Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh long an (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.99 KB, 25 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUỆ ĐÀO

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60.38.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại : Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện khoa học xã hội

giờ

phút

ngày



tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viên Học viên Khoa học xã hội.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố
tụng, là một hoạt động nhằm đưa Bản án, Quyết định về phần dân sự
của Toà án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và
quyết định của Trọng tài thương mại đã có hiệu lực pháp luật ra thi
hành trên thực tế.
Công tác thi hành án dân sự là công tác phức tạp vì nó liên
quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp
ảnh hưởng đến quyền về tải sản, nhân thân của các bên đương sự và
những người có liên quan. Khi quá trình thi hành án diễn ra sẽ làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các
bên đương sự. Do tính chất phức tạp như vậy nên việc khiếu nại
trong quá trình thi hành án dân sự là điều khó tránh khỏi.
Nhờ có sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thi hành án dân sự ở Trung ương, các cấp chính
quyền đại phương và các cơ quan hữu quan khác. Công tác giải
quyết khiếu nại về thi hành án dân sự thời gian qua đã đạt được nhiều
kết quả tích cực, góp phần bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích chính đáng
của các bên đương sự, công dân, cơ quan, tổ chức.
Do nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan, yếu tố khách
quan, nên công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự còn

những bất cập khó khăn cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề đặt ra
và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự chúng ta cần phải nghiên cứu đề ra giải pháp đồng bộ thống nhất
trong công tác thi hành án dân sự, đặc biệt là công tác giải quyết
khiếu nại. Vì công tác này là một trong những nhiệm vụ thiết yếu,
1


thường xuyên của các cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương đến
địa phương, mà cụ thể là thi hành án dân sự tỉnh Long An. Thông
qua đó phát hiện mặc chưa hoàn thiện về xây dựng hệ thống văn bản
pháp luật thi hành án dân sự và hệ thống pháp luật khiếu nại và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Với tất cả những lý do trên, tôi chọn Đề tài “Giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An ” làm
luận văn thạc sĩ luật chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nội dung nghiên cứu xoay quanh khiếu nại về thi hành án
dân sự đã nhận được sự quan tâm của giới khoa học pháp lý. Những
năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu, sách báo pháp lý,
đề tài và các bài viết liên quan đến vấn đề này dưới gốc độ lý luận và
thực tiễn.
Đề tài nghiên cứ cấp Bộ " Mô hình quản lý thống nhất công
tác thi hành án", mã số 96-98-027/ĐT do Cục thi hành án dân sự - Bộ
Tư pháp chủ trì thực hiện; " Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ
chức và hoạt động Thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn
mới" Đề tài cấp nhà nước đang thực hiện;
Tài liệu học tập thi hành án dân sự- NXB Đại học Quốc gia –
Tp. Hồ Chí Minh của tác giải Huỳnh Thị Nam Hải; Sách tiếp tục
hoàn thiện pháp luật về khiếu nại của tác giả Bùi Thị Đào.

Liên quan đến giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự còn
có một số luận văn thạc sĩ như: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong thi hành án dân sự của tác giả Lê Thị Duyên; Giải quyết khiếu
nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn Thành phố Hà Nội của tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến; Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ
thực tiễn tỉnh Nghệ An của tác giả Lưu Thị Huyền
2


Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các tạp chí như: Chất
lượng thẩm định, thẩm tra nhìn từ Luật khiếu nại tố cáo của tác giả
Bùi Thị Đào đăng trên tạp chí dân chủ và pháp luật Bộ Tư Pháp số
chuyên đề tháng 5/2011; Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu
nại, người bị khiếu nại – hoạt động có ý nghĩa bảo đảm quyền khiếu
nại của công dân của tác giả Bùi Thị Đào đăng trên trang của Trường
Đại học luật Hà Nội số 7/2009; khiếu nại và giải quyết khiếu nại
dưới gốc nhìn dân chủ của tác giả Bùi Thị Đào đăng trên báo Dân
chủ và pháp luật Bộ Tư Pháp số 11/2008; Pháp luật về khiếu nại
trong thi hành án dân sự của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng đăng trên
tạp chí dân chủ và pháp luật số tháng 5/2016; Những nội dung cơ
bản và những điểm mới của Thông tư quy định quy trình giải quyết
đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phản ánh trong thi hành án
dân sự của tác giả Nguyễn Hằng- vụ giải quyết khiếu nại tố cáo –
Tổng cục thi hành án dân sự đăng trên trang Cổng thông tin điện tử
Bộ Tư pháp; Quy trình giải quyết đơn khiếu nại tố cáo, đề nghị, kiến
nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự của Thạc sĩ Vũ Tiến Đức –
Tổng cục thi hành án dân sự đăng trên tạp chí dân chủ và Pháp luật
ngày 25/5/2016; Khiếu nại tố cáo bồi thường nhà nước trong thi hành
án dân sự của tác giả Nguyễn Thanh Thủy – Tổng cục thi hành án
dân sự đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật ngày 25/5/2016……

Các công trình trên đã có nội dung nghiên cứu liên quan đến
giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự ở những gốc độ, khía cạnh
và mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào chuyên nghiên
cứu một cách cơ bản, hệ thống công tác giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An. Vì vậy đề tài “Giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An” của luận
3


văn này không trùng lắp với các công trình đã được công bố ở nước
ta trong những năm gần đây.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích những vấn đề
lý luận, pháp lý và thực trạng giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự từ thực tiễn tỉnh Long An. Qua đó người nghiên cứu đề xuất các
giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật khiếu nại về thi hành án dân
sự, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về thi hành
án dân sự nói chung và tại địa bàn tỉnh Long An- nơi tác giả đang
công tác nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến
việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự .
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An, nơi tác giả đang công tác.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự đối với cơ quan Thi hành án dân sự
nói chung, ở tỉnh Long An nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật
hành chính, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, pháp lý

và thực trạng liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại về thi hành
án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An
Luận văn tập trung khảo sát thực tiễn công tác giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An, nơi tác giả
đang công tác và trong thời gian những năm gần đây (từ năm 2012
đến năm 2016), kể từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu
lực thi hành (01/7/2009).
4


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, v.v. để giải
quyết những vấn đề đặt ra của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống
công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh
Long An
- Một số kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án
dân sự nếu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo,
tiếp thu sẽ góp phần đổi mới và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công
tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự ở nước ta nói chung và
ở tỉnh Long An nói riêng.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên,
sinh viên chuyên ngành luật hiến pháp và luật hành chính và những
người làm công tác thực tiễn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự, cũng như ai quan tâm đến đề tài này.

7. Cơ cấu của Luận văn
Luận văn ngoài Lời mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh
mục tài liệu tham khảo, gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự .

5


Chương 2: Thực tiễn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự tại tỉnh Long An giai đoan từ năm 2012 đến năm 2016
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu
nại về thi hành án dân sự tại tỉnh Long An

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân
sự
1.1.1.Khái niệm khiếu nại về thi hành án dân sự
1.1.1.1.Khái niệm thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là một thủ tục tố tụng đặc biệt bởi nó
vừa mang tính chất hành chính-tư pháp
Thứ nhất thi hành án dân sự mang tính hành chính
Thi hành án dân sự là dạng hoạt động chấp hành, quản lý. Là
dạng hoạt động chấp hành vì thi hành án dân sự chỉ được tiến hành
trên cơ sở các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trong

