Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Kế Hoạch Hoạt Động Chủ Đề: Thế Giới Thực Vật- Tết Mùa Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.4 KB, 53 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG MẦM NON 16/4
*********

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
TẾT MÙA XUÂN
( 4 TUẦN)
Từ ngày 2/1/2017 - 10/2/2017

GV: MAI THỊ NGỌC THẢO
LỚP: BÉ 2

Năm học: 2016 - 2017


Kế hoạch hoạt động

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT- TẾT MÙA XUÂN
Từ ngày 2/1-> 10/2/2017
Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động giáo dục

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Vận động:
1.Trẻ thực hiện đủ các động
tác trong bài tập thể dục theo
hướng dẫn:
- Hô hấp: Thổi lá cây.


- Tay 2: Hai tay đưa ra trước,
lên cao (2lx4n)
- Chân 4: Hai chân thay nhau
co duỗi (2lx4n)
- Bụng 3: Đứng quay người
sang 2 bên (2lx4n)
3. Kiểm soát được vận động:
- Chạy đổi hướng theo đường
dích dắc.
4. Phối hợp tay-mắt trong vận
động:
- Tự đập bắt bóng được 3 lần
liền.
- Bắt và tung bóng với cô bằng
2 tay
5. Thể hiện nhanh, mạnh khéo
trong thực hiện bài tập.
- Ném trúng đích ngang (xa
2m)
6. Thực hiện được các vận
động:
- Xoay tròn cổ tay.
- Gập đan ngón tay vào nhau.
- Thực hiện các vận động của
ngón tay và phối hợp được cử
động lăn tay, ngón tay, phối

Tập các động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp:
+ Hô hấp: Thổi lá cây.

+ Tay 2: Hai tay đưa ra
trước, lên cao (2lx4n)
+ Chân 4: Hai chân thay
nhau co duỗi (2lx4n)
+ Bụng 3: Đứng quay
người sang 2 bên (2lx4n)
- Chạy thay đổi hướng
theo đường dích dắc.
- Đập bắt bóng với cô.
- Bắt và tung bóng với cô
bằng 2 tay.
- Ném trúng đích bằng 1
tay.
- Gập, đan các ngón tay
vào nhau, quay ngón tay,
cuộn cổ tay.
- Nhận biết trang phục
theo thời tiết.
- Không cười đùa trong
khi ăn uống hoặc khi ăn
các loại quả củ hạt.
- Đặc điểm nổi bật và ích
lợi của cây, hoa, quả quen
thuộc.
- Mối liên hệ đơn giản
giữa cây quen thuộc với
môi trường sống của
chúng.
- Cách chăm sóc và bảo vệ


TDBS:
- Hô hấp 1: Thổi lá cây.
- Tay 2: Hai tay đưa ra
trước, lên cao (2lx4n)
- Lưng 4: Đứng cúi về
trước, ngã người ra sau
(2lx4n)
- Chân 4: Đứng nâng cao
chân, gập gối.
PTTC: Trẻ hoạt động
- Chạy thay đổi hướng theo
đường dích dắc.
- Đập bắt bóng với cô.
- Ném trúng đích bằng 1
tay.
- Bắt và tung bóng với cô
bằng 2 tay.
- Ôn vận động cũ.
TC: Chuyền bóng qua đầu,
qua chân.
GDDD:
- Dạy trẻ biết tranh số hành
động nguy hiểm: Không
cười đùa trong khi ăn các
loại quả có hạt
- Khám phá rau cải
- Làm quen một số loại hoa.
- Khám phá quả cam
- Tách gộp trong phạm vi 4.
2



Kế hoạch hoạt động

hợp tay-mắt trong 1 số hoạt
động.
* Dinh dưỡng:
13. Trẻ nhận biết trang phục
theo thời tiết.
15. Biết tránh 1 số hành động
nguy hiểm khi được nhắc nhỡ:
- Không cười đùa trong khi ăn
uống hoặc khi ăn các loại quả
có hạt.
- Không tự lấy thuốc uống.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học
17. Nhận ra một vài mối quan
hệ đơn giản của sự vật, hiện
tượng quen thuộc khi được hỏi.
23. Thể hiện một số điều quan
sát được qua các hoạt động
chơi, âm nhạc, tạo hình như:
- Chơi đóng vai (bắt chước
hành động của những người
gần gũi như chuẩn bị bữa ăn
của mẹ, bác sĩ khám bệnh…)
- Hát các bài hát về cây, con
vật…
- Vẽ, xé dán cây.

