Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cho loài lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) trong giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.66 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LỤC MINH CHÂU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CHO LOÀI LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus setaceus Blume)
TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Lâm Nghiệp
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------



LỤC MINH CHÂU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CHO LOÀI LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus setaceus Blume)
TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Lâm Nghiệp
Lớp

: K44-LN

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Thu Hà

Thái Nguyên, năm 2016



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không sao chép. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc
Hội đồng khoa học

PGS TS. Trần Thị Thu Hà

Lục Minh Châu

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm

khoa Lâm Nghiệp em đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật nhân giống cho loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume) trong giai đoạn vườn ươm’’.
Qua thời gian thực tập tại Viện Nghiên Cứu và Phát triển Lâm Nghiêp
đến nay em đã hoàn thành đề tài. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay em
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp cùng với các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên PGS.TS. Trần Thị
Thu Hà đã tận tình hƣớng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ qúy báu của cán bộ Viện Nghiên
cứu và Phát triển Lâm nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng động
viên và giúp đỡ tạo điều kiện về mặt vật chất và tinh thần cho em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhƣng đề tài của em không thể tránh
những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn
để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày…… tháng…… năm…2016.
Sinh viên thực hiện

Lục Minh Châu


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................... vii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
2.1. Giới thiệu chung về cây Lan kim tuyến ................................................... 4
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại ......................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của loài cây Lan kim tuyến ............................... 5
2.1.3. Đặc điểm phân bố ................................................................................. 6
2.1.4. Tình hình nghiên cứu về cây Lan kim tuyến trong nƣớc và trên thế
giới ....................................................................................................... 7
2.2. Khái niệm và cơ sở khoa học của nuôi cấy mô-tế bào thực vật .............. 11
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................... 11
2.2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................ 11
2.2.3. Điều kiện và môi trƣờng nuôi cấy ....................................................... 13
2.3. Phƣơng pháp nhân giống in vitro cây Lan kim tuyến ............................. 14


iv

2.3.1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy ....................................................... 14
2.3.2. Tái sinh mẫu ....................................................................................... 14

2.3.3. Nhân giống ........................................................................................ 14
2.3.4. Tạo cây hoàn chỉnh in vitro ............................................................... 15
2.3.5. Chuyển cây ra vƣờn ƣơm.................................................................... 15
2.4. Giá thể cho cây con giai đoạn sau in vitro ............................................. 15
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 17
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 17
3. 2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu .......................................... 17
3.3. Trang thiết bị, dụng cụ ........................................................................... 17
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 18
3.5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 18
3.5.2. Phƣơng pháp xử lý giá thể .................................................................. 20
3.5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 22
4.1. Ảnh hƣởng thời gian cảm ứng ánh sáng tự nhiên đến tỷ lệ sống và
sinh trƣởng sau giai đoạn in vitro........................................................ 22
4.2. Ảnh hƣởng giá thể đối với tỷ lệ sống và khả năng sinh trƣởng của
cây con sau giai đoạn in vitro ............................................................. 24
4.3. Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng và chu kỳ bón phân thích hợp
cho cây con trên các giá thể sau in vitro.............................................. 28
4.3.1.Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và phát triển
của cây sau giai đoạn in vitro .............................................................. 29


v

4.3.2. Ảnh hƣởng của chế độ bón phân đến khả năng sinh trƣởng và

phát triển của cây sau giai đoạn in vitro .............................................. 31
4.4. Nghiên cứu cƣờng độ chiếu sáng thích hợp cho cây Lan kim tuyến
giai đoạn vƣờn ƣơm............................................................................ 32
4.5. Ảnh hƣởng sâu bệnh hại đến cây Lan kim tuyến giai đoạn vƣờn
ƣơm .................................................................................................... 34
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 36
5.1. Kết luận ................................................................................................. 36
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng thời gian cảm ứng ánh sáng tự nhiên đến tỷ lệ sống
và sinh trƣởng sau giai đoạn in vitro ........................................... 22
Bảng 4.2. Kết quả ảnh hƣởng của giá thể đến tỉ lệ cây sống của cây sau
trồng 60 ngày .............................................................................. 24
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của giá thể đến sinh trƣởng và phát triển
của cây sau trồng 60 ngày ........................................................... 26
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng đến sinh trƣởng cây con
trên các giá thể khác nhau sau in vitro (sau 30 ngày) .................. 29
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu chu kỳ bón phân thích hợp cho cây con
trên các giá thể sau in vitro (sau 30 ngày) ................................... 31
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu cƣờng độ chiếu sáng thích hợp cho cây
Lan kim tuyến giai đoạn vƣờn ƣơm (sau 30 ngày) ...................... 33
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu một số sâu bệnh hại đến cây Lan kim
tuyến trên các giá thể giai đoạn vƣờn ƣơm.................................. 34
Comment [N1]: Xem lai tên các bảng biểu đầy