khuôn khổ luật định; toàn bộ quá trình thi hành án dân sự với những
hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện
những nội dung đã được thể hiện trong các bản án, quyết định của
Tòa án và theo các quy định cụ thể của pháp luật. Là dạng hoạt động
quản lý vì thi hành án dân sự là sự tác động của pháp luật, của các cơ
quan thi hành án tới đối tượng phải thi hành án để họ tự giác thi hành
hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được
xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án; phải tuân theo các
quy định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật,
tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỉ luật nhà nước và trở thành
người lương thiện (đối với những người bị kết án phạt tù).
Thứ hai Thi hành án dân sự mang tính tư pháp
Căn cứ để thi hành án dân sự là các bản án và quyết định của
Tòa án và có sự tham gia của các cơ quan tư pháp vào quá trình thi
7


hành án dân sự. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng tính tư pháp trong
thi hành án dân sự là tư pháp hiểu theo nghĩa rộng. Trong thực tiễn ở
nước ta, cơ quan tư pháp thường được hiểu bao gồm Tòa án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
Theo tác giả điều này là không đúng. Về mặt lý luận, nhiều quốc gia
trên thế giới đều xem quyền tư pháp là quyền xem xét và phán quyết
về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp; Tòa án là cơ quan tư pháp
độc lập duy nhất. Viện Kiểm sát nhân dân chỉ là cơ quan tham gia
các hoạt động tư pháp. Ngay cả Bộ Tư pháp về tên gọi là như thế
nhưng vẫn không có quyền tư pháp (quyền phán quyết) mà chỉ là cơ
quan quản lý nhà nước về một số lĩnh vực liên quan trong hoạt động
tư pháp (luật sư, thi hành án dân sự...). Tương tự như vậy, cơ quan
điều tra, cơ quan thi hành án dân sự cũng thuộc nhóm cơ quan hành

pháp. Hệ quả là không thể dựa vào tính tư pháp trong thi hành án dân
sự để cho rằng thi hành án dân sự là một giai đoạn của tố tụng hành
chính. Vì vậy, có thể dùng "cái gạch ngang" giữa hành chính và tư
pháp để phản ánh bản chất của thi hành án.
1.1.1.2.Khái niệm khiếu nại và khiếu nại về thi hành án dân
sự
Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định “khiếu
nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính
của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [17, tr.1]
8


. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam quy định:
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận,
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của
pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi
dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người
khác”.[16, tr.7]
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các văn bản hướng

dẫn thi hành, thì ngành thi hành án dân sự cũng có quy định tại
khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm
2016 của Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự như sau:
Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị
người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.[5,tr.2]
1.1.2.Khái niệm giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “giải
quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định
giải quyết khiếu nại”[17, tr.1].
9


Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
không đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.
Tuy nhiên ở các văn bản khác thì có quy định:
Khoản 6 Điều 3 Quy chế Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi
hành án dân sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 1318/QĐTCTHADS ngày 30/9/2013 của Tổng Cục trưởng Tổng cục thi hành
án dân sự) quy định “Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là
việc thụ lý, xác minh và ra quyết định giải quyết khiếu nại” [21, tr.
1]
1.2.Đối tượng, thời hiệu, thời hạn của giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự
1.2.1. Đối tượng khiếu nại về thi hành án dân sự
Khoản 1 Điều 1 Luật Khiếu nại năm 2011 “ Luật này quy
định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành

chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước……” [17,
tr. 1]. Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
quy định đối tượng bị khiếu nại về thi hành án dân sự là các quyết
định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành
viên.
1.2.2.Thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại năm 2011 thời hiệu
khiếu nại là “90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính
hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính” [17,tr.5]
Thời hiệu khiếu nại cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất
của quyết định, hành vi, cụ thể: khoản 2 Điều 140 của Luật thi hành
án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
1.2.3.Thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
10