* Làm quen với toán
25. Đếm trên các đối tượng
giống nhau và đếm đến 4.
29.So sánh 2 đối tượng về kích
thước và nói được các từ: cao
hơn, thấp hơn.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
40. Hiểu nghĩa từ khái quát
gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa,
quả.
46. Đọc thuộc bài thơ, ca dao,
đồng dao.
48. Trẻ biết chọn sách, tự giở
sách xem tranh.

cây gần gũi.
- Đếm trên đối tượng trong
phạm vi 4 và đếm theo khả
năng.
- So sánh 2 đối tượng về
kích thước.
- Tên gọi 1 số đồ dùng đồ
chơi quen thuộc quần áo,
đồ chơi, hoa quả.
- Nói và thể hiện cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt phù hợp
với yêu cầu, hoàn cảnh
giao tiếp.
- Đọc thơ, ca dao, đồng
dao, tục ngữ, hò vè.

- Đóng vai theo lời dẫn
truyện của giáo viên.
- Làm quen với cách đọc
và viết tiếng Việt: Cầm
sách đúng chiều, mở sách
xem tranh và đọc truyện.
- Giữ gìn sách.
- Nghe các bài hát, bản
nhạc ( nhạc thiếu nhi, dân
ca)
- Hát đúng giai điệu, lời ca
bài hát.
- Vận động đơn giản theo
nhịp điệu của bài hát, bản
nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ
đệm theo phách, nhịp.
- Sử dụng các kỹ năng vẽ:
thẳng, xiên, ngang, cong,
tròn để tạo ra sản phẩm
- Sử dụng kỹ năng xé dán
để tạo ra sản phẩm.
- Sử dụng kỹ năng nặn để
tạo ra sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm tạo

- So sánh cao hơn, thấp hơn.
- Dạy trẻ đọc thơ: Cây dây
leo, cây đào, quả.
- Kể chuyện:

+ Nhổ củ cải, hoa mào gà.
- Tô màu cây xanh.
- Nặn củ quả tròn dài
- Vẽ bông hoa.
- Xé dán quả cam.
- Tô màu trái cây.
- DH: Em yêu cây xanh, sắp
đến tết rồi.
- Hát VĐ: Trái bầu xanh.
Hoa trường em - NH: Lý
cây xanh, Đuổi chim, Lý
cây bông, Mùa xuân ơi.
- Biểu diễn văn nghệ
- TCAN: Nghe âm thanh
đoán tên nhạc cụ, ai đoán
giỏi, bao nhiêu bạn hát.
- Trò chuyện cùng cháu về
ngày tết quê em, về thế giới
thực vật.
- Chơi XD: Xây công viên
cây xanh, xây vườn rau, xây
vườn cây ăn quả, xây vườn
hoa.
- Góc phân vai: Chơi
Bán hàng cây cảnh, bán
hàng rau củ, cửa hàng bán
hoa, cửa hàng bán các loại
quả.
- TCDG: Chi chi chành
chành, nu na nu nống, lộn

cầu vồng, rồng rắn lên mây
- TCVĐ: Lá và gió, gieo
hạt, chuyền bóng qua đầu
qua chân, bắt bướm.
- Chơi hòa thuận với bạn.
3


Kế hoạch hoạt động

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
64. Hát tự nhiên, hát được theo
giai điệu bài hát quen thuộc.
65. Vận động theo nhịp điệu
bài hát, bản nhạc (vổ tay theo
phách, nhịp, vận động minh
họa).
66. Vận động theo ý thích các
bài hát, bản nhạc quen thuộc.
68. Vẽ các nét thẳng, xiên,
ngang, tạo thành bức tranh đơn
giản.
69. Xé theo dải, xé vụn và dán
thành sản phẩm đơn giản.
70. Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt
đất nặn để tạo thành các sản
phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.
72. Nhận xét sản phẩm tạo
hình.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

KỸ NĂNG XÃ HỘI
52. Mạnh dạn tham gia vào các
hoạt động, mạnh dạn khi trả lời
câu hỏi.
57. Biết chào hỏi và nói lời
cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc
nhở.
58. Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
61. Bỏ rác đúng nơi qui định.

hình.
- Cử chỉ, lời nói lễ phép
(chào hỏi, cảm ơn)
- Giữ gìn vệ sinh môi
trường.
- Bảo vệ, chăm sóc cây cối

