có thể đẻ hàng triệu trứng một ngày đêm.Trứng
mối có màu trắng, chiều dài từ 0,4 – 2 mm, tùy từng loại mối mà trưng có hình
dạng khác nhau (Lê Văn Nông và cs) [5].
7
Hình 2.2 . Mối vua và mối chúa
+ Mối giống
Bao gồm Mối giống có cánh và Mối giống không cánh:
+Mối giống có cánh: Đây là thành phần chiếm số lượng đông trong quần
thể. Hình thái ít biến đổi có hai đôi cánh màng dài bằng nhau, lưng của chúng có
màu nâu đen và bụng có màu trắng đục. Đây là đối tượng chia đàn và phát triển
nòi giống
+ Mối giống không có cánh: Loại này chiếm số lượng ít trong quần thể.
Chức năng của chúng là các mối vua, mối chúa bổ sung đề phòng trong trường
hợp mối vua hoặc mối chúa bị chết thì chúng sẽ được bồi dưỡng đặc biệt để
thay thế.
Hình 2.3. Mối cánh
8
+ Mối lính
Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính có bộ phận đầu và hàm răng phát
triển. Đầu có màu nâu hồng có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu
trắng có tính axit. Chức năng chủ yếu của mối lính là canh gác và tấn công, canh
phòng, báo động, trinh sát bảo vệ mối lao động đi kiếm ăn. Khi gặp tiếng động lạ
bất thường mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời cũng báo động cho quần thể
trong đàn. Chính vì thế, hình dạng Mối lính có nhiều biến đổi: đầu to, chân dài
gần bằng ½ cơ thể.
Hình 2.4. Mối lính
+ Mối thợ
Mối thợ có màu trắng sữa không đồng đều từ đầu đến bụng, cơ thể nhỏ,
các chi phát triển. Mối thợ chiếm 85% số cá thể trong đàn, mối thợ làm rất nhiều
nhiệm vụ: xây đắp, đắp đường mui, vận chuyển nước, thức ăn, chăm sóc mối
vua, mối chúa, mối lính, mối non...do vậy chúng chiếm số lượng nhiều nhất
trong tổ mối. Cơ quan sinh dục của mối thợ không phát triển.Về hình thái, Mối
thợ gần giống mối con, miệng gặm nhai hướng xuống dưới.
9
Hình 2.5. Mối thợ
2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ Mối
Hằng năm, Mối thường chia đàn vào tháng 3 đến tháng 9 nhưng mạnh nhất
vào khoảng thời gian từ tháng 4, 5, 6. Mối thường chia đàn vào thời gian khoảng
từ 16 - 22h, đặc biệt vào những ngày trời mưa giông. Khi bay ra khỏi tổ chúng
bay theo hướng gió, bay cao và có tính hướng quang rất mạnh. Sau đó mối giống
có cánh cái phát ra tín hiệu dụ mối giống đực, mối giống đực bay đến dùng râu
môi cọ vào lưng mối cái. Nhận được tín hiệu mối giống cái rụng cánh, mối giống
đực rụng cánh, chúng cắn đuôi nhau đi tìm xây tổ mới.
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình
Mối thường xâm nhập vào công trình theo ba cách thức cơ bản sau:
+ Xâm nhập từ dưới đất lên và các vùng lân cận vào công trình đây là
cách xâm phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách thức này, mối sẽ từ các tổ có
sẵn trong đất nền công trình hoặc các từ các khu vực lân cận xâm nhập vào công
trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn
thức ăn.
+ Xâm nhập bằng “đường không”: Khi mối trưởng thành (khoảng 3 - 4
năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóathường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số
10
cặp mối đó sẽ kết thành đôi và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa,
khu vực ẩm thấp,…… ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới
+ Xâm nhập qua đường lây nhiễm: Mối xâm nhập vào các công trình qua
việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như : Bàn, ghế, giường, tủ, khung
cửa,… từ công trình này sang công trình khác.
2.1.6. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến Mối
Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới mối bao gồm các yếu tố chủ yếu như:
nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng và gió, thổ nhưỡng (đất), thức ăn (thực
vật), thiên địch
+ Nhiệt độ:
Sự trao đổi nhiệt được coi là quá trình năng lượng chủ yếu và trước tiên
trong quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Vì mối là động vật có thân nhiệt không
ổn định nên mọi thay đổi của nhiệt độ môi trường sống dù có cao hay thấp cũng
đều làm cho nhiệt độ cơ thể mối bị biến đổi. Nhiệt độ thích hợp nhất cho loài
mối hoạt động là từ 20 - 300C. Khi nhiệt độ môi trường quá cao (>350C) hoặc
quá thấp (<100C) thì hoạt động sống của mối giảm dần và rơi vào vào tình trạng
choáng váng rồi hôn mê vì nóng hoặc lạnh nếu nhiệt độ tiếp tục giảm hoặc tăng
thì mối sẽ chết (Đặng Kim Tuyến, 2008)[8] (Phạm Bình Quyền, 2008) [6].
