Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử dụng kỹ năng giao tiếp bà mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.91 KB, 6 trang )

Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng giao tiếp

SỬ DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP BÀ MẸ
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
Sau khi học xong bài này SV phải:
1. Hiểu được tầm quan trọng trong giao tiếp với các bà mẹ
2. Nêu được 3 vấn đề cần tham vấn cho gia đình bệnh nhi
3. Thực hành đúng 4 kỹ năng giao tiếp.
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
-

Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 5’

-

Giới thiệu nội dung bài giảng: 15’

-

Thực hành kỹ năng: 60’

-

Tổng kết cuối buổi: 10’

C. NỘI DUNG:
1. Tầm quan trọng của việc giao tiếp với bà mẹ
Giao tiếp tốt với bà mẹ rất quan trọng ngay từ lần khám đầu tiên. Giao tiếp tốt
giúp bà mẹ yên tâm rằng con mình sẽ được chăm sóc tốt vì một trẻ sau khi được
điều trị tại cơ sở y tế cần tiếp tục được điều trị tại nhà. Thành công của việc điều trị


tại nhà phụ thuộc phần lớn vào cách hướng dẫn cho các bà mẹ.
2. Ba vấn đề cần tham vấn
2.1. Bệnh tật
- Giải thích về bệnh và tiên lượng bệnh.
- Giải thích về điều trị: ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, thuốc (mục đích sử dụng,
cách dùng, tác dụng phụ).
- Cách phòng biến chứng của bệnh và cách phòng bệnh.
- Dặn dò tái khám: tái khám định kỳ, tái khám ngay.
2.2. Chủng ngừa
- Hỏi về chủng ngừa và sẵn sàng tham vấn nếu gia đình trẻ có bất kỳ thắc mắc
nào về chủng ngừa.
2.3. Dinh dưỡng
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ.
- Đánh giá chế độ nuôi duỡng hiện tại của trẻ.
1


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng giao tiếp

- Xác định các vấn đề dinh dưỡng cần tham vấn.
- Tham vấn cách nuôi dưỡng trẻ một cách hợp lý tuỳ hoàn cảnh gia đình trẻ.
3. Thực hiện kỹ năng giao tiếp tốt
Thực hiện đầy đủ 4 bước:
3.1. HỎI và LẮNG NGHE để tìm ra những vấn đề của trẻ và xem bà mẹ đang
làm gì cho trẻ
Bạn hãy chú ý về sự quan trọng của các câu hỏi đánh giá các vấn đề bệnh lý của
trẻ. Hãy lắng nghe cẩn thận để tìm ra những vấn đề mà trẻ có và xem bà mẹ đã làm
gì cho trẻ. Như thế bạn sẽ biết được những gì bà mẹ làm tốt và những thói quen nào
cần thay đổi.

3.2. KHEN NGỢI bà mẹ về những gì đã làm tốt
Có thể bà mẹ đã và đang giúp đỡ trẻ. Hãy khen ngợi bà mẹ về những việc tốt bà
đã làm. Đây chắc chắn là những lời khen thành thật và bạn chỉ khen ngợi những việc
làm thật sự giúp ích cho trẻ. Bạn nên khuyến khích bà mẹ tiếp tục làm như thế.
Bà mẹ sẽ cảm thấy an tâm và có thể trao đổi thoải mái hơn với bạn về tình trạng
sức khoẻ cũng như các biện pháp điều trị mà bà đã áp dụng cho trẻ, giúp bạn biết
được nhiều thông tin hơn và có hướng xử trí thích hợp hơn đối với bệnh tình của trẻ.
3.3. HƯỚNG DẪN bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà
Sự hướng dẫn của bạn cho bà mẹ nên giới hạn ở thời điểm hiện tại. Nên sử dụng
những từ ngữ để bà mẹ dễ hiểu. Nếu có thể, nên sử dụng hình ảnh hay những vật
thật để giúp đỡ cho việc hướng dẫn.
Hướng dẫn bà mẹ tránh những việc làm có hại. Khi sửa chữa những sai lầm này,
phải nói rõ rang nhưng cũng thận trọng tránh làm cho bà mẹ cảm thấy mình có lỗi
và không có khả năng chăm sóc trẻ. Hãy giải thích tại sao việc làm đó có hại cho trẻ.
Một số lời khuyên thường đơn giản. Nhưng có những lời khuyên yêu cầu bạn
hướng dẫn bà mẹ phải làm những gì nghĩa là bạn phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước.
Khi hướng dẫn bà mẹ cách điều trị trẻ, bạn hãy sử dụng ba bước hướng dẫn cơ
bản:
- Đưa ra thông tin: giải thích cho bà mẹ cách thực hiện một số biện pháp điều trị.
- Làm mẫu: chỉ cho bà mẹ cách thực hiện công việc.
- Để bà mẹ thực hành: yêu cầu bà mẹ thực hành dưới sự giám sát của bạn. Để bà
mẹ thực hành là phần quan trọng nhất. Khi bà mẹ thực hành dưới sự giám sát của
2