4


Kế hoạch hoạt động

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
NHÁNH 1: CÂY XANH ( 1 tuần )
Từ ngày 2/1-> 6/1/2017
HOẠT
ĐỘNG

Thứ 2


Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ
- Trao đổi với phụ huynh về chủ điểm mới trẻ sắp học. Chủ điểm “Thế giới
thực vật”
- Ổn định lớp, điểm danh, chuẩn bị hoạt động trong ngày.
* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn trẻ đi thường , đi bằng mũi bàn chân, đi
thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, đi thường, chạy nhanh,
THỂ DỤC đi thường theo nhạc sau đó chuyển đội hình 3 hàng ngang .
SÁNG
* Trọng động:
- Động tác hô hấp: Ngửi hoa (2-3lần)
- Động tác tay 3: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao
(2lx4n)
- Động tác bụng 4: Đứng cúi người về trước, ngã người ra sau (2lx4n
- Động tác chân 4: Đứng nâng cao chân, gập gối (2lx4n)
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng xung quanh sân trường.
ĐÓN TRẺ

HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI


HOẠT
ĐỘNG
CHUNG

- Dạo chơi, quan sát thời tiết.
- Làm quen: Quan sát cây xanh.
- Hát “Em yêu cây xanh”
- Thơ “Cây dây leo”
- TCV Đ: Lá và gió, gieo hạt.
- TCDG: Nu na nu nống, chi chi chành chành.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
PTTC:
- Ném trúng
đích bằng 1
tay

PTNN:
- Thơ: Cây
dây leo
- Vđ: Lý cây
xanh

PTTM:
- Vẽ, tô
màu cây ăn
quả
(vở TH

PTTM:
- DH: Em

yêu cây
xanh
- NH: Lý

PTNT:
- So sánh cao
hơn, thấp hơn
- Luyện tập
vở toán
5


Kế hoạch hoạt động

trang 12

HOẠT
ĐỘNG
GÓC

cây xanh
- TCÂN:
Bao nhiêu
bạn hát.

- Góc phân vai: Bán hàng cây xanh, cây cảnh.
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh.
- Góc sách: Xem tranh ảnh về các loại cây xanh.
- Góc tạo hình: Tô màu cây, lá vàng lá xanh, xé dán lá xanh.
- Góc toán: So sánh cây cao, cây thấp, lá to lá nhỏ.

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây.

- Cho trẻ xếp hàng theo 3 tổ đi làm vệ sinh.
VỆ SINH- - Giờ ăn giáo dục cháu ăn không nói chuyện, không làm đổ cơm ra ngoài,
ĂN- NGỦ biết tự xúc cơm ăn.
- Ăn xong cô nhắc trẻ xúc miệng trước khi đi ngủ.
- Cho trẻ đọc thơ: Giờ đi ngủ.

HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU

- Đọc thơ: Cây dây leo, khế, chanh.
- Chơi ở các góc
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
- Đọc câu đố về cây xanh, chữ d, tô màu quả dừa.
- Nêu gương, cắm cờ bé ngoan.
- Dọn dẹp đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân; Ra về.

6


Kế hoạch hoạt động

KẾ HOẠCH CHO MỘT NGÀY
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTVĐ
Hoạt động: NÉM TRÚNG ĐÍCH BẰNG 1 TAY

I/Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng ném 1 cách khéo léo, biết phối hợp tay nọ chân kia
để ném, tập bài tập phát triển chung.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật trong giờ tập luyện.
II/Chuẩn bị:
- Phòng rộng sạch.
- Đích ném
III/Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Khởi động
- Cô mở nhạc, trẻ đi vòng tròn kết hợp kiểng mũi chân, đi thường, kiễng gót
chân, đi thường, chạy chậm, đi thường, chạy nhanh, đi thường. Sau đó đứng
thành 3 hàng ngang.
2/ Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung.
- ĐT tay 3: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao (2l x4n)
- ĐT bụng 4: Đứng cúi về trước, ngã người ra sau (2l x4n)
- ĐT chân 4: Đứng nâng cao chân, gập gối (2l x4n).
- ĐT bật: Bật tại chỗ
* Vận động cơ bản: Ném trúng đích bằng 1 tay
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Lần 2: Kết hợp giải thích: Đầu tiên cô đứng chân trước chân sau ở vạch
xuất phát, một tay cầm túi cát đưa vòng từ dưới ở phía trước ra sau, lên cao
và ném mạnh về phía trước.
- Mời 2 bạn khá lên thực hiện.
- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện 2-3 lần

7



Kế hoạch hoạt động

- Mời trẻ chưa đẹp lên thực hiện lại ( sửa sai)
* Trò chơi: Đập bắt bóng với cô
- Luật chơi: Trẻ đập và bắt được bóng
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 2 tổ, cô phổ biến cách chơi và cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét, giáo dục trẻ.
3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho cháu đi lại hít thở sâu nhẹ nhàng.