+ Độ ẩm và lượng mưa:
Trong cơ thể mối có chứa một lượng nước rất lớn. Thiếu nước mối không
thể sống được vì tất cả các quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết
của mối đều cần có sự tham gia của nước. Mối thường ưa sống ở những nơi ẩm
ướt, độ ẩm thích hợp nhất cho mối hoạt động từ 80 - 90%. Nếu độ ẩm quá cao
hay quá thấp thì mối sẽ chết.
Ngoài ra độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn mối vì độ
ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật nguồn thúc ăn chính cả
mối. Đối với mối cánh thì tròi mưa chính là cơ hội để chúng bay ra ngoài để kết đôi
11
xây dựng tổ mới vì khi đó các loài thiên địch ít hoạt động. Nếu trời mưa to thì sẽ
gây lụt ổ và phá hoại ổ (Đặng Kim Tuyến, 2008) [8] (Phạm Bình Quyền, 2008) [6].
+ Ánh sáng:
Trong ánh sáng thì bức xạ mặt trời là một trong những nguyên nhân chủ
yếu sinh ra nhiệt trong khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và quá trình sinh lý
hóa xẩy ra trong cơ thể mối. Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng tới nhiều yếu tố
khác như: Nhiệt độ, độ ẩm, sự phân bố của động thực vật ,.. gây ảnh hưởng gián
tiếp đến mối. Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, chúng là loại côn trùng ưa sống ở
những nơi có cường độ ánh sáng yếu. Mối cánh vào ban đêm thường bay đến
những nơi có ánh sáng bóng điện để kết đôi xây dựng tổ mới.
+ Gió
Gió ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm thay đổi nhiệt độ và độ
ẩm của không khí và đất.
Ngoài ra đối với các loài mối làm tổ trong thân cây gỗ khô thì gió to có thể
làm đổ cây phá hoại tổ của mối.
+ Đất
Đất là hoàn cảnh sống trực tiếp của mối và hầu như không ra khỏi đất, chỉ có
mối cánh mới bay ra khỏi tổ để kết đôi. Đất ảnh hưởng đến mối thông qua các yếu
tố sau: Độ ẩm của đất (ảnh hưởng khả năng hoạt động của mối , đến kết cấu tổ mối,
độ sâu của tổ,..), nhiệt độ của đất (ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của
mối, ngoài ra nhiệt độ đất còn ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm biến đổi
thành phần cơ giới đất, độ ẩm đất, thực vật che phủ,..), lớp thảm mục rừng (nguồn
thức ăn chính và nơi cư trú của mối và ảnh hưởng gián tiếp đến mối thông qua làm
thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của đất), tính chất lý hóa của đất (môi trường sống ở nơi
có đất thịt trung bình và độ pH trung bình (Đặng Kim Tuyến, 2008) [8] (Phạm Bình
Quyền, 2008) [6].
12
+ Thức ăn
Thức ăn được coi là nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố
sinh học, thức ăn cần cho mối phát phát triển, bù đắp lại năng lượng mất đi
trong hoạt động sống hằng ngày và hình thành các sản phẩm sinh dục sau này.
Thức ăn chủ yếu của mối là tre nứa và gỗ vì thế mối phân bố chủ yếu ở trong
rừng. Sự phân bố của thực vật ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển
của các loài mối. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả đàn mối đi kiếm
ăn cả ngày lẫn đêm, cường độ hoạt động mùa hè cao hơn mùa đông, ban đêm
mạnh hơn ban ngày. Ngoài thức ăn chính là gỗ, tre nứa thì mối tự cấy nấm để
cung cấp đạm và vitamin.
+ Thiên địch
Các loại tiên địch chủ yếu của mối như: chim, thú ăn mối, kiến bọ ngựa...
chúng gây hại trực tiếp đến mối nên làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn phát triển và
phân bố của mối. Ngoài ra mối cũng bị nhiều loài sinh vật khác kí sinh như
tuyến trùng, vi khuẩn, nấm làm cho tổ mối bị diệt (Đặng Kim Tuyến, 2008) [8]
(Phạm Bình Quyền, 2008) [6].
Chính vì vậy mối thường tìm những nơi an toàn ít thiên địch nhất để
làm tổ.
Ví dụ: Mối thường làm tổ cách xa tổ kiến và thường đào rất sâu vào
lòng đất.