Theo quy định tại Điều 146 Luật Thi hành án dân sự năm
2008, sửa đổi bổ sung năm 2014
1.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
và người giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự
1.3.1. Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ được quy
định Điều 143 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung
năm 2014
1.3.3.Người giải quyết khiếu nại
Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại được quy định tại Điều 145 Luật thi hành án dân sự năm
2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
1.4.Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại là những quan điểm định

hướng mà chủ thể có thẩm quyền làm công tác giải quyết khiếu nại
cần phải nắm rõ khi giải quyết khiếu nại. Theo quy định của Luật
khiếu nại 2011 thì nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 4 của
Luật, theo đó thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được
thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công
khai, dân chủ và kịp thời [17, tr.2]. Nguyên tắc này được thể hiện rất
rõ trong những quy định của Luật khiếu nại liên quan đến quy trình
giải quyết khiếu nại hành chính. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư
số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Chính Phủ quy định quy
trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh
trong thi hành án dân sự thì nguyên tắc xử lý đơn bao gồm cả đơn
khiếu nại về thi hành án dân sự phải đảm bảo chính xác, khách quan,
kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
11


cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến việc thi hành án dân sự [5, tr.2].
1.5.Quy trình giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
1.5.1.Tiếp nhận, phân loại đơn khiếu nại:
1.5.2.Xử lý đơn khiếu nại:
1.5.3.Các hoạt động bắt buộc trong quá trình giải quyết
khiếu nại
Báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu
Xây dựng kế hoạch xác minh đối thoại
Tổ chức việc xác minh, đối thoại
Báo cáo kết quả xác minh, đối thoại:
Quyết định giải quyết khiếu nại:
Lưu giữ hồ sơ giải quyết khiếu nại:

Kết luận chương 1
Cơ sở lý luận luôn là tiền đề quan trọng để giải quyết các vấn
đề vì lý luận và thực tiễn luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời
nhau, việc lý luận chính xác các vấn đề liên quan đến việc giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự như: khái niệm các thuật ngữ có liên
quan, thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các vấn đề thời hạn, thời
hiệu, quy trình giải quyết, nguyên tắc, vai trò của giải quyết khiếu nại
về thi hành án dân sự. Sau khi nghiên cứu các vấn đề lý luận thì việc
áp dụng ngay lý luận vào thực tiễn là hành động thiếu kiên nhẫn đối
với việc áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật, khi chưa tìm hiểu
thực tế áp dụng các quy phạm pháp luật.

12


Chương 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH LONG AN
2.1. Sơ lược lịch sử về giải quyết khiếu nại ở nước ta qua
các thời kỳ
2.1.1.Thời kỳ phong kiến
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1980
2.1.3. Từ năm 1980 đến nay
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự tại tỉnh Long An
2.2.1.Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc
giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện thì sẽ tạo nhiều
thuận lợi cho công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự, còn
nếu không các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác

này không hoàn thiện thì ngược lại
2.2.2.Sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác thi
hành án dân sự
Mối quan hệ trong phối hợp thi hành án dân sự cũng là phối
hợp giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự nên cần có các giải
pháp để bồi đắp, củng cố tăng cường mối quan hệ này vì sự phối hợp
giữa các ban ngành với cơ quan thi hành án tốt sẽ hạn chế tình trạng
khiếu nại trong thi hành án dân sự
2.2.3.Người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại
Trình độ, khả năng nhận thức pháp luật và tâm lý của hai chủ
thủ này cũng ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại

13


2.3.Thực tiễn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại tỉnh
Long An giai đoạn năm 2012 đến năm 2016
2.3.1.Tình hình khiếu nại về thi hành án dân sự tại tỉnh
Long An
Số đơn khiếu nại về thi hành án dân sự của cả nước trong 05
năm (từ năm 2012 đến năm 2016) như sau: năm 2012 là 7.143 đơn,
năm 2013 là 6.886 đơn (so với năm 2012: Giảm 257 đơn = 04%)),
năm 2014 là 8.924 đơn (so với năm 2013, Tăng 2.038 đơn = 30%),
năm 2015 là 7.404 đơn (so với năm 2014: giảm 1.520 đơn = 17%),
năm 2016 là 7.559 đơn (so với năm 2015: tăng 155 đơn = 8,8%0
[25,tr.2,3,5,6].
Nằm trong số liệu thống kê cả nước thì số đơn khiếu nại về
thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An trong 05 năm (từ năm
2012 đến năm 2016) như sau: Năm 2012 là 35 đơn, năm 2013 là 43
đơn (so với năm 2012: Tăng 8 đơn = 23%), năm 2014 là 36 đơn (so

