Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2
I. Lời nói đầu
Trang 2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trang 3
1. Thực trạng
Trang 3
2. Kết quả của thực trạng
Trang 4
B. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
Các giải pháp thực hiện
Trang 6
Trang 6
1. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông Trang 6
II.
2. Các giải pháp thực hiện
Trang 7
Các biện pháp tổ chức thực hiện
Trang 11
C. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG Trang 20
DỤNG NỘI DUNG VAO THỰC TIỄN
I.
Kết quả nghiên cứu
Trang 20
II.
Kiến nghị, đề xuất
Trang 22
Phan Thị Hằng
1
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU
Tai nạn, nghe đến hai chữ tai nạn khiến ai cũng rùng mình, khiếp sợ. Vậy
mà hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tai nạn lại là thông tin
luôn được cập nhật bởi chúng luôn xảy ra trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Nào
là : tai nạn do hỏa hoạn, do sập công trình, do bất cẩn té trên tầng cao xuống, tai
nạn về điện, tai nạn giao thông….. Điều đáng buồn là tai nạn mỗi ngày một nhiều
và ngày càng thảm khốc, đặc biệt là tai nạn giao thông. Chúng xảy ra như « điều
không thể thiếu » , « không thể không có » và để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Nhẹ thì
thương tích, nặng thì chết người, và thiệt hại về tài sản là điều không thể tránh
khỏi. Đằng sau mỗi vụ tai nạn giao thông là cảnh ngộ thương tâm của gia đình
người bị nạn. Phần vì mất người thân, thiệt hại về tinh thần, tài sản và kéo theo
những huệ lụy như đói nghèo, nợ nần, rồi thì buồn tủi, lo lắng cho các khoản nợ
chồng chất không biết đâu là hướng giải quyết…
Mỗi ngày tham gia giao thông trên đường, nhìn thấy xe cộ qua lại nườm
nượp. Lại có lắm thanh niên trai tráng phóng xe vun vút, rú ga, bóp còi, và lướt
qua như tên bắn. Rồi nữa, học sinh cấp hai, cấp ba đi học bằng xe đạp điện cũng
lao nhanh không kém, với nhiều tư thế ngồi xe khác nhau…Thật không làm sao kể
xiết. Cũng có nhiều người tặc lưỡi, với đôi lời phản ánh nhưng rồi vẫn điềm nhiên
«
thôi kệ, đó không phải chuyện của mình » và tôi cũng không là trường hợp ngoại
lệ. Cho đến một ngày, một người bạn của tôi bất ngờ bị tai nạn giao thông, khiến
những người thân quen của anh đều bàng hoàng. Thật không thể tưởng tượng
được. Từ một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giờ đây anh nằm đó, gần như là bất
động. Anh không còn nhận biết được mọi thứ, kể cả những người thân yêu nhất
của anh. Chuyện của anh khiến tôi như tỉnh giấc sau cơn mê. Hôm nay là anh ấy,
không biết mai này chuyện gì sẽ xảy ra? Bất chợt, tôi liền nghĩ đến người thân, bạn
bè, đồng nghiệp, và cả những học sinh bé nhỏ của mình. Tôi muốn mọi người được
an toàn và hạnh phúc, hãy tự thương lấy bản thân mình và người khác. Đó là lí do
Phan Thị Hằng
2
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
tôi chọn đề tài này « Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt an toàn
giao thông đường bộ »
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
Trường Tiểu học Sơn Hải nằm trên địa bàn thôn Sơn Hải 1- xã Phước Dinh
–một xã thuộc vùng bãi ngang của tỉnh Ninh Thuận. Đời sống của người dân nơi
đây đã có nhiều thay đổi nhưng nhận thức về an toàn giao thông vẫn còn hạn chế.
