Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm ceratocystis sp gây bệnh chết héo trên keo tai tượng trong điều kiện nuôi cấy thuần khiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

MA THU LIÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM Ceratocystis sp. GÂY
BỆNH CHẾT HÉO TRÊN KEO TAI TƢỢNG TRONG
ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY THUẦN KHIẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

MA THU LIÊN
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM Ceratocystis sp. GÂY
BỆNH CHẾT HÉO TRÊN KEO TAI TƢỢNG TRONG
ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY THUẦN KHIẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: K - 44 LN
: 2012 - 2016
: TS. Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường
đề ra.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 nắm 2016


XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc

TS.ĐẶNG KIM TUYẾN

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Ma Thu Liên

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương trâm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”.
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại
trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là
giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại nói
chung và sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn cô giáo TS. Đặng Kim
Tuyến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiên
chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Lâm nghiệp, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho
em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở
bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập và làm chuyên đề, em đã cố gắng hết mình nhưng
do kinh nghiệm còn thiếu và kiếm thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp
này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 30tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Ma Thu Liên


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang
Bảng 3.1: Mô tả đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. (µm) .............. 15
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của nấm (cm) ................ 15
Bảng 3.3: Công thức tạo môi trường độ ẩm.................................................... 16
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng của hệ sợi nấm (cm) ........ 16
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của hệ sợi nấm (cm) ............. 17
Bảng 4.1: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của nấm ............ 22
Bảng 4.2: Kết quả ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng của nấm ............... 25
Bảng 4.3: Kết quả ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của nấm .................... 28


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Ảnh 4.1: Hệ sợi nấm trên môi trường PDA .................................................... 18
Ảnh 4.2: Thể quả phun bào tử màu vàng cam ................................................ 18
Ảnh 4.3: Đặc điểm hình thái bào tử nấm Ceratocystis sp. ............................. 19
Ảnh 4.4: Thể quả không có cổ nấm ................................................................ 20
Ảnh 4.5: Sợi nấm Ceratocystis sp. .................................................................. 20
Ảnh 4.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh trưởng của hệ sợi nấm ................. 21
Ảnh 4.6: Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới sinh trưởng của hệ sợi nấm ... 24
Ảnh 4.7: Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng hệ sợi nấm................................ 27


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Công thức

TB

Trung bình

PNG Papua New Guinea
PDA Potato Dextrose Agar
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
RH% Độ ẩm không khí


vi
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN ....................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài...................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2. 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 4
2.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng .................................................................. 4
2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo ................................................................... 5
2.1.3. Nghiên cứu về nấm gây bệnh Ceratocystis sp. ....................................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................ 9
2.2.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng .................................................................. 9
2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo ................................................................. 11
2.2.3. Nghiên cứu về nấm gây bệnh Ceratocystis sp. ..................................... 12
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 14


vii
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 14

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 14
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
3.4.1. Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. ....... 14
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc tính sinh học của nấm gây bệnh ............ 15
3.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của
hệ sợi nấm ....................................................................................................... 15
3.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh
trưởng của hệ sợi nấm ..................................................................................... 15
3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của hệ
sợi nấm ............................................................................................................ 16
3.4.3. Xác định điều kiện phát triển của nấm phục vụ phòng trừ dịch hại ..... 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 18
4.1. Đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. .......................................... 18
4.1.1. Đặc điểm của nấm trong điều kiện nuôi cấy thuần khiết ...................... 18
4.2. Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh. ..................................................... 21
4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm ... 21
4.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm ...... 23
4.2.3. Ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng của hệ sợi nấm.......... 26
4.3. Xác định điều kiện phát triển của nấm phục vụ phòng trừ dịch hại ........ 29
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 31
5.1. Kết luận .................................................................................................... 31
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 31
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 31


viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt

II. Tiếng nước ngoài
Phụ lục


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Keo tai tượng là loài cây nhập nội được đưa vào trồng ở nước ta từ
những năm đầu của thập niên 80, 90. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi các
thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ và các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật
gây trồng có kết quả (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2003)[6]. Keo tai tượng đã được
trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Là loài cây gỗ lớn, mọc
nhanh, gỗ dễ gia công nên rất được ưa chuộng để đóng đồ gia dụng, làm nhà,
ván dăm, làm bột giấy vv… Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng
Keo tai tượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích rừng trồng của Việt
Nam. Theo Cục Lâm nghiệp (2006) diện tích rừng trồng Keo tai tượng tại các
vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải miền
Trung đã đạt trên 158.000ha.
Tuy nhiên gần đây tại một số vùng trồng Keo trọng điểm trên đã
xuất hiện những cây Keo bị chết héo từ trên ngọn xuống hay còn gọi là
hiện tượng cây chết ngược, bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các
mẫu bệnh đã được phòng Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm Nghiệp giám
định nguyên nhân là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra.
Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều
loài cây, là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây
thối quả trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993)[12]. Đặc biệt là
loài Ceratocystis fimbriata Ellis& Halst sensu lato (s.l) gây chết hàng loạt
bạch đàn ở cộng hòa Công gô và Braxin (Roux, 2000)[17]; cây Cà phê
(Coffea sp.) ở Colombia và Venezuela [13];[15]. Đây cũng chính là loài

gây bệnh trên cây Xoài ở Braxin (Ploetz, 2003)[14]; (Ribeiro, 1980)[16];


2
(Viegas, 1960)[20] và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong
ngành nông nghiệp và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Inonexia Ceratocystis sp.
lần đầu tiên được ghi nhận khi Ceratocystis fimbriata (còn có tên là
Rostrella cofeae) được công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea
arabica) ở đảo Java (Zimmerman, 1900 )[21]. Sau đó nhiều loài
Ceratocystis đã được tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều
hòn đảo ở Indonesia. Gần đây nhất là phát hiện 5 loài nấm Ceratocystis
mới gây hại trên Keo tai tượng ở Indonexia đó là các loài C. inquinans, C.
sumatrana, C. microbasis, C. manginecans và C. Acaciivora [18];[19].
Ở nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều loài
nấm phát triển đặc biệt là Ceratocystis đã bắt đầu xuất hiện trên cây Keo tại
một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thừa Thiên Huế, Lâm
Đồng, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Những cây bị bệnh, gỗ bị biến màu, xì
nhựa mủ ở vỏ, toàn bộ những cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một thời gian ngắn là
chết ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng Keo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết
héo trên Keo tai tượng trong điều kiện nuôi cấy thuần khiết”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được một số đặc điểm sinh học của nấm Ceratocystis sp.
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý dịch hại.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả được một số đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh.
Xác định được đặc điểm sinh học cơ bản của nấm gây bệnh trong điều
kiện nuôi cấy thuần khiết.



3
Xác định được các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát
triển của nấm gây bệnh từ đó xác định được điều kiện thuận lợi mà chủng
nấm sinh trưởng và phát triển để phòng trừ dịch hại.
1.4. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập
và nghiên cứu khoa học, giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại
những kiến thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện đề tài này sẽ
giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghiên cứu thực nghiệm đối với sinh vật
gây bệnh mà cụ thể là nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo Keo tai tượng
ở Thái Nguyên.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần là cơ sở cho các nghiên
cứu tiếp theo. Cung cấp những thông tin về điều kiện môi trường thuận
lợi mà nấm bệnh sinh trưởng và phát triển để kịp thời dự báo và phòng
tránh dịch bệnh.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) có nguồn gốc từ Australia,
Papua New Guinea và Indonesia rồi đã trở thành một loài cây được trồng phổ
biến ở vùng nhiệt đới. Từ những năm 1980, các lô hạt giống thu hái ở vùng