đủ


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hƣởng thời gian cảm ứng ánh sáng tự nhiên đến tỷ
lệ sống và sinh trƣởng sau giai đoạn in vitro ................................. 23
Hình 4.2. Cây Lan kim tuyến giai đoạn cảm ứng ánh sáng 14 ngày .............. 24
Hình 4.3. Lan kim tuyến trồng trên giá thể đất ............................................. 27
Hình 4.4. Lan kim tuyến trồng trên giá thể xơ dừa ....................................... 27
Hình 4.5. Lan kim tuyến trồng trên giá thể xở dừa+than củi+đất .................. 28
Hình 4.6. Lan kim tuyến trồng trên giá thể xơ dừa+bột dớn+đất .................. 28
Hình 4.7. Ảnh cây Lan kim tuyến trồng trên giá thể đất + phân ủ hoai +
mùn cƣa ủ hoai ............................................................................. 28
Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng đến sinh trƣởng
cây con trên các giá thể khác nhau sau in vitro ............................. 29
Hình 4.9. Cây Lan kim tuyến không phun dinh dƣỡng ................................. 30
Hình 4.10. Cây Lan kim tuyến phun phân đầu trâu 501 ............................... 30
Hình 4.11. Cây Lan kim tuyến phun phân NPK............................................ 30
Hình 4.12. Cây Lan kim tuyến phun dung dịch MS/2 ................................... 30
Hình 4.13. Biểu đồ kết quả nghiên cứu chu kỳ bón phân thích hợp cho
cây con trên các giá thể sau in vitro .............................................. 31
Hình 4.14. Ảnh cây Lan Kim tuyến chu kỳ bón phân 7 ngày và 28 ngày...... 32
Hình 4.15. Biểu đồ Kết quả nghiên cứu cƣờng độ chiếu sáng thích hợp
cho cây Lan kim tuyến giai đoạn vƣờn ƣơm ................................. 33
Hình 4.16. Cây Lan kim tuyến bị bệnh nấm và thối thân .............................. 34



viii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADN

:

Acid deoxyribonucleic

NAA

:

α – Naphlene axetic acid

CT

:

Công thức

NL

:

Nhắc lại

SN


:

Số nhánh

H

:

Chiều cao

MS

:

Murashige and Skoong’s


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) thuộc họ Phong
lan (Orchidaceae), phân bố ở một số tỉnh miền núi Phía Bắc Việt Nam, Phía
nam Trung Quốc và quần đảo Nam Thái Bình Dƣơng dƣới các tán rừng ẩm
với độ cao 500 – 1.600 m.
Lan kim tuyến đƣợc biết đến nhƣ một thảo dƣợc quý có thể chữa đƣợc
nhiều bệnh và còn tăng cƣờng sức khỏe con ngƣời. Theo y học cổ truyền
Trung Hoa, Lan kim tuyến đƣợc dùng để điều trị bệnh tiểu đƣờng, làm tan
khối u, giảm lipase trong máu và chữa viêm gan. Nghiên cứu về Trung y

tuyên bố năm 1924: toàn thân cây thuốc đƣợc dùng để tăng cƣờng sức khỏe,
chủ trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thƣơng do
rắn cắn; ngoài ra Lan kim tuyến còn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt [12].
Ngày nay, Y học hiện đại đã phân tích và xác định đƣợc Lan kim tuyến
chứa các thành phần hoạt chất có dƣợc tính cực kì quan trọng bao gồm:
Flavonoid, steroid, trierpenoids, acid amin và các loại khoáng đa vi lƣợng
khác..có thể chữa các bệnh nhƣ: trị lao phổi, ho do viêm phế quản, chấn
thƣơng, viêm dạ dày mãn tính, suy nhƣợc thần kinh, làm khí huyết lƣu thông,
kháng khuẩn, đau bụng, đau ngực, viêm thận, sốt cao, đắp vết thƣơng do bị
rắn cắn… [12], [17].
Lan kim tuyến không chỉ là nguồn thảo dƣợc quý mà còn có giá kinh tế
cao. Vì vậy loài cây này đã bị khai thác quá mức và đang có nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên. Hiện nay, Lan kim tuyến đƣợc đƣa vào danh mục các
loài đang nguy cấp thuộc nhóm IA của Nghị định 32/2006/CP, nghiêm cấm
khai thác vì mục đích thƣơng mại và đƣợc xếp vào nhóm thực vật rừng đang
nguy cấp (EN A1 a,c,d) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 [2], [3].