* GHI NHẬN CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………

8


Kế hoạch hoạt động

Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTNN
Hoạt động: THƠ: CÂY DÂY LEO
I/Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ, đọc
thuộc thơ.
- Kỹ năng: Trẻ biết thể hiện giọng điệu diễn cảm, thể hiện cảm xúc qua bài
thơ.

- Thái độ: Giáo dục trẻ chú ý đọc thơ diễn cảm.
II/Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh bài thơ.
- Mô hình bài thơ.
- Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh”
* Đồ dùng của trẻ:
- Cây dây leo cắt sẵn cho trẻ chơi trò chơi.
III/Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện dẫn dắt
- Vận động: Em yêu cây xanh
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cô có bài thơ nói về cây dây leo rất hay, cô đọc cho các con nghe nhé.
2/ Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc lần 1: Kết hợp xem tranh
- Cô vừa đọc bài thơ “Cây dây leo” của tác giả Xuân Tửu. Bài thơ nói về
cây dây leo, khi trời nắng cây bò ra ngoài trời để đi tìm ánh nắng và mưa
rào.
- Cô đọc lần 2: với mô hình
- Lần 3: đàm thoại
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Tác giả đã ví cây dây leo như thế nào?
+ Và cây dây leo sống ở đâu?
9


Kế hoạch hoạt động

+ Cây làm gì?
+ Cây bò ra ngoài làm gì vậy?

+ Cây cần gì để sống và cho hoa đẹp?
3/ Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô mời cả lớp đọc thơ 2 – 3 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Đọc nâng cao.
4/ Hoạt động 4: Trò chơi: Tổ nào nhanh
- Cô chia ra 3 tổ, gắn cây dây leo, tổ nào gắn được cây dây leo hoàn chỉnh sẽ
là tổ thắng cuộc.

*GHI NHẬN CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………

10


Kế hoạch hoạt động

Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTTM
Hoạt động: VẼ, TÔ MÀU CÂY ĂN QUẢ
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết vẽ và tô màu cây ăn quả cho đẹp.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng cầm bút vẽ và tô không lem ra ngoài, tô kín và
đều.
- Thái độ: Giáo dục trẻ chú ý học, biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II/ Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:
- Slide cây xanh, slide nhạc bài “Em yêu cây xanh”
- Tranh mẫu tô màu cây xanh.
* Đồ dùng của trẻ:
- Vở tạo hình cho cháu.
III/ Tiến trình hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt
- Hát và vận động bài: “Em yêu cây xanh”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cây xanh giúp cho chúng ta che bóng mát và hít thở không khí trong lành,
vì vậy cây xanh rất có ích cho chúng ta, các con cùng hướng lên màn hình
xem cô có gì đây.
2/ Hoạt động 2: Xem tranh đẹp
- Cô cho trẻ xem slide cây ăn quả và cùng trò chuyện về đặc điểm của cây
( hình dáng, màu sắc, thân, lá…)
3/ Hoạt động 3: Xem tranh mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu và hỏi trẻ:
+ Tranh cô vẽ gì?
+ Bức tranh được vẽ và tô màu như thế nào?
+ Nhận xét về màu sắc?
- Thế các con có thích vẽ và tô màu cây ăn quả không? Các con xem cô vẽ
và tô mẫu nhé.
3/ Hoạt động 3: Tô mẫu
- Đầu tiên cô cầm bút bằng tay phải, 3 ngón cái trỏ giữa, cô vẽ nét cong tròn
để tạo thành quả, vẽ xong cô tô quả bằng màu đỏ và màu vàng, tiếp đến cô
tô tán lá bằng màu xanh lá cây, tô từ trên xuống và từ trái qua phải, cô tô kín

11



Kế hoạch hoạt động

đều cây xanh không để lem ra ngoài, cô tô thân cây bằng màu nâu, cô đã tô
xong bức tranh rồi, các con có muốn tô màu cây ăn quả không.
- Cô cho trẻ đưa tay vẽ trên không và cho trẻ nhắc lại kỹ năng vẽ và tô.
3/ Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Trò chơi: Lắc tay
- Trẻ vào bàn vẽ, cô nhắc trẻ cách ngồi và cầm bút.
- Cô theo dõi, nhắc nhở trẻ hoàn thành bức tranh, chọn đúng màu, tô không
lem.
- Cô động viên khuyến khích trẻ vẽ, tô màu đẹp.
4/ Hoạt động 4: Tuyên dương sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và bạn
- Cô nhận xét chung.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
- Kết thúc giờ học.