2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới mối có trên 2700 loài, ở Việt Nam hiện đã phát hiện 106 loài
mối khác nhau. Mối gây thiệt hại nặng cho các quốc gia trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đặc biệt đối với các tài liệu lưu trữ quý hiếm, các hiện vật bảo tàng có
giá trị đặc biệt khi bị mối phá hại thì không thể tính được tổn thất. Ở mỹ theo
thống kê thiệt hại hàng năm do mối gây ra hơn 3 tỷ USD, đó là thiệt hại lớn hơn
cả các vụ cháy, bão và động đất kết hợp lại.
13
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô và mối gỗ ẩm, chúng phá
hại tất cả các công trình xây dựng, kho tàng, cây cối,…. gây thiệt hại nặng. Tác
hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:
- Phá hủy các đồ vật và các cấu kiện bằng gỗ trong công trình.
- Phá hủy hệ thông cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
- Gây sụt lún cho các nền móng công trình, vỡ đê đập thủy điện.
- Làm gãy, đổ, chết cây trồng.
Dù chưa có số liệu nào thống kê chính thức nhưng thiệt hại hàng năm do
mối gây ra là không hề nhỏ. Để khắc phục hậu quả mỗi công trình cần phải có
hàng chục triệu đồng để sửa chữa. Mối không chỉ phá hại các nhà tranh, vách
nứa mà còn phá hủy các công trình bê tông kiên cố, bê tông cốt thép…
Những năm gần đây, ở các tỉnh đã phải chi một khoảng tiền lớn cho việc
phòng trừ mối mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình
cơ sở như trường học, bệnh viện,… đến các công trình kiên cố to đẹp như: Ngân
hàng nhà nước, kho tiền, phòng lưu trữ hồ sơ UBND tỉnh, phòng lưu trữ hồ sơ sở
Công an,… Đó là chưa kể các tổn thất mối mọt gây hại ở các khu nhà ở và các
công trình khác của người dân.
2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu về bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu.
Smaethman, 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linnacus vào
năm 1781 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống
Termes. Holmgreen (1911, 1912) người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt
nền móng cho phân loại mối. Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Liglit
(1921), Grasse (1949),… đã hiệu đích và xác lập bộ cánh đều tương đối ổn định
(dẫn theo Nguyễn Đức Khảm, 1976) [2], (dẫn theo Lê Văn Nông và cs) [5].
Snyder, 1949 đã xuất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới, ông
đã lập được một danh sách các loài thuộc 5 họ, trong đó có họ Termitinae. Ông
14
có đưa ra những mô tả sơ bộ về hình thái loài M.pakistanicus là cơ sở để nhận
biết loài này trong tự nhiên (Nguyễn Hoành Hành, 2003) [1], (Nguyễn Tần
Vương, 1997) [9].
Các công trình nghiên cứu về khu hệ mối các tác giả đã thành lập nhiều
khóa định loại các taxon trong bộ cánh đều, như khóa định loại của Ahmad
(1995) khi nghiên cứu mối tại Thái Lan, Roonwal (1962) khi nghiên cứu mối ở
Ấn Độ,… Các khóa định loại của các tác giả đã đặt tên, vẽ và mô tả chi tiết đặc
điểm cấu tạo hình thái đầu, hàm, môi, râu và các tấm lưng ngực của mối lính lớn
hơn của loài Microtermes pakistanicus,… nhưng các đặc điểm về cấu trúc, đặc
điểm phân bố và phân hóa các đẳng cấp của loài lúc đó chưa có tác giả nào đề
cập (Kumar Krishna and Frances M.Weesner, 1970) [11].
Đến năm 1965, Ahmad bổ sung thêm vào khóa định loại năm 1995 của
mình các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài M.pakistanicus, góp phần rất lớn
trong công việc phát hiện và phòng trừ loài mối gây hại này. Tuy nhiên loài
Microtermes pakistanicus cũng chỉ được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái,
sinh học và phân bố trong tự nhiên (S.Dronnet, M.Ohresser, E.L. Lohou,
J.L.Clement and A.G.Bagneres, 2006 [13].
Các nghiên cứu của các tác giả về phòng trừ mối cũng đã bổ sung thêm
nhiều tư liệu về tỉ lệ các loài đẳng cấp trong tổ mối các loài cây công nghiệp, cây
rừng và các lại cây trồng khác nhau (Leek.E. and Wood T.G, 1971) [12].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có sự khác biệt lớn về khí
hậu và địa hình với các vùng lân cận nên thành phần loài mối cũng khá phong
phú. Công trình nghiên cứu đầu tiên về mối ở Việt Nam là các tác giả Bathaeller
(1927). Khi nghiên cứu khu hệ mối Đông Dương, ông đã mô tả hình thái, sinh
thái của 9 loài trong đó Việt Nam có 17 loài. Công trình có giá trị nhất về phòng
trừ mối nhà đến nay chúng ta vẫn áp dụng là của tác giả Allurad năm 1947.