Người dân khi tham gia giao thông trong địa bàn hai thôn Sơn Hải 1 và Sơn Hải 2
đa số đều không đội mũ bảo hiểm, chỉ đội mũ khi ra khỏi địa bàn hai thôn này, và
tất nhiên phụ huynh khi đến trường đón con cũng không đội mũ bảo hiểm ngay cả
cho bản thân và con em mình. Điều đó cũng ảnh hưởng đến con em của họ - những
học sinh của chúng tôi. Mặc khác, địa hình trường nằm trên quốc lộ chính có rất
nhiều loại xe lưu hành làm ảnh hưởng không ít về sự an toàn giao thông cho học
sinh trên đường đến trường và về nhà. Trường có học sinh thuộc địa bàn thôn Sơn
Hải 1 và thôn Sơn Hải 2. Đường đến trường của những em thuộc thôn Sơn Hải 2
còn khá xa, các em đi lại bằng xe đạp, nhưng nhiều xe chưa đảm bảo an toàn. Học
sinh mỗi khi tan học, đi học về dàng hàng 3, hàng 4 trên đường, riêng những em đi
xe đạp còn đùa giỡn, rượt đuổi nhau.... Vả lại, đoạn đường đi đến trường có rất
nhiều quán hàng rong nằm ở hai bên đường, xe cộ qua lại khá đông đúc, có đoạn
đường người dân lại phơi rong biển lấn chiếm lòng lề đường, vì thế đường càng trở
nên nhỏ hẹp, nhiều đoạn đường gồ ghề, các em lại không tuân thủ luật giao thông.
Những điều này khiến người đi đường khó bề tránh kịp và tất nhiên tai nạn giao
thông rất dễ xảy ra.
2. Kết quả của thực trạng
Đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi không tuân thủ luật trong quá
trình tham gia giao thông, nhẹ thì xay xát, nặng thì dẫn đến tử vong.
Tháng 9 năm 2016, một thanh niên do uống rượu say không đội mũ bảo
hiểm khi lái xe nên đã tông cột điện gây chấn thương nặng.
Phan Thị Hằng
3
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Tháng 12 năm 2016 một nhóm thanh niên khi đi dự tiệc cưới về chạy lạng
lách, đánh võng trên đường gây cản trở giao thông cuối cùng có hai xe tự tông vào
nhau gây xay xát và thiệt hại về tài sản…
Riêng về học sinh của trường, chuyện xay xát vì tai nạn xe xảy ra rất nhiều.
Chẳng hạn, có ba học sinh cùng chở nhau trên một chiếc xe đạp từ trong
hẻm đi ra, khi đi đến chỗ giao nhau với đường ưu tiên, do thiếu sự quan sát, các em
đã tông vào xe của một phụ nữ đang lưu thông trên đường. May mắn là người phụ
nữ này đi với tốc độ chậm nên không gây thương tích cho cả hai bên, riêng xe của
người phụ nữ chỉ hư hỏng nhẹ.
Gần đây nhất có em Nguyễn Ngọc Hà Vy- một học sinh lớp 4 của Trường
Tiểu học Sơn Hải. Vào một ngày cuối tháng 2, khi đi học về bằng xe đạp, mặc dù
em đi xe đúng kích cỡ, nhưng khi đến đoạn đường dốc, và có phần gồ ghề do bất
cẩn em đã ngã té và gãy cẳng tay trái.
Làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm đã nhiều năm, tôi có theo dõi và khảo
sát việc thực hiện giao thông của các em, cụ thể kết quả khảo sát của những năm
học gần đây như sau:
Số học sinh có
nhận thức tốt
về An toàn
giao thông
NĂM HỌC
Tổng
số
Năm học
2013 -
Phan Thị Hằng
Tỉ lệ
%
Tổng
số
4
Tỉ lệ
%
Số học sinh
thực hiện tốt
luật giao thông.
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Số học sinh
chưa thực hiện
tốt luật giao
thông
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Năm học
2014 2015
26
100
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
26
100
14
53.8
8
30.8
18
69.2
Tổng
số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
25
100
16
64
10
40
15
60
Năm học
2015
-2016
10
38.5
Tỉ lệ
%
7
Tổng
số
26.9
Tỉ lệ
%
19
Tổng
số
73.1
Tỉ lệ
%
%
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn chỉ ra những
nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ, đưa ra các giải pháp và biện pháp
giúp các em có nhận thức đúng về An toàn giao thông đường bộ.
B. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là một trong những vấn đề nhức nhối, gây bức xúc cho
toàn xã hội, tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến khá phức tạp.Những
nguyên nhân khiến tai nạn giao thông thường xảy ra:
Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông:
Do người tham gia giao thông không chấp hành luật và các quy định về An
toàn giao thông.
Phan Thị Hằng
5
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
+ Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, chơi đùa, đu bám
tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, phơi rơm rạ trên đường tham gia giao thông.
+ Người đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn, lạng lách vượt ẩu trước mũi xe
máy, ô tô,...
+ Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách.
+ Lái xe ô tô không có bằng lái, uống rượu bia không kiểm soát được tốc
độ.... Đặc biệt, tai nạn giao thông xảy ra do các trường hợp vô ý thức có hành vi
nguy hiểm gây chết người như: Rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo
ốc vít trên đường ray tàu hỏa,....
Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông không an toàn:
+ Chất lượng xe thấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn như: Phanh (thắng),
còi, đèn chiếu sáng không đảm bảo.
Tai nạn giao thông do đường giao thông chất lượng xấu, có các hố,
cống rãnh nguy hiểm, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng,....
Phần lớn những tai nạn giao thông xảy ra là do ý thức chấp hành luật an toàn
giao thông còn hạn chế, dẫn đến những hậu quả khó lường mà hằng ngày, hằng giờ
chúng ta đã chứng kiến trên thực tế. Để hạn chế và từng bước đẩy lùi tai nạn giao
thông vấn đề đặt ra là làm tốt khâu phòng ngừa, tạo sự chuyển biến ý thức tự giác
chấp hành pháp luật về An toàn giao thông cho người tham gia giao thông.Việc
phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan
trọng. Đặc biệt là phòng ngừa tai nạn giao thông cho học sinh.
2. Các giải pháp thực hiện:
2.1. Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
Để hạn chế tai nạn giao thông đường bộ cho học sinh, bản thân các em và
gia đình cần có những kiến thức, hiểu và thực hiện tốt những việc làm cơ bản của
người tham gia giao thông sau:
a) Những cách để không xảy ra tai nạn khi các em đi bộ trên đường:
Giúp các em qua đường an toàn:
+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường dành cho người đi bộ (đường có
vạch sơn kẻ sọc ngang, đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.
+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi
bộ (đường quê em): Phải dừng tại lề đường, nghe và quan sát bên trái, bên phải,
vừa qua đường vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn. Tránh qua
đường đột ngột, phải quan sát kĩ và giơ tay ra hiệu xin đường .
Phan Thị Hằng
6
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
+ Khi qua đường ở nơi có ô tô đậu che khuất tầm nhìn, phải quan sát kĩ
trước sau, nên giơ tay cao để tăng thêm sự chú ý của mọi người.
Giúp các em đi bộ an toàn:
+ Giáo dục các em luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ: Cần đi
sát lề vào phần đường bên phải.
+ Khi đi học về cần xếp hàng ngay ngắn và đi thẳng hàng từ trường về nhà.
+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.
+ Khi đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kĩ, không chạy nhanh ra.
Ngoài ra cần chú ý:
+ Không chơi, chạy nhảy, đá bóng dưới lòng đường hoặc gần đường giao
thông, vỉa hè và các khu vực đỗ ô tô.
+ Nếu đi bộ vào lúc trời tối, ban đêm, nên cầm theo đèn pin chiếu sáng hoặc
các vật liệu phản quang.
+ Kêu gọi các em về nhà vận động gia đình và hàng xóm xung quanh nhà
mình ở giữ gìn vỉa hè gọn gàng, tránh lấn chiếm lòng lề đường.
b) Giúp các em đi xe đạp an toàn:
Xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến, là phương tiện giao thông chính
của những em ở xa khu vực trường học mà không có phụ huynh đưa đón. Để đảm
bảo an toàn khi đi xe đạp, cần chú ý:
Trước khi ra đường:
Chỉ đi xe đạp phù hợp với trẻ em.