* GHI NHẬN CUỐI NGÀY:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...............

12


Kế hoạch hoạt động

Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2017


Lĩnh vực: PTTM
Hoạt động: DH: EM YÊU CÂY XANH
NH: LÝ CÂY XANH
TCÂN: BAO NHIÊU BẠN HÁT
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát và hát
thuộc lời bài hát.
- Kỹ năng: Dạy trẻ hát đúng cao độ, trường độ của bài hát và thể hiện cảm
xúc khi hát. Hứng thú lắng nghe cô hát, thể hiện cảm xúc theo giai điệu của
bài hát.
- Thái độ: Giáo dục trẻ nghiêm túc trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Một số slide về cây xoài, cây mận, cây na.
- Một số slide về các hoạt động.
- Slide nhạc “ Em yêu cây xanh, lý cây xanh”
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ chóp, bộ gõ, trống lắc, phách tre.
III/ Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định
- Chơi “ Trời tối trời sáng”
- Các con nhìn lên màn hình xem có gì đây?
- Đàm thoại với trẻ về một số cây xanh trên powerpoint:
- Tên gọi, đặc điểm, lợi ích...
2/ Hoạt động 2: Dạy hát: Em yêu cây xanh
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát
- Bài hát “ Em yêu cây xanh” nhạc và lời của Hoàng Văn Yến.
Bài hát nói về em bé rất thích trồng cây xanh vì cây xanh cho bóng mát,
cho hoa, cho quả và cho chim hàng ngày nhảy nhót trên cành.

- Cô hát lần 2 hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
13


Kế hoạch hoạt động

- Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Cô cho cả lớp cùng hát 2- 3 lần ( cô chú ý sửa sai)
- Nhóm nam hát, nhóm nữ hát.
- Hát nâng cao
- Cá nhân hát
- Khi trẻ hát cô chú ý sữa sai và khuyến khích động viên trẻ.
3/ Hoạt động 3: TCAN: Bao nhiêu bạn hát
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm sau đó cho cả lớp
chơi 2-3 lần.
4/ Hoạt động 4: Nghe hát: Lý cây xanh
- Cô cũng có một bài hát nói về cây xanh thì lá cũng xanh, và có chim đậu ở
trên cành hót líu lo trông rất vui đó là bài hát “ Lý cây xanh” dân ca Nam
Bộ.
- Cô hát lấn 1 hỏi lại trẻ tên tác giả, tác phẩm.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả
- Lần 2: Cô và trẻ múa minh họa theo bài hát.
- Kết thúc giờ học: Nhận xét tuyên dương.

* GHI NHẬN CUỐI NGÀY:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...............


14


Kế hoạch hoạt động

Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTNT
Hoạt động: SO SÁNH CAO HƠN, THẤP HƠN
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết so sánh và nhận biết chiều cao của 2 đối tượng
- Kỹ năng: Luyện tập kỹ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Thái độ: Giáo dục trẻ nề nếp trong học tập.
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Một số đồ dùng đồ chơi có chiều cao khác nhau.
- 2 cây xanh có chiều cao khác nhau, 2 cây hoa đỏ và hoa vàng có chiều cao
khác nhau
- Nhạc “ Em yêu cây xanh”
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 2 cây xanh có chiều cao khác nhau, 2 cây hoa đỏ và hoa vàng
có chiều cao khác nhau.
-Vở toán, màu sáp.
III/ Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt
- Vận động bài “ Em yêu cây xanh”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát.
- Cô dẫn vào trò chuyện về cây xoài và cây mãng cầu.
-> Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây.
2/ Hoạt động 2: Ôn tập nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều

cao của 2 đối tượng.
- Cô đặt 2 cây xanh lên sàn nhà cho trẻ nhận xét cây nào cao hơn, cây nào
thâp hơn
- Cho trẻ nhận xét những đồ chơi đồ dùng xung quanh lớp có chiều cao
bằng nhau, không bằng nhau.
- Trò chơi: gieo hạt.
3/ Hoạt động 3: Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng
15


