Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU ĐÔNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ đế
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đông

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS Trần Đình Thao – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận
tình hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy Ban nhân dân huyện Tiên Du, ban lãnh đạo các
Sở Kế hoạch và Đầu tư và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin
cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài tại địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đông

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng, hộp ................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ........................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesic abstract............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách Nhà nước ................................................................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xdcb từ nguồn vốn nsnn ........................4
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước ........................................................................4
2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước..........................................................................................9
2.1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước ở địa phương ......................................................................... 11
2.2.
Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xdcb từ nguồn vốn nsnn ...................26
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN của
Thành phố Đà Nẵng ...................................................................................... 26
2.2.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 28
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý dự án đầu tư
XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du .......................... 30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 32
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện ........................................................................ 32

iii



3.1.2.
3.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ............................................................. 35
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................41

3.2.1.
3.2.2.

Chọn điểm điều tra ....................................................................................... 41
Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 42

3.2.3.
3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 44
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 45
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.
4.3.

4.3.1.
4.3.2.

Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ....................................................45
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 45
Vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành trên
địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015 ............................................4848
Thực trạng quản lý dự án đtxdcb bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Tiên Du ........................................................................ 5959
Ban hành các văn bản chính sách liên quan đến quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước ..............................................5959
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dưng cơ bản từ vốn NSNN .......6161
Phân cấp quản lý dự án đầu tư XDCB ........................................................6565
Quản lý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư .....................................................6868
Quản lý giai đoạn thực hiện dự án ..............................................................7272
Đánh giá chung về tình hình quản lý dự án đầu tư xdcb từ nguồn vốn
NSNN trong thời gian qua trên địa bàn huyện Tiên Du .............................. 8080
Những điểm đạt được ................................................................................ 8080
Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................8181

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ
bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du ............. 83

4.4.1.

Sự phù hợp của cơ chế, chính sách ......................................................... 83


4.4.2.

Hệ thống định mức, đơn giá trong đầu tư xây dựng cơ bản ..................................83

4.4.3.

Cơ chế phân cấp quản lý dự án ĐTXDCB từ NSNN ............................................84

4.4.4.

Hệ thống kiểm tra, giám sát dự án DTXDCB từ nguồn vốn NSNN .....................85

4.5.

Giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiên du .........................8787
Quan điểm và định hướng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du ....................... 8787

4.5.1.

iv


4.5.2.

Giải pháp tằng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du ....................... 8888


Phần 5.
5.1.
5.2.
5.2.1.

Kết luận và kiến nghị ............................................................................. 101101
Kết luận ................................................................................................. 101101
Kiến nghị ............................................................................................... 103103
Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 103103

5.2.2. Đối với UBND huyện Tiên Du .............................................................. 103103
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 104104
Phụ lục .............................................................................................................. 106106

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản


KT - XH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng

QĐ-UBND

Quyết định của Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Ủy ban nhân dân

TMĐT


Tổng mức đầu tư

BOT

Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao

BT

Xây dựng – Chuyển giao

WB

Ngân hàng thế giới

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

KCN

Khu công nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GPMB

Giải phóng mặt bằng


vi


DANH MỤC BẢNG, HỘP
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2013 – 2015 ............................ 37

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du giai đoạn
2013 – 2015 .......................................................................................................... 39
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Tiên Du qua 3 năm ........................... 41
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu điều tra của đề tài ............................................................................ 43
Bảng 3.5. Nguồn thông tin thứ cấp ....................................................................................... 43
Bảng 4.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trên địa bàn

huyện Tiên Du giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................... 47
Bảng 4.2. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế
trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2011 – 2015 ............................................. 49
Hộp 4.1. Đầu tư cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập ............................................................................................ 51
Bảng 4.3. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành nông nghiệp - thuỷ lợi ........................ 5050
Bảng 4.4. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành giao thông .......................................... 5151
Bảng 4.5. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành công nghiệp........................................ 5252
Bảng 4.6. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành y tế ..................................................... 5353
Bảng 4.7. Vốn xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục ............................................. 5454
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ xã, thôn, xóm về quy hoạch và kế hoạch xây
dựng hạ tầng cơ sở nông thôn ................................................................ 6363
Hộp 4.2. Công tác lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu

cầu thực tiễn… ...................................................................................... 6969
Hộp 4.3. Công tác thẩm định dự án vẫn còn nhiều bất cập ................................... 6969
Hộp 4.4. Công tác lập thiết kế - dự toán còn nhiều thụ động ................................ 7171
Hộp 4.5. Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và phê duyệt dự toán còn
non yếu ................................................................................................. 7272
Hộp 4.6. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án ảnh
hưởng đến tiến độ đầu tư XDCB của dự án ........................................... 7373
Hộp 4.7. Thực tế chất lượng công trình chưa đảm bảo được các quy chuẩn,
tiêu chuẩn đã được phê duyệt ................................................................ 7676
Bảng 4.12. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh ....................... 7878
Bảng 4.13. Kết quả thẩm tra và phê duyệt quyết toán từ năm 2011 đến tháng
31/12/2014 thuộc ngân sách huyện cân đối ............................................ 7979
Hộp 4.8. Năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước đối với các xã, thị trấn, thị tứ trong huyện còn yếu ...................86

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ
bản huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2015 ............................................ 47
Sơ đồ 4.1.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...............................6767

Sơ đồ 4.2.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản .................................. 68

Sơ đồ 4.3.


Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của
Quy chế Đấu thầu ................................................................................. 75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài:
“Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”
Họ tên: NGUYỄN HỮU ĐÔNG
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO
Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2015 - 5/2016
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu thực trạng đầu tư XDCB và
công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Du trong
những năm qua, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu là điều
tra chọn mẫu; phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá thực trạng đầu
tư xây dựng cơ bản và công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguôn vốn ngân sách
nhà nước, nhằm so sánh việc triển khai thực hiện các nguồn vốn so với kế hoạch đề ra như
thế nào; Từ đó thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện
Những nội dung và kết quả chính của nghiên cứu là:
1. Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư phát triển, đó là
việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển những cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế
quốc dân, được thể hiện bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

là đặc biệt quan trọng đối với các công trình công cộng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho
đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tiên Du được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách huyện, ngân sách tỉnh cân đối và ngân sách Trung ương hỗ trợ cho
các mục tiêu của tỉnh thực hiện trên địa bàn huyện và hỗ trợ cho các chương trình mục
tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn huyện.
- Vốn trái phiếu Chính phủ giao cho tỉnh Bắc Ninh triển khai các công trình dự
án trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA cho đầu tư XDCB.
2. Tổng số vốn cho xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước 5 năm qua
(2011-2015) đầu tư trên địa bàn huyện Tiên Du là hơn 5 ngàn tỷ đồng, trong đó nguồn

ix


vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là NSNN cấp tỉnh và cấp Trung ương hỗ trợ, tiếp đến là
nguồn vốn từ TPCP, và cuối cùng có một phần vốn ODA hỗ trợ.
3. Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện
Tiên Du đã đưa lại nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên các điểm sau đây:
- Tạo thêm việc làm, tăng tổng cầu về nguyên vật liệu, kích thích các ngành sản
xuất, phân phối vật liệu xây dựng cơ bản phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ
phát triển.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, nhiều công trình hoàn thành đưa vào
sử dụng phát huy hiệu quả.
- Các CSHT thiết yếu được cải thiện và nâng cấp thay đổi diện mạo vật chất, tạo
tiềm lực về lực lượng sản xuất và điều kiện hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa xã hội.
4. So sánh thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn cho thấy một số
điểm yếu và bất hợp lý như sau:
- Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách nhà nước có sự chồng chéo, không đồng bộ, không khả thi đưa vào triển khai trên thực

tiễn gặp nhiều khó khăn do không thể thống nhất theo các văn bản chính sách mà nhà nước
ban hành.
- Công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản chưa xây dựng
được kế hoạch lâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính
định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này.
- Phân cấp quản lý dự án đầu tư XDCB: đã quy định cụ thể trong Quyết định số
137/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 25/4/2013, tuy nhiên công tác thẩm
định, phê duyệt và giám sát đánh giá đầu tư còn chậm và chưa đảm bảo chất lượng.
- Quản lý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: đã tuân thủ theo các quy định của
pháp luật, tuy nhiên việc lập dự án đầu tư đôi khi còn chưa phù hợp với thực tiễn,
vẫn còn tình trạng nể nang, xin cho dự án, gây lãng phí và thất thoát nguồn vốn xây
dựng cơ bản của nhà nước.
- Quản lý giai đoạn thực hiện dự án: Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp
nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do các chủ đầu tư chậm bàn
giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Công tác giải phóng mặt bằng quyết định đến tiến độ
thực hiện chung của dự án và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Một nguyên nhân khác
nữa là chính sách về GPMB hiện nay cũng còn nhiều bất cập.
5. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân chịu
nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài. Trong đó có
cả những yếu tố thuận lợi và có cả những yếu tố cản trở. Thuận lợi là có hệ thống văn