+ Khi ngồi trên yên xe chân phải chống được xuống đất.
+ Xe phải chắc chắn, có phanh (thắng) tốt, có đèn phát sáng và đèn phản
quang nếu đi vào ban đêm.
Khi đi ở ngoài đường:
Cần phải:
+ Đi sát lề đường bên phải.
+ Đi đúng làn đường dành cho xe thô sơ.
+ Đi đêm phải có đèn báo hiệu, đèn pin.
+ Khi muốn rẽ, cần phải di chuyển hướng dần và làm báo hiệu (giơ tay xin
đường).
Không nên:
+ Không được đi xe đạp của người lớn, đi xe dàn hàng ngang (từ 3 xe trở
lên).
+ Chở em nhỏ bằng xe đạp người lớn.
+ Kéo đẩy xe khác hoặc chở các vật nặng hay cồng kềnh.
+ Chở người đứng trên xe hoặc ngồi ngược chiều.
+ Cầm dù (ô) khi đi xe.
+ Buông thả hai tay.
+ Đuổi nhau trên đường hoặc lạng lách.
Phan Thị Hằng
7
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
+ Dừng xe giữa đường nói chuyện.
c) Giúp các em và phụ huynh hiểu quy định đối với người ngồi trên xe
máy:
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Điều 30: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy chỉ được chở 1 người,
trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
+ Chở người bệnh đi cấp cứu.
+ Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Trẻ em dưới 14 tuổi.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải
đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang.
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
+Sử dụng xe để kéo đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật nặng cồng
kềnh.
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh, đối với xe hai bánh, bằng hai
bánh đối với xe ba bánh.
+ Hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
d) Giúp các em hiểu các biển báo hiệu giao thông đường bộ.
Có rất nhiều biển báo hiệu giao thông đường bộ được đặt trên đường, nhưng
nhiều lúc các biển báo này chưa phát huy được tác dụng đối với các em học sinh,
thậm chí đối với cả một số người lớn. Họ dửng dưng đi theo quán tính chứ chưa
quan tâm đến biển báo bởi họ không biết những báo hiệu của từng biển báo. Giúp
các em hiểu được tác dụng và nội dung của từng biển báo cũng góp phần giúp các
em hạn chế và thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm 5 nhóm:
Biển báo cấm.
Biển báo nguy hiểm.
Biển hiệu lệnh.
Biển chỉ dẫn.
Biển phụ.
Giúp các em nhận biết đặc điểm của những biển báo hiệu cần thường gặp:
Biển báo cấm; Biển báo hiệu lệnh; biền báo nguy hiểm.
II.2 . Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Phan Thị Hằng
8
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Để giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng vi phạm giao thông trong học sinh,
gia đình và nhà trường cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các em biết được
ích lợi của từng loại phương tiện giao thông nếu chúng ta sử dụng chúng phù hợp,
đúng quy định. Ngược lại, hậu quả sẽ khó lường nếu chúng ta sử dụng xe không
phù hợp, chạy quá quy định cho phép, lạng lách, đánh võng, đua xe, ngồi xe ngược
ra sau, nhấc đầu bánh trước hoặc bánh sau…Nói chung là đừng nên vi phạm luật
giao thông.
Hiện tại, nhiều em học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của luật giao
thông và những tai họa do vi phạm luật giao thông gây nên. Chính vì vậy, nhà
trường cần tìm phương án bố trí sắp xếp giờ học phù hợp, đẩy mạnh giáo dục,
tuyên truyền thường xuyên, liên tục. Phụ huynh cần nghiêm khắc nhắc nhở con em
nghiêm túc chấp hành luật An toàn giao thông đường bộ.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hưởng ứng năm An toàn giao thông với chủ đề “ Xây dựng văn hóa giao
thông trong thanh thiếu nhi” của năm 2017 và tinh thần “ Tính mạng con người
là trên hết”. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao
thông đường bộ như sau:
1. Giáo dục các em thực hiện tốt giao thông đường bộ qua các bài học.
Chẳng hạn :
Môn Đạo đức:
Bài: Tôn trọng luật giao thông
Môn Tập đọc:
Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn
Các tiết lồng ghép An Toàn giao thông lớp 4 gồm các bài:
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Vạch kẻ đường, cọc tiêu rào chắn.
