Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

đề cương ôn tập đề CƯƠNG ôn tập thi công chức môn NGHIỆP vụ CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.08 KB, 41 trang )

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP
MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN

PHẦN I
KIẾN THỨC CHUNG
CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN THI
STT

Tên tài liệu

1

Quyết định số 124/QĐ-TTG ngày 02/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
1


giai đoạn 2010-2020
3

Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ


phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020

4

Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015
của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Nông
nghiệp và PTNT thuộc UBND cấp tỉnh, huyện

5

Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động thanh tra ngành Nông nghiệp và PTNT

6

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Ria – Vũng Tàu lần thứ VI
(nhiệm kỳ 2015-2020)

ĐỀ CƢƠNG ÔN THI
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 124/QĐ-TTg NGÀY 02/02/2012 CỦA THỦ
TƢỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
CHUYÊN ĐỀ I: QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
CHUYÊN ĐỀ II: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
CHUYÊN ĐỀ III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch
phát triển ngành trong kinh tế thị trƣờng
2. Phát triển thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại để thực hiện các mục tiêu của
quy hoạch
3. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực

2


4. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông, lâm,
diêm nghiệp và thủy sản theo quy hoạch.
5. Tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở
nông thôn
6. Về đất đai
7. Cơ giới hóa nông nghiệp
II. QUYẾT ĐỊNH SỐ 800/QĐ-TTg NGÀY 04/6/2010 CỦA THỦ TƢỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔN G THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 -2020
CHUYÊN ĐỀ I: MỤC TIÊU, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC
HIỆN
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
3. Thời gian, phạm vi thực hiện chƣơng trình
CHUYÊN ĐỀ II: NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông
thôn

6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cƣ dân nông thôn
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
9. Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
10. Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn.
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
III. QUYẾT ĐỊNH SỐ 176/QĐ-TTg NGÀY 29/01/2010 CỦA THỦ
TƢỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN ĐỀ I: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
CHUYÊN ĐỀ II: CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
3


1. Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
3. Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp
IV. THÔNG TƢ 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV NGÀY 25/3/2015 CỦA
LIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ BỘ NỘI VỤ
CHUYÊN ĐỀ I: VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Vị trí và chức năng
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
CHUYÊN ĐỀ II: CƠ CẤU TỔ CHỨC
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ


MÁY

CỦA

1. Lãnh đạo Sở:
2. Tổ chức tham mƣu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
3. Các Chi cục thuộc Sở:
CHUYÊN ĐỀ III: VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHI ỆM VỤ,
QUYỀNHẠN CỦAPHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN Ở CÁC HUYỆN HOẶC PHÒNG KINH TẾ Ở CÁC THỊ XÃ, THÀNH
PHỐ THUỘC TỈNH
1. Vị trí và chức năng
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
3. Tổ chức bộ máy
V. NGHỊ ĐỊNH 47/2015/NĐ-CP NGÀY 14/5/2015 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHUYÊN ĐỀ I: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tƣợng thanh tra
CHUYÊN ĐỀ II: TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH
TRA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tại địa phƣơng.
2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
5. Bộ phận tham mƣu về công tác thanh tra chuyên ngành
4



VI. NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LẦN THỨ VI (NHIỆM KỲ 2015-2020)
CHUYÊN ĐỀ I: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP 5 NĂM 2016-2020:
1. Mục tiêu tổng quát trong năm 5 tới
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

NỘI DUNG ÔN THI
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 124/QĐ-TTg NGÀY 02/02/2012 CỦA THỦ TƢỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030
CHUYÊN ĐỀ I
QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản) phải theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng, khả năng
cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.
2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tƣ duy,
tiếp cận thị trƣờng, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, nhân lực đƣợc đào tạo, thích ứng với
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng.