Kế hoạch hoạt động

- Cho trẻ so sánh chiều của 2 cây xanh.
Cô gợi hỏi:
+ Cây nào cao hơn? Vì sao?
+ Cây nào thấp hơn? Vì sao?
+ Trong 2 cây, cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn?
- Cho lớp, tổ, cá nhân nhận xét.
- Cho trẻ so sánh chiều cao của 2 cây hoa.
+ Cô mời lớp, tổ, cá nhân quan sát, so sánh nhận xét.
+ Hướng dẫn trẻ làm đúng kỹ năng so sánh, nhận xét sự chênh lệch về chiều
cao giữa 2 cây hoa.
- Cho trẻ nhắc lại cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
4/ Hoạt động 4: Trò chơi “Chạy về đúng cây”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ cây xanh, cho trẻ hát kết thúc bài hát trẻ chạy về
đúng cây của mình, cô kiểm tra và nhận xét
5/ Hoạt động 5: Luyện tập
- Cô cho trẻ luyện tập vở toán cao hơn, thấp hơn.

* GHI NHẬN CUỐI NGÀY:

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………

16


Kế hoạch hoạt động

NHÁNH 2: MỘT SỐ LOẠI RAU( 1 tuần )
Từ ngày 9/1-> 13/1/2017
HOẠT
ĐỘNG

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ
- Trao đổi với phụ huynh về chủ điểm mới trẻ sắp học. Chủ điểm “Thế giới
thực vật”
- Ổn định lớp, điểm danh, chuẩn bị hoạt động trong ngày.
* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn trẻ đi thường , đi bằng mũi bàn chân, đi

thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, đi thường, chạy nhanh,
đi thường theo nhạc sau đó chuyển đội hình 3 hàng ngang .
THỂ DỤC * Trọng động:
SÁNG
- Động tác hô hấp: Ngửi hoa (2-3lần)
- Động tác tay 3: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao
(2lx4n)
- Động tác bụng 4: Đứng cúi người về trước, ngã người ra sau (2lx4n)
- Động tác chân 4: Đứng nâng cao chân, gập gối (2lx4n)
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vài vòng xung quanh sân trường.
- Dạo chơi, quan sát thời tiết.
HOẠT
- Trò chuyện về các loại rau
ĐỘNG
NGOÀI - Hát: Họ rau
TRỜI
- Đọc thơ: Họ rau, làm quen truyện “Nhổ củ cải”
- TCV Đ: Chuyền bóng, trời nắng trời mưa.
- TCDG: Nu na nu nống, chi chi chành chành.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
ĐÓN TRẺ

HOẠT
ĐỘNG
CHUNG

PTTC:
- Chạy đổi
hướng theo
đường dích

dắc

PTTM:
- Vẽ, tô màu
quả cà chua,
quả bí xanh

PTNN:
- Truyện:
Nhổ củ cải

PTTM:
PTNT:
- Khám phá
- Hát vận
rau cải.
động: Trái
bầu xanh
- NH: Đuổi
chim
17


Kế hoạch hoạt động

- TCÂN:
Ai đoán giỏi
HOẠT
ĐỘNG
GÓC


- Góc phân vai: Bán hàng rau củ.
- Góc xây dựng: Xây vườn rau.
- Góc sách: Xem tranh ảnh về các loại rau củ, làm sách về các loại rau củ.
- Góc tạo hình: Tô màu, nặn một số loại rau, củ, cắt dán các loại rau, củ.
- Góc âm nhạc: Nghe hát một số bài hát về rau củ, chơi với 1 số dụng cụ
âm nhạc.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, quan sát sự phát triển của cây cải.

VỆ SINH- - Cho trẻ xếp hàng theo 3 tổ đi làm vệ sinh.
ĂN- NGỦ - Giờ ăn giáo dục cháu ăn không nói chuyện, không làm đổ cơm ra ngoài,
biết tự xúc cơm ăn.
- Ăn xong cô nhắc trẻ xúc miệng trước khi đi ngủ.
- Cho trẻ đọc thơ: Giờ đi ngủ.
- Tô màu 1 số loại rau củ.
- Kể chuyện “Nhổ củ cải”
HOẠT
- Chơi ở các góc
ĐỘNG
CHIỀU
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
- Đọc câu đố về rau củ, chữ n, tô màu chùm nho.
- Nêu gương, cắm cờ bé ngoan.
- Dọn dẹp đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân; Ra về.