Đi xe đạp an toàn.
Lựa chọn đường đi an toàn.
An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
Giáo dục ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép trong các bài học có
liên quan đến An toàn giao thông….
2.
Cho các em xếp hàng ngay ngắn và đi thẳng hàng về nhà, đến ngõ
nào rẽ vào nhà em thì các em mới được tách ra đi vào nhà.
Phan Thị Hằng
9
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Đi thẳng hàng từ trường về nhà
Phan Thị Hằng
10
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Đi xe đạp đúng kích cỡ xe
+ Các em không đi dàn hàng ba, hàng bốn, không được đùa giỡn, trên
đường.
+ Đi xe đạp phải đúng kích cỡ, có đủ phanh (thắng), đi ban đêm phải có pin,
đèn chiếu sáng. Không được đua xe, đùa giỡn, lạng lách trên đường…
3. Tổ chức trò chơi: Thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Trò chơi nhằm mục đích giúp các em thực hiện tốt an toàn giao thông đường
bộ một cách đúng đắn và dần dần hình thành ý thức tốt về An toàn giao thông, trò
chơi được thực hiện xuyên suốt trong cả năm học. Trò chơi như sau:
Mỗi ngày khi đến trường và về nhà, nếu bạn nào vi phạm luật giao thông bị
bạn trong lớp bắt gặp thì bị phạt 1000 đồng lần 1, lần 2 sẽ tăng thêm 1000đồng,
và dừng lại ở mức 2000 đồng ở những lần vi phạm tiếp theo. Số tiền phạt sẽ được
xung vào công quỹ của lớp để thưởng cho những em chấp hành tốt An toàn giao
thông. Các em học sinh sợ bị phạt tiền và không muốn tiền của mình lại là tiền
thưởng cho những bạn khác nên các em không còn dám vi phạm luật giao thông
khi đi học để giữ lại “hầu bao” cho mình.
Trò chơi được cả lớp hưởng ứng nhiệt tình. Từ khi có trò chơi, tình trạng đi
dàn hàng, đùa giỡn trên đường…đã giảm và hầu như không còn. Các em dần dần
tham gia giao thông đầy ý thức.
4. Tổ chức cho các em trong lớp thi vẽ tranh với chủ đề “Ý thức an toàn
giao thông” vào giờ hoạt động ngoại khóa. Khi vẽ xong, các bạn học sinh trong
lớp sẽ nhận xét tranh của bạn. Nếu bạn nào vẽ đúng nội dung, tranh vẽ đẹp được cả
lớp bình chọn thì bạn đó được gọi là Sứ giả của hạnh phúc và được cả lớp thưởng
cho một hộp màu ( lấy từ tiền quỹ lớp).
Phan Thị Hằng
11
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Vẽ tranh chủ đề Ý thức an toàn giao thông
Cuộc thi được cả lớp hưởng ứng nhiệt tình, các em tham gia hào hứng và có
nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn giao thông. Qua cuộc thi, các em hiểu được
cần phải chấp hành tốt luật giao thông để đem lại hạnh phúc cho mình và cho
người khác, đồng thời cũng hiểu được tác hại khi tai nạn giao thông xảy ra.
5.
Phối hợp với Tổng phụ trách ở các buổi sinh hoạt Đội :
a)
Tổ chức trò chơi “ Đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ”.
Cách chơi:
Học sinh đứng theo đội hình vòng tròn.
Khi GV hô: “đèn xanh” học sinh làm động tác tay như đang lái xe với tốc
độ hơi nhanh.
Khi GV hô: “đèn vàng” học sinh làm động tác tay như đang lái xe với tốc
độ chậm lại.
Khi GV hô: “đèn đỏ” học sinh làm động tác tay “đứng im”.