5


3. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất
với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình

thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
4. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu
lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cƣ, cùng với nguồn nhân
lực đƣợc đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình
độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
5. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách
đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trƣớc hết là đất đai, lao động, rừng và
biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nƣớc.
CHUYÊN ĐỀ II
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền
vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa
học công nghệ để tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài, đáp ứng
nhu cầu đa dạng trong nƣớc và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai,
nguồn nƣớc, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân,
ngƣ dân, diêm dân và ngƣời làm rừng.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
a) Thời kỳ 2011 - 2020
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020: Nông nghiệp 64,7%, lâm
nghiệp 2%, thủy sản 33,3%.
- Tốc độ tăng trƣởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm.
- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm.
- Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020.
- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông
nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD.
- Giá trị sản lƣợng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu
đồng.
b) Tầm nhìn năm 2030

- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030: Nông nghiệp 55%, lâm
nghiệp 1,5%, thủy sản 43,5%.
- Tốc độ tăng trƣởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3 - 3,2%/năm.
- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4 - 4,3%/năm.
6


- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông
nghiệp 30 tỷ USD, lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD.
- Giá trị sản lƣợng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120
triệu đồng.
CHUYÊN ĐỀ III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy
hoạch phát triển ngành trong kinh tế thị trƣờng
- Tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát
triển ngành có định hƣớng, bền vững. Các địa phƣơng phải nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của các công tác quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa bàn; chỉ
đạo, hƣớng dẫn ngành nông nghiệp và các ngành liên quan tổ chức thực hiện có
hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.
- Xây dựng chƣơng trình phát triển kinh tế, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ
thống công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ từ Trung ƣơng đến các địa
phƣơng, đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện quy hoạch đƣợc duyệt.
2. Phát triển thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại để thực hiện các mục tiêu
của quy hoạch
a) Thực hiện tốt các cam kết với ASEAN trong lĩnh vực nông lâm ngƣ
nghiệp; đặc biệt là an ninh lƣơng thực, thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản, lâm
nghiệp; với WTO về kiểm dịch động thực vật, đầu tƣ, dịch vụ; các Hiệp định bảo
vệ và kiểm dịch động thực vật, thú y đối với các nƣớc nhập khẩu nông, lâm, thủy
sản Việt Nam, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất kể cả đầu vào

và đầu ra.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nông lâm
thủy sản, giữ vững các thị trƣờng lớn, truyền thống (Trung Quốc, EU, Nhật, Mỹ,
Philippin, Inđônêxia, Iraq…) và mở rộng các thị trƣờng Đông Âu, Trung Đông,
Hàn Quốc … nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
c) Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu và tiêu
chuẩn chất lƣợng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực; đáp ứng
yêu cầu về chất lƣợng, mẫu mã và quy cách của các nƣớc nhập khẩu.
d) Phát triển, mở rộng thị trƣờng nội địa, nhất là các khu du lịch, các đô thị,
khu dân cƣ lớn.
đ) Các địa phƣơng hƣớng dẫn các doanh nghiệp quy hoạch, đầu tƣ các vùng
nguyên liệu, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với ngƣời sản xuất, tạo
nguồn hàng ổn định cho chế biến và xuất khẩu.
3. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực
7


a) Nhà nƣớc đảm bảo ƣu tiên vốn đầu tƣ ngân sách cho nghiên cứu, chuyển
giao khoa học - công nghệ, tƣơng ứng với nhiệm vụ phát triển nông lâm, diêm
nghiệp và thủy sản theo quy hoạch đƣợc duyệt.
b) Tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc trong khu vực và thế giới về khoa học
công nghệ trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông, lâm,
thủy sản; khai thác hải sản, cơ khí đóng tàu, máy tàu, thiết lập hệ thống thông tin
quản lý nghề cá biển.
c) Tiếp tục đổi mới chính sách khoa học, công nghệ, tăng cƣờng xã hội hóa
nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đổi mới chính sách đãi ngộ theo
hƣớng khuyến khích và phát huy tốt các nguồn lực khoa học công nghệ, thu hút
các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
d) Tăng cƣờng năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ;

hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, hệ thống quản lý chất lƣợng nông lâm thủy sản,
các dịch vụ khác phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản.
đ) Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý, thực hiện xã hội hóa đào tạo
nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận đƣợc các công nghệ mới đƣa vào áp dụng
trong sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên, sử dụng các thiết bị, máy móc
vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
4. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông,
lâm, diêm nghiệp và thủy sản theo quy hoạch.
a) Về thủy lợi
Phát triển thủy lợi theo hƣớng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nƣớc cho sản
xuất và đời sống; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng
bƣớc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Bảo đảm cấp đủ nguồn nƣớc để
khai thác có hiệu quả 4,5 triệu ha đất canh tác hàng năm (trong đó có 3,8 triệu ha
đất lúa), tiến tới tƣới chủ động cho 100% diện tích đất lúa 2 vụ. Nâng năng lực tƣới
cho các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tập trung, cấp nƣớc cho
nuôi trồng thủy sản 0,79 triệu ha, trong đó 80% diện tích nuôi trồng đƣợc cấp nƣớc
chủ động. Tăng cƣờng khả năng tiêu thoát nƣớc ra các sông chính, bảo đảm thoát
nƣớc cho các vùng đồng bằng, vùng thấp trũng với tần suất thiết kế 5 - 10%, có
giải pháp công trình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tập trung đầu tƣ nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có; đầu tƣ dứt điểm cho
từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hóa công trình đầu mối, kênh mƣơng, thiết bị
điều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.
Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để cấp nƣớc tƣới và phục vụ sinh hoạt. Phát triển
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trƣờng
vùng ven biển. Đầu tƣ xây dựng các công trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều,
ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển
dâng.
8



Phát triển các tổ chức dùng nƣớc của nông dân, xây dựng cơ chế bảo vệ, quản
lý, vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi và tiết kiệm nguồn nƣớc, nâng hiệu suất sử
dụng công suất thiết kế các công trình đã có.
b) Về giao thông nông thôn
Thực hiện quy hoạch hệ thống, nối liền giữa giao thông nông thôn với tỉnh lộ,
quốc lộ hƣớng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, lƣu thông hàng hóa.
Ƣu tiên làm đƣờng ở các vùng cao, miền núi, nhất là các huyện, xã có tỷ lệ
nghèo trên 50%, đảm bảo đến năm 2020, hệ thống giao thông tƣơng ứng các vùng
khác tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa.
Mở mang hệ thống giao thông lên các vùng gò đồi, tạo điều kiện để phát triển
các khu công nghiệp, các đô thị mới mà không ảnh hƣởng đến đất canh tác nông
nghiệp thuần thục.
c) Về hạ tầng thủy sản
Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trạm trại và hạ tầng cho các vùng
nuôi, bao gồm đê bao, kênh cấp và thoát nƣớc cấp I, cống và trạm bơm lớn. Đầu tƣ
các Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trƣờng các vùng nuôi trồng thủy sản chủ
lực. Đầu tƣ hệ thống các khu neo đậu tránh trú bão, bao gồm cả cấp vùng và địa
phƣơng; nâng cấp, mở rộng và xây mới hệ thống các cảng cá và cơ sở hậu cần thiết
yếu đảm bảo cho hoạt động nghề cá tại các ngƣ trƣờng trọng điểm.
d) Về hạ tầng nông nghiệp
Đầu tƣ nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công
nghệ, nhất là chọn, tạo, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi; bảo vệ thực vật,
thú y, kiểm tra chất lƣợng giống, phân bón, sản phẩm nông nghiệp.
đ) Về hạ tầng lâm nghiệp
Phát triển hệ thống đƣờng lâm nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Đầu tƣ nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở nghiên cứu về
lâm sinh, rừng giống, vƣờn giống quốc gia; cảnh báo thiên tai đa mục tiêu nhƣ
cảnh báo cháy rừng, lũ quét kết hợp đo đếm số liệu khí tƣợng thủy văn.
e) Phát triển hạ tầng phục vụ thƣơng mại

