Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

200 câu hỏi luật dân sự có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.06 KB, 48 trang )

Câu 1: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn
nào sau đây là của Thẩm tra viên?
A. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.
B. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc
thẩm quyền.
C. Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 3, Điều 50 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Câu 2: Việc hạn chế quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ
luật Dân sự năm 2015?
A. Quyền dân sự không bị hạn chế trong mọi trường hợp.
B. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng
C. Quyền dân sự có thể bị hạn chế theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 2, Điều 2 BLDS năm 2015.
Câu 3: Việc áp dụng tập quán được quy định như thế nào trong Bộ luật
Dân sự năm 2015?
A. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì
có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
B. Trường hợp có tập quán và các bên có thoả thuận thì có thể ưu tiên áp dụng
tập quán.
C. Trường hợp có tập quán và pháp luật có quy định thì có thể ưu tiên áp dụng
tập quán.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 2, Điều 5 BLDS năm 2015.
Câu 4: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về giới hạn việc
thực hiện quyền dân sự?
A. Cá nhân, pháp nhân được lạm dụng quyền dân sự của mình để vi phạm
nghĩa vụ của mình.
B. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt


hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác
trái pháp luật.
C. BLDS không có quy định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 1, Điều 10 BLDS năm 2015.
Câu 5: Việc tự bảo vệ quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ
luật Dân sự năm 2015?
1


A. Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm
đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự.
B. Việc tự bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân có thể trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
C. Cá nhân, pháp nhân không được tự bảo vệ quyền dân sự.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 12 BLDS năm 2015
Câu 6: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về bồi thường
thiệt hại khi quyền dân sự bị xâm phạm?
A. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường hai
phần ba thiệt hại.
B. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường
một phần ba thiệt hại.
C. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn
bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 13 BLDS năm 2015.
Câu 7: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Toà án có được từ chối giải quyết
vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng hay không?
A. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều
luật để áp dụng.
B. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để

áp dụng.
C. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để
áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 2, Điều 14 BLDS năm 2015.
Câu 8: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi giải quyết yêu cầu bảo vệ
quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết
định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hay
không?
A. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác không có quyền hủy quyết định
cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
B. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
C. Chỉ Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền.
Đáp án: B. Quy định tại Điều 15 BLDS năm 2015
2


Câu 9: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 16 BLDS năm 2015.
Câu 10: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đáp án: A. Quy định tại Điều 19 BLDS năm 2015.
Câu 11: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về mất năng lực
hành vi dân sự?
A. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này
là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm
thần.
B. Khi một người do bị bệnh tâm thần mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Khi một người do bị mắc bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 22 BLDS năm 2015.
Câu 12: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền xác
định lại giới tính?
A. Cá nhân không có quyền xác định lại giới tính.
B. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một
người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm
sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác
định rõ giới tính.
C. Chỉ một số cá nhân nhất định có quyền xác định lại giới tính.
Đáp án: B. Quy định tại Khoản 1, Điều 36 BLDS năm 2015.

3


Câu 13: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về nơi cư trú của
cá nhân?
A. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
B. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên công tác.

C. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cư trú của cha mẹ.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 40 BLDS năm 2015.
Câu 14: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tuyên bố mất
tích?
A. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người
đó mất tích.
B. Khi một người biệt tích 03 năm liền trở lên thì Tòa án có thể tuyên bố
người đó mất tích.
C. Khi một người biệt tích 04 năm liền trở lên thì Tòa án có thể tuyên bố
người đó mất tích.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 68 BLDS năm 2015.
Câu 15: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào trong trường
hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn?
A. Tòa án không giải quyết cho ly hôn.
B. Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và
gia đình.
C. Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết cho ly hôn.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 2, Điều 68 BLDS năm 2015.
Câu 16: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp Tòa án giải quyết
cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì việc quản lý tài
sản của người bị tuyên bố mất tích được quy định như thế nào?
A. Tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của
người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân
thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ
định người khác quản lý tài sản.
B. Tài sản của người mất tích được giao cho người vợ hoặc chồng quản lý.
C. Tòa án chỉ định người thứ ba quản lý.