x


bản hướng dẫn chi tiết cho từng giai đoạn thực hiện dư án đối với từng ngành, tứng lĩnh
vực cụ thể; trên cơ sở hướng dẫn của các bộ, ngành, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng
các văn bản, quyết định hướng dẫn các cấp, các ngành trong toàn tỉnh thực hiện; đối với
xây dựng cơ bản có 2 quyết định quan trọng nhất là đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh số
386/UBND-XDCB ngày 24/3/2008 theo định mức số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007
của Bộ Xây dựng và quy định về Phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng

công trình trên địa bàn (Quyết định số 137/2013/QĐ-UBND 25/4/2013 của UBND tỉnh
Bắc Ninh) đã được UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện trên toàn tỉnh. Tuy nhiên
bên canh đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng gặp phải một số khó
khăn như công tác kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ công chức,
viên chức làm việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế, và thụ động
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
6. Để tằng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Du, các biện pháp cần thực hiện tốt là: chính sách
quản lý Nhà nước đối với dự án ĐTXDCB, cơ chế về xác định chủ trương đầu tư, lập kế
hoạch và phân bổ vốn đầu tư; quy hoạch; đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
làm công tác xây dựng cơ bản; bố trí vốn, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
đầu tư; công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư;…

xi


THESIC ABSTRACT
Title of master’s thesis:
"Enhancing project management of primary construction investment from
government budget in Tien Du district, Bac Ninh province"
Full name: NGUYEN HUU ĐONG
Supervisor: Assoc. Prof. TRAN ĐINH THAO
Research time: 5/2015 - 5/2016
The purpose is research about the situation of investment for primary
construction and project management from government budget in Tien Du District,
leading to suggestion to deal with the issue.
Research methods used include sample surveys; descriptive statistics and
statistical comparisons in order to estimate how the construction supported by
government; compare outcomes of using funds with aims in the plan; find out
advantages and disadvantages, thereby suggesting ideas to enhancing management of the

investment from government budget in this district.
Main outcomes in the research:
1. Primary construction is a part of investing to the development. In particular, it
is providing capital to simple reproduction" and "expanded (or enlarged) reproduction,
developing technical infrastructure of the economy by a variety of funds, especially
government budget for public works. Sources of the budget include:
- Budget provided by district, province and government to aims of the district
and support for the national target programs.
- Government bond is given to Bac Ninh province in order to carry out projects
in Tien Du district.
- Fund of Official Development Assistance (ODA).
2. In 5 years ago (2011-2015), government supported to primary construction in
Tien Du district, about 5 trillion VND. The budget provided by province and
government account for the largest, followed by government bond and ODA.
3. Outcomes:
- Creating jobs, increasing demand of raw materials, encouraging the
manufacturing sector, developing the distribution of building materials development,
developing industry and services.
- Enhancing technical infrastructure, many works completed is used effectively.
- Infrastructure is improved and upgraded, thereby creating potential for workforce

xii


and the operating conditions of medical, education, culture and society.
4. Weaknesses are discovered when comparing the situation of investment from
government budget with project:
- Mechanisms and policies related to management of construction investment are
overlapped, asynchronous, impossible, not following policy documents enacted, leading
to difficulties of implement.