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng giao tiếp

bạn, bạn sẽ biết bà mẹ hiểu được những gì và có điều gì khó khăn. Bạn có thể giúp
đỡ bà mẹ thực hành tốt hơn. Bà mẹ có thể dễ nhớ những điều mà bà đã làm hơn là

nghe thấy.
Khi hướng dẫn bà mẹ:
- Sử dụng từ ngữ đơn giản để các bà mẹ dễ hiểu.
- Sử dụng những dụng cụ giảng dạy phổ biến.
- Đưa ra nhận xét khi bà mẹ thực hành. Khen ngợi những điều họ làm tốt và giúp
họ làm đúng.
- Nếu cần thiết, hãy để cho bà mẹ thực hành nhiều lần.
- Khuyến khích bà mẹ đặt các câu hỏi, trả lời đầy đủ các câu hỏi của bà mẹ.
3.4. KIỂM TRA sự hiểu biết của bà mẹ
Sau khi hướng dẫn bà mẹ cách điều trị trẻ, bạn muốn chắc chắn rằng bà mẹ đã
hiểu cách điều trị đúng, hãy đặt những câu hỏi kiểm tra xem bà mẹ đã học được
những gì, đã hiểu những gì và cần giải thích những gì. Nên tránh đặt những câu hỏi
gợi ý và những câu hỏi mà bà mẹ sẽ trả lời là có hoặc không.
Kỹ năng giao tiếp tốt là biết cách đặt ra những câu hỏi kiểm tra đúng. Câu hỏi
kiểm tra phải được đặt ra như thế nào để những câu trả lời của bà mẹ không chỉ là
có hoặc không. Những câu hỏi kiểm tra tốt sẽ yêu cầu tốt sẽ yêu cầu bà mẹ mô tả tại
sao, như thế nào hoặc khi nào bà mẹ sẽ điều trị cho trẻ.
Từ câu trả lời của bà mẹ bạn có thể biết bà mẹ có hiểu và học được những gì mà
bạn đã hướng dẫn về cách điều trị cho trẻ. Nếu bà mẹ trả lời không đúng, bạn cần
phải làm rõ các chỉ dẫn của mình hoặc cung cấp thêm thông tin cho bà mẹ.
Bạn có thể yêu cầu bà mẹ nhắc lại cho bạn những chỉ dẫn mà bạn đã cung cấp.
Việc đặt ra những câu hỏi kiểm tra tốt giúp bạn chắc chắn rằng bà mẹ đã học và nhớ
được cách điều trị trẻ.
-

Sau khi đưa ra một câu hỏi bạn cần phải im lặng để bà mẹ có điều kiện suy nghĩ
và trả lời. Bạn không được trả lời câu hỏi cho bà mẹ và không hỏi nhanh đối với
câu hỏi khó.

-


Đưa ra những câu hỏi kiểm tra đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bà mẹ có thể biết được câu
trả lời nhưng chậm nói ra. Bà mẹ có thể ngạc nhiên vì bạn thật sự muốn bà me
trả lời. Có thể bà mẹ sợ trả lời sai. Có thể bà mẹ cảm thấy xấu hổ và do dự khi

3


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng giao tiếp

phải nói ra điều cần giữ kín. Hãy để bà mẹ trả lời và khuyến khích bà mẹ nên trả
lời.
-

Nếu bà mẹ trả lời không đúng hoặc là nói là mình không nhớ bạn phải cẩn thận
không làm cho bà mẹ cảm thấy mất thoải mái. Hướng dẫn lại cho bà mẹ cách
điều trị. Cung cấp thêm thông tin, làm mẫu hoặc thực hành hướng dẫn để đảm
bảo bà mẹ có thể hiểu được. Sau đó cũng cần đặt ra những câu hỏi kiểm tra lại.

-

Nếu bà mẹ có những khó khan, hãy giúp bà mẹ nghĩ ra các giải pháp khắc phục
khó khăn của mình và trả lời những ý kiến phản đối của bà mẹ.