với năm 2013: giảm 07 đơn = 19%), năm 2015 là 30 đơn (so với
năm 2014: giảm 06 đơn = 17%), năm 2016 là 29 đơn (so với năm
2015: giảm 01 đơn = 4%). [24, tr.4,5,6].
Tình hình khiếu nại có xu hướng tăng trong những năm 2015
và 2016 vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất do trình độ nhận thức của người dân về pháp luật
Thứ hai sự phát triển của công nghệ thông tin
Thứ ba do nền hành chính của Việt Nam dần phát triển theo
hướng phục vụ Trình độ của cán bộ công chức
Trái ngược lại với tình hình của cả nước giai đoạn 2012 đến
năm 2016 số đơn thư khiếu nại của Thi hành án dân sự tỉnh Long An
có xu hướng giảm trong năm 2015 và năm 2016
14


Công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tỉnh Long
An đạt được những kết quả trên là do:
Thứ nhất sự quan tâm của Lãnh đạo Cục thi hành án dân sự
tỉnh Long An đối với công tác thi hành án
Thứ hai làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật
Thứ ba Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An chỉ
đạo đúng d8an81 kịp thời trong công tác thi hành án
Thứ tư làm tốt công tác quy hoạch đào tạo cán bộ kết hợp
việc lân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ,
2.3.3.Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án
dân sự tại tỉnh Long An
*Những tồn tại, hạn chế:
Một là, hạn chế, bất cập về trình độ, kỹ năng và tinh thần,

thái độ của công chức tiếp công dân
Hai là, hạn chế bất cập về phối hợp trong công tác tiếp công
dân:
Ba là, hạn chế về cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ
thông tin:
Bốn là không thụ lý giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm
quyền
Năm là giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự còn chậm
Sáu là phân loại đơn chưa đảm bảo
Bảy là việc tổ chức thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu
nại, đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, hạn chế và đùn đẩy; công tác
theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết
khiếu nại cáo còn nhiều hạn chế.
15


Tám là việc cập nhật, theo dõi kết quả giải quyết, kết quả
thực hiện của Chi cục còn chưa đầy đủ.
Chín là một số đơn khiếu nại còn chậm chuyển cho các cơ
quan có thẩm quyền
Mười là Chi không đúng chế độ, chưa có chế độ hỗ trợ cho
người tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại theo quy định của pháp
luật
Mười một là khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện làm nhiệm vụ chấp hành viên bị khiếu nại thì xảy ra xung đột
pháp luật.
*Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thi hành án cho
chấp hành viên, thư ký cán bộ thi hành án đặc biệt là cán bộ phụ
trách tiếp công dân tham mưu giúp việc cho lãnh đạo còn hạn chế

Thứ hai vấn đề phụ cấp chưa quan tâm theo Thông tư
46/2012/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 do bộ phận tài
chính kế toán không tham mưu kịp thời cho thủ trưởng các cơ quan
thi hành án
Thứ ba văn bản pháp luật chưa hoàn thiện
Thứ tư là chưa phân định rõ khiếu nại về thi hành án dân sự
và khiếu nại hành chính
Thứ năm, tâm lý thụ động tìm hiểu về văn bản pháp luật của
một bộ phận người dân một bộ phận người dân
Thứ sáu, một số cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ở tỉnh
Long An chưa nêu cao vai trò lãnh đạo, quản lý
Thứ bảy ý thức trách nhiệm của Chấp hành viên chưa cao

16


Kêt luận chương 2
Bất kỳ vấn đề nào kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự cũng có những tồn tại, hạn chế và sai xót trong việc
quá trình thực hiện các nghiệp vụ có liên quan. Việc nhận thức được
các tồn tại, hạn chế và sai xót, từ thực tiễn giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Long An sẽ làm cơ sở để tìm ra
được nguyên nhân, từ đó góp phần làm cho công tác giải quyết khiếu
nại trong thi hành án dân sự đạt kết quả tốt hơn