nguyên sản đã được gửi tới 90 nước trên thế giới. Trong đó Philippin,
Malaysia, Thái lan, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Fiji, Trung Quốc và Việt
Nam... Chúng có sức sinh trưởng nhanh, trên điều kiện lập địa ở Sabah Malaysia sau 10 - 13 năm cây đạt chiều cao 20 – 25 m và đường kính 20 – 30
cm, tăng trưởng bình quân ở đây là 44m3/ha/năm và cũng ở Sabah trong một
khảo nghiệm ở tuổi 4, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 20,17 m và đường kính
14,4 cm [6].
Keo tai tượng được đưa vào trồng ở Trung Quốc từ những năm 1960,
tới năm 1997 có khoảng 200.000 ha keo được trồng ở phía Nam Trung Quốc
gồm 4 tỉnh là Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, tốc độ trồng
rừng hàng năm khoảng 20.000ha/năm. Cho đến năm 2008 có 179 xuất xứ và
469 gia đình thuộc 21 loài keo được khảo nghiệm ở miền Nam Trung Quốc
với tổng diện tích là 130ha, Keo tai tượng là một trong ba loài keo đã được
đưa vào trồng rừng trên diện rộng nhằm cung cấp gỗ. Dựa vào sinh trưởng và
dạng thân chọn được các xuất xứ có triển vọng là Abergowie (Qld), Claudie
River (Qld), Oriomo (PNG). Trung Quốc đã xây dựng được 40ha rừng giống,
vườn giống tại Quảng Đông và Hải Nam, bao gồm cả vườn giống thế hệ 1 và
1,5. Theo ước tính, các rừng giống và vườn giống này có thể cung cấp khoảng
1.000kg hạt giống/năm [6].


5
Keo được đưa vào khảo nghiệm và gây trồng ở Philipin từ những năm
1980. Trong đó Keo tai tượng được đánh giá là rất có triển vọng, năng suất
của rừng trồng 10 tuổi đạt tới 32m3/ha/năm ở Tal ogon. Qua khảo nghiệm đã
xác định được 4 xuất xứ tốt nhất là Kini, Bensbach, Wipim (PNG), Claudie
River (Qld) [6].
Tính đến cuối năm 1990, diện tích rừng trồng Keo tai tượng ở Sabah Malaysia khoảng 14.000 ha. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ 6 tuổi cho thấy 3
xuất xứ có triển vọng là Western Province (PNG), Claudie River (Qld) với
D1.3 = 19,1cm và Olive River (Qld) với giá trị tương ứng là 18,7cm. Còn ở
khảo nghiệm xuất xứ 5 tuổi xác định được 3 xuất xứ tốt nhất là Broken Pole

Creke (Qld), Abergowrie (Qld), và Olive River (Qld).
Papua New Guinea từ năm 1950, có khoảng 60.000ha rừng trồng các
loài keo, trong đó Keo tai tượng chiếm khoảng 15 - 16%. Sinh trưởng chiều
cao vút ngọn của Keo tai tượng trên các lập địa tốt đạt 5m/năm trong 2,5 năm
đầu [6].
Việc trồng Keo tai tượng trên quy mô công nghiệp đã được triển khai ở
Indonesia từ đầu những năm 1980, đến năm 1990 đã có xấp xỉ 38.000ha rừng
trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và gỗ xẻ [21].
2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo
Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn
khoa học có nhiều cống hiến cho công tác nghiên cứu, phục vụ cho đời sống sản
xuất thực tiễn. Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã
tập trung vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát
sinh, phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, Roger L. (1953) đã
nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây
rừng các nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một số
bệnh hại lá của thông, keo, bạch đàn …. John Boyce (1961) xuất bản sách Bệnh


6
cây rừng (Forest pathology) đã mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này
được xuất bản ở nhiều nước như: Anh, Mỹ, Canada.
Roger L. (1954) đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây keo. Cây keo
khô héo làm lá rụng và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược) do loài nấm
hại lá Glomerella cingulata (giai đoạn vô tính là Colletotrichum
gloeosporioides) đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo tai
tượng Acacia mangium trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO, 1981).
Tại Malaysia, theo nghiên cứu của Lee (1993) loài nấm này còn gây hại với
các loài keo khác. Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin,
Trung Quốc cũng công bố nhiều loại nấm bệnh hại keo. Roger L. (1953) Tại

hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các loài Acacia,
họp tại Đài Loan.
Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài keo.
Đó là Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A.simsii; Uromycladium
robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A.melanoxylon; Oidium sp. có trên các
loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài A.confusa
(Đài Loan tương tư) địa phương lại không bị.
Các nghiên cứu về các loại bệnh ở keo Acacia cũng đã được tập hợp khá
đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông Nam Á
và Ấn Độ” (A Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, South-east
Asia and India), trong đó có các bệnh khá quen thuộc đã từng gặp ở nước ta
như bệnh bệnh phấn trắng (Powdery mildew) do nấm Oidium sp., bệnh đốm lá
do nấm Pestalotiopsis neglecta, do nấm Phyllosticta spp.…, bệnh phấn hồng
do nấm Corticium salmonicolor, rỗng ruột (Heart rot) do các loài nấm thuộc
chi Ganoderma và Phellinus, bệnh chết héo do mấn Ceratocystis sp. gây hại.
Chưa có nhiều tài liệu thông báo về nghiên cứu chọn giống kháng bệnh cho các
loài Keo, mà các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc nâng cao năng suất và


7
trong thời gian qua các bệnh ở keo chưa phát triển thành dịch lớn, gây hại
nghiêm trọng như ở bạch đàn.
Nhiều công trình nghiên cứu đã được ra đời không chỉ ở cây Keo mà còn
rất nhiều các loài cây khác có giá trị khác nữa như: Dudley N.S và cộng sự năm
2005 đã công bố kết quả nghiên cứu về chọn giống kháng bệnh đối với Acacia
koa. Các gia đình Acacia koa được gây nhiễm với nấm gây bệnh héo rũ
Fusarium oxysporum f. Sp. Koae. Kết quả cho thấy tính mẫn cảm với nấm gây
bệnh rất khác nhau giữa các gia đình khảo nghiệm. Nghiên cứu lâu hơn và
nhiều hơn cả là về bệnh và tác hại của bệnh ở một số loài Thông. Tuyến trùng
(Nematode) thông là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm, bắt đầu từ Nhật Bản, qua

Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc và nay đã tới nước ta.
Ngay từ năm 1976, Pitketh đã phát hiện ra nấm Cylindrocladium
quinqueseptatum trên cây non họ Sim tại Ôxtrâylia. Nhà nghiên cứu nổi tiếng
về Bạch đàn ở Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Karela (Ấn Độ) là Sharma trong
các năm 1982, 1985 đã cùng các đồng nghiệp thông báo về bệnh hại Bạch đàn
và loài nấm hại Cyclindrocladium trên Bạch đàn ở Ấn Độ. Các nghiên cứu ở
Ôxtrâylia của Bolland et al., 1985 và ở Bradin của Alfenas et al., 1997;
Junghans et al…1999 và ở Nam Phi của Crous and Swart, 1995; Crous et
al…1993 đều đã thông báo về bệnh hại ở Bạch đàn. Như vậy đã có nhiều loại
nấm đến các bệnh hại lá và thân trên rừng trồng và các nghiên cứu về chọn
giống kháng bệnh cũng đã bắt đầu được triển khai.
Song song với việc trồng khảo nghiệm để đánh giá năng xuất và sự phù
hợp của các giống Keo trên các vùng sinh thái khác các nhà Khoa học
Ôxtrâylia đã tiến hành đánh giá tình hình bệnh hại các giống/dòng Keo trên
các vùng sinh thái ở Bang Tasmania, Victoria và Queensland để chọn ra các
giống/dòng vừa sinh trưởng nhanh vừa có tính kháng bệnh của Mohammed
2003 và Glen 2001. Kết quả cho thấy 1 số dòng Keo lai và Keo lá tràm có