2

Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Trƣờng Đại học Nông
Lâm - Đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu thành công nhân giống in vitro
Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume). Để hoàn thiện đƣợc quy trình
nhân giống cây Lan kim tuyến thì vấn đề chọn giá thể cho cây con sinh
trƣởng và phát triển tốt giai đoạn sau nuôi cấy in vitro là rất quan trọng. Trên
cơ sở đó tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân
giống cho loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) trong
giai đoạn vườn ươm’’.tại Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiêp –
Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định đƣợc ảnh hƣởng của giá thể, liều lƣợng dinh dƣỡng, cƣờng
độ ánh sáng, một số sâu bệnh hại cho cây Lan kim tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume) giai đoạn sau in vitro để hoàn thiện quy trình nhân giống
bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào góp phầ n bảo tồn và phát triển loài
Lan kim tuyến.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thời gian cảm ứng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cây có tỷ lệ
sống cao và sinh trƣởng tốt sau giai đoạn in vitro.
- Xác định đƣợc giá thể thích hợp cho cây con sau giai đoạn in vitro với
tỉ lệ cây sống cao, sinh trƣởng tốt và phát triển tốt.
- Xác định chế độ dinh dƣỡng và chu kỳ bón phân thích hợp cho cây
con trên các giá thể sau in vitro.
- Xác định cƣờng độ chiếu sáng thích hợp cho cây Lan kim tuyến giai
đoạn vƣờn ƣơm.
- Xác định ảnh hƣởng của một số sâu bệnh hại đến cây Lan kim tuyến
trong quá trình sinh trƣởng và phát triển giai đoạn vƣờn ƣơm.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp hoàn thiện đƣợc quy trình nhân
giống Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) bằng phƣơng pháp nuôi
cấy mô tế bào thực vật phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học , có điều kiện ứng
dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất . Tƣ̀ đó giúp sinh viên trau
dồ i, tích lũy đƣợc kiến thức thông qua thực tiễn.
- Biết đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học, xử lý, phân

tích số liệu, trình bày một bài báo cáo khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài bƣớc đầu đã đề xuất đƣợc một số kỹ thuật trồng và
chăm sóc cây Lan kim tuyến trong giai đoạn vƣờn ƣơm góp phần hoàn thiện
quy trình nhân giống cây lan kim tuyến. Lựa chọn đƣợc giá thể thích hợp sẽ
rút ngắn thời gian sản xuất cây giống trong giai đoạn vƣờn ƣơm, giảm chi phí,
hạ giá thành cây giống.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây Lan kim tuyến
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc
Lan (Orchidologia) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại. Theo Phrastus
(370-285 trƣớc công nguyên) là ngƣời đầu tiên dùng danh từ orchis trong tác
phẩn “Nghiên cứu về thực vật” để chỉ một loài lan [11].
Lobelius (1539-1616) trong nghiên cứu về thực vật và đã nêu ra những
nhận xét về cây cỏ và xếp thành các họ đơn giản trong đó có họ lan [11].
Đến năm 1753, Linnaeus đã dùng danh từ orchis trong cuốn thảo mộc
Specles Platarum để chỉ các loài lan. Năm 1836, John Lindely dùng danh từ
orchis dịch danh chung cho các loài lan. Còn chữ orchis dùng để chỉ một loài
địa lan ở Châu Âu [11].
Ngày nay, các loài lan đã đƣợc xếp thành một họ trong hệ thống phân
loại chung gọi là Orchidaceae, lan rừng đã xác định đƣợc khoảng 750 giống
và hơn 25.000 loài và có hơn 30.000 loài lan lai (Phan Thúc Huân), 2005, [5].
2.1.1.2. Phân loại

Theo hệ thống thực vật lan Kim Tuyến đƣợc phân loại nhƣ sau:
Giới (regnum)

: Plantae

Ngành (Phylum)

: Magnoliophyta

Lớp (Class)

: Liliospida

Bộ (ordo)

: Asparagales

Họ (Family)

: Orchidaceae

Chi (genus)

: Anoectochilus

Loài (species)

: roxburghii



5

2.1.2. Đặc điểm thực vật học của loài cây Lan kim tuyến
2.1.2.1. Đặc điểm nhận dạng
Lan kim tuyến thuộc cây thảo, mọc ở đất, có thân rễ mọc dài trên mặt đất
mọng nƣớc và có nhiều long mềm, mang 2-4 lá mọc xòe sát mặt đất. Lá hình
trứng, gần tròn ở gốc, chóp hơi nhọn và mũi ngắn, cỡ 3-4 x 2-3cm, có màu
khác nhau với dạng gân thƣờng nhạt hơn (màu lục sẫm với mạng gân màu lục
nhạt hay màu nâu đỏ với màu gân màu vàng lục hay hông) cuống lá dài 23cm [2].
2.1.2.2. Đặc điểm thân rễ
Thân rễ nằm ngang sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng, bò dài. Chiều dài
thân rễ từ 5-12cm, trung bình là 7,87cm. Đƣờng kính thân rễ từ 3-4mm, trung
bình là 3,17mm. Số lóng trên thân rễ từ 3-7 lóng, trung bình là 4,03 lóng.
Chiều dài của lóng từ 1-6cm, trung bình là 1,99cm. Thân rễ thƣờng có màu
xanh trắng, đôi khi có màu nâu đỏ, thƣờng nhẵn, không phủ lông [6].
2.1.2.3. Đặc điểm của rễ
Rễ đƣợc mọc ra từ các mấu trên thân rễ. Đôi khi rễ cũng đƣợc hình thành
từ thân khí sinh. Rễ thƣờng đâm thẳng xuống đất. Thông thƣờng mỗi mấu chỉ
có một rễ, đôi khi có vài rễ cùng đƣợc hình thành từ một mấu trên thân rễ. Số
lƣợng và kích thƣớc rễ cũng thay đổi tuỳ theo cá thể. Số rễ trên một cây
thƣờng từ 3-10 rễ, trung bình là 5,4 rễ. Chiều dài của rễ thay đổi từ 0,5-8cm,
rễ dài nhất trung bình là 6,07cm và ngắn nhất trung bình là 1,22cm, chiều dài
trung bình của các rễ trên một cây là 3,82cm [6].
2.1.2.4. Đặc điểm của lá
Lá mọc cách xoắn quanh thân, xoè trên mặt đất. Lá hình trứng, gần tròn
ở gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thƣờng dài từ 3-4cm, trung bình là
4,03cm và rộng từ 2-3cm, trung bình là 3,12cm. Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên


6


và phủ lông mịn nhƣ nhung. Hệ gân lá mạng lƣới lông chim, thƣờng có 5 gân
gốc. Các gân này thƣờng có màu hồng ở mặt trên và nổi rất rõ. Đôi khi gân ở
giữa có màu vàng nhạt. Mặt dƣới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn với 5 gân gốc
nổi rõ. Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá mặt dƣới không rõ.
Cuống lá dài 0,6-1,2cm, thƣờng nhẵn và có màu trắng xanh, đôi khi hơi đỏ tía
ở bẹ lá. Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Số lá trên một cây thay đổi từ 2-6, thông thƣờng
có 4 lá. Kích thƣớc của lá cũng thay đổi, các lá trên một cây thƣờng có kích
thƣớc khác nhau rõ rệt [6].
2.1.2.5. Đặc điểm của hoa
Cụm hoa dài 10-15cm, mang 4-10 hoa mọc thƣa. Lá bắc hình trứng, hoa
thƣờng màu trắng, dài 2,5-3cm, các mảnh bao hoa dài khoảng 6mm, môi dài
1,5cm, ở mỗi bên gốc mang 6-8 dải hẹp, chóp phiến rộng, chẻ hai sâu, hốc
chứa mật dài 7mm, bầu dài 1,3cm màu lục có nhiều lông mềm [2], [6].
2.1.3. Đặc điểm phân bố
Lan kim tuyến thƣờng mọc ở dƣới tán rừng nguyên sinh, hầu hết là
nguyên thủy, rậm thƣờng xanh, nhiệt đới, trên sƣờn núi đá granit, riclit, phiến
sét, ở độ cao 500-1600m rải rác thành từng nhóm vài ba cây trên đất ẩm rất
giàu mùn và lá cây rụng [2].
Ở Việt Nam, Lan kim kuyến có phổ phân bố khá rộng bao gồm: Lào Cai
(Sa Pa, Liêm Phá), Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kom Tum, Lâm Đồng, Đắk Lăk.
Trên thế giới: Ấn Độ, Nhật Bản, Butan, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái
Lan, Lào, Cam-pu-chi-a, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a [2].
Chi lan Anoectochilus có khoảng 30-40 loài phổ biến rộng khắp các
vùng nhiệt đới từ Ấn Độ thông qua dãy Hymalaya tới các dãy núi ở Đông
Nam Á, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a và một số đảo ở Thái Bình Dƣơng bao gồm
cả Đài Loan [2].


7


2.1.4. Tình hình nghiên cứu về cây Lan kim tuyến trong nước và trên thế giới
2.1.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây Lan kim tuyến trong nước
Hiện nay, việc áp dụng Công nghệ nuôi cấy mô - tế bào thực vật trong
công tác nhân giống cây trồng nông - lâm nghiệp, cây dƣợc liệu, cây cảnh
ngày càng rộng rãi và đã thành công ở một số loài. Đối với các loài cây thuốc,
cây cảnh thuộc họ Lan việc áp dụng công nghệ nhân giống bằng phƣơng pháp
nuôi cấy mô - tế bào nhằm tạo ra số lƣợng cây lớn có đặc điểm di truyền tốt
đang đƣợc các nhà nghiên cứu và sản xuất quan tâm. Sau đây là một số công
trình nghiên cứu đã đƣợc công bố:
Năm 2003, tác giả Nguyễn Quang Thạch và cộng sự ở trƣờng Đại học
Nông nghiệp I - Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình nhân
giống và nuôi trồng Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) cho thấy: Môi trƣờng thích
hợp tạo vật liệu khởi đầu từ cơ quan sinh dƣỡng là VW + 100 ml/l ND + 2
mg/l IBA + 0,3 mg/l Kinetin + 10g/l đƣờng, môi trƣờng thích hợp tạo nguồn
vật liệu khởi đầu từ hạt là VW + 100 ml/l ND+ 1g/l pepton + 10g/l đƣờng +
dịch nghiền khoai tây/cà rốt, môi trƣờng tốt nhất cho phát sinh protocorm từ
lát mỏng tế bào là VW + 100 ml/l ND + 0,5 mg/l 2,4D + 0,3 mg/l Kinetin +
10g/l đƣờng, còn môi trƣờng VW + 100 ml/l ND + 1g/l pepton + 10 g/l đƣờng
+ 30g khoai tây+ 30g cà rốt là môi trƣờng tốt nhất để nhân nhanh chồi và giá
thể rong biển là loại giá thể thích hợp cho việc tạo ra cây và nuôi trồng lan Hồ
Điệp [9].
Năm 2005, Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
xây dựng quy trình kỹ thuật sau In vitro cho cây địa lan kết quả nghiên cứu
cho thấy: để đảm bảo cho cây sinh trƣởng phát triển tốt ngoài vƣờn ƣơm, cây
địa lan in vitro phải đạt đƣợc khối lƣợng ≥ 1,0 gam, giá thể dớn biển thích
hợp nhất để ra cây in vitro, sau 3 tháng trồng ở vƣờn ƣơm cấp I chuyển cây
sang trồng ở vƣờn ƣơm cấp II với giá thể thích hợp nhất là dƣơng xỉ.