18


Kế hoạch hoạt động


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTVĐ
Hoạt động: CHẠY ĐỔI HƯỚNG THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮC
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phối hợp chân tay nhịp nhàng để chạy, tập bài tập
phát triển chung.
- Thái độ: Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật trong giờ tập luyện.
II/ Chuẩn bị:
- Phòng rộng sạch.
- Đường dích dắc
- Đích ném
- 1 số túi cát
III/ Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Khởi động
- Cô mở nhạc, trẻ đi vòng tròn kết hợp kiểng mũi chân, đi thường, đi bằng
gót chân, đi thường, chạy chậm, đi thường, chạy nhanh, đi thường. Sau đó
về đứng thành 3 hàng ngang.
2/ Hoạt động 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung.
- ĐT tay 3: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao (2l x4n)
- ĐT bụng 4: Đứng cúi về trước, ngã người ra sau (2l x4n)
- ĐT chân 4: Đứng nâng cao chân, gập gối (2l x4n).
- ĐT bật: Bật tiến về trước
* Vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo đường dích dắc
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
- Lần 2 cô giải thích: Đầu tiên cô đứng ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô

chạy trong đường dích dắc đến hết rồi dừng lại.

19


Kế hoạch hoạt động

- Sau đó cô cho 2 trẻ lên thực hiện cho lớp xem
- Cả lớp lần lượt thực hiện 2-3 lần
- Mời trẻ chưa đẹp lên sửa sai
* Trò chơi: Ném trúng đích bằng 1 tay
- Luật chơi: Ném trúng vào đích
- Cách chơi: Hai tổ thi đua ném, tổ nào ném nhanh thì tổ đó thắng.
- Cô nhận xét, giáo dục trẻ.
3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho cháu hít thở sâu nhẹ nhàng.

*GHI NHẬN CUỐI NGÀY:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………

20


Kế hoạch hoạt động

Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2017


Lĩnh vực: PTTM
Hoạt động: VẼ, TÔ MÀU QUẢ CÀ CHUA, QUẢ BÍ XANH
I/ Mục đích yêu Cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết vẽ, tô màu quả cà chua, quả bí xanh.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ và tô màu, rèn sự khéo léo và
linh hoạt của đôi bàn tay.
- Thái độ: Giáo dục trẻ nề nếp trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Rổ quả cà chua, quả bí xanh
- Tranh mẫu của cô
- Tranh cho cô làm mẫu
- Nhạc bài “ Họ rau”
* Đồ dùng của trẻ:
- Vở tạo hình, màu tô, bút chì
- Giá treo tranh
III/ Tiến trình hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định dẫn dắt
- Hát và vận động bài: “Họ rau”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Ngoài các loại rau đó ra các con còn biết những loại rau gì nữa? trẻ kể.
Bây giờ các con nhìn xem cô có gì đây.
2/ Hoạt động 2: Quan sát đàm thoại
- Trò chơi “Trời tối, trời sáng”
- Cô đưa ra rổ quả thật (cà chua, bí xanh)
- Cô hướng dẫn cho trẻ quan sát, nhận xét về các loại quả.
( Tên từng loại quả, màu sắc, hình dạng: dài, tròn)
* Cô giới thiệu tranh mẫu: cháu quan sát nhận xét.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về bức tranh
- Quả cà chua có dạng gì?

- Quả cà chua màu gì? Được tô như thế nào?
- Quả bí xanh có dạng gì? Màu gì? Được tô như thế nào?
21


Kế hoạch hoạt động

3/ Hoạt động 3: Cô làm mẫu
- Để vẽ được các con xem cô làm mẫu trước nhé.
- Đầu tiên cô cầm bút bằng tay phải, cô vẽ trên những nét chấm nối với nhau
thành quả cà chua, sau đó cô dùng màu đỏ tô từ trái qua phải, từ trên xuống
dưới, tô đều kín, cô tô xong quả cà chua rồi. Tiếp theo cô tô quả bí xanh
cũng giống như quả cà chua.
- Cho trẻ nhắc lại kỹ năng vẽ và tô.
- Trẻ về bàn thực hiện
4/ Hoạt động : Trẻ thực hiện
- Trò chơi: Lắc tay
- Cô theo dõi nhắc trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện cho đẹp.
- Cô động viên khuyến khích trẻ vẽ.
5/ Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ nào vẽ xong mang sản phẩm lên treo
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và bạn
- Cô nhận xét chung.
- Giáo dục trẻ biết ăn nhiều loại rau.
- Kết thúc giờ học.

