Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG NAM

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới tới cô giáo PGS.TS. Ngô Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Tài chính – Kế
hoạch thành phố Bắc Giang, Phòng Giao dịch KBNN tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ...............................................................................................3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................5
2.1.

Lý luận cơ bản về quản lý ngân sách xã...........................................................5

2.1.1.

Các khái niệm .................................................................................................5

2.1.2.


Ý nghĩa và đặc điểm quản lý ngân sách xã......................................................7

2.1.3.

Phân loại thu, chi ngân sách xã ........................................................................9

2.1.4.

Nội dung, nguyên tắc quản lý ngân sách xã, phường ..................................... 14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã, phường .............................. 18

2.2.

Thực tiễn quản lý ngân sách xã trên thế giới và ở việt nam ............................ 20

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã một số nước trên thế giới .................. 20

2.2.2.

Thực tiễn quản lý sử dụng ngân sách xã ở Việt Nam ..................................... 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn

thành phố Bắc Giang ..................................................................................... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 25

3.1.1.

Đặc điểm cơ bản thành phố Bắc Giang .......................................................... 25

3.1.2.

Đặc điểm các xã, phường của thành phố Bắc Giang .................................. 2929

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3232

3.2.1.

Khung phân tích ........................................................................................ 3232

3.2.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 3333


3.2.4.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ..................................................... 3434

3.2.5.

Phương pháp phân tích thông tin ............................................................... 3434

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 3535

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 3636
4.1.

Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thành phố
Bắc Giang ................................................................................................. 3636

4.1.1.

Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý ngân sách xã, phường trên
địa bàn thành phố Bắc Giang ..................................................................... 3636

4.1.2.

Chấp hành dự toán thu chi ngân sách xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang .............................................................................................. 42

4.1.3.


Quyết toán ngân sách xã, phường trên địa bàn ........................................... 7373

4.1.4.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm ................................................... 7676

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang ................................................................................. 7878

4.2.1.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý ngân sách xã........ 7878

4.2.2.

Các kết quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng quản lý ngân sách xã,
phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang ................................................. 8282

4.2.3.

Những vấn đề đặt ra cần tăng cường trong quản lý sử dụng ngân sách
xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang............................................ 8888

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang ................................................................................. 8989


4.3.1.

Căn cứ đề xuất .......................................................................................... 8989

4.3.2.

Định hướng tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang ................................................................................. 8989

4.3.3.

Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang ................................................................................. 9090

4.3.4.

Tăng cường vai trò của Đảng và Chính quyền các cấp .............................. 9090

4.3.5.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp ....................................................................... 9191

4.3.6.

Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp ........................ 9191

iv


4.3.7.


Hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách đối với cấp xã, phường................ 9292

4.3.8.

Phát triển các nguồn thu ............................................................................ 9898

4.3.9.

Tăng cường phối hợp các cơ quan cùng quản lý ngân sách xã, phường .......... 9999

4.3.10. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý .............................................. 101101
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 102102
5.1.

Kết luận ................................................................................................ 102102

5.2.

Kiến nghị .............................................................................................. 104104

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 105105

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BG

Bắc Giang

CP

Chính phủ

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT - XH


Kinh tế - xã hội

KH

Kế hoạch

NS

Ngân sách

NQ

Nghị quyết

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSX

Ngân sách xã

PTNT

Phát triển nông thôn




Quyết định

QLNN

Quản lý Nhànước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TC - KH

Tài chính - Kế hoạch

TT- BTC


Thông tư - Bộ Tài chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XD&TM

Xây dựng và thương mại

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013-2015 ................27

Bảng 3.2.

Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố BG năm 2013 - 2015 ..........28

Bảng 3.3.

Số lượng xã, phường, các Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên địa

bàn thành phố Bắc Giang 2015 ........................................................... 3030

Bảng 3.1.

Số lượng cán bộ quản lý NSX, phường của thành phố BG đến 2015 ... 3232

Bảng 4.1.

Dự toán thu NS xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang............ 3939

Bảng 4.2.