8
sinh trưởng nhanh trên 1 số vùng nhưng khả năng kháng bệnh là hoàn toàn
khác nhau. Như vậy trên thế giới các nhà Khoa học đã có các nghiên cứu để
chọn giống loài Keo lá tràm vừa sinh trưởng nhanh vừa có tính kháng bệnh.
Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ,
Nam phi, Úc, Inđônêxia, Malayxia…
Những nghiên cứu của Caroline Mohammed từ 2002 đến 2004 tại
Inđônêxia về bệnh rỗng ruột các loài Keo lá tràm, Keo tai tượng cho rằng mức
độ mẫn cảm đối với nấm gây bệnh rỗng ruột thể hiện ở mức độ xuất xứ đối
với các loài Keo. Tác giả và cộng sự đã xây dựng 1 số khu khảo nghiệm nhằm
giúp Inđônêxia trong chiến lược chọn giống chống chịu bệnh rỗng ruột cho

Keo lá tràm và Keo tai tượng.
2.1.3. Nghiên cứu về nấm gây bệnh Ceratocystis sp.
Ceratocytis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài
cây, là nguyên nhân gây bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên
nhiều loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993)[12]. Đặc biệt là loài Ceratocystis
fimbriata Ellis& Halst sensu lato gây chết hàng loạt bạch đàn ở cộng hòa
Công gô và Braxin (Roux et al, 2000)[17]; cây Cà phê (Coffea sp.) ở
Colombia và Venezuela (Marin et al, 2003)[13]. Đây cũng chính là loài gây
bệnh trên cây Xoài ở Braxin và là một trong những loài gây bệnh nguy hiểm
nhất trong ngành nông nghiêp và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Indonesia
Ceratocystis spp. lần đầu tiên được ghi nhận khi Ceratocystis fimbriata (còn
có tên là Rostrella cofeae) và được công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea
arabica) ở đảo Java (Zimmerman, 1900)[22]. Sau đó nhiều loài Ceratocystis
đã được tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều hòn đảo khác ở
Indonesia. Gần đây nhất phát hiện được thêm 5 loài nấm Ceratocystis sp. mới
gây hại trên Keo tai tượng ở Indonesia đó là các loài C. inquinans, C.
sumatrana, C. microbasis, C. manginecans và C. acaciivora (Tarigan et al,
2010 a và b)[18];[19].


9
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu về Keo tai tượng
Keo tai tượng còn có tên khác là Keo lá to, Keo mỡ. Keo tai tượng là
loài cây sinh trưởng nhanh, thuộc nhóm loài cây gỗ lớn, có chiều cao đạt tới
30m. Với trục thân thẳng tới trên ½ chiều cao cây. Keo tai tượng là loài cây
tái sinh nhanh ở rừng nhiệt đới. Lúc còn nhỏ lá kép lông chim 2 lần, cuống
thường bẹt, lá giả rất rộng bản, rộng tới 5 – 10 cm và dài tới 25 cm, lá có màu
lục sẫm.
Hoa hình chùm dài khoảng 10 cm, mọc thành từng đôi từ nách lá, cụm

hoa gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng hoặc màu kem. Hoa tự gần bông dài gần
bằng lá, mọc lẻ tập trung 2 - 4 hoa tự ở nách lá. Hoa lưỡng tính, tràng hoa màu
vàng, nhị nhiều vươn dài ra ngoài hoa. Sau khi thụ phấn hoa trở thành quả màu
xanh lá cây lúc chín có màu đen. Lúc đầu thì thẳng, sau quả xoăn lại bện vào
nhau thành những bó không đều. Quả đậu, dẹt và mỏng lúc non thẳng, khi già
cong, cuộn xoắn lại. Hạt dẹt hình dạng thay đổi từ dài đến ô van hay hình elíp
kích thước 3 - 5 x 2 – 3 mm, nằm ngang trong vỏ quả. Khi chín màu đen bóng
hạt có vỏ dày, cứng, có dính dải màu đỏ. Mỗi kg hạt có từ 52.000 – 95.000 hạt.
Vỏ quả chín nứt ra theo mép, hạt cứng có màu đen vẫn treo bởi rố n ha ̣t mà u
vàng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[6]; (Lê Đình Khả, 2003)[3].
Keo tai tượng có hình dáng thân tròn, thẳng nên gỗ Keo tai tượng đươ ̣c
dùng rộng rãi trên thị trường để đóng đồ gia dụng cung cấp nguyên liệu cho
nghành sản xuất ván dăm, ván bóc và đặc biệt là làm nguyên liệu giấy. Keo
tai tượng có hiệu xuất làm bột giấy cao, khối lượng thể tích nhỏ hơn Keo lai
và Keo lá tràm, nhưng nó lại có ưu điểm sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm
và khả năng đổ gẫy ít hơn keo lai nên vẫn được coi là một trong những loài
chính trồng rừng nguyên liệu (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[6]; (Lê Đình Khả,
2003)[3]; (Hà Huy Thịnh, 2006)[7].