Đáp án: A. Quy định tại Điều 69 BLDS năm 2015.
4


Câu 17: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về huỷ bỏ quyết
định tuyên bố mất tích?
A. Khi có thông tin là người bị tuyên bố mất tích còn sống thì Tòa án ra quyết
định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
B. Khi có thông tin là người bị tuyên bố mất tích còn sống thì Uỷ ban nhân
dân cấp xã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
C. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó
còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 70 BLDS năm 2015.
Câu 18: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc huỷ bỏ
quyết định tuyên bố chết?
A. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích
liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
B. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì Uỷ ban nhân dân cấp xã ra
quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
C. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì Phòng Tư pháp cấp huyện
ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 73 BLDS năm 2015.
Câu 19: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là
pháp nhân trong trường hợp nào sau đây?
A. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan; có cơ cấu
tổ chức theo quy định; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật
một cách độc lập.

B. Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.
C. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 74 BLDS năm 2015.
Câu 20: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định pháp nhân thương mại là gì?
A. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
B. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận và lợi nhuận không chia cho các thành viên.
C. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận và hai phần ba lợi nhuận được chia cho các thành viên.
5


Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 75 BLDS năm 2015.
Câu 21: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định pháp nhân phi thương mại là
gì?
A. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận.
B. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không phân chia lợi nhuận cho các
thành viên.
C. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành
viên.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 76 BLDS năm 2015.
Câu 22: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tên gọi của
pháp nhân?
A. Pháp nhân không cần phải có tên gọi.
B. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
C. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt; Tên gọi của pháp nhân phải thể

hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong
cùng một lĩnh vực hoạt động. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao
dịch dân sự. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 78 BLDS năm 2015.
Câu 23: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tài sản của
pháp nhân?
A. Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên,
thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu
theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.
B. Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu pháp nhân.
C. Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của thành viên pháp nhân.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 81 BLDS năm 2015.
Câu 24: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về chi nhánh,
văn phòng đại diện của pháp nhân?
A. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không
phải là pháp nhân.
B. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị độc lập với pháp nhân.
C. Chi nhánh, văn phòng đại diện là pháp nhân độc lập.
Đáp án: A. Quy định tại Khoản 1, Điều 84 BLDS năm 2015.
6


Câu 25: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân có bị hạn chế không?
A. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế.
B. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị hạn chế.
C. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp
Bộ luật Dân sự năm 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 26: Theo Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân giải thể trong trường hợp

nào sau đây?
A. Theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
B. Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 93 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 27: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Pháp nhân chấm dứt tồn tại
trong trường hợp nào sau đây?
A. Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
B. Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo
quy định của BLDS. Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
C. Bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 1, Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 28: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về
nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước
ngoài trong trường hợp nào sau đây?
A. Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận
từ bỏ quyền miễn trừ.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung
ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C, Quy định tại khoản 1, Điều 100 Bộ luật Dân sự 2015

7


Câu 29: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ dân sự phát sinh từ

việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng?
A. Tài sản chung của các thành viên.
B. Tài sản riêng của các thành viên.
C. Không được đảm bảo thực hiện.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 103 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 30: Theo Bộ luật Dân sự 2015 “tài sản” được hiểu như thế nào và
bao gồm những gì?
A. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
B. Tài sản là bất động sản.
C. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản
và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình
thành trong tương lai.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 31: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản là bất động sản có được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không?
A. Được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài
sản.
B. Được đăng ký, nhưng tùy thuộc vào ý chí của chủ sở hữu
C. Không được đăng ký.
Đáp án: A Quy định tại khoản 1, Điều 106, Bộ luật Dân sự.
Điều 32: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Bất động sản bao gồm những
loại nào?
A. Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
B. Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác
theo quy định của pháp luật.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 107, Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 33: Theo Bộ luật Dân sự 2015, lợi tức được hiểu như thế nào?

A. Lợi tức là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
B. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 2, Điều 109, Bộ luật Dân sự 2015.
8


Câu 34: Theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản được quy định như thế
nào?
A. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
B. Quyền tài sản là các quyền về bất động sản.
C. Quyền tài sản là các quyền về động sản.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 115, Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 35: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự được hiểu như thế
nào?
A. Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa 2 bên.
B. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
C. Giao dịch dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự.
Đáp án: B. Quy định tại Điều 116, Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 36: Theo Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có
các điều kiện nào sau đây?
A. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện;
B. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015.