Dự toán thu ngân sách xã của các xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang ................................................................................... 4040

Bảng 4.3.

Dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang ............... 4141

Bảng 4.4.

Dự toán chi NS xã, phường của các xã trên địa bàn thành phố BG ...... 4242

Bảng 4.5.

Tổng thu NS xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang ................ 4646

Bảng 4.6.

Tổng thu ngân sách xã của các xã, phường trên địa bàn thành phố

Bắc Giang .......................................................................................... 4747

Bảng 4.7.

Nguồn thu và cơ cấu nguồn thu ngân sách xã, phường được hưởng
100% trên địa bàn thành phố Bắc Giang ............................................. 4949

Bảng 4.8.

Các khoản thu ngân sách xã, phường phân chia theo tỷ lệ % và thu
bổ sung ngân sách cấp trên địa bàn thành phố Bắc Giang................... 5252

Bảng 4.9.

Mức độ hoàn thành kế hoạch thu ngân sách xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang .......................................................................... 5656

Bảng 4.10.

Mức độ hoàn thành kế hoạch thu ngân sách của các xã, phường trên
địa bàn thành phố Bắc Giang .............................................................. 5757

Bảng 4.11.

Các khoản chi NS xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang ........ 6060

Bảng 4.12.

Các khoản chi ngân sách xã của các xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang .................................................................................... 6161


Bảng 4.13.

Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã của các xã, phường trên
địa bàn thành phố Bắc Giang .............................................................. 6262

Bảng 4.14.

Tình hình hoàn thành dự toán các khoản chi ngân sách xã, phường
trên địa bàn thành phố Bắc Giang ....................................................... 7171

Bảng 4.15. Mức độ hoàn thành kế hoạch chi ngân sách của các xã, phường trên
địa bàn thành phố Bắc Giang .............................................................. 7272

vii


Bảng 4.16.

Tổng hợp ý kiến của cán bộ lãnh đạo và cán bộ kế toán NSX, về công
tác kế toán và quyết toán NSX trên địa bàn thành phố Bắc Giang ........... 7575

Bảng 4.17.

Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý ngân sách
xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang ..................................... 7878

Bảng 4.18.

Ma trận SWOT trong quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn

thành phố Bắc Giang .......................................................................... 8282

Bảng 4.19.

Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa
bàn thành phố Bắc Giang .................................................................... 8585

Bảng 4.20.

Tổng hợp ý kiến cán bộ quản lý và kế toán NSX, phường về sự hiểu
biết và các kỹ năng quản lý NSX trên địa bàn thành phố Bắc Giang ... 8686

Bảng 4.21.

Tổng hợp ý kiến cán bộ quản lý và kế toán NSX, phường về các chế độ
của Nhà nước trong quản lý NSX trên địa bàn thành phố Bắc Giang ...... 8787

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồng Nam
Tên Luận văn: Tăng cường Quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang.
Ngành: Quản lý kinh tế. Mã số: 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích thực trạng công tác quản lý
ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân
sách cấp xã nhằm sử dụng NSNN hiệu quả.

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận thể chế, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận định
tính, định lượng;
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn xã đặc biệt khó khăn, chọn công trình
hạ tầng, chọn cán bộ quản lý dự án;
+ Phương pháp thu thập dự liệu: Dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp;
+ Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu: Phương pháp phân tổ thống kê là
phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình tổng hợp dữ liệu;
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
so sánh, phương pháp tổng hợp ý kiến.
Các kết quả chính và kết luận:
+ Lý luận về quản lý ngân sách xã, phường đặc điểm, vai trò, nội dung, nguyên
tắc quản lý ngân sách xã, phường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách
xã, phường.
+ Thực trạng quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
Phát hiện ra các hạn chế trong quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang như: Năng lực cán bộ quản lý hạn chế; Tiến độ quyết toán chậm, chất
lượng quyết toán chưa thật sự đảm bảo; Chưa phát hiện những sai phạm làm thất thoát
nguồn vốn.
Do các yếu tố ảnh hưởng sau: Phát triển kinh tế xã hội thành phố Bắc Giang;
Năng lực quản lý của cán bộ NSX còn hạn chế; Sự phân cấp và phối hợp chưa đồng bộ,
thiếu chặt chẽ; Chưa phát huy vai trò của người dân; Cơ chế chính sách chưa ổn định.