10
Keo tai tượng có khả năng cố định đạm trong đất nhờ cộng sinh với vi
khuẩn Rhizobium tạo ra nốt sần ở rễ vì vậy nó có khả năng cải tạo đất, phát
triển được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Keo tai tượng có thể tồn tại trên
đất xấu, độ pH thập và có khả năng cạnh tranh tốt. Keo tai tượng có khả năng
thích ứng rộng từ vùng nhiệt đới ẩm đến vùng cận nhiệt đới. Keo tai tượng
với tán lá dày và rậm có tác dụng che phủ mặt đất, chống xói mòn rửa trôi và
cải tạo đất nên đây là cây trồng chủ lực của nước ta (Lê Đình Khả, 2003)[3].
Keo tai tượng thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 23 - 240C,
lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2000mm, độ cao dưới 600 - 700m so với

mực nước biển, độ dốc dưới 20 - 250 và ưa đất tốt sâu dày, thành phần cơ giới
trung bình, thoát nước tốt, trồng tập trung và phân tán đều được (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 2003)[6]; (Hà Huy Thịnh, 2006)[7].
Trong số các loài keo chính được đưa vào khảo nghiệm và trồng thử ở
nước ta, có 3 loài keo có triển vọng hơn cả, đó là Keo tai tượng, Keo lá tràm
và Keo lá liềm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992)[4]; (Nguyễn Hoàng Nghĩa,
2003)[6]; (Lê Đình Khả, 2003)[3]; (Nguyễn Minh Chí, 2007)[2].
Khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng ở vùng Đông Bắc Bộ: Bộ giống
gồm 9 xuất xứ Keo tai tượng, 1 xuất xứ keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo đa
thân được trồng trên lập địa đại diện cho vùng Đông Bắc Bộ. Trong số 5 xuất
xứ nổi trội có 3 xuất xứ của Keo tai tượng là Hawkins Creek, Kuranda và
Kennedy, hầu hết các xuất xứ của Keo tai tượng đều có 1,4 - 1,6 thân và sinh
trưởng tốt (Lê Đình Khả, 2003)[3].
Khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng ở Bầu Bàng, Bình Dương: Bộ
giống khảo nghiệm gồm 14 xuất xứ của 3 loài keo, trong đó Keo tai tượng có
11 xuất xứ, Keo lá tràm có 2 và Keo đa thân có 1 được trồng trên lập địa đất
cát pha, có phèn tiềm năng tích tụ ở tầng sét dưới sâu. Sinh trưởng của các
xuất xứ sau 7 tuổi cho thấy các xuất xứ Keo tai tượng có sinh trưởng vượt


11
trội, 2 xuất xứ triển vọng nhất là Kennedy và Cardwell đạt năng suất trung
bình lần lượt là 0,056 m3/cây, 0,052 m3/cây (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Lê
Đình Khả, 2000)[5]; (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[6]; (Lê Đình Khả,
2003)[3].
Khảo nghiệm tại Bầu Bàng các dòng có sinh trưởng nhanh nhất được
chọn tại đây đều có thể tích thân cây vượt trội 36,5% đến 128,9% (độ vượt trội
trung bình là 67,2%). Những giòng có độ vượt lớn nhất là các dòng 19, 179,
62,94 và 67. Đây là những dòng có độ vượt 80,4 - 128% (Hà Huy Thịnh,
2006)[7].

Khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng tại Sông mây, Đồng Nai vào năm
1990 cho thấy xuất xứ Cardwell, Derideri, Pascoe River là những xuất xứ có
triển vọng. Khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng tại La Ngà, Đông Nai: Bộ
giống khảo nghiệm gồm 7 xuất xứ trong đó các xuất xứ đầu bảng vẫn là
Hawkins, Bronte, Kennedy và Cardwell (Lê Đình Khả, 2003)[3].
2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo
Từ đầu những năm 1980 trở lại đây nhiều loài Keo đã được nhập về thử
nghiệm ở nước ta với diện tích lớn hơn. Vào mùa xuân năm 1990 các xuất xứ
Keo lá tràm và Keo tai tượng gieo tại vườn ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã
bị bệnh phấn trắng lá với các mức độ khác nhau. Nhìn bề ngoài lá Keo như bị
rắc 1 lớp phấn trắng hay vôi bột. Mức độ bị bệnh cũng được đánh giá qua
quan sát bằng mắt thường và được xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ. Nhìn chung
bệnh đã chưa gây ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây con tại vườn ươm và
khi đó cũng không có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và các
vấn đề liên quan. Trong những năm gần đây Keo bị bệnh khô ngọn ở Tuyên
Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai và Đông Nam Bộ đã được ghi
nhận. Nguyên nhân gây bệnh đã được xác định do nấm Phytophthora và
Pythium gây hại (Thông tin cá nhân từ Phạm Quang Thu).


12
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua đã hợp tác
với Khoa Lâm nghiệp và Lâm sản thuộc Tổ chức Khoa học và Công nghệ
Ôxtrâylia nghiên cứu về bệnh cây Bạch đàn và có nhiều đợt điều tra về bệnh
hại cây keo và xác định sinh vật gây bệnh trên nhiều vùng trong cả nước cho
thấy bệnh hại cây rừng chủ yếu là do các loài nấm gỉ sắt, nấm phấn trắng,
nấm bồ hóng gây nên, ngoài ra còn một số loại vi khuẩn gây bệnh khô ngọn,
khô cành... (5).
Bệnh rỗng ruột do các loài nấm Ganoderma spp. và một loài nấm khác
cũng xuất hiện và gây hại cho Keo lá tràm khi trồng rừng kinh doanh gỗ xẻ

với luân kỳ 10 - 15năm tại Hàm Yên, Tuyên Quang và Sông Mây, Đồng Nai.
Nghiên cứu chọn giống kháng bệnh keo lá tràm được thực hiện trong
nhiều năm qua tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Năm 2007, 3 dòng keo
lá tràm đươ ̣c công nhâ ̣n giố ng Tiế n bô ̣ kỹ thuâ: ̣tAA1, AA9, AA15. Năm 2010, 4
dòng Keo AA6, AA7, AA10, AA12, trong đó có 2 dòng Keo được công nhận
giố ng Quố c gia AA1, AA9
Với bệnh chết héo trên keo tai tượng do nấm Ceratocystis sp. Đã xâm
nhập và gây hại trên cả keo lá tràm, keo lai và trải rộng từ miền Bắc vào
miền Nam Việt Nam, tỷ lệ bệnh trên keo lá tràm từ 7,1% - 12,5%, trên
keo lai từ 10,2 đến 18,2% và trên keo tai tượng từ 9,2% đến 18.4%.
2.2.3. Nghiên cứu về nấm gây bệnh Ceratocystis sp.
Ở nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều loài
nấm phát triển đặc biệt là nấm Ceratocystis sp. Đã bắt đầu xuất hiện trên các
cây Keo tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thừa Thiên
Huế, Lâm Đồng, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Những cây bị bệnh, gỗ bị
biến màu, rỉ nhựa mủ ở vỏ, toàn bộ những cây bị nhiễm nấm chỉ một thời gian
sau là chết, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng keo. Theo kết
quả điều tra bệnh hại rừng trồng mới được thực hiện năm 2010 và 2011 tại


