MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
I, MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
-Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu
đạt chuẩn kiến thức- kĩ năng của chương trình giáo dục.
- Nắm bắt khả năng học tập của học sinh, mức độ phân hóa về học lực của học sinh,
từ đó giúp các em chọn trường thi, khối thi cho phù hợp. Trên cơ sở đó giáo viên cũng
có kế hoạch bồi dưỡng đối với từng đối tượng học sinh để các em đạt kết quả cao nhất
trong kì thi quốc gia sắp tới.
II,HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Tự luận
- Cách thức : kiểm tra chung toàn trường
III, THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ/chủ đề Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
I, Đọc-hiểu
Nhận biết về
Nội dung văn
- phân tích
phương thức
bản
được hiệu
biểu đạt, biện
quả nghệ
pháp tu từ
thuật của
bptu từ
- viết đoạn
văn
Số câu
1
1
2
4
Số điểm
0.25
0,5
1,25
2
Tỉ lệ
2,5%
5%
12,5%
20%
II, Tự luận
Nghị luận về
hình tượng
nhân vật trong
tác phẩm văn
xuôi
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng số câu
Vận dụng kiến
thức đọc hiểu
và kĩ năng tạo
lập văn bản để
viết một bài
văn nghị luận
về hình tượng
nhân vật trong
tác phẩm văn
xuôi
1
1
1
8
80%
3
1
8
80%
5
Tổng số điểm
Tỉ lệ
0,25
2,5%
0,5
5%
Hết
9,25
92,5%
10
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A
--------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2015-2016
Môn: Ngữ văn – Lớp 12
Thời gian: 90 phút
I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(“Hơi ấm ổ rơm”- Nguyễn Duy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.(0,25 điểm)
Câu 2. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản.(0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn thứ 2 của văn bản.(0,5 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của mình về tình cảm của
“bà mẹ” dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,75 điểm)
II. Làm văn (8,0 điểm)
Từ cảm nhận về nhân vật Tnú, Anh/ Chị hãy bình luận câu nói sau của cụ Mết trong
tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành: “ Chúng nó đã cầm súng, mình
phải cầm giáo !”
----------HẾT---------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh: …………………………………………..SDB: ………………….
Phòng thi: ………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: NGỮ VĂN- LỚP 12
I, ĐỌC HIỂU( 2 điểm)
1, Phương thức biểu đạt chính của văn bản là : biểu cảm( 0,25 điểm)
2, Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản: (0,5 điểm)
- Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo nhưng rộng bụng cho qua
đêm.
-Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ
3, Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản: (0,5 điểm)
- Biện pháp so sánh
- hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những
người lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của
nhà thơ.
4,Viết đoạn văn(0,75 điểm)
Tình cảm của bà mẹ dành cho nhân vật trữ tình: chân tình, mộc mạc, sẵn sàng nhường
cơm ,sẻ áo dù hoàn cảnh của bà rất khó khăn. Tấm lòng ấy thật cao cả, đáng trân
trọng.
II, LÀM VĂN (8 điểm)
1, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận(0,5 điểm)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai
vấn đề, kết bài khái quát được vấn đền nghị luận.
2,Xác định đúng vấn đề cần nghị luận( 1,0 điểm)
- nhân vật Tnú
- bình luận câu nói của cụ Mết
3,Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
-Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Tnú (1,0 điểm)
- Nhân vật Tnú: cuộc đời đau thương, bất hạnh; sớm giác ngộ cách mạng; yêu nước,
căm thù giặc; anh dũng, kiên cường, giàu tình cảm yêu thương…: nghệ thuật xây
dựng nhân vật.( 3,5 điểm)
-Bình luận câu nói của cụ Mết: (1,0 điểm)
+ Được rút ra từ chính cuộc đời đau thương của Tnú
+ Cầm vũ khí chống lại là con đường tất yếu của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước
lúc ấy.
+ Mục đích của cuộc chiến không phải là để hủy diệt mà để bảo tồn sự sống
4, Sáng tạo( 0,5 điểm)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
5, Chính tả, dùng từ, đặt câu( 0,5 điểm)
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.