ix


Để tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang
tỉnh Bắc Giang, cần áp dụng để làm tốt 07 giải pháp sau:
1) Tăng cường vai trò của Đảng và Chính quyền các cấp
2) Hoàn thiện cơ chế phân cấp

3) Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp
4) Hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách đối với cấp xã
5) Phát triển các nguồn thu
6) Tăng cường phối hợp các cơ quan cùng quản lý NSX
7) Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hong Nam
Thesis title: Strengthening Budget Management communes in Bac Giang city
Major: Economic Management. Code: 60 34 04 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Analysis of the situation of the commune budget
management in the province of Bac Giang city, assess the results achieved, constraints
and limitations causes and proposing solutions enhancing management of revenues and
expenditures for communal use effective budget.
Materials and Methods:
+ Approach: Approaching institutional, participatory approach, access to
qualitative and quantitative indicators;
+ Survey Sampling method: Select the extremely difficult communes, selected
infrastructure projects, select the project managers;
+ Methods of data collection: secondary data, primary data;
+ Method of processing and synthesis of data: disaggregated statistical method is
the primary method used in the synthesis of the data;
+ Information analysis method: The method described statistics, comparative
method, synthetic method comments.
Main findings and conclusions:
+ Arguments for budget management communes characteristics, roles, content,

budget management principles communes as well as the factors affecting budget
management communes.
+ Budget Management Situation communes in Bac Giang city.
Discovered the limitations of budget management communes in Bac Giang city
such as management staff capacity limitations; Progress slow settlement, settlement
quality is not really guaranteed; Not detect irregularities as capital losses.
Due to factors affecting the following: economic and social development in Bac
Giang city; Management capacity of staff NSX is limited; The decentralization and
coordination are not synchronized, loose; Not to promote the role of the people; Policy
mechanism is unstable.
To strengthen budget management communes in Bac Giang city, Bac Giang
province, should apply to well 07 following solutions:

xi


1) Strengthening the role of the party and government at all levels
2) Improving mechanisms of decentralization
3) Develop a system of norms and standards appropriate spending
4) Improving management processes for communal budget
5) Development of revenues
6) Strengthen coordination and management agencies NSX
7) Improve training management staff

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn ngày 16 tháng 12 năm
2002, mở đầu một bước ngoặt quan trọng của nền tài chính Việt Nam, đặc biệt
ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ tài chính rất quan trọng, góp phần to
lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và cũng là quỹ tiền tệ tập trung lớn
nhất của Nhà nước, vừa là nguồn lực để đảm bảo hoạt động bộ máy Nhà nước,
vừa là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới, công tác
quản lý quỹ ngân sách Nhà nước đã có những đổi mới cơ bản và từng bước dần
hoàn thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Một quốc gia mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực ngân sách. Một
đất nước có tình trạng bội chi ngân sách, thâm hụt ngân sách triền miên, tất yếu sẽ
xảy ra khủng hoảng cả kinh tế cũng như chính trị và không giải quyết triệt để được
những vấn đề xã hội mới nảy sinh như thất nghiệp, y tế, giáo dục xuống cấp…
Do thu, chi NSNN có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên quản lý ngân
sách nhà nước được Nhà nước, các Bộ, các Ngành luôn chú trọng ở tất cả các
mặt, hình thành khung pháp luật và cơ chế chính sách thu, chi NSNN, xây dựng
và hoàn thiện bộ máy quản lý thu, chi thống nhất từ Trung ương đến địa phương,
đổi mới quy trình và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong quản lý NSNN.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý thu, chi NSNN trong cả nước, trên địa bàn
thành phố Bắc Giang cũng đã được đổi mới căn bản trong những năm qua, số
thu, chi ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang phát triển ổn
định. Nhờ đó, công tác quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn trong thời
gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Số thu, chi được tập trung đầy đủ
và nhanh chóng chặt chẽ và thống nhất ngày một đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi
của ngân sách địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn
cũng như của cả nước.
1