Câu 37: Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng
những hình thức nào?
A. Bằng lời nói.
B. Bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 38: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vô hiệu?
A. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
B. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức
9


không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án C, Quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 39: Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định như thế nào
trong Bộ luật Dân sự 2015?
A. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
B. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu
được Tòa án chỉ định.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1,2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 40: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về đại diện theo pháp
luật của pháp nhân?
A. Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại

diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng
tại Tòa án
B. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến pháp nhân.
C. Người đứng đầu của pháp nhân.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 41: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về đại diện theo ủy
quyền?
A. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự.
B. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, 2, Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 42: Theo Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn đại diện được xác định như
thế nào?
A. Xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền;
B. Xác định theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật;
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
10


Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 43: Theo Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền chấm dứt
trong trường hợp nào sau đây?
A. Theo thỏa thuận; Thời hạn ủy quyền đã hết.
B. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành.
C. Cả hai phương án trên đều đúng

Đáp án: C. Quy định tại khoản 3, Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 44: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hiệu?
A. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định.
B. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát
sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
C. Thời hiệu là thời hạn chấm dứt hợp đồng.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 1, Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 45: Các loại thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự năm
2015?
A. Thời hiệu hưởng quyền dân sự; thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
B. Thời hiệu khởi kiện; thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
C. Cả hai phương án nêu trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 46: Theo Bộ luật Dân sự 2015, bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân
sự được xác định như thế nào?
A. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
B. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền hợp pháp bị
xâm phạm.
C. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 47: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi
kiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu bảo vệ
quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
B. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường
hợp khác do luật quy định.
11



C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 48: Theo Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm những quyền
nào sau đây?
A. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu theo quy định của luật.
B. Quyền hưởng dụng.
C. Quyền đối với bất động sản liền kề.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 49: Bộ luật Dân sự 2015 quy định các quyền khác đối với tài sản bao
gồm các quyền gì?
A. Quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt
B. Quyền hưởng dụng;
C. Quyền bề mặt.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 50: Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản?
A. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản.
B. Quyền sở hữu có thể bị hạn chế theo thỏa thuận.
C. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản; Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi
ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc
trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 51. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong
trường hợp nào sau đây?
A. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý

tài sản;
B. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù
hợp với quy định của pháp luật; Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản
không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu,
bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy
định khác của pháp luật có liên quan; Trường hợp khác do pháp luật quy định.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015.
12


Câu 52: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thê nào về nghĩa vụ bảo
vệ môi trường?
A. Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải
tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
B. Nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực
hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự 2015
Câu 53: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, sở hữu chung chấm dứt trong
các trường hợp nào sau đây?
A. Tài sản chung đã được chia;
B. Tài sản chung không còn.
C. Cả hai phương án đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Khoản 1, 3 Điều 220 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 54: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, người phát hiện tài sản do người
khác đánh rơi, bỏ quên nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ
quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho cho cơ quan nào sau đây?
A. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất .
B. Xóm, khối trưởng nơi phát hiện vật đánh rơi, bỏ quên .

C. Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
Đáp án: A. Quy định tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 55: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trong thời gian nuôi giữ gia súc
bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng
quyền lợi gi?
A. Được hưởng số gia súc sinh ra.
B. Hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra.
C. Không được hưởng toàn bộ số gia súc sinh ra.
Đáp án: B. Quy định tại Khoản 2 Điều 231 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 56: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi vật nuôi dưới nước của một
người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu
của ai?
A. Thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó
B. Không thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó.
C. Người có ruộng, ao, hồ đó được hưởng 50% vật nuôi dưới nước
Đáp án: A. Quy định tại Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 2015
13


Câu 57: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về hiệu lực của
quyền hưởng dụng ?
A. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
B. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm chuyển giao tài sản .
C. Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 259 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 58: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về căn cứ xác lập
quyền hưởng dụng ?
A. Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận
B. Quyền hưởng dụng được xác lập theo Di chúc

C. Cả 2 phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 258 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 59: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu chấm dứt trong
trường hợp nào sau đây?
A. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
B. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1,3 Điều 237 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 60: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về địa điểm thực
hiện nghĩa vụ?
A. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận
B. Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; Nơi cư
trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất
động sản
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: C. Quy định tại Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 61: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua bất động
sản liền kề như thế nào?
A. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ
sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu
cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất
của họ.
B. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền dành cho mình một
lối đi hợp lý trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản vây bọc.
14