Phát triển hệ thống bƣu cục, hệ thống điện thoại, điểm bƣu điện văn hóa xã
đạt 100% năm 2020; tỷ lệ dân nông thôn đƣợc tiếp cận với internet là 30%.
Nhà nƣớc tạo điều kiện và hỗ trợ các xã xây dựng; đầu tƣ phát triển hệ thống
các chợ đầu mối bán buôn nông, lâm, thủy sản, các chợ đƣờng biên, các chợ khu
vực theo quy hoạch chợ đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đầu tƣ các trung
tâm bán buôn ở các vùng nông lâm thủy sản hàng hóa tập trung.
5. Tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở
nông thôn

9


a) Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa theo
hƣớng mở rộng quy mô trang trại; hỗ trợ hộ nghèo vƣơn lên xóa nghèo và từng
bƣớc làm giàu. Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ chức khoa học, Hiệp hội ngành hàng trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
b) Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế
tƣ nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, để có điều kiện đầu tƣ
sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trƣờng.
c) Hoàn thành căn bản việc chuyển đổi doanh nghiệp sang cổ phần hóa, nhất
là các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, gắn quyền lợi của các doanh nghiệp với lợi
ích của nông dân, chủ động đầu tƣ xây dựng các vùng nguyên liệu theo quy hoạch,
hƣớng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trƣờng.
6. Về đất đai
a) Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất lúa theo quy định của pháp
luật về đất đai để đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá
trị quyền sử dụng đất để tham gia doanh nghiệp, vào các dự án đầu tƣ kinh doanh.
c) Tiếp tục thực hiện nhanh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp và

chính sách khuyến khích cộng đồng thôn, bản, xã, nhân dân tham gia bảo vệ rừng
tự nhiên và phát triển rừng kinh tế.
7. Cơ giới hóa nông nghiệp
a) Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp. Phấn đấu
đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% năm 2010 lên 95%; khâu
gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%, khâu thu hoạch từ 30% lên 70%, khâu chế
biến từ 30% lên 80%.
b) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tƣ sản xuất máy động cơ, máy canh
tác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngƣ, nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp lý. Mở
rộng sản xuất theo hƣớng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng mẫu lớn,
nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông, lâm,
ngƣ nghiệp, diêm nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo
quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
II. QUYẾT ĐỊNH SỐ 800/QĐ-TTg NGÀY 04/6/2010 CỦA THỦ TƢỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 -2020
CHUYÊN ĐỀ I
MỤC TIÊU, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chung
10


Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa.
2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới).
- Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới).
3. Thời gian, phạm vi thực hiện chƣơng trình
- Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.
- Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc.
CHUYÊN ĐỀ II
NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chƣơng
trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm
11 nội dung sau:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả
nƣớc làm cơ sở đầu tƣ xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng; phát
triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có trên địa bàn xã.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện nội dung 1 “Quy hoạch sử dụng đất và
hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ”;
- Bộ Xây dựng hƣớng dẫn thực hiện nội dung 2: “Quy hoạch phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng; phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các
khu dân cƣ hiện có trên địa bàn xã”;

11


- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy
hoạch trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng
đồng dân cƣ, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy
hoạch đã đƣợc duyệt.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc
gia nông thôn mới;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Hoàn thiện đƣờng giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và
hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục
đƣờng xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn
(các trục đƣờng thôn, xóm cơ bản cứng hóa);
- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục
vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông
thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã,
thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y
tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt
chuẩn;
- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về
giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75%
số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có

65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có
45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên đƣợc kiên cố hóa). Đến 2020 có
77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mƣơng nội đồng theo quy
hoạch).
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải hƣớng dẫn thực hiện nội dung 1: “Hoàn thiện đƣờng
giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã”;
- Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn thực hiện nội dung 2: “Hoàn thiện hệ thống các
công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã”;