Trong quá trình chơi giáo viên có thể không hô theo thứ tự “ Đèn xanh,
đèn vàng, đèn đỏ” mà có thể hô bất kì loại đèn nào trong ba loại đèn trên (GV làm
động tác tay ngược với lệnh đưa ra để đánh lừa học sinh). Nếu học sinh nào thực
hiện không đúng theo tín hiệu đèn sẽ bị phạt theo yêu cầu của lớp.
Phan Thị Hằng
12
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
b)
Tổ chức trò chơi “An toàn giao thông” cho các em dựa theo lời bài
hát:
Trên sân trường, chúng em chơi giao thông
Đi vòng quanh, qua ngã tư đường phố
Đèn bật lên, màu đỏ thì em dừng lại
Đèn bật lên, màu xanh em nhanh qua đường.
Chuẩn bị : Mô hình đèn đỏ, đèn xanh để bố trí nơi các em sinh hoạt, để các
em hiểu thêm về tín hiệu đèn giao thông.
Cách chơi:
Khi học sinh hát câu: Trên sân trường, chúng em chơi giao thông. Đi vòng
quanh, qua ngã tư đường phố. Học sinh đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát
kết hợp vỗ tay.
Khi hát đến câu: Đèn bật lên, màu đỏ thì em dừng lại. Học sinh đứng lại,
ngừng vỗ tay.
Khi hát đến câu: Đèn bật lên, màu xanh em nhanh qua đường. Học sinh
lại di chuyển theo đội hình vòng tròn, và tiếp tục vỗ tay.
Cứ như vậy, học sinh thực hiện nhiều lần, đến khi có tín hiệu dừng của thầy
Tổng phụ trách.
Sau trò chơi thầy Tổng phụ trách sẽ tổ chức “Vui chơi có thưởng” qua sự
trả lời hệ thống câu hỏi của thầy. Mỗi câu trả lời đúng các em sẽ nhận được một
phần quà nhỏ (do giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị)
MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢO SÁT
Câu 1: Khi đi học em phải đi như thế nào cho đúng?
A. Bên phải, sát lề đường.
B. Bên trái đường.
C. Đi bên ít xe qua lại.
D. Đi theo ý thích.
Câu 2: Người ta kẻ những vạch trắng nằm ngang trên đường để làm gì?
A. Kẻ cho đẹp đường.
B. Dành cho người đi bộ.
C. Dành cho người đi xe đạp.
D. Cấm các loại phương tiện đi vào.
Phan Thị Hằng
13
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Câu 3: Tại sao người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm?
A. Để che nắng, khỏi bị cảm khi tham gia giao thông.
B. Để tuân thủ luật giao thông và đảm bảo an toàn.
C. Để cho đẹp và thời trang .
D. Để công an khỏi phạt.
Câu 4: Đi xe đạp như thế nào là an toàn?
A. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
B. Chở người đứng trên xe hoặc ngồi ngược chiều.
C. Đuổi nhau hoặc lạng lách trên đường.
D. Đi xe đạp phải đúng kích cỡ, có đủ phanh (thắng), đi ban đêm phải có pin, đèn
chiếu sáng. Không được đua xe, đùa giỡn, lạng lách trên đường.
Câu 5: Khi đi qua chỗ giao nhau có tín hiệu đèn, em cần làm gì?
A. Chạy nhanh qua để khỏi bị dừng lại bởi đèn đỏ.
B. Chen lấn với mọi người để được đi nhanh hơn .
C. Không quan tâm đến tín hiệu và chỉ đi thẳng.
D. Quan sát và thực hiện theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
Câu 6: Trên đường đi học về, em thấy một số bạn đang đá bóng dưới lòng
đường, em sẽ làm gì?