8

Tại Trung tâm công nghệ sinh học thực vật – Viện di truyền nông nghiệp
đã tiến hành đề tài nghiên cứu nhân giống hoa phong lan và địa lan bằng kỹ
thuật nuôi cấy mô. Trung tâm đã xây dựng đƣợc quy trình nhân giống phong
lan và địa lan, cây con đƣợc tạo ra có chất lƣợng tốt (cây mập, khoẻ, rễ phát
triển rất tốt, tỷ lệ sống khi đƣa cây ra tự nhiên là 90%) [9].
Năm 2007, Nguyễn Thị Hồng Gấm và các cộng sự đã tiến hành Nghiên
cứu kỹ thuật nhân giống Lan Ngọc Điểm Tai Trâu (Rhychostylis gigantea)
bằng phƣơng pháp nuôi cấy trong ống nghiệm đạt kết quả tốt. Khử trùng quả
lan trong 3 phút bởi cồn 70% + 5phút HgCl2 0,1%. Tỷ lệ mẫu sạch là 90%.
Môi trƣờng gieo hạt tốt nhất: Knudson + 30 g/l đƣờng+ 100 g/l khoai tây +
100ml/l nƣớc dừa +7 g/l agar + 0,3 mg/l Kinetin. Tỷ lệ phôi hạt nảy mầm:
100%. Môi trƣờng nhân nhanh thể chồi: Knudson + 30 g/l đƣờng+ 100 g/l
khoai tây + 100ml/l nƣớc dừa +7 g/l agar + 0,3mg/l Kinetin + 0,2mg/l IAA +
0,3mg/l NAA. Hệ số nhân chồi: 4,25. Thể chồi có chất lƣợng tốt, có khả năng
tái sinh thành chồi tốt. Môi trƣờng tái sinh chồi: Knudson cải tiến + 30 g/l
đƣờng+ 100 g/l khoai tây + 100ml/l nƣớc dừa +7 g/l agar + 0,3mg/l Kinetin +
0,2mg/l IAA + 0,3mg/l NAA. Tỷ lệ thể chồi tái sinh thành chồi: 91,67 %.
Chồi có chất lƣợng tốt. Môi trƣờng kéo dài chồi: Knudson cải tiến + 30 g/l
đƣờng + 100 g/l khoai tây + 100 ml/l nƣớc dừa + 7 g/l agar + 0,3mg/l Kinetin
+ 0,2mg/l IAA + 0,3mg/l NAA + 0,2mg/l GA3. Môi trƣờng ra rễ: Knudson
cải tiến + 30g/l đƣờng +100g/l khoai tây + 100ml/l nƣớc dừa + 7 g/l agar +
0,1 mg/l NAA. Tỷ 5 lệ cây ra rễ: 93,3%. Rễ dài nhất (0,79cm sau 4 tuần và
1,43 cm sau 8 tuần) [7].
Cách huấn luyện cây: Để bình cây ở nhà kính huấn luyện trong 2 tuần,
rửa sạch cây, để cây ở chỗ ẩm mát trong 5 ngày rồi mới trồng lên giá thể. Tỷ
lệ cây sống: 90% sau 4 tuần, 80% sau 8 và 10 tuần trồng. Cách chăm sóc cây
con sau khi trồng lên giá thể phù hợp nhất: Chậu cây con đƣợc che bằng lƣới
đen giảm cƣờng độ chiếu sáng còn 20%, mỗi ngày tƣới phun sƣơng 1lần [7].