- Investment and planning of primary construction are not given long – term
plan, which makes the investment spontaneous, not oriented, impacts on upgrading and
improving and developing in the future.
- Decentralizing management of construction investment: was specified in Decision
No. 137/2013/QD-UBND of Bac Ninh province dated 25/4/2013; however, the appraisal,
approval and monitoring of investment is slow and the quality is not ensured.
- Managing in the period of preparing investment: has complied with the
provisions of the law, but the plan of investment are sometimes not in line with reality,
the situation is still reverence, loss of primary construction.
- Managing in the period of implement: Clearance work was difficult because of
slow handover. The clearance has an effect on general progress of implementation and
effectiveness of investment. Another reason is limitation on policies of clearance work.
5. The management of investment is influenced by internal factors as well as external
ones, including advantages and disadvantages. There is a detailed document instruction for
each stage of the implementation in different fields. According to the instruction of
departments, people’s committee of Bac Ninh province built policy documents, instruction to
implement. For example, there are two significant decision with primary construction,
including cost for construction in the province No. 386/UBND-XDCB dated 24/3/2008
according to limits of No. 1776/BXD-VP dated 16/8/2007 (Ministry of construction) and
regulation of assigning, decentralizing project management of primary construction in the
province (Decision No. 137/2013/QĐ-UBND dated 25/4/2013 of People’s Committee Bac
Ninh province). They are enacted and implement by the People’s Committee. However, there
are some difficulties in management of construction investment, such as appraisal, approval
and monitoring, limitations of workforce ...
6. There are many solutions to enhance project management of primary
construction investment from government budget in Tien Du district, such as: management
policies of primary construction investment, mechanisms to determine the investment
policy, making a plan and allocation of capital; planning, training and improving capacity of
workforce; allocation of capital, clearance work to carry out investment projects;
monitoring process of implementation of investment projects;…


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những lĩnh vực quan trọng,
giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất - kỹ
thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách
nhà nước (NSNN) dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư XDCB. Tuy nhiên, trong
thực tế việc quản lý các dự án đầu tư XDCB, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước (NSNN) đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do
những hạn chế ở vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thể hiện ở các khâu
của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản: từ khâu quy hoạch, kế hoạch, duyệt chủ
trương đầu tư, chuẩn bị và thẩm định phê duyệt, thực hiện dự án đến khâu thanh
quyết toán.
Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực
xây dựng cơ bản ngày một lớn, năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, công trình dân dụng, công trình giao thông và các dự án phát triển
kinh tế xã hội ngày một phát triển mạnh mẽ, bộ mặt của đất nước và đời sống của
nhân dân được thay đối rõ rệt.
Tiên Du là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bắc Ninh, giáp ranh với
các huyện trong tỉnh, huyện Tiên Du có điều kiện phát huy tiềm năng đất đai, quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh, mạnh trong những năm gần
đây. Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng năm chủ
yếu thu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng,
ngân sách tỉnh hỗ trợ và nguồn trái phiếu Chính phủ. Các dự án đầu tư đã phát
huy được hiệu quả, bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn
Tiên Du như: điện, đường, trường học, trạm y tế xã đã dần kiên cố, đời sống của

nhân dân được nâng cao.
Nhìn lại quá trình quản lý dự án, công tác bố trí và giải ngân nguồn vốn
ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chúng ta thấy nổi lên
một số vấn đề như: ngày càng có nhiều công trình chậm tiến độ, chi phí đầu tư

1


xây dựng tăng cao, chất lượng các công trình xây dựng không đảm bảo, công tác
quản lý dự án chưa được hoàn thiện, hiệu quả sau đầu tư chưa cao… Tất cả
những điều này đã gây thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước và nhiều nguồn
lực khác của đất nước. Đây là một trong những thách thức lớn đối Tiên Du cũng
như các các huyện khác trong tỉnh, trong cả nước.
Xuất phát từ thực tiễn, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Tăng cường quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng đầu tư XDCB và công tác quản lý dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Du trong những năm qua, từ đó đề xuất
giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB
từ nguồn vốn NSNN.
- Đánh giá thực trạng đầu tư XDCB và công tác quản lý dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian qua, đưa
ra yếu tố ảnh hưởng đến công tác công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN của huyện.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn

vốn NSNN của huyện Tiên Du trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động quản lý dự án đầu
tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du. Một số dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Đối tượng điều tra khảo sát là Ủy ban nhân dân huyện, các phòng, ban,
các ủy ban nhân dân cấp xã quản lý vốn, dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các dự án đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý tại Ban quản lý các dự án
xây dựng huyện Tiên Du, các phòng liên quan: Tài chính – kế hoạch, phòng kinh tế và
hạ tầng, phòng Tài nguyên môi trường huyện Tiên Du, Các ủy ban nhân dân cấp xã
(Trong đó tập trung vào 3 xã Hoàn Sơn, Nội Duệ, Đại Đồng).
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trong thời gian 3 năm từ năm
2013 đến năm 2015. Nguồn vốn NSNN cho ĐTXDCB trên địa bàn huyện giai
đoạn 2011 – 2015. Số liệu điều tra trong năm 2015.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 05 năm 2015.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN
VỐN NSNN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dự án đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
a) Một số khái niệm
Xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ
yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hoạt động xây dựng cơ bản qua các năm đã góp phần hoàn
thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xây dựng cơ bản được hiểu là các hoạt động xây lắp, mua sắm máy móc
thiết bị và các hoạt động khác để làm tăng thêm tài sản cho tổ chức, đơn vị nói
riêng và đất nước nói chung.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư phát triển,
đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn
và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển những cơ sở hạ tầng
kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân (Mai Văn Bưu, 2001).
* Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước
Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Trong lý luận,
có thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều

hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
cách hiểu này, Quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ".

4


Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu
cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn
thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính
Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của
mình. Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ
chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt ,khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức,
ban hành quy chế làm việc nội bộ ...
Quản lý nhà nước đối với xây dựng cơ bản là sự tác động của bộ máy
quản lý nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong xây dựng
cơ bản từ bước xác định dự án xây dựng để thực hiện xây dựng và cả quá trình
đưa dự án vào khai thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo hướng các ý
chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài hoà lợi
ích các nhân, tập thể và lợi ích của nhà nước.
Ở đây có thể hiểu sự tác động của bộ máy QLNN chính là nhà nước với hệ
thống các cơ quan hành chính chấp hành và điều hành, là tác động của chủ thể
QLNN lên đối tượng bị quản lý là quá trình triển khai thực hiện XDCB và khách
thể quản lý là con người với hành vi hoạt động của họ trong quá trình tổ chức thực
hiện XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp phát (Mai Văn Bưu, 2001).
b) Đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài: Dự án đầu tư xây dựng cơ

bản đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư lớn. Nguồn vốn này nằm ứ đọng
trong suốt quá trình xây dựng. Vì vậy trong quá trình xây dựng chúng ta phải có kế
hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồng thời có kế hoạch
phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn
thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn lực.
- Thời gian dài với nhiều biến động: Thời gian tiến hành một dự án xây
dựng cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời
gian với nhiều biến động xảy ra.
- Có giá trị sử dụng lâu dài: Các thành quả của thành quả xây dựng cơ
bản có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại
vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng

5


nữ thần tự do ở Mỹ, kim tự tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý trường
thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, …
- Cố định: Các thành quả của hoạt động xây dựng cơ bản là các công trình
xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về
địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện xây dựng, cũng như việc
phát huy kết quả xây dựng. Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm
bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố
trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia,
đồng thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
- Liên quan đến nhiều ngành: Hoạt động xây dựng cơ bản rất phức tạp
liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một
địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động
này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý, bên
cạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia, tuy nhiên
vẫn phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu.

Tóm lại: Xây dựng cơ bản được thể hiện bằng nhiều nguồn vốn, trong đó
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là đặc biệt quan trọng đối với các công trình
công cộng (Từ Quang Phương và PGS.TS Phạm Văn Hùng, 2013).
c) Vai trò của đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
* Khái niệm ngân sách Nhà nước
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước. Tại Việt
Nam, định nghĩa về ngân sách nhà nước được nêu rõ trong luật Ngân sách: “Ngân
sách Nhà nước là toàn bộ những khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”.
- Sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản
+ Nhà nước sử dụng vốn ngân sách để thực hiện xây dựng các công trình
thuộc kết cấu hạ tầng và các công trình thuộc dịch vụ xã hội.
+ Thực hiện xây dựng các công trình thuộc sở hữu nhà nước như: Công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
mà các doanh nghiệp tư nhân không có điều kiện hoặc khả năng xây dựng.