17


Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH LONG AN
3.1.Nhu cầu tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại về thi hành
án dân sự
Tăng cường giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là nhu
cầu của cả hệ thống thi hành án dân sự trong đó có thi hành án dân sự
tỉnh Long An
3.1.1. Khẳng định vai trò của Đảng đối với công tác giải
quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
Vai trò lãnh đạo của Đảng hiện diện ở mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có công tác thực thi pháp luật của ngành thi
hành án dân sự
3.1.2.Đảm bảo dân chủ trong quá trình thi hành án dân sự
Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự là công việc thể
hiện rõ nhất sự dân chủ trong quá trình thi hành các Bản án, Quyết
định của tòa án, giải quyết đơn khiếu nại đúng quy định, công dân
khiếu nại ít, lúc đó là lúc thể hiện sự dân chủ được chú trọng và đề
cao trong công tác thi hành án dân sự .
3.1.3.Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thông qua hoạt động thi hành án dân sự nói chung và hoạt
động giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự nói riêng, nhất là
hoạt động khiếu nại về thi hành án dân sự sẽ phát hiện được những
sai xót của các văn bản pháp luật có liên quan từ đó kiến nghị và xử
lý, nhằm hoàn thiện pháp luật và quy định của pháp luật giải quyết
khiếu nại về thi hành án dân sự.
18


3.2.Kiến nghị liên quan đến việc giải quyết khiếu nại về thi hành
án dân sự
Thứ nhất Quyền khiếu nại của người phải thi hành án

Thứ hai Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị
khiếu nại
Thứ ba Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An cần đa dạng hóa
thành phần trong các lớp tập huấn và giới văn bản quy phạm pháp
luật
3.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu
nại về thi hành án dân sự
Một là tăng cường chỉ sự đạo của cấp ủy Đảng đối với công
tác thi hành án dân sự bao gồm công tác giải quyết khiếu nại về thi
hành án dân sự
Hai là hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến khiếu nại
về thi hành án dân sự
Ba là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm người đứng đầu là
thủ trưởng, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương về công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự thực hiện nghiêm việc tiếp công dân định kỳ theo
đúng quy định. Chú trọng kiện toàn bố trí cán bộ có đủ phẩm chất,
dạo đức, năng lực am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật có kiến thức về xã hội, hiểu biết tâm lý về công tác tiếp công
dân; tang cường giáo dục phẩm chất, đạo đức, kỹ năng dân vận cho
cán bộ tiếp công dân
Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền
khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về công tác Thi hành án dân sự, căn
cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương, chủ động phối hợp với cơ
quan chức năng xây dựng kế hoạch tiếp công dân phù hợp đạc điểm
19


ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn , trường hợp cần thiết cử cán bộ
tiếp công dân đến tại cơ sở. Đối với những vụ việc công dân đi