9

Năm 2009, Phùng Văn Phê và cộng sự đã đƣa ra kết quả nghiên cứu về
đặc điểm hình thái và phân bố của loài lan kim tuyến Anoectochilus setaceus
ở vƣờn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Về hình thái, Lan kim tuyến là
cây thân cỏ, có thân rễ mọc dài, thân trên đất mọng nƣớc mang 2-6 lá mọc
cách. Thân khí sinh và thân rễ thƣờng nhẵn, không phủ lông, màu xanh trắng,
đôi khi có màu nâu đỏ. Hoa tự chùm mọc ở đầu ngọn thân, trục hoa dài từ 1020 cm, thƣờng phủ lông màu nâu đỏ, mang từ 4-10 hoa. Mùa hoa nở tháng
10-12. Mùa quả chín tháng 12-3 năm sau. Về phân bố, Lan kim tuyến tập
trung ở kiểu rừng kín lá rộng thƣờng xanh, nơi đất giàu mùn, độ ẩm và độ xốp
cao, thoáng khí. Có thể gặp Lan kim tuyến ở ven các khe suối, dƣới tán rừng
nơi ẩm ƣớt. Tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo, Lan kim tuyến đƣợc phát hiện có
khu phân bố hẹp và số lƣợng đang bị suy giảm rất nghiêm trọng [7].
Năm 2010, Phùng Văn Phê và cs đã chứng minh rằng thể chồi loài Lan
kim tuyến - Anoectochilus roxborghii 8 tuần tuổi từ phôi hạt chín và chồi từ
thể chồi cao từ 2-3cm là phù hợp nhất để nhân nhanh trong môi trƣờng Knud
bổ sung BAP 0,5mg/l + Kinetin 0,3mg/l + NAA 0,3mg/l + ND 100ml/l + dịch
chiết khoai tây 100g/l + sucrose 20g/l + agar 7g/l + AC 0,5g/l [7].
Năm 2012, Nguyễn Quang Thạch và cs đã nghiên cứu thành công quy
trình nhân nhanh in vitro loài Lan kim tuyến - Anoectochilus setaceus. Môi
trƣờng thích hợp nhất để nhân nhanh thể chồi và mắt đốt ngang thân là môi
trƣờng Knud + BAP 0,5mg/l + Kinetin 0,3mg/l + αNAA 0,3mg/l + sucrose
20g/l + than hoạt tính 0,5g/l + agar 7g/l cho hệ số nhân chồi là 6,55 chồi/mẫu.
Các chồi có chiều cao từ 3-4cm đƣợc sử dụng để ra rễ in vitro. Tỷ lệ ra rễ là
100% và số rễ/chồi (4,21 rễ/chồi) đạt cao nhất trên môi trƣờng có bổ sung
1mg/l αNAA [9].



10

2.1.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây lan Kim tuyến trên thế giới
Ngày nay, nghiên cứu nhân giống hữu tính các loài họ Lan bằng gieo
hạt đã nhiễm nấm cộng sinh trên môi trƣờng dinh dƣỡng đƣợc thực hiện thành
công ở nhiều nƣớc nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Pháp. Nghiên cứu nhân giống In
vitro cây họ Lan phải nói đến Knudson ngƣời Mỹ công bố năm 1946, đã mở
ra công nghệ sinh học môi trƣờng Lan. Nhờ vậy đã tạo ra đƣợc khối lƣợng
cây lớn đồng nhất trong thời gian ngắn. Ngày nay, nhân giống vô tính In vitro
đã thành công đối với nhiều chi thuộc họ Lan (Orchidaceae) nhƣ Kiếm lan
(Cymbidium), Hoàng thảo (Dendrobium), Kiều lan (Calanthe), v.v. Đối với
loài Lan kim tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata) đƣợc tác giả Nguyễn
Văn Kiệt thực hiện nghiên cứu nhân giống In vitro thành công tại Trƣờng Đại
học tổng hợp Quốc gia Hàn Quốc. Đối với loài Lan kim tuyến (Anoectochilus
setaceus Blume) đã đƣợc nghiên cứu chủ yếu tại Trung Quốc một cách toàn
diện cả về đặc điểm hình thái, sinh thái, công dụng, kỹ thuật nhân giống, khả
năng trồng, thành phần hoá học và tác dụng sinh học [16].
Năm 2001, Yih-Juh Shiau và cs đã tối ƣu hóa một phƣơng pháp bảo tồn
Anoectochilus formosanus Hayata bằng cách tiến hành thụ phấn chéo và nuôi
cấy hạt nảy mầm. Thành công của thụ phấn và đậu quả đƣợc tìm thấy là phụ
thuộc vào giai đoạn phát triển của cây đực và cây cái. Số quả đậu đƣợc sau
thụ phấn đạt 86,7%. Những hạt 7 tuần tuổi đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng1/2
MS bổ sung thêm 0,2% than hoạt tính và 8% chuối trong 4 tháng. Cây nảy
mầm đƣợc nuôi cấy ở môi trƣờng ½ MS chứa BA 2mg/l trong bình nón
125ml trong thời gian 2 tháng. Trƣớc khi tiến hành thụ phấn trong ống
nghiệm, cây phải có thân rễ phát triển tốt và chồi đƣợc nuôi cấy trên môi
trƣờng 1/2 MS chứa 0,2% than hoạt tính, 8% chuối, BA 2mg/l và NAA
0,5mg/l [21].