A. Chạy tới vui chơi cùng các bạn.
B. Mặc kệ các bạn, em không thèm quan tâm và đi thẳng về nhà .
C. Khuyên các bạn không được đá bóng trên đường, rất nguy hiểm.
D. Trách các bạn không tuân thủ luật giao thông rồi thản nhiên bỏ về.
Câu 7: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
A. Hình tròn, màu trắng có viền màu đỏ, có hình vẽ màu đen.
biểu thị nội dung cấm
B. Hình tròn, màu xanh lam có hình vẽ biểu thị hiệu lệnh bên trong màu trắng .
C. Hình tam giác, màu vàng có viền màu đỏ, có hình vẽ màu đen biểu thị sự nguy
hiểm.
Phan Thị Hằng
14
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
D. Hình vuông, màu trắng có viền màu xanh, có hình vẽ màu đen biểu thị sự chỉ
dẫn.
Câu 8: Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là gì ?
A. Không chấp hành luật giao thông.
B. Đường xá gồ ghề, nhiều ổ gà, ổ voi.
C. Phương tiện giao thông chưa đảm bảo, phù hợp.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Nếu mẹ chở em đi trong làng mà không đội mũ bảo hiểm, em sẽ
làm thế nào?
A. Em mặc kệ, vì đi trong làng cần gì đội mũ bảo hiểm.
B. Tự đội mũ cho mình và khuyên mẹ hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông .
C. Em sẽ tự đội mũ cho mình.
D. Trách mẹ không chấp hành luật giao thông, nhưng rồi vẫn cùng mẹ đi không
đội mũ bảo hiểm.
Câu 10: Em đã làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông?
Học sinh chơi trò“ Đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ”.
Phan Thị Hằng
15
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Chơi trò chơi “An toàn giao thông”.
6.
Giáo viên luôn quan tâm gần gũi đến học sinh của mình, xóa bỏ
khoảng cách thầy- trò để lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của các em, từ đó
tìm ra cách giải quyết phù hợp.
7.
Hằng năm, nhà trường mời cán bộ công an giao thông về tuyên
truyền luật giao thông, giúp các em nắm được ý nghĩa của các biển báo, hướng
dẫn cho các em thực hiện tốt giao thông đường bộ (khi đi bộ, đi xe đạp, khi ngồi
trên xe máy…)
Treo các băng rôn, khẩu hiệu để tuyên truyền: Hãy đội mũ bảo hiểm cho
con khi tham gia giao thông hoặc Chấp hành luật giao thông để bảo vệ cho mình và
người khác...
8.
Vận động cha mẹ nên chấp hành tốt luật lệ giao thông để làm
gương cho con mình. Khi đón con bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm cho bản thân
và con em mình, không đứng tràn ra lòng lề đường để chờ đón con giờ tan học,
không chở quá số người quy định...Điều quan trọng là chính các em là những
“Tuyên truyền viên tích cực” cho cuộc vận động này.
C. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG
VÀO THỰC TIỄN.
I. Kết quả nghiên cứu
Phan Thị Hằng
16
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Để thực hiện tốt quá trình nghiên cứu, tôi đã phối hợp với ban giám hiệu,
cùng giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh của lớp 4C, và chính quyền địa
phương xã Phước Dinh.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4C - Trường Tiểu học Sơn Hải.
Thời gian tiến hành: 09/2014 đến 03/2017
Kết quả đạt được như sau:
Số học sinh có
nhận thức tốt
về An toàn
giao thông
NĂM HỌC
Năm học
2014 2015
Tỉ lệ
%
Tổng
số
26
100
24
92.3
19
73.1
7
26.9
Tổng
số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
25
100
25
100
20
80
5
20
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Năm học
2016 Phan Thị Hằng
17
%
Tổng
số
Tỉ lệ
Số học sinh
chưa thực hiện
tốt luật giao
thông
Tổng
số
Năm học
2015 2016
Tỉ lệ
Số học sinh
thực hiện tốt
luật giao thông.
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
%
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
26
100
26
100
23
88.5
3
11.5
Qua quá trình thực hiện, kết quả cho thấy, đa số các em đều có nhận thức tốt
về an toàn giao thông, hiểu được tác dụng của luật giao thông, và hậu quả của việc
vi phạm luật giao thông, nhất là hậu quả của tai nạn giao thông. Các em bước đầu
thực hiện tốt luật giao thông. Tuy nhiên, còn 3 học sinh chưa thực hiện tốt vì các
em còn vướng trong quá trình thực hiện bởi còn nhiều mặt phải có sự giúp sức của
các bậc phụ huynh như: phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Một số phụ
huynh có sự chuyển biến về nhận thức việc đội mũ bảo hiểm cho mình và cho con.