12


- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hƣớng dẫn thực hiện nội dung 3: “Hoàn
thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên
địa bàn xã”;
- Bộ Y tế hƣớng dẫn thực hiện nội dung 4: “Hoàn thiện hệ thống các công
trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã”;
- Bộ Giáo dục hƣớng dẫn thực hiện nội dung 5: “Hoàn thiện hệ thống các
công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã”;
- Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện nội dung 6: “Hoàn chỉnh trụ sở xã và các
công trình phụ trợ”;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện nội dung 7:
“Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã”;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao;
- Nội dung 2: Tăng cƣờng công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp;
- Nội dung 3: Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản
xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp;
- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phƣơng châm
“mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phƣơng;
- Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đƣa
công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện nội dung 1, 2,
3, 4;
- Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thực hiện nội dung 05.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện;
13


- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền

vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Nội dung 2: Tiếp tục triển khai Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm
nghèo;
- Nội dung 3: Thực hiện các chƣơng trình an sinh xã hội.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thực hiện các nội dung
trên;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung có liên
quan nêu trên; Đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
- Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các
loại hình kinh tế ở nông thôn.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện các
nội dung 1, 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện nội dung 2;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án theo nội dung 1, lấy ý kiến tham gia
của cộng đồng dân cƣ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

14


6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện đề án;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân chỉ đạo các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án; đồng thời chỉ đạo
thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cƣ dân nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh
vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện dự án:
- Bộ Y tế chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện đề án;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân chỉ đạo các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung
trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã có bƣu
điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn
và 70% có điểm bƣu điện và điểm internet đạt chuẩn;

b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa,
đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu
Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện nội dung 1;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện nội dung 2;
15


- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân chỉ đạo các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung
trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng
dân cƣ và tổ chức thực hiện.
9. Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới; đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cƣ, trƣờng
học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt
chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nƣớc
sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn;
- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng nông thôn trên địa
bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát
nƣớc trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh
trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cƣ,
phát triển cây xanh ở các công trình công cộng….

c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng dự án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng dự án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng
dân cƣ và tổ chức thực hiện.
10. Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ,
đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Nội dung 2: Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã đƣợc
đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ
chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
16


c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nội vụ chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung có liên
quan; đồng thời chỉ đạo, triển khai thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án theo nội dung 1, 3 và tổ chức thực
hiện.
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn

mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Ban hành nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh; phòng,
chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo
điều kiện cho lƣợng lực lƣợng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo
an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Công an chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện đề án;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã hƣớng dẫn các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
III. QUYẾT ĐỊNH SỐ 176/QĐ-TTg NGÀY 29/01/2010 CỦA THỦ TƢỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN ĐỀ I
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại,
sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao,
đạt mức tăng trƣởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực, thực
phẩm quốc gia cả trƣớc mắt và lâu dài.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2010 - 2015
a) Bƣớc đầu nghiên cứu phát triển một số công nghệ cao mới trong nông
nghiệp; tiếp cận và làm chủ một số công nghệ cao trong nông nghiệp của thế giới
có thể ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; góp phần đƣa trình độ công
17


nghệ nông nghiệp của nƣớc ta ngang bằng trình độ tiên tiến của các nƣớc Hiệp hội

Đông Nam Á (ASEAN) và trung bình khá của các nƣớc khu vực châu Á. Đến năm
2015, tạo đƣợc 4 - 5 giống cây trồng nông, lâm nghiệp chuyển gen có triển vọng, 2
- 3 giống thuỷ sản bằng kỹ thuật di truyền có triển vọng; công nhận và đƣa vào sản
xuất 1 - 2 giống lai có năng suất cao, chất lƣợng tốt cho mỗi loại cây trồng, vật
nuôi, thuỷ sản chủ yếu và 1 - 2 quy trình công nghệ cao mới trong từng lĩnh vực;
b) Từng bƣớc xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, trọng tâm là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2015, mỗi tỉnh vùng kinh tế
trọng điểm xây dựng đƣợc 3 - 5 doanh nghiệp, 2 - 3 vùng sản xuất nông nghiệp; cả
nƣớc có 3 - 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái
nông nghiệp;
c) Từng bƣớc sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công
nghệ cao, có năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng cao; đƣa tỷ trọng giá trị sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10 - 15% tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp của cả nƣớc.
Giai đoạn 2016 - 2020
a) Tăng cƣờng nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, trọng
tâm là tạo công nghệ cao mới trong nông nghiệp; góp phần đƣa trình độ công nghệ
nông nghiệp của nƣớc ta ngang bằng trình độ khá trong khu vực châu Á. Đến năm
2020, tạo ra và đƣa vào sản xuất 2 - 3 giống cây trồng chuyển gen, 2 - 3 giống thuỷ
sản bằng kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học; công nhận và đƣa vào sản xuất
2 - 3 giống lai có năng suất cao, chất lƣợng tốt cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi và
thuỷ sản chủ yếu và 2 - 3 quy trình công nghệ cao mới trong từng lĩnh vực;
b) Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao
gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Đến năm 2020, mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7
- 10 doanh nghiệp, 5 - 7 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1 - 3
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông

nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lƣợng và khả năng
cạnh tranh cao; đƣa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
chiếm 30 - 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nƣớc.
CHUYÊN ĐỀ II
CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
Trong giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020, nghiên cứu tạo công nghệ cao
trong nông nghiệp tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
18


a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho năng
suất, chất lƣợng cao
- Đối với cây nông nghiệp: tập trung nghiên cứu và ứng dụng ƣu thế lai và
công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gen có các đặc
tính nông học ƣu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng; công nghệ vi nhân
giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lƣợng cao, sạch sâu bệnh;
- Đối với cây lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ tế bào,
công nghệ vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp có tốc độ sinh
trƣởng cao, chất lƣợng gỗ tốt; nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công
nghệ gen để tạo giống cây lâm nghiệp chống sâu, bệnh;
- Đối với giống vật nuôi: nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là
công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, thụ
tinh ống nghiệm; áp dụng phƣơng pháp chỉ thị phân tử, công nghệ gen trong chọn,
tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao; ứng dụng công nghệ gen
trong xác định giới tính phôi một số loại gia súc quan trọng;
- Đối với giống thuỷ sản: tập trung nghiên cứu kết hợp phƣơng pháp truyền
thống với công nghệ gen để chọn, tạo một số giống thuỷ sản chủ yếu có tốc độ sinh
trƣởng nhanh; tạo giống thuỷ sản đơn tính; tạo giống thuỷ sản sạch bệnh.
b) Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản

- Về phòng, trừ dịch bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để sản xuất quy mô công
nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển
các kit để chuẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ
sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ hàng không trong quản lý và phòng trừ
dịch sâu, bệnh hại rừng;
- Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh
học để chuẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu sản xuất vắc - xin thú y,
đặc biệt là vắc - xin phòng, chống bệnh nguy hiểm nhƣ: cúm gia cầm, bệnh lở
mồm, long móng ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;
- Về phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản: nghiên cứu sản xuất một số loại kit chẩn
đoán nhanh bệnh ở thuỷ sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch
học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thuỷ
sản.
c) Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao
- Đối với trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự
động hoá quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lƣới, nhà
kính, nhƣ: giá thể, công nghệ thuỷ canh, tƣới nƣớc tiết kiệm, điều tiết tự động dinh
dƣỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch. Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ
19


thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp; quy trình công nghệ sản xuất cây trồng
an toàn theo VietGAP;
- Đối với trồng rừng: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và
tự động hoá trong trồng rừng thâm canh;
- Đối với chăn nuôi: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự
động hoá quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng
kín, hệ thống điều hoà nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, hệ thống phân phối và định lƣợng