Tuy nhiên, công tác quản lý thu, chi ngân sách xã, phường còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trong
điều kiện NSNN còn hạn hẹp, việc tập trung đầy đủ và kịp thời các khoản thu,
chi của NSNN luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết của hệ thống
chính trị nhằm bảo đảm đủ nguồn lực, phục vụ tốt các nhiệm vụ mà Đảng và
Nhà nước đã đề ra.
Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự
phát triển, nguồn thu vào ngân sách nhà nước không lớn như các quốc gia tương
đương trong khu vực. Bên cạnh đó tình hình sử dụng công quỹ còn nhiều lãng
phí, công tác quản lý ngân sách còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải được
điều chỉnh cho phù hợp.
Những năm qua, công tác quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang nói chung và thành phố Bắc Giang nói riêng đã có những chuyển
biến tích cực, cơ chế quản lý và kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước đã từng
bước được hoàn thiện, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô
và chất lượng. Với chức năng nhiệm vụ được giao, cơ quan Phòng Tài chính Kế
hoạch thành phố Bắc Giang; Chi Cục thuế thành phố Bắc Giang và Phòng Giao
dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang luôn thực hiện tốt việc quản lý và kiểm soát
thu, chi NSNN, thông qua đó đã giúp cho các đơn vị sử dụng NSNN sử dụng
kinh phí một cách tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.
Tuy nhiên, việc quản lý và thu, chi ngân sách xã, phường tại địa bàn
thành phố Bắc Giang còn có nhiều vấn đề chưa phù hợp, cơ chế còn bị động và
chậm chạp, nhiều vấn đề không được đáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm
xử lý thích hợp, lúng túng.
Các nghiên cứu trước đây về quản lý ngân sách xã đã có, nhưng các luận
văn này chỉ nghiên cứu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà
nước và được tiến hành ở các địa phương khác (Trần Văn Vạn - Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, nghiên cứu đề tài Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện

Kinh môn tỉnh Hải Dương(2013); Lê Thị Hải Vân - Đại Học Đà Nẵng, nghiên
cứu đề tài Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua chi nhánh KBNN Kom
Tum(2013); Đinh Thị Thu Hiền - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nghiên cứu
đề tài Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhưng trên địa bàn thành phố Bắc Giang chưa
có nghiên cứu nào.
2


Từ những lý do đã nêu trên, cho thấy việc tăng cường quản lý ngân sách xã,
phường là vấn đề rất quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính và các địa phương.
Đó cũng chính là vấn đề luôn phải quan tâm của mọi công chức trong hệ thống
Tài chính nói chung và trong ngành Kho bạc Nhà nước nói riêng. Vì vậy, chúng
tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách cấp xã
nhằm sử dụng NSNN hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NS xã, phường.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp
xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách cấp xã,
phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Quản lý ngân sách cấp xã, phường bao gồm những nội dung gì? Cần
sử dụng các chỉ tiêu đánh giá nào?

(2) Công tác quản lý ngân sách cấp xã, phường tại địa bàn thành phố Bắc
Giang những năm qua như thế nào? Những kết quả đạt được, những tồn tại là gì?
(3) Để tăng cường quản lý ngân sách cấp xã, phường tại thành phố Bắc
Giang cần có những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản lý thu, chi ngân sách cấp xã,
phường theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, được thông qua các đối
tượng khảo sát sau:
- Các khoản thu NS xã: Thuế, trợ cấp cân đối, Phí, lệ phí, Thu khác;
- Các khoản chi NS cấp xã: Chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế, chi
đầu tư phát triển;
3