Bên cạnh đó, một số phụ huynh nhận thức còn thấp trong việc này. Khi nghe con
vận động đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trong làng nhiều phụ huynh không ngại
bảo rằng “Khùng hả? Đi trong làng mà đội mũ bảo hiểm”. Một vài em trong lớp
chưa có mũ bảo hiểm do cha mẹ chưa mua cho con. Những điều đó làm ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện tốt An toàn giao thông của các em.
II. Kiến nghị đề xuất.
Thực hiện tốt an toàn giao thông đường bộ không chỉ đảm bảo an toàn cho
các em, và cho người khác mà còn đem lại niềm vui cho gia đình, nhà trường và
toàn xã hội. Điều này cũng góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì
vậy, cần có bàn tay góp sức của nhiều người, và trong đó có tôi. Một số biện pháp
giúp các em thực hiện tốt an toàn giao thông đường bộ cũng là giải pháp hạn chế
tình trạng vi phạm giao thông của các em, nhằm đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
người người, nhà nhà.
Để giúp học sinh thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ đòi hỏi phải có
sự giúp sức của nhiều người, phải có nhiều công sức, thời gian, và sự hiểu biết. Bởi
Phan Thị Hằng
18
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
vậy, nhà trường, chính quyền địa phương, và cả gia đình , thầy cô cần quan tâm
nhiều hơn nữa đến vấn đề này.
Về phía nhà trường cần tăng cường nhiều hơn nữa việc tuyên truyền
thực hiện An toàn giao thông:
+ Tuyên truyền vào các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề có liên
quan.
+
Hằng năm mời cán bộ giao thông về tuyên truyền luật giao thông.
+ Treo thêm các biển hiệu trước cổng trường để tuyên truyền về An toàn giao
thông.
+ Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về chủ đề An toàn giao thông để giúp các em có
nhận thức tốt hơn về vấn đề này.
+ Tổ chức các trò chơi về An toàn giao thông để thông qua quá trình tham gia các
em sẽ hình thành ý thức văn hóa trong giao thông.
Về phía chính quyền:
+
Cần quan tâm đến việc sửa chữa đường xá, giảm bớt ổ gà, ổ voi.
+
Không để tình trạng các quán hàng rong lấn chiếm lề đường của người tham
gia giao thông.
+ Tuyên truyền những thiệt hại nếu vi phạm luật giao thông hoặc tạn giao thông
xảy ra.
+ Xử phạt kịp thời, nghiêm khắc đối với những trường hợp cố tình vi phạm hoặc
gây cản trở giao thông.
Về phía phụ huynh:
+
Cần chấp hành tốt luật giao thông để làm gương cho con em mình.
+
Đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe máy.
+
Phối hợp với nhà trường giáo dục con em thực hiện tốt An toàn giao thông.
Trên đây là toàn bộ sáng kiến về Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực
hiện tốt An toàn giao thông đường bộ. Chắc chắn rằng trong quá trình thực hiện
Phan Thị Hằng
19
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, mong các đồng nghiệp tham khảo, góp ý để đề tài
được đầy đủ, trọn vẹn hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Phước Dinh, ngày 23 tháng 3 năm 2017
Người viết
Phan Thị Hằng
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Phan Thị Hằng
20
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Phan Thị Hằng
21
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
Sổ tay kiến thức Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.
Sách giáo khoa An toàn giao thông – Lớp 4.
Sách giáo khoa Đạo đức Lớp 4
Bộ luật giao thông 2008.
Phan Thị Hằng
22
Trường Tiểu học Sơn Hải
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4C thực hiện tốt An toàn giao thông đường bộ
Phan Thị Hằng
23
Trường Tiểu học Sơn Hải