11

Năm 2004, Nguyễn Văn Kiệt cũng đã đƣa ra quy trình nhân giống in
vitro thành công cho loài Lan kim tuyến - Anoectochilus formosanus với vật
liệu ban đầu là từ chồi đỉnh tại đại học Chungbuk, Hàn Quốc. Môi trƣờng tạo
vật liệu khởi đầu là H3 (Hyponex: 6,5N-4,5P-19K1g/l + 20N-20P-20K1g/l) +
peptone 2g/l). Môi trƣờng nhân nhanh là: H3 + BAP 1mg/l (hoặc 1-2mg/l
TDZ) + than hoạt tính 1% [16].
Năm 2011, Lazarus Agus Sukamto và cs đã so sánh sự khác nhau giữa
Anoectochilus setaceus và Anoectochilus formosanus khi sử dụng TDZ trong
nuôi cấy in vitro, họ đã tìm ra môi trƣờng nuôi cấy A. setaceus tốt nhất với
TDZ là 0,1 mg/l, A. formosanus với TDZ là 0,5 mg/l. Số lá cao nhất của
A.setaceus với TDZ 0,001 mg/l, còn A. formosanus với hàm lƣợng TDZ là
0,005mg/l. Số chồi đƣợc tạo ra trên môi trƣờng TDZ đối với loài A. setaceus
là 0,01mg/l còn với A. formosanus là 0,05mg/l. Số rễ cao nhất của A. setaceus
trên TDZ là 0,001 mg/l trong khi của A. formosanus là 0,005mg/l [17].
Năm 2012, N. Ahamed Sherif và cs khi nghiên cứu về loài
Anoectochilus elatus Lindley đã chỉ ra rằng số chồi tốt nhất đƣợc quan sát ở
nồng độ TDZ 3,0mg/l và chiều dài chồi đạt cao nhất ở nồng độ KIN 3,5mg/l
(với mắt đốt thân), ở 0,01mg/l đối với chồi đỉnh. Anoectochilus elatus Lindley
ra rễ 100% ở môi trƣờng có bổ sung than hoạt tính 0,3g/l [18].
2.2. Khái niệm và cơ sở khoa học của nuôi cấy mô-tế bào thực vật
2.2.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những
tế bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong môi trƣờng nhân tạo thích hợp
để tạo ra những khối tế bào hay những cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm [1].
2.2.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.2.1. Tính toàn năng của tế bào thực vật
Nguyên lí cơ bản của nhân giống nuôi cấy mô tế bào là tính toàn năng
của tế bào thực vật. Mỗi tế bào bất kì của cơ thể thực vật đều mang toàn bộ



12

lƣợng thông tin di truyền của toàn bộ cơ thể. Trong điều kiện thích hợp mỗi tế
bào đều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Tính toàn năng của tế
bào là cơ sở khoa học của phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Hiện
nay, ngƣời ta đã thực hiện đƣợc khả năng tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh từ một
tế bào riêng rẽ [1], [4].
2.2.2.2. Sự phân hóa và phản phân hóa
Sự phân hóa tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào
mô chuyên hóa, đảm bảo các chức năng khác nhau. Quá trình phân hóa tế bào
có thể biểu thị.
Tế bào phôi sinh → Tế bào dãn → Tế bào phân hoá có chức năng
riêng biệt.
Tuy nhiên, khi tế bào đã phân hóa thành các tế bào có chức năng
chuyên, chúng không hoàn toàn mất khả năng biến đổi của mình. Trong
trƣờng hợp cần thiết, ở điều kiện thích hợp, chúng có thể trở về dạng tế bào
phôi sinh và phân chia mạnh mẽ, quá trình đó gọi là phản phân hóa tế bào,
ngƣợc lại với sự phân hóa tế bào.
phân hóa tế bào
tế bào phôi sinh

tế bào dãn

tế bào chuyên hóa

phản phân hóa tế bào
Về bản chất thì sự phân hóa và phản phân hóa là một quá trình hoạt hóa,
ức chế các gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có

một số gen đƣợc hoạt hóa (mà vốn trƣớc nay bị ức chế) để cho ta tính trạng
mới, còn một số gen khác lại bị đình chỉ hoạt động. Điều này xảy ra theo một
chƣơng trình đã đƣợc mã hóa trong cấu trúc của phân tử ADN của mỗi tế bào
làm quá trình sinh trƣởng phát triển của cơ thể thực vật luôn đƣợc hài hòa.