thức ăn tại chuồng;
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi
thâm canh, nuôi siêu thâm canh tự động kiểm soát môi trƣờng đối với một số loài
thuỷ sản.
d) Tạo ra các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cây
nông nghiệp, cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lƣới, nhƣ:
phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, khung nhà lƣới, lƣới che phủ,
hệ thống tƣới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi
và nuôi trồng thuỷ sản, nhƣ: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống
chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống xử lý
nƣớc thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nƣớc tuần hoàn, hệ thống mƣơng nổi,
hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thuỷ sản.
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp
- Về công nghệ bảo quản, chế biến nông sản: nghiên cứu phát triển công nghệ
chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nƣớc nóng, công nghệ xử lý nƣớc nóng, công nghệ
sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa,
quả tƣơi qui mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo
quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tƣơi;
công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công
nghệ chế biến sâu, công nghệ sản xuất sản phẩm chức năng; công nghệ sinh học và
vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong
bảo quản và chế biến nông sản;
- Về công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản: nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ tự động hoá nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng
cao hiệu quả sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công
nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản,
chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện
với môi trƣờng;

- Về công nghệ bảo quản, chế biến thuỷ sản: nghiên cứu phát triển công nghệ
lạnh bảo quản dài ngày sản phẩm thuỷ sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh
20


học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thuỷ sản; công nghệ lên men nhanh để
chế biến các sản phẩm thuỷ sản truyền thống.
e) Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp
Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp từ nƣớc ngoài mà
trong nƣớc chƣa có; tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công
nghệ cao nhập từ nƣớc ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của Việt Nam, đặc
biệt là công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Giai đoạn 2010 - 2015: bƣớc đầu hình thành và công nhận một số doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh có lợi thế đối với một số
lĩnh vực đã có công nghệ cao, nhƣ: trồng hoa, trồng rau trong nhà lƣới; sản xuất
cây giống, con giống quy mô công nghiệp; chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp;
nuôi thâm canh thuỷ sản; sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học quy mô công
nghiệp;
- Giai đoạn 2016 - 2020: đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh có điều kiện nhằm thực hiện các hoạt động
ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; từng bƣớc mở rộng quy
mô và hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kết
hợp giữa nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao theo hƣớng đa ngành, đa lĩnh vực.
b) Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Giai đoạn 2010 - 2015: quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao ở các vùng sinh thái khác nhau. Củng cố và tăng cƣờng hoạt động

của các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đƣợc thành lập; chú trọng các
hoạt động thử nghiệm, trình diễn công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực và sản
xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từng bƣớc xây dựng một số
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới ở một số vùng sinh thái có lợi thế,
nhƣ: đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông
Cửu Long;
- Giai đoạn 2016 - 2020: hỗ trợ đầu tƣ xây dựng và phát triển khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có
lợi thế và có đủ điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau. Mở rộng các hoạt động
trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhƣ: nghiên cứu ứng dụng, thử
nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao; sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực
công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn
sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút nguồn đầu tƣ, nhân lực
công nghệ cao trong nƣớc và ngoài nƣớc thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp.
21


c) Phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có chất
lƣợng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao
- Giai đoạn 2010 - 2015: quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Khuyến khích phát
triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc kết hợp công
nghệ cao với công nghệ truyền thống đã đƣợc hình thành. Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng;
- Giai đoạn 2016 - 2020: đẩy mạnh hỗ trợ đầu tƣ và mở rộng các vùng sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ƣơng để phát triển một loại hay một số loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, nhƣ: sản xuất thâm canh lúa chất
lƣợng, lúa đặc sản; sản xuất rau an toàn, chè an toàn, cây ăn quả an toàn; sản xuất
hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao; trồng rừng thâm canh; chăn nuôi gia súc,
gia cầm ứng dụng công nghệ cao; nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao.
3. Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp
Từng bƣớc hình thành hệ thống cơ sở dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông
nghiệp, nhƣ: dịch vụ môi giới, tƣ vấn, đánh giá; dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật, đầu tƣ,
pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tƣ,
máy móc, thiết bị; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
IV. THÔNG TƢ 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV NGÀY 25/3/2015 CỦA
LIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ BỘ NỘI VỤ
CHUYÊN ĐỀ I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHI ỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Vị trí và chức năng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quản lý nhà nƣớc về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ
lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng an toàn thực phẩm đối
với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; về các dịch vụ công thuộc ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ
quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tƣ cách pháp nhân, có con dấu,
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
22