-

Khi kiểm tra sự hiểu biết của bà mẹ:
o Nêu ra những câu hỏi yêu cầu bà mẹ giải thích như: cái gì, như thế nào,
bao nhiêu, khi nào…Không nên đặt những câu hỏi gợi ý để bà mẹ trả lời

có hoặc không.
o Để bà mẹ có thời gian suy nghĩ và trả lời.
o Khen ngợi khi bà mẹ trả lời đúng.
o Nếu bà mẹ cần hãy cung cấp thêm các thông tin, làm mẫu hoặc thực hành.

4. Thực hiện giao tiếp tốt
- Thầy thuốc phải ăn mặc chỉnh tề.
- Ghế của thầy thuốc đối diện với ghế ngồi của bà mẹ và cách một khoảng cách vừa
phải (khoảng 1-1,4m hoặc vừa tầm tay thăm khám của thầy thuốc).
- Chiếc ghế tốt nên để cho bà mẹ.
- Chào hỏi và mời bà mẹ ngồi.
- Tạo không khí thoải mái.
- Hỏi bệnh bằng những câu hỏi mở đồng thời lắng nghe bà mẹ trả lời.
- Khen ngợi bà mẹ về những gì bà đã làm tốt cho trẻ và khuyến khích bà nên làm
tiếp.
- Hướng dẫn bà mẹ tránh những việc làm có hại cho trẻ và những việc phải làm khi
về nhà bằng những từ ngữ dễ hiểu hoặc bằng tranh ảnh, phiếu bà mẹ hay những dụng cụ
thực tế. Hãy đưa ra thông tin, sau đó làm mẫu và để bà mẹ thực hành.
- Tham vấn cho bà mẹ về bệnh của trẻ, về chủng ngừa các bệnh và về cách dinh
dưỡng trẻ.
- Kiểm tra lại những gì đã hướng dẫn bà mẹ bằng những câu hỏi mở.
- Trước khi bà mẹ ra về hãy động viên bà mẹ cố gắng thực hiện tốt các hướng dẫn.
4


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng giao tiếp

D. THỰC HÀNH: 60 phút
-


Lần 1: 45 phút
SV chia thành từng nhóm 3 sinh viên thực hành các tình huống giao tiếp. Một

SV làm thầy thuốc, một SV làm bà mẹ, SV còn lại quan sát và góp ý.
-

Lần 2: (10 phút). Chọn 1 SV
+ SV thực hành tình huống giao tiếp.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.

-

CBG nhận xét và tổng kết (5 phút).

E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt, Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, Tài liệu
dành cho sinh viên y khoa, 2000.
2. Học ôn các kỹ năng giao tiếp kết hợp với thăm khám, Kỹ năng giao tiếp,
Skillslab Đại học Cần Thơ.
3. Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa dành cho sinh viên năm thứ tư, Đại học Y
Dược TP.HCM, 2001.

5


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Module Sơ sinh, trẻ em và vị thành niên - Kỹ năng giao tiếp


BẢNG KIỂM

STT
1
2
3
4
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
17
18



Nội dung
Phong cách giao tiếp

Ăn mặc chỉnh tề
Nhường ghế tốt cho bà mẹ
Chào hỏi và mời bà mẹ ngồi
Tạo không khí thoải mái
Nội dung tham vấn
Giải thích về bệnh và tiên lượng bệnh
Giải thích về điều trị bênh (dinh dưỡng, sinh hoạt, sử dụng
thuốc)
Cách phòng biến chứng của bệnh và cách phòng bệnh
Dặn dò tái khám (tái khám định kỳ và tái khám ngay)
Tham vấn về chủng ngừa
Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Đánh giá cách nuôi dưỡng trẻ
Xác định các vấn đề dinh dưỡng trẻ
Kỹ năng tham vấn
Hỏi bệnh bằng những câu hỏi mở
Lắng nghe bà mẹ trả lời
Khen ngợi bà mẹ về những gì bà đã làm tốt cho trẻ
Hướng dẫn bà mẹ tránh những việc làm có hại cho trẻ bằng
những từ ngữ dễ hiểu
Sử dụng phiếu bà mẹ, tranh ảnh hay những dụng cụ thực tế
Làm mẫu cho bà mẹ xem
Để bà mẹ thực hành
Quan sát và điều chỉnh các sai sót cho bà mẹ
Kiểm tra lại những gì đã hướng dẫn bà mẹ bằng câu hỏi mở
Tổng điểm

6

Không




×