* GHI NHẬN CUỐI NGÀY:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...............

22


Kế hoạch hoạt động

Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTNN
Hoạt động: TRUYỆN: NHỔ CỦ CẢI
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật và hiểu nội dung câu chuyện,
hành động nhổ củ cải.
- Kỹ năng: Nghe và hiểu ngôn ngữ văn học, trả lời được các câu hỏi của cô.
- Thái độ: Trẻ biết đoàn kết giúp đỡ mọi người.
II/Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh câu chuyện.
- Powerpoint câu chuyện “Nhổ củ cải”
* Đồ dùng của trẻ:
- Rổ củ cải bằng bitit, 2 rổ không.
III/Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Trò chuyện dẫn dắt
- Chơi trò chơi: Bắp cải xanh
- Cô đưa củ cải ra: Các con nhìn xem đây là củ gì?
- Cô cũng có một câu chuyện nói về một củ cải trắng đấy, các con có muốn
nghe không?
2/ Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: Kết hợp tranh

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Nhổ củ cải”
Câu chuyện nói về ông lão đem về một cây cải rồi trồng ngoài vườn, hằng
ngày ông lão chăm sóc tưới nước cây cải, khi cây cải lớn lên và ra một củ cải
rất to, đến mùa thu hoạch ông lão nhổ củ cải không chịu lên, mọi người hợp
lực lại nhổ củ cải mới chịu lên.
- Cô kể lần 2: với powerpoint
23


Kế hoạch hoạt động

+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện gồm có những ai?
- Lần 3: Đàm thoại
+ Trong nhà có những ai?
+ Ông lão trồng cây gì? Cây cải như thế nào?
+ Ông nhổ củ cải có được không?
+ Thế cây cải có lên không? Bà già gọi ai ra giúp?
+ Cháu gái gọi ai ra giúp? Chó gọi ai? Mèo gọi ai ra giúp? Vậy cả nhà nhổ
có lên cây cải không? Nhổ được cải lên rồi mọi người như thế nào? Hát bài
gì?
- Vì cả nhà ông già biết đoàn kết và đặc biệt là mọi người biết giúp đỡ lẫn
nhau. Vì vậy chúng ta phải biết giúp đỡ mọi người thì mới trở thành người
tốt và luôn được mọi người yêu thương.
3/ Hoạt động 3: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 3 tổ, cô đặt 1 rổ đựng củ cải, yêu cầu trẻ
chạy lên nhặt 1 củ cải bỏ vào rổ của đội mình.
- Luật chơi: Đội nào nhanh và được nhiều củ cải thì đội đó thắng.

* GHI NHẬN CUỐI NGÀY:

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………

24


Kế hoạch hoạt động

Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2017

Lĩnh vực: PTTM
Hoạt động: HÁT VĐ: Trái bầu xanh
NH: Đuổi chim
TCÂN: Ai đoán giỏi
I/ Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết chú ý nghe cô hát, bước đầu biết hưởng ứng cảm xúc
bài hát, trẻ hát thuộc lời bài hát, biết chơi trò chơi âm nhạc.
- Kỹ năng: Trẻ biết hưởng ứng theo bài hát như lắc lư, nhún nhảy cùng cô.
Hứng thú lắng nghe cô hát, thể hiện cảm xúc theo giai điệu của bài hát.
- Thái độ: Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe cô hát.
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh vẽ giàn bầu, giàn bí.
- Nhạc “ Trái bầu xanh, đuổi chim”
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ chóp, bộ gõ, trống lắc, phách tre.
III/ Tiến hành hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định

- Chơi “ Trời tối trời sáng”
- Cho trẻ quan sát tranh giàn bầu, giàn bí.
- Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về bức tranh.
- Dẫn vào trò chuyện về bài dạy.
2/ Hoạt động 2: Hát vđ: Trái bầu xanh
- Cô mở nhạc có giai điệu bài “ Trái bầu xanh” trẻ đoán tên bài hát, cả lớp
hát cùng cô.
- Để bài hát hay hơn cô sẽ dạy cho các con múa minh họa theo lời bài hát.
25


×