- Đối tượng thu, chi của ngân sách cấp xã: Các doanh nghiệp Nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Bắc
Giang;
- Các đơn vị tham gia quản lý ngân sách xã: Các tổ chức chính trị, cơ quan
quản lý Nhà nước;
- Cơ chế chính sách: Các văn bản liên quan tới quản lý thu, chi ngân sách xã.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các khoản thu chi NSX được phép
sử dụng trên địa bàn thành phố Bắc Giang; Những hạn chế cần tăng cường các
giải pháp ngân sách cấp xã, phường tại địa bàn thành phố Bắc Giang.
b. Về không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên phạm vi 16 xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Giang và các đơn vị tham gia quản lý ngân sách cấp xã, phường như
Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố Bắc Giang; Chi Cục thuế thành phố Bắc

Giang và Phòng Giao dịch Kho bạc Nhà nước Bắc Giang.
c. Về thời gian nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp về quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn
thành phố Bắc Giang được thu thập trong 3 năm (từ năm 2013-2015).
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được khảo sát năm 2015.
- Các giải pháp đề xuất cho đến năm 2020.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Ngân sách
Ngân sách là một quỹ tiền tệ tập trung của một tổ chức, phản ánh các mối
quan hệ kinh tế được nêu trong các điều khoản tiền tệ (Quốc Hội, 2002).
2.1.1.2. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước (Quốc Hội, 2002).
2.1.1.3. Ngân sách xã
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ
tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một
bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theo phân cấp.
Nói một cách cụ thể: Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định
trong dự toán một năm do Hội đồng nhân cấp xã quyết định và giao cho uỷ ban nhân
dân cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính
quyền cấp xã (Quốc Hội, 2003).

2.1.2.4. Quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, theo thầy Nguyễn Hữu Ngoan
nguyên Phó Hiệu trưởng Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cách thức tổ chức, điều
khiển và theo dõi việc thực hiện công việc nào đó. Theo quan điểm của thầy Nguyễn
Hữu Ngoan thì quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực
hiện, hoàn thành những công việc được giao để họ làm những điều bổ ích, có lợi.
Điều đó đòi hỏi phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: Cấu tạo thể chất, những
nhu cầu, các yếu tố năng lực, các qui luật tham gia hoạt động (tích cực, tiêu cực).
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết
phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ
5


thể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm
soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó, điều tiết
được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận.
Trên cơ sở các quan điểm về quản lý nêu trên, chúng tôi cho rằng quản lý là
tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp
nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
2.1.1.5. Quản lý ngân sách xã
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ
tập trung phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một
bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theo phân cấp
(Quốc Hội, 2002).
Như vậy, chúng tôi cho rằng: NSX là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định
trong dự toán trong một năm do Hội đồng nhân cấp xã quyết định và giao cho uỷ ban
nhân dân cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
chính quyền cấp xã. Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã

phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm.
2.1.1.6. Phân cấp NSNN
Hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta được tổ chức gắn liền với cơ cấu tổ
chức bộ máy Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, mỗi cấp chính quyền có
ngân sách riêng. Do đó, gắn với bốn cấp chính quyền có bốn cấp ngân sách tương
ứng, bao gồm: Ngân sách Trung ương; Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Ngân sách huyện, quận, thị xã; Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi
tắt là ngân sách xã), (Quốc Hội, 2002).
Theo qui định này, ngân sách trung ương quản lý thu, chi theo ngành kinh
tế, nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung ương cấp
phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung
ương (sự nghiệp văn hóa – xã hội; Sự nghiệp kinh tế; an ninh - quốc phòng; Trật
tự an toàn xã hội; Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng...). Trên thực tế
ngân sách trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn thu
và đảm bảo các nhu cầu chi mang tính quốc gia.

6


Ngân sách địa phương quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi ngân sách nhà
nước địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là NSNN cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa
các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Cũng theo qui định này, quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống
ngân sách nhà nước được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được
phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
Thực hiện việc bổ xung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nhằm
đảm bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương.