13

2.2.3. Điều kiện và môi trường nuôi cấy
2.2.3.1. Auxin
Trong cây auxin đƣợc tổng hợp ở các mô non, đặc biệt là lá đang phát
triển và vùng đỉnh chồi. Từ nhũng vùng này auxin đƣợc chuyển xuống các
phần phía dƣới của cây có vai trò quan trọng đối với sự phân chia tế bào và ra
rễ. Chất auxin tự nhiên dễ thấy nhiều ở thực vật là indol axetic acid (IAA),
ngoài ra còn IBA và NAA.
2.2.3.2. Cytokinin
Cytokinin là chất điều hòa sinh trƣởng đƣợc tổng hợp bởi rễ và hạt đang
phát triển có tác dụng làm tăng sự phân chia tế bào. Các cytokinin thƣờng gặp
là kinetin, BA. Kinetin thực chất là một dẫn xuất của bazơ nitơ adenine. BA là
cytokinin tổng hợp nhân tạo nhƣng có hoạt tính mạnh hơn nhiều kinetin.
Kinetin và BA cũng có tác dụng kích thích phân chia tế bào kéo dài thời gian
hoạt động của tế bào phân sinh và hạn chế sự già hóa của tế bào.
2.2.3.3. Gibberelin
Gibberelin đƣợc phát hiện bởi nhà nghiên cứu ngƣời Nhật Bản
Kurosawa (1920) nghiên cứu bệnh ở mạ lúa do nấm G. Fujikuroi gây ra.
Hiện nay có trên 50 loại gibberelin khác nhau đƣợc ký hiệu theo thứ tự là A1,
A2, A3 … trong đó A3 có hoạt tính mạnh nhất. Gibberelin tồn tại trong thực
vật, tham gia vào các quá trình sinh trƣởng và phát triển trong sự tƣơng tác
với các chất điều hòa sinh trƣởng khác.
2.2.3.4. Ethylen

Ehtylen là chất điều hòa sinh trƣởng dạng khí có rất nhiều tác dụng đối
với hoạt động sinh lý và trao đổi chất ở thực vật: kéo dài thân và rễ, kích thích
tế bào phát triển bề ngang, kích thích nảy mầm, tạo rộng rễ, tạo hoa ở dứa và
lan, ức chế vân chuyển ngang và xuống của Auxin (Xing Guo, Jun –Shan
Chun-Nian He, Chun-Lan Wang, Shun Yang and Pei-Gen Xiao, 2006) [11].


14

2.3. Phƣơng pháp nhân giống in vitro cây Lan kim tuyến
2.3.1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy
Tách các vảy ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm
chồi bên mang đỉnh sinh trƣởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng
bằng cách ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nƣớc cất vô trùng
ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng đƣợc tiến
hành trong tủ cấy. Mô đƣợc rửa lại với nƣớc cất vô trùng 4 - 5 lần. Mỗi mầm
đƣợc đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần
tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nƣớc cất vô trùng.
Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô
trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trƣởng ra khỏi mô và cấy
vào môi trƣờng nhân giống ban đầu.
2.3.2.Tái sinh mẫu
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh có định hƣớng sự phát triển của
mô nuôi cấy. Quá trình này đƣợc điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp
chất điều hòa sinh trƣởng nhƣ auxin/cytokinin đƣa vào môi trƣờng nuôi cấy
cũng nhƣ tuổi sinh lý của mẫu.
2.3.3. Nhân giống
Môi trƣờng nhân giống thƣờng là môi trƣờng MS (Murashige Skoog,
1962) [4], có bổ sung các chất điều hoà tăng trƣởng (auxin, cytokinin,…) với
tỷ lệ phù hợp tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ

các chất điều hoà sinh trƣởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó.
Các chất chiết trái cây cũng đƣợc đề nghị dùng nhƣ nƣớc cốt cà chua, nƣớc
dừa, nƣớc chuối, nƣớc khoai tây... nhƣng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần
cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trƣờng.
Nhiệt độ lý tƣởng để nhân giống Lan là 22°C - 26°C và tuỳ vào mỗi loài.


15

Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trƣởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các
khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi đƣợc lấy ra khỏi môi trƣờng cấy ban đầu,
dùng dao nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thƣớc của chồi. Lát cắt đƣợc
chuyển vào môi trƣờng duy trì (môi trƣờng phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh
trƣởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và
cấy chuyền sang môi trƣờng mới.
2.3.4. Tạo cây hoàn chỉnh in vitro
Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trƣờng
tạo rễ (môi trƣờng có lƣợng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 3 -4 tháng,
các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.
2.3.5. Chuyển cây ra vườn ươm
Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá sau cảm ứng khoảng 2, 3 tuần có thể
chuyển ra trồng, sau trồng khoảng một tuần mới đƣợc bón phân, lúc này cây
đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.
2.4. Giá thể cho cây con giai đoạn sau in vitro
Mỗi loại lan cần một giá thể trồng khác nhau và mỗi giá thể lại cần một
cách tƣới bón thích hợp. Ví dụ loại phong lan không thể dùng những giá thể
cho địa lan hay ngƣợc lại. Sau đây là một vài công thức khá thông dụng, đem
lại tỷ lệ cây sống cao, sinh trƣởng và phát triển tốt.
1) Đất mục dƣới tán rừng


Đất mục dƣới tán rừng giàu mùn và chất dinh dƣỡng, tơi xốp, có khả
năng giữ và thoát nƣớc tốt rất phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển các
loài thực vật nói chung và đặc biệt loài Lan kim tuyến nói riêng [5].
2) Rễ cây dƣơng xỉ

Giá thể rễ cây dƣơng xỉ thích hợp với nhiều loài lan, trong đó có Lankim
tuyến, giá thể này có ƣu điểm mau khô, lâu bền, nhẹ thích hợp với những rổ
treo. Trƣớc đem trồng có thể xử lý nhƣ sau:


×