C. Không có quyền yêu cầu lối đi trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản
vây bọc.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015

Câu 62: Giá trị tài sản bảo đảm được quy định như thế nào trong Bộ luật
Dân sự năm 2015?
A. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
B. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: C. Quy định tại Khoản 4, Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 63: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định có bao nhiêu biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ ?
A. 07 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (cầm cố tài sản; thế chấp tài
sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp).
B. 08 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (cầm cố tài sản; thế chấp tài
sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp; bảo lưu quyền sở hữu).
C. 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (cầm cố tài sản; thế chấp tài
sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp; bảo lưu quyền sở hữu; cầm giữ
tài sản).
Đáp án: C. Quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 64: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản chấm dứt trong
trường hợp nào sau đây?
A. Tài sản cầm cố được cho thuê.
B. Tài sản cầm cố đã được xử lý.
C. Tài sản cầm cố được cho mượn
Đáp án: B. Quy định tại khoản 3, Điều 315 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 65: Thế chấp tài sản được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân
sự năm 2015?
A. Thế chấp tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
B. Thế chấp tài sản là việc một bên giao cho bên kia một vật có giá trị trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
C. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 1, Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015.
15


Câu 66: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về nghĩa vụ của
bên cầm cố?
A. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
B. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm
cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp
đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp
nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.Thanh toán cho bên nhận cầm
cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
C. Cả hai phương án trên
Đáp án: C. Quy định tại khoản Điều 311 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 67: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về căn cứ xác lập
quyền đối với bất động sản liền kề?
A. Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo
quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
B. Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo di chúc.
C. Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 246 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 68: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền bề
mặt?
A. Quyền bề mặt là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng
hoa lợi, lợi tức đối với bề mặt của tài sản.
B. Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng
không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về
chủ thể khác.
C. Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với khoảng không gian trên

mặt đất.
Đáp án: B. Quy định tại Điều 267 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 69: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, sau 05 năm, kể từ ngày thông
báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động
sản thì quyền sở hữu đối với bất động sản đó thuộc về ai?
A. Thuộc về UBND cấp xã nơi có bất động sản.
B. Thuộc về người phát hiện tài sản.
C. Thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng
theo quy định của pháp luật.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 2, Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015
16


Câu 70: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền của
người hưởng dụng?
A. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi
tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng
B. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản
theo quy định của BLDS; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài
sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí. Cho thuê quyền hưởng
dụng đối với tài sản
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 261 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 71: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền hưởng dụng chấm dứt
trong trường hợp nào sau đây?
A. Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; Theo thỏa thuận của các bên;
Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng; Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời
hạn do luật quy định.
B. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; Theo quyết định

của Tòa án và căn cứ khác theo quy định của luật.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: C. Quy định tại Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 72: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận thế chấp có quyền gì
sau đây?
A. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở
hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
B. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp.
C. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 73: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi việc cầm cố tài sản chấm dứt
thì hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố được xử lý như thế nào?
A. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
B. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố không phải trả lại bên nhận cầm
cố.
C. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố bên nhận cầm cố được hưởng
50%.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2015
17


Câu 74: BLDS năm 2015 quy định như thế nào về tài sản bảo đảm?
A. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp
cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu
B. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. Tài
sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.Giá trị
của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo
đảm.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Đáp án: C. Quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 75: BLDS năm 2015 quy định chấm dứt quyền đối với bất động sản
liền kề trong trường hợp nào sau đây?
A. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền
sở hữu của một người.
B. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu
hưởng quyền; Theo thỏa thuận của các bên; Trường hợp khác theo quy định của
luật.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: C. Quy định tại Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 76: BLDS năm 2015 quy định như thế nào về Ký cược?
A. Ký cược là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí
quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc
thực hiện hợp đồng.
B. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một
khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để
bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
C. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một
khoản tiền để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Đáp án: B. Quy định tại khoản 1, Điều 329 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 77: BLDS năm 2015 quy định việc xác lập, cầm giữ tài sản phát sinh
từ thời điểm nào?
A. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
B. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: B. Quy định tại khoản 1, điều 347 Bộ luật Dân sự năm 2015
18