Số bổ xung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản
lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải
chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện
nhiệm vụ chi đó (kinh phí uỷ quyền).
Không được dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sách
cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
2.1.2. Ý nghĩa và đặc điểm quản lý ngân sách xã
2.1.2.1. Ý nghĩa
Từ các quan điểm về quản lý nói chung, quản lý NSX nói riêng, theo chúng
tôi quản lý NSX là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm
định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách xã diễn ra tại tất cả các khâu
của quá trình thu, chi ngân sách, nhằm đảm bảo mỗi khoản thu, chi ngân sách
đều được dự toán từ trước, được thực hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế
độ, định mức, tiêu chuẩn quy định và có hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì vậy, quản
lý ngân sách xã có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, quản lý ngân sách xã đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, chặt chẽ.
Ngân sách xã có ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung nguồn lực tài chính để
phát triển kinh tế - xã hội; thực hành tiết kiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi
tiêu lãng phí; Góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá
nền tài chính Quốc gia.

7


Hai là, các khoản thu, chi ngân sách xã thường mang tính không hoàn trả
trực tiếp, diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội,
hoạt động thu, chi thường xuyên ngân sách cũng ngày càng đa dạng hơn, phức
tạp hơn. Do vậy, cần thiết phải có các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực
hiện kiểm tra, quản lý các khoản thu, chi ngân sách để ngăn chặn kịp thời những

hiện tượng tiêu cực; Đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý, đảm
bảo cho việc Nhà nước sẽ nhận được những kết quả tương xứng với số tiền mà
Nhà nước đã bỏ ra.
Ba là, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu
cầu khách quan đối với mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Một nền kinh tế
hướng tới mở cửa và hội nhập hết sức năng động và đầy những thách thức gay
gắt cũng đã và đang đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện chức năng của tài chính. Hội
nhập là sự thừa nhận và vận hành nền kinh tế tài chính tuân thủ các nguyên tắc,
các thông lệ, các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, vai trò của quản lý thu, chi
lại càng cần thiết, nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹ Quốc gia, đảm bảo vốn được
sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả (Quốc Hội, 2002).
2.1.2.2. Đặc điểm quản lý ngân sách xã
a. Đặc điểm ngân sách xã
Từ khái niệm về NSX, quản lý NSX, chúng tôi thấy NSX là một cấp ngân
sách trong hệ thống NSNN, vì vậy nó có đầy đủ những đặc điểm chung của ngân
sách đó là:
+ Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật;
+ Ngân sách xã được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu
chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;
+ Hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn liền với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã - đó là Hội đồng nhân dân cấp xã;
Tuy nhiên, NSX là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan
hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm
minh. Vì vậy mối quan hệ về lợi ích đó được thực hiện thông qua hoạt động thu
chi ngân sách xã. Thông qua hoạt động thu chi đó, chính quyền cấp xã cũng đảm

8



bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh những đặc điểm chung
của cấp ngân sách, ngân sách xã cũng có những đặc điểm riêng, đó là ngân sách
xã vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách, chính đặc điểm riêng
này đã làm cho ngân sách xã trở thành một đơn vị dự toán đặc biệt, vì nó không
có đơn vị dự toán trực thuộc nào và nó vừa phải duyệt cấp, chi trực tiếp và tổng
hợp các khoản chi trực tiếp vào chi ngân sách xã.
b. Đặc điểm quản lý ngân sách xã
Quản lý ngân sách xã của các cơ quan có thẩm quyền được quy định thực
hiện theo nguyên tắc quản lý tuân thủ (tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính, tuân
thủ chế độ, tuân thủ chính sách, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, tuân thủ chế độ kế toán…) và kiểm soát chuẩn theo quy
định pháp lý Nhà nước được biểu hiện qua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ
chi ngân sách và các quy định mã hoá như: mã đơn vị sử dụng NSNN, mã hệ
thống mục lục NSNN…(Bộ Tài Chính, 2003).
2.1.3. Phân loại thu, chi ngân sách xã
2.1.3.1. Thu ngân sách xã
Thu ngân sách xã được hình thành từ 3 nguồn lớn đó là: Các khoản thu phát
sinh trên địa bàn, ngân sách xã hưởng 100% số thu; Các khoản thu phát sinh trên
địa bàn, ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên.
Trong điều kiện triển khai thực thi Luật NSNN đã được Quốc hội khoá XI
thông qua tại kỳ họp thứ hai ngày 16/12/2002 thì cơ cấu nguồn thu cho các xã ở
các địa phương khác nhau sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nên cơ
cấu nguồn thu NSX ở các địa phương khác nhau sẽ có sự khác nhau. Việc phân
cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải đảm bảo nguyên tắc (Quốc Hội, 2002):
- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã;
- Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương;

- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giao cho ngân sách xã
không vượt tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương do

9


Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao cho từng tỉnh đối với các khoản thu
đó; riêng đối với 5 loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Luật
ngân sách Nhà nước, tỷ lệ phân chia cho ngân sách xã, thị trấn tối thiểu là 70%;
Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi
của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa
ngân sách các cấp ở địa phương;
- Khi phân cấp nguồn thu cho xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng
thu từ các nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn; Phân cấp tối đa nguồn thu tại
chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên, các
xã có nguồn thu khá có phần dành để đầu tư phát triển, hạn chế việc bổ sung từ
ngân sách cấp trên, tăng số xã tự cân đối được ngân sách, giảm dần số xã phải
nhận bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên.
Ngoài ra, các địa phương cũng cần tham khảo những chỉ dẫn mà Bộ Tài
chính đã đưa ra trong Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 về phân
định nguồn thu cho NSX như sau (Bộ Tài chính, 2003):
* Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn
thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn
tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản
thu dưới đây:
a) Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định;

b) Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà
nước theo chế độ quy định;
c) Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý. Đây là nguồn thu
thường xuyên của ngân sách xã, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho
nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường
hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm
kỳ của Hội đồng nhân dân, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hội

10


đồng nhân dân khoá sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật;
d) Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản
huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc
tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định
đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực
tiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định;
e) Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
g) Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách
cấp trên
a) Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước gồm (Quốc Hội, 2002)
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà đất; Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí
trước bạ nhà, đất.
Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%.
Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa
là 100%.
b) Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định tại điểm a khoản 1.2 nêu
trên, ngân sách xã còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn
thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật ngân sách nhà
nước đã dành 100% cho xã, thị trấn và các khoản thu ngân sách xã được hưởng
100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã
Trong tổ chức hệ thống NSNN, các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với
nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu - chi ngân sách. Tuy nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận của cấp ngân sách) nào
không tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn
vốn cho cấp ngân sách (hay bộ phận cấp ngân sách) đó để đảm bảo cân đối thu 11


chi ngay từ khâu xây dựng dự toán từ đó hình thành khoản thu từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân
đối được thu - chi ngân sách nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình
thành nên nguồn thu thứ 3 cho NSX. Cơ chế xác lập số thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên được quy định như sau (Bộ Tài chính, 2003):
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch
giữa dự toán ngân sách chi theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các
nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo
tỷ lệ %). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định
ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể (Bộ Tài chính, 2003).
2.1.3.2. Các khoản chi của ngân sách xã
Ngân sách xã thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của xã, giải quyết các quan hệ cân đối trong nền kinh tế trên
địa bàn xã. Chính quyền Nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo kinh
phí cho chi đầu tư phát triển, cho hoạt động của bộ máy chính quyền ở xã, các tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn xã và cung cấp kinh phí cho các hoạt
động khác của xã.
Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, cụ thể các
nhiệm vụ chi như sau (Bộ Tài chính, 2003):
* Chi đầu tư phát triển: Nhóm chi đầu tư phát triển là tập hợp các nội dung
chi có liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới các công trình thuộc hệ
thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã như: đường giao thông, kênh mương tưới
tiêu nước, trường học, trạm y tế, hệ thống truyền thanh, nhà văn hoá xã ... Do
vậy, các khoản chi đầu tư phát triển thể hiện rõ mục đích tích luỹ nên cần phải ưu
tiên vốn nhiều hơn. Chi đầu tư phát triển của NSX hiện nay bao gồm: Chi đầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu
hồi vốn theo sự phân cấp của cấp tỉnh; Chi đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức,

12


×