6


+ Xây dựng công trình mà doanh nghiệp Nhà nước cần quản lý để đảm bảo
tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho mọi công dân (Từ Quang
Phương và PGS.TS Phạm Văn Hùng, 2013).
* Vai trò của đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nói chung có vai
trò hết sức quan trọng đối với toàn xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang
trên đà chuyển dịch cơ cấu của các nước đang phát triển:
- Làm tăng tổng cầu trong giai đoạn ngắn hạn của nền kinh tế để kích
thích tăng trưởng và phát triển kinh tế

Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước làm tăng tổng cầu của
nền kinh tế trong ngắn hạn, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời
sống để kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, do mục đích vốn đầu tư phát triển
của ngân sách nhà nước là đầu tư cho duy trì, phát triển hệ thống hàng hóa công
cộng và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có quy mô lớn. Do vậy, khi
xây dựng hoàn thành sẽ làm tăng tổng cung trong dài hạn và tạo tiền đề cơ sở vật
chất kỹ thuật hạ tầng cho phát triển kinh tế;
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động
Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là tiềm lực của kinh
tế nhà nước, với vai trò chủ đạo, nó đã định hướng nền kinh tế vào các mục tiêu
chiến lược đã định của Nhà nước, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, sử dụng,
bố trí lại hợp lý có hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế;
- Phát triển lực lượng sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất
Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tạo lập cơ sở vật
chất kỹ thuật cho tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, làm chuyển dịch nhanh
cơ cấu kinh tế, giải phóng và phân bổ hợp lý các nguồn lực sản xuất. Trên cơ
sở đó, làm cho lượng sản xuất không ngừng phát triển về cả mặt lượng và
chất. Đồng thời, lực lượng sản xuất phát triển đã tạo tiền đề vững chắc củng
cố cho quan hệ sản xuất;

7


- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với chức năng tạo lập, duy trì, phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH và phát
triển kinh tế mũi nhọn, xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã
làm phát triển nhanh hệ thống hàng hóa công cộng, tạo cơ sở vững chắc cho phát

triển lự lượng sản xuất…Từ đó cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội sẽ không
ngừng được tăng cường, làm nên tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng nhanh các thành tựu tiến bộ
khoa học để phát triển đất nước
Thông qua đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi
thế so sánh quốc gia, xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã
tạo điều kiện cho nền kinh tế tham gia phân công lao động quốc tế và áp dụng
nhanh các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại thông qua nhập khẩu
máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Quá trình tham gia phân công lao động
quốc tế và áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho nền kinh tế chủ
động trong hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng;
- Phát triển nền kinh tế một cách bền vững
Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước một mặt đầu tư
cho phát triển kinh tế, một mặt đầu tư cho sự nghiệp xóa đói nghèo, bảo vệ
môi trường sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội. Dưới giác độ đó, ngoài
tác động làm tăng trưởng kinh tế, an ninh xã hội được duy trì và kiềm chế
được phần nào mặt trái của kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế phát triển
một cách bền vững.
Xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quản lý
theo một định chế thống nhất chung của Nhà nước. Do đó, nghiên cứu về
quản lý nhà nước đối với xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn là nghiên cứu cơ chế quản lý nhà nước đối với xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước gắn với việc tổ chức thực hiện
của địa phương (Từ Quang Phương và PGS.TS Phạm Văn Hùng, 2013).

8


2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn

vốn ngân sách nhà nước
Thứ nhất, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại hóa
Với mục tiêu trên chúng ta cần phải có nhiều vốn để xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Tuy
nhiên trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm định hướng phát
triển kinh tế - xã hội theo từng thế mạnh của từng địa phương, song quá trình
thực hiện còn nhiều mặt chưa được: vốn đầu tư còn thiếu, nhưng bố trí còn dàn
trải, chưa tập trung, chưa có trọng điểm, cho nên chưa đạt được mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đề ra (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2004).
Thứ hai, quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn
nhằm đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB
Thời gian qua, nguồn vốn XDCB không ngừng nâng cao, thường chiếm tỉ
trọng khoảng gần 30% trong cơ cấu ngân sách Nhà nước. Trong thực tế, việc quản
lý và sử dụng vốn XDCB bằng nguồn vốn NSNN còn nhiều bất cập và tồn tại như:
Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở; công tác quản lý vốn xây dựng
cơ bản còn kém… điều đó dẫn tới thất thoát vốn xây dựng cơ bản ở hầu hết các dự
án xây dựng bằng nguồn vốn NSNN. Đây là vấn đề đang làm nhức nhối trong toàn
xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tránh thất thoát, tăng hiệu quả vốn đầu tư
bằng NSNN? Thực hiện được điều này trước hết phải đổi mới cơ chế quản lý vốn
xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN.
Như vậy, xuất phát từ thực trạng bất cập của cơ chế quản lý XDCB bằng vốn
NSNN, nên cần phải đổi mới lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
của dự án xây dựng và chống thất thoát, lãng phí là tất yếu khách quan (Nguyễn
Bạch Nguyệt, 2004).
Thứ ba, quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn
nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động xây dựng
Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực chính trị, thực hiện điều tiết
và điều chỉnh đối với mọi hoạt động của xã hội, nhằm mục tiêu phát huy và

khai thác triệt để những tiềm năng của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế

9


- xã hội. Quá trình đó được thực hiện chủ yếu bằng pháp luật và các chính
sách để quản lý và điều tiết các hoạt động, trong đó có các hoạt động xây
dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước.
Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng và của
toàn xã hội nói chung ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.
Cơ chế quản lý về XDCB trong những năm gần đây có một số tiến bộ nhất
định, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu kém, tiêu cực
trong quản lý, góp phần từng bước hạn chế và khắc phục những vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý XDCB nói chung và quản lý XDCB bằng nguồn
vốn từ ngân sách Nhà nước nói riêng còn tồn tại nhiều vấn đề bức xức như: Quy
hoạch, kế hoạch đầu tư chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; quy hoạch, kế hoạch
theo ngành chưa gắn chặt với từng vùng địa phương; một số quyết định chủ
trương về xây dựng thiếu chính xác; tình trạng xây dựng các công trình dàn trải
diễn ra phổ biến thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng; từ việc
quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện xây dựng, đấu
thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán và đưa công trình vào khai thác sử
dụng; nợ tồn đọng vốn xây dựng cơ bản ở mức cao và có xu hướng ngày càng
tăng.Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả trong XDCB bằng nguồn vốn NSNN đòi
hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2004).
Thứ tư, thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ:”Dân biết, dân

bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đều phục vụ
lợi ích cho nhân dân, cho nên cần phải bàn bạc với nhân dân, phải công khai
minh bạch các dự án được xây dựng mới, có như vậy các công trình được xây
dựng mới phù hợp, phát huy hiệu quả, chất lượng công trình được đảm bảo, tránh
thất thoát, lãng phí, tiêu cực (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2004).

10


Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu
của tất cả các quốc gia và dân tộc. Do điều kiện về KT-XH và lợi thế cạnh tranh
của nước ta không đồng nhất với nhiều nước trên thế giới. Để đảm bảo cho nền
kinh tế nước ta hội nhập, tận dụng được những nguồn lực ngoài nước và sử dụng
có hiệu quả nguồn lực trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có một lộ trình hội nhập
phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Việc điều
chỉnh nền kinh tế với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự điều chỉnh của
quản lý nhà nước đối với XDCB bằng nguồn vốn NSNN và cơ chế quản lý vốn,
thu hút các nguồn vốn quốc tế (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2004).
2.1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước ở địa phương
2.1.3.1. Ban hành các văn bản và các chính sách liên quan đến quản lý dự án
đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
* Xây dựng và hoàn thiện các luật liên quan đến xây dựng, các văn bản
dưới luật nhằm quản lý các hoạt động xây dựng cơ bản
Nhà nước ban hành Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Đấu
thầu, và mới đây nhất là Luật Đầu tư công được ban hành, các Nghị định hướng
dẫn thi hành các Luật trên đồng thời các văn bản dưới Luật khác nhằm khuyến
khích các hoạt động xây dựng (trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản), đảm bảo
thực hiện đúng Luật và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong quá trình thực

hiện, thường xuyên có sự biến động khách quan của các yếu tố liên quan đến vấn
đề cơ chế quản lý; chính vì vậy nhu cầu sửa đổi, bổ sung các Luật và văn bản
dưới luật hết sức cần thiết.
Hệ thống văn bản nhằm quản lý các thành phần kinh tế tham gia hoạt động
xây dựng, nhất là thành phần kinh tế Nhà nước (vốn NSNN) chỉ duy nhất do Nhà
nước ban hành. Trong cơ chế quản lý nói chung và cơ chế quản lý xây dựng nói
riêng, hệ thống văn bản là điều kiện cần thiết cho việc quản lý có cơ sở khoa học,
quản lý một cách có hệ thống và hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này, hệ thống văn bản của Nhà nước cần tập trung để
giải quyết những vấn đề cơ bản là:
Thứ nhất, phân định mức độ quản lý nhà nước về xây dựng đối với từng loại
dự án, từng nhóm dự án có những nhóm dự án Nhà nước quản lý toàn diện, có

11


×