khiếu nại, tố cáo đông người, có tinh chất phức tạp, khi tiếp công dân
cần lưu ý một số kỹ năng như:
Có thái độ cầu thị, mềm mõng đúng mực không tạo ức chế
cho người dân khi tiếp xúc ban đầu, kiên trì lắng nghe công dân trình
bày khi bắt đầu tiếp để công dân giải tỏa bức xúc, bình tĩnh trở lại và
cử người đại diện trình bày khiếu nại, tố cáo theo quy định;
Lập biên bản tiếp công dân, ghi chép đầy đủ ý kiến trình bày
khiếu nại tố cáo và đề nghị của công dân, trả lời giải thích và hướng
dẫn cho công dân rõ rang ngay những gì công dân khiếu nại, đề nghị
trong khả năng và thẩm quyền quy định của người tiếp công dân.
Những nội dung chưa trả lời ngay được cần xem xét, giải quyết trả
lời bằng văn bản sau, thì cũng trả lời cho công dân biết tại buổi tiếp
và được ghi vào biên bản tiếp công dân.
Xem xét giải quyết và trả kết quả đúng hẹn cho người dân
những nội dung trả lời bằng văn bản.
Bên cạnh đó đối với những trường hợp đương sự lợi dung
quyền khiếu nại , tố cáo để chống đối trốn tránh nghĩa vụ thi hành án,
gây rối, làm mất trật tự tại cơ quan, đơn vị, cần phải có biện pháp
đúng pháp luật và kiên quyết xử lý, giải quyết dứt điểm.
Năm là, chỉ đạo khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế
trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại bảo đảm giải quyết
đúng thẩm quyền, đúng thời hạn, đúng pháp luật đối với các khiếu
nại cụ thể:
Thực hiện việc phân loại đơn theo thẩm quyền ( của Cục, chi
cục, cơ quan khác…) theo nội dung ( khiếu nại về thi hành án, về vấn
đề khác …)để có hướng xử lý đơn thư theo đúng quy định.
20


Chú trọng nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải

quyết khiếu nại cần chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan
cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối
thoại, gặp gở, trao đổi với người khiếu nại đặc biệt là các vụ việc
đông người, phức tạp, gay gắt. Tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Quá trình
thực hiện nếu phát hiện có sai sót, bất hợp lý thì phải quyết tâm điều
chỉnh, sữa sai có phương án giải quyết khác để bảo đảm quyền lợi
của công dân, chấm dứt khiếu kiện, khiếu nại
Đối với những vụ việc khiếu nại đã được xem xét giải quyết
đúng chính sách, pháp luật nhưng người dân tiếp tục đến khiếu nại,
phản ánh về những nội dung đã đươc xem xét, giải quyết và trả lời
theo đúng quy định thì tiến hành ra thông báo từ chối tiếp công dân
theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Tổ chức thi hành nghiêm triệt để các quyết định giải quyết
khiếu nại
Sáu là, tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; Cục thi hành án dân sự tự kiểm
tra và tổ chức kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết các khiếu
nại đối với các chi cục. Kịp thời chấn chĩnh xử lý nghiêm những vi
phạm của cán bộ, chấp hành viên được phát hiện trong quá trình giải
quyết khiếu nại. Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đối
với những sai phạm của cấp dưới trong quá trình thực hiện công tác
tiêp công dân giải quyết khiếu nại.
Bảy là, chú trọng việc tổng hơp, báo cáo, phản ánh những
vướng mắc, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn giải quyết khiếu
nại nói riêng, việc tổ chức thi hành án và tình hình áp dụng các văn
bản quy phạm pháp luật trong thực tiển nói chung, tăng cường hướng
21



dẫn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại cho các cơ quan thi hành án dân
sự cấp dưới, để kịp thời tháo gỡ, giúp cho công tác thi hành án, công
tác giải quyết khiếu nại ngày càng có chất lượng, đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp của nhà nước, tập thể và công dân.
Kết luận chương 3
Các giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướn mắc luôn là vấn đề
được đặt ra khi có khó khăn trong công việc mà phạm vi luận văn tác
giả đang nghiên cứu giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ
thực tiễn tỉnh Long An. Trên là các giải pháp một mặt làm cho các
vấn đề được đặt ra của luận văn được giải quyết, mặt khác góp phần
nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thi hành án ở tỉnh Long An
và ở toàn quốc nói chung

22


KẾT LUẬN
Từ việc nêu ra các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu
nại về thi hành án dân sự, tình hình thực tiễn của thi hành án dân sự
tỉnh Long An về giải quyết khiếu ,đến các giải pháp để nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại, tác giả luận văn đã nghiên cứu một cách
khá chi tiết các vấn đề có liên quan đến đề tài và góp phần làm cho
ngành thi hành án dân sự ngày càng hoàn thiện về giải quyết khiếu
nại về thi hành án dân sự

23


×