Câu 78: Nghĩa vụ của bên cầm giữ được quy định như thế nào theo Bộ
luật Dân sự năm 2015?
A. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ. Không được thay đổi tình trạng của tài
sản cầm giữ. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự
đồng ý của bên có nghĩa vụ. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực
hiện.
B. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 349 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 79: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về khái niệm hợp
đồng thuê khoán tài sản?
A. Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho
bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản
thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
B. Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho
bên thuê khoán và bên thuê khoán không phải trả tiền.
C. Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho
bên thuê khoán và bên thuê khoán phải trả tiền.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 80: Trong hợp đồng thuê khoán tài sản, thời hạn thuê khoán được
xác định như thế nào theo Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Phải do các bên thỏa thuận.
B. Xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối
tượng thuê khoán.
C. Do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa
thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản
xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 485 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 81: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về giá thuê

khoán trong hợp đồng thuê khoán tài sản?
A. Do các bên thỏa thuận.
B. Xác định theo kết quả đấu thầu nếu thuê khoán thông qua đấu thầu
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: C. Quy định tại Điều 486 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 82: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng thuê
khoán tài sản, khi giao tài sản thuê khoán các bên phải làm gì?
19


A. Lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị
tài sản thuê khoán.
B. Lập biên bản đánh giá tình trạng hiện tại của tài sản thuê khoán.
C. Lập biên bản có người thứ ba tham gia xác định giá trị tài sản thuê khoán.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 487 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 83: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng thuê
khoán tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn trả tiền thuê
khoán được xác định như thế nào?
A. Vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản
xuất, kinh doanh thì chậm nhất là khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.
B. Chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh .
C. Vào ngày cuối cùng của mỗi tháng.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 6, Điều 488 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 84: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng thuê
khoán tài sản, khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán
không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền gì?
A. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
B. Tiếp tục thực hiện hợp đồng và được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
C. Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 489 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 85: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về sửa chữa, cải
tạo tài sản thuê khoán?
A. Bên thuê khoán không được sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán trong mọi
trường hợp.
B. Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán để làm
tăng giá trị tài sản thuê khoán.
C. Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có
thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán. Bên cho thuê khoán phải
thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê
khoán theo thỏa thuận.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 2, Điều 490 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 86: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trong thời hạn thuê khoán gia
súc, bên thuê khoán có quyền và nghĩa vụ gì?
A. Hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc
thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
20


B. Hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu toàn bộ thiệt hại về gia súc
thuê khoán do sự kiện bất khả kháng.
C. Hưởng một nửa số gia súc sinh ra và không phải chịu thiệt hại về gia súc
thuê khoán nếu do sự kiện bất khả kháng.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 491 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 87: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về đối tượng của
hợp đồng mượn tài sản?
A. Mọi loại tài sản đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
B. Tất cả những tài sản có tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng
mượn tài sản.
C. Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng
mượn tài sản.

Đáp án: C. Quy định tại Điều 495 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 88: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên mượn tài sản trong hợp
đồng mượn tài sản có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Trả lại tài sản mượn sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo thỏa thuận.
B. Thay đổi tình trạng của tài sản để tăng giá trị tài sản.
C. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên
cho mượn.
Đáp án: C. Quy định tại khoản 2, Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 89: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên mượn tài sản trong hợp
đồng mượn tài sản có quyền nào sau đây?
A. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục
đích đã thỏa thuận.
B. Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí về việc sửa chữa tài sản
mượn.
B. Không phải chịu trách nhiệm nếu làm hư hỏng tài sản mượn.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1 Điều 497 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 90: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền của bên
cho mượn tài sản trong hợp đồng mượn tài sản?
A. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có
thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách
cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa
đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