1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng
năm; chƣơng trình, đề án, dự án về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ
sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; chất lƣợng, an toàn thực phẩm đối với nông
sản, lâm sản, thủy sản và muối; quy hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa
phƣơng; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nƣớc về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc đƣợc giao;
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo
cấp Trƣởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở; Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; dự thảo quy
định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của
Phòng Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức
thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo
của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn
cấp huyện với Uỷ ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp
xã với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển,
chƣơng trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định
mức kinh tế-kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi;
phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng an toàn thực phẩm đã
đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành

pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc đƣợc giao.
4. Về nông nghiệp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y):
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phƣơng án sử dụng đất dành cho
trồng trọt và chăn nuôi sau khi đƣợc phê duyệt và biện pháp chống thoái hóa, xói
mòn đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;
b) Tổ chức thực hiện công tác giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức
ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tƣ khác phục vụ sản
xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

23


c) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch,
bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ
thuật canh tác, nuôi trồng;
d) Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng, chống và khắc phục hậu
quả thiên tai, dịch bệnh động vật, thực vật đối với sản xuất nông nghiệp; hƣớng
dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh
theo quy định; thực hiện kiểm dịch cửa khẩu về động vật, thực vật theo quy định;
đ) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phƣơng về giống cây trồng, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y, các vật tƣ hàng hoá thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên
địa bàn sau khi đƣợc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về giết mổ động vật theo quy định của pháp
luật;
g) Hƣớng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) trong nông nghiệp.
5. Về lâm nghiệp:
a) Hƣớng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và quyết định xác lập các khu rừng

phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa
phƣơng sau khi đƣợc phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định
ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hƣớng dẫn
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức thực hiện phƣơng án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi
đƣợc phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,
chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài và tổ
chức, cá nhân nƣớc ngoài thực hiện dự án đầu tƣ về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ
chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng;
d) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực
hiện giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ
gia đình, cá nhân theo quy định;
đ) Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giống cây lâm nghiệp;
tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa
bàn tỉnh. Xây dựng phƣơng án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây
trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tƣ lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản
lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng, chữa cháy rừng;
e) Chịu trách nhiệm phê duyệt phƣơng án điều chế rừng, thiết kế khai thác
rừng và thiết kế công trình lâm sinh; giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và
kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định;
24


g) Hƣớng dẫn, kiểm tra: việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế
hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi
đƣợc phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phƣơng; việc
phối hợp và huy động lực lƣợng, phƣơng tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn

trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Về diêm nghiệp: Hƣớng dẫn, kiểm tra việc sản xuất, thu hoạch, bảo quản,
chế biến muối ở địa phƣơng.
7. Về thuỷ sản:
a) Hƣớng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy định pháp luật về nuôi trồng,
khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; hành lang cho các loài thuỷ sản
di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản; công bố bổ sung những
nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các
loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phƣơng pháp khai
thác, loại nghề khai thác, ngƣ cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại,
kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản đƣợc phép khai thác; mùa vụ, ngƣ trƣờng khai
thác; khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn cho phù hợp với
hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh;
b) Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh về xác lập các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa của địa
phƣơng; quy chế quản lý khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa do địa
phƣơng quản lý và quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các
vùng nƣớc tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hƣớng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện
và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật;
d) Hƣớng dẫn, kiểm tra thực hiện phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy
định;
đ) Quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất để xử lý, cải tạo môi trƣờng
dùng trong thủy sản theo quy định;
e) Hƣớng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ
sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của cấp
huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung;
g) Tham mƣu và giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc giao,

cho thuê, thu hồi mặt nƣớc biển thuộc địa phƣơng quản lý để nuôi trồng thuỷ sản
theo quy định;
h) Tổ chức kiểm tra chất lƣợng và kiểm dịch giống thuỷ sản ở các cơ sở sản
xuất giống thuỷ sản; tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh
thuỷ sản trên địa bàn theo quy định;
25


×