13
Thừa Thiên Huế cho thấy trên các diện tích rừng trồng Keo tai tượng ở một số
địa phương của Tỉnh đã xuất hiện hiện tượng cây Keo chết héo với tỷ lệ 5 7% (Phan Thanh Hoà, 2010). Bệnh hại keo ở Thừa Thiên Huế đã được xác
định là một loài nấm thuộc chi Ceratocystis sp. Các loài nấm thuộc chi này
không phải mới xuất hiện ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu trước đây cũng
ghi nhận loài nấm Ceratocystis fimbriata gây bệnh thối mốc mặt cây Cao su
(Hội Nông dân Việt Nam, 2011). Nấm Ceratocystis fimbriata cũng được ghi
nhận gây hại trên cây Cacao gây nên bệnh héo rũ và được mô tả bệnh thường
đi kèm với cây bị mọt đục thân hay cành, lúc đầu có một số cành bị héo lá ngả
sang màu nâu sau đó toàn bộ cây bị héo và chết. Một số nghiên cứu khác cũng

phát hiện nấm gây bệnh thối đen quả Dứa, thối quả Thanh long do nấm
Ceratocystis paradoxa (Phạm Quang Thu, 2011)[9]. Theo những nghiên cứu
gần đây nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo các loài keo (Acacia spp.),
phát sinh dịch hại ở hầu khắp các khu vực trồng keo trong cả nước. Tác giả đã
phân lập được 26 chủng nấm gây bệnh chết héo tại các rừng trồng keo trên cả
nước, bước đầu xác định là nấm Ceratocystis sp. (Phạm Quang Thu,
2012)[10]. Mới đây nhất, đã xác định được loài nấm gây bệnh chết héo Keo lá
tràm, Keo tai tượng, Keo lai tại Việt Nam là Ceratocystis manginecans, bệnh
trải rộng từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam. Tỷ lệ bị bệnh trên Keo lá
tràm 7,1% - 12,5%, trên Keo lai 10,2% - 18,2% trên Keo tai tượng 9,2% 18,4%. Bào tử nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo trên cây Keo
tai tượng có phát tán trong không khí trong rừng trồng tại Việt Nam và tập
trung nhiều nhất ở độ cao 110 – 120 cm.


14
PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo trên Keo tai tượng trong điều
kiện nuôi cấy thuần khiết.
- Cây chủ: Keo tai tượng (Acacia mangium Willd)
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Được thực hiện từ 2/2016 đến tháng 5/2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tôi tiến hành các nội dung sau:
- Mô tả đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh
 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm
 Ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm
 Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của hệ sợi nấm
- Xác định điều kiện phát triển của nấm gây bệnh từ đó có các biện
pháp trong phòng trừ dịch hại
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp.
Mô tả đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. được quan sát trên
kính hiển vi Olympus BX50. (Đo kích thước và chụp ảnh hệ sợi, thể quả và
các dạng bảo tử vô tính, hữa tính, mô tả hình thái màu sắc.)


15
Ghi kết quả vào bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Mô tả đặc điểm hình thái của nấm Ceratocystis sp. (µm)
Mẫu

Thể Quả
dài rộng







Cổ



Bào tử áo

Bào tử trụ

dài rộng

dài

rộng

dài

rộng

dài

rộng


















Bào tử mũ

Bào tử trống

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc tính sinh học của nấm gây bệnh
3.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng
của hệ sợi nấm
Cấy nấm Ceratocytis sp. gây bệnh vào chính giữa đĩa Petri có chứa môi
trường PDA, xếp các đĩa này vào các tủ định ôn có các thang nhiệt khác nhau
10oC± 1; 15oC± 1; 20oC± 1; 25oC± 1; 30oC± 1; 35oC± 1, mỗi thang nhiệt sử
dụng 1 đĩa thạch, đo kết quả sau 14 ngày. Thí nghiệm lặp lại 1 lần. Đo đường
kính trung bình của hệ sợi nấm làm kết quả đánh giá sự phát triển của nấm
gây bệnh.
Kết quả đo được ghi vào bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của nấm (cm)
Mẫu


Nhiệt độ
10oC

15 oC

20 oC

25 oC


30 oC

35 oC













3.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh
trưởng của hệ sợi nấm
Bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ không khí cũng là một yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của nấm. Phương pháp được tiến hành theo


×