15
Từ những năm 60 của thế kỉ XX trở về đây, nhóm côn trùng này đã gây
chú ý nhiều hơn và thu hút nhiều cán bộ của việt nam tham gia nghiên cứu như
Vũ Văn Tuyển, Nguyễn Xuân Khu… Tuy nhiên mặt mạnh vẫn chỉ là những kinh
nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm sinh thái học của một số loài gây hại
chính. Những dẫn liệu về cấu trúc tổ mối loài M.pakistanicus trong nghiên cứu
của Vũ Văn Tuyển cho rằng loài mối có cấu trúc tổ nổi giống với cấu trúc của
một số loài thuộc giống Macrotermes (Vũ Văn Tuyển, 1991) [7] (Đặng Kim
Tuyến, 2008) [8].
Năm 1975, Nguyễn Đức Khảm nghiên cứu về mối ở miền bắc Việt Nam,
ông mô tả về tập tính, cấu trúc tổ, vùng phân bố của 61 loài mối ở miền bắc,
trong đó có loài M.pakistanicus được bổ sung thêm các dẫn liệu về thời kì giao
hoan của mối, đặc điểm xây tổ và vai trò đẳng cấp trong tổ mối.
Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái diệt mối cũng bắt đầu
được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, các viện
nghiên cứu của nhà nước, trong đó trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối – Viện
Khoa Học Thủy Lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ.
Một số công trình được nghiên cứu gần đây như: Nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái của các loài mối hại cây (Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 2007) [10] đã đưa ra những dẫn liệu mới về cấu trúc tổng quan và chi
tiết của tổ mối, tập tính kiếm ăn, xây tổ của loài mối M.Pakistanicus làm cơ sở
cho việc phòng trừ giảm thiểu tác hại do chúng gây ra cho nền sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp đối với các tỉnh Tây Nguyên. Công trình này cho biết cấu
trúc tổ của loài với những khác biệt về hình thái so với nhận định của Vũ Văn
Tuyển trước đó.
Hiện nay Viện Khoa Học Thủy Lợi đang có những dự án nghiên cứu về
loài mối với số lượng lớn các thí nghiệm được bố trí, thực địa ở nhiều nơi trên cả
toàn quốc và đã ghi nhận được những kết quả đầu có ý nghĩa về đặc điểm sinh
thái học, cấu trúc tổ và đặc biệt là loại thức ăn ưa thích cuả mối làm cơ sở ban
16
đầu để nghiên cứu ra các chế phẩm phòng chống mối đạt hiệu quả cao (Tạp chí
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007) [10].
Công việc điều tra phân bố loài mối và các nghiên cứu sinh thái sinh học,
các kĩ thuật phòng trừ cả các tác giả từ trước đến nay đã thu được những kết quả
nhất định làm cơ sở ban đầu cho việc phòng trừ và giảm thiểu các tác hại do mối
gây ra. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các loài mối gây hại cũng
phát triển mạnh, phổ biến ở khắp mọi nơi, chình vì vậy các nghiên cứu về mối
mới nhất trong lúc này không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà còn
có ý nghĩa trên toàn thế giới, cần phải được phát triển nhiều thêm về các nghiên
cứu mới về mối.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Đại học Thái Nguyên là trọng điểm quốc gia có vị trí quan trọng ở khu vực
phía Bắc bao gồm có 10 đơn vị đào tạo:
- Trường Đại học Sư phạm
- Trường Đại học Y – Dược
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Nông Lâm
- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Trường Đại học Khoa học
-Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Quốc tế
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Trong các đơn vị xây dựng gồm có nhiều công trình trình xây dựng như
các khu giảng đường, các phòng ban, các khu kí túc và hầu hết các công trình
17
xây dựng này đều có cấu kiện bằng gỗ có nguy cơ bị mối tấn công và phá hoại.
Qua điều tra thực tế cho thấy, hiện nay các đơn vị trường đang có rất nhiều các
cấu kiện bằng gỗ bị mối tấn công như: Cánh cửa, chân cửa, cửa sổ, cầu thang,
các kho chứa tài liệu,... Nếu để cho mối tự do hoành hành không có biện pháp xử
lý thì sẽ gây hậu quả rất nặng nề. Chính vì vậy việc phòng trừ mối là vấn đề rất
cần thiết được nhiều người quan tâm.