21


B. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng,
không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có
sự đồng ý của bên cho mượn.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Đáp án: C. Quy định tại khoản 1,2, Điều 499 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 91: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển quyền sử dụng
đất có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
A. Kể từ thời điểm 2 bên ký vào hợp đồng.
B. Kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai.
C. Kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng.
Đáp án: B. Quy định tại điều 503 Bộ luật Dân sự năm 2015
Câu 92: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về trách nhiệm
dân sự của thành viên hợp tác trong hợp đồng hợp tác?
A. Chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung
không đủ thì dùng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của các
thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
B. Chỉ chịu trách nhiệm dân sự chung trong phạm vi tài sản chung.
C. Chỉ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với
phần đóng góp của các thành viên.
Đáp án: A. Quy định tại Điều 509 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 93: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, thành viên rút khỏi hợp đồng
hợp tác có quyền nào sau đây?
A. Yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài
sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.
B. Chấm dứt các quyền được xác lập trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp
tác.
C. Yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài
sản chung nếu không ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác.
Đáp án: A. Quy định tại Khoản 2, Điều 510 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 94: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu hợp đồng hợp tác không quy
định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng
khi nào?
A. Được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
B. Được sự đồng ý của hơn một hai phần ba tổng số thành viên hợp tác.

C. Được sự đồng ý của tất cả thành viên hợp tác.
22


Đáp án: A. Quy định tại Điều 511 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 95: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đối tượng của hợp đồng dịch
vụ là gì?
A. Là công việc có thể thực hiện được, không ảnh hưởng lợi ích của bên thứ
ba.
B. Là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
C. Là công việc có thể thực hiện được theo đề nghị của bên sử dụng dịch vụ.
Đáp án: B. Quy định tại Điều 514 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 96: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền của bên
sử dụng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ?
A. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng,
số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
B. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
Đáp án: C. Quy định tại Điều 516 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 97: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên cung ứng dịch vụ theo
hợp đồng dịch vụ có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc cung ứng dịch
vụ kể cả trường hợp có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
B. Giao ngay cho bên sử dụng dịch vụ đầy đủ các tài liệu và phương tiện đã
được giao sau khi hoàn thành công việc.
C. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có
sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ
Đáp án: C. Quy định tại khoản 2, Điều 517 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 98: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về trả tiền dịch
vụ theo hợp đồng dịch vụ?
A. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương
pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì
giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời
điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
B. Giá dịch vụ chỉ được xác định căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm giao
kết hợp đồng.
C. Giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm thực hiện
hợp đồng.
23


Đáp án: A. Quy định tại Khoản 2, Điều 519 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 99: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trong hợp đồng vận chuyển
hành khách, bên vận chuyển có thể từ chối chuyên chở hành khách trong
trường hợp nào sau đây?
A. Hành khách có mang theo trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
B. Hành khách là người già, phụ nữ mang thai.
C. Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Đáp án: C. Quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 525 Bộ luật Dân sự năm
2015.
Câu 100: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về chậm giao
tài sản gia công theo hợp đồng gia công?
A. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có
thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công
việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
B. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công
phải chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

C. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có
thể gia hạn và được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đáp án: A. Quy định tại khoản 1, Điều 550 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 101: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc trả tiền
công theo hợp đồng gửi giữ tài sản?
A. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì không phải trả đủ tiền công.
B. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công
nhưng không phải thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại
tài sản trước thời hạn.
C. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và
thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời
hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đáp án: C. Quy định tại Khoản 3, Điều 561 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 102: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hứa thưởng,
trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào
cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia như thế nào?
A. Phần thưởng được chia đều cho những người cùng hoàn thành công việc.
B. Mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng
góp của mình.
C. Người thực hiện phần lớn công việc sẽ được nhận thưởng.
24


Đáp án: A. Quy định tại Khoản 3, Điều 572 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 103: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thực hiện công
việc không có ủy quyền, nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được
thực hiện được quy định như thế nào?
A. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người
thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi
phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện

công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của
mình.
B. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc
không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo,
có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ
chối.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
Đáp án: C. Quy định tại Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 104: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về nghĩa vụ
hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật đối với tài sản là
vật đặc định?
A. Phải hoàn trả vật đó hoặc vật cùng loại.
B. Phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù
bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
C. Phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đó bị mất hoặc hư hỏng thì không phải
đền bù bằng tiền.
Đáp án: B. Quy định tại Khoản 2, Điều 580 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 105: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người gây thiệt hại không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
A. Thiệt hại phát sinh không do sự kiện bất khả kháng.
B. Thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên
bị thiệt hại và không có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.
C. Thiệt hại phát sinh do một phần lỗi của bên bị thiệt hại.
Đáp án: B. Quy định tại Khoản 2, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 106: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không
được bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
A. Khi thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

25


×