Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT ANH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠ GIỚI HÓA
TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các cá nhân
trong và ngoài trường
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Kinh tế & Tài nguyên Môi
trường và các Thầy, Cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS. Nguyễn Văn Song,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở
Nông nghiệp và PTNT, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm Khí tượng
thủy văn Hải Dương, UBND huyện Bình Giang, phòng Nông nghiệp &PTNT, Phòng
Thống kê huyện, UBND xã Long Xuyên, UBND thị trấn Sặt và UBND xã Vĩnh Hồng
và những hộ dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và
nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi
nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...............................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận cơ giới hóa trong sản xuất lúa .....................................................4

2.1.1.

Các khái niệm về cơ giới hóa ..........................................................................4

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của cơ giới hóa trong sản xuất lúa ...........................................6

2.1.3.

Các khâu cơ giới hóa sản xuất lúa ..................................................................12

2.1.4.

Phát triển kỹ thuật cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông hồng ......15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến lúa gạo ......20


2.2.

Cơ sở thực tiễn cơ giới hóa trong sản xuất lúa ................................................22

2.2.1.

Tình hình cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến lúa gạo ở một số nước
trong khu vực.................................................................................................22

2.2.2.

Tình hình cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến lúa gạo ở Việt Nam ............32

2.2.3.

Những kinh nghiệm rút ra ..............................................................................47

Phần 3. Phương pháp nghiên cúu .............................................................................48
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...................................................................48

3.1.1.

Vị trí địa lý ....................................................................................................48

3.1.2.

Địa hình .........................................................................................................49


3.1.3.

Khí hậu ..........................................................................................................49

3.1.4.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................50

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................51

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận.....................................................................................51

3.2.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................51

iii


3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................51

3.2.4.


Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................................53

3.2.5.

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA ...................................53

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu .....................................................................................53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................55
4.1.

Tình hình thực hiện các chính sách đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong
sản xuất lúa ở huyện bình giang tỉnh Hải Dương ............................................55

4.1.1.

Khái quát tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Huyện Bình
Giang, Tỉnh Hải Dương .................................................................................55

4.1.2.

Hỗ trợ tài chính giúp người dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất ...............58

4.1.3.

Công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật về ứng dụng cơ giới hóa trong
sản xuất lúa ....................................................................................................63


4.2.

Ứng dụng cơ giới hóa cho sản xuất lúa trong các hộ nông dân ở huyện
Bình Giang ....................................................................................................65

4.2.1.

Thông tin chung về chủ hộ được điều tra .......................................................65

4.2.2.

Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực trong hộ........................................67

4.2.3.

Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang.........70

4.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng cơ giới hoá cho sản xuất lúa trong
các hộ nông dân .............................................................................................78

4.3.

Định hướng, mục tiêu và giải pháp ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa
ở huyện Bình Giang .......................................................................................91

4.3.1.

Định hướng và mục tiêu ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa ở huyện

Bình Giang ....................................................................................................91

4.3.2.

Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa cho sản xuất lúa ở
Huyện Bình Giang .........................................................................................93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 106
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 106

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 108

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 110
Phụ lục .................................................................................................................... 113

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


CGH

Cơ giới hóa

SX

Sản Xuất

ĐBSH

Đồng bằng sông hồng

CGHNN

Cơ giới hóa nông nghiệp

PNN

Phòng Nông nghiệp

TQ

Trung Quốc

VN

Việt Nam

UBND


Ủy Ban nhân dân

CHND

Cộng hòa nhân dân

PTNT

Phát triển nông thôn

KHCN

Khoa học công nghệ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GĐLH

Máy gặt đập liên hợp

SNN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

HTX

Hợp tác xã


TBKT

Thiết bị kỹ thuật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ...................................................57

Bảng 4.2.

Tổng hợp số lượng và chủng loại máy theo đăng ký mua máy của 12
huyện, thị xã, thành phố (dự án 2012- 2015) ...........................................58

Bảng 4.3.

Lãi suất vốn vay và trả nợ ngân hàng ......................................................60

Bảng 4.4.

Dự kiến số tiền vay ngân hàng mua máy nông nghiệp .............................61


Bảng 4.5.

Số lượng và giá trị máy nông nghiệp được hỗ trợ qua các năm
2012 – 2014 ............................................................................................62

Bảng 4.6.

Số máy nông nghiệp được hỗ trợ theo điều kiện kinh tế hộ và quy
mô sản xuất .............................................................................................63

Bảng 4.7.

Tình hình tập huấn của nông hộ ..............................................................64

Bảng 4.8.

Một số thông tin về chủ hộ được điều tra năm 2014 ................................66

Bảng 4.9.

Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra năm 2015 ..................68

Bảng 4.10. Tình hình đất đai trong các hộ điều tra ....................................................69
Bảng 4.11. Tình hình trang bị máy móc cho sản xuất lúa trong các hộ điều tra .........69
Bảng 4.12. Tình hình ứng dụng máy móc dụng cụ vào khâu làm đất, gieo sạ
trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang....................................................71
Bảng 4.13. Tình hình tiếp cận dịch vụ trong khâu làm đất cho sản xuất lúa của
hộ điều tra ...............................................................................................71
Bảng 4.14. Tình hình tiếp cận dịch vụ trong khâu gieo cấy cho sản xuất lúa của
hộ điều tra ...............................................................................................72

Bảng 4.15. Tình hình sử dụng máy bơm nước trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang .........74
Bảng 4.16. Tình hình sử dụng máy trong khâu BVTV của nông hộ huyện
Bình Giang .............................................................................................75
Bảng 4.17. Tình hình áp dụng máy cắt vào thu hoạch lúa ở huyện Bình Giang
năm 2014 ................................................................................................76
Bảng 4.18. Tình hình tiếp cận dịch vụ trong khâu thu hoạch cho sản xuất lúa
của hộ điều tra

77

Bảng 4.19. Trình độ học vấn của lực lượng lao động tại Huyện Bình Giang
năm 2015 ................................................................................................78
Bảng 4.20. Tình hình biến động giá thuê lao động nông nghiệp ở huyện Bình
Giang giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................80

vi


Bảng 4.21. Ảnh hưởng của diện tích thửa ruộng đến ứng dụng cơ giới hoá vào
khâu làm đất cho sản xuất lúa..................................................................81
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của việc nuôi trâu bò cày kéo đến ứng dụng cơ giới hoá
khâu làm đất cho sản xuất lúa..................................................................82
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của giới tính của chủ hộ đến ứng dụng cơ giới hóa khâu
làm đất cho sản xuất lúa ..........................................................................83
Bảng 4.24. So sánh chi phí giữa thuê làm đất thủ công và thuê làm đất bằng máy
cho 1 sào lúa ...........................................................................................84
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của giới tính của chủ hộ đến ứng dụng cơ giới hoá khâu
gieo cấy cho sản xuất lúa ........................................................................86
Bảng 4.26. So sánh chi phí giữa thuê cấy thủ công và thuê sạ bằng giàn sạ hàng
cho 1 sào lúa ...........................................................................................89

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của số lao động gia đình đến việc ứng dụng cơ giới hóa
khâu thu hoạch lúa ..................................................................................90
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của diện tích thửa ruộng đến ứng dụng cơ giới hóa khâu
thu hoạch lúa cho sản xuất lúa .................................................................91

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn .....................................................................................66
Biểu đồ 4.2. Số hộ tiếp cận dịch vụ trong khâu gieo cấy của hộ điều tra ......................72
Biểu đồ 4.3. Diện tích đồng ruộng được hộ nông dân tiếp cận dịch vụ trong khâu
gieo cấy ..................................................................................................73
Biểu đồ 4.4. Tình hình sử dụng máy bơm nước trong sản xuất của hộ điều tra ............74
Biểu đồ 4.5. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất của những hộ có
trâu bò ....................................................................................................82
Biều đồ 4.6. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất của những hộ
không có trâu bò. ....................................................................................83

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
Tên tác giả: Nguyễn Việt Anh
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy cơ giới hóa trong
thời gian tới.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát:
Đề tài tiến hành điều tra tại 3 xã của huyện Bình Giang, mỗi xã tiến hành điều
tra 30 hộ, chọn thị trấn Sặt, xã Vĩnh Hồng và xã Long Xuyên, đây là những xã đã tiến
hành khá tốt việc dồn điền đổi thửa và cũng là 3 xã có số lượng máy cơ giới trong sản
xuất lúa nhiều nhất huyện.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
địa phương, tình hình dân số, lao động, số lượng máy móc trong nông nghiệp, những tài
liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông
nghiệp và PTNT, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan Trung tâm khí tượng thủy văn Hải Dương, huyện ủy, UBND huyện Bình Giang, phòng thống kê huyện Bình
Giang, Phòng Nông nghiệp & PTNT Bình Giang, các Website chính thức, các tạp chí,
sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố, các số liệu này nhằm góp
phần làm rõ hơn thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, từ đó
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyên Bình Giang.
- Phương pháp phân tích thông tin:
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia PRA, phương pháp tổng hợp ý kiến.

ix


3. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:

Về cơ sở lý luận đề tài đã trình bày được hệ thống các khái niệm về cơ giới hóa,
cơ giới hóa trong sản xuất lúa, các loại máy nông nghiệp, khái niệm đẩy mạnh ứng
dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, các nhân tố ảnh hưởng và tác dụng của cơ giới
hóa trong sản xuất lúa.
Về mặt thực tiễn vấn đề ứng dụng cơ giới hóa, đề tài đã tìm hiểu một số chủ
trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Phân tích cho thấy quá trình sản xuất của nông dân huyện Bình Giang còn chưa đạt
hiệu quả cao, do trình độ học vấn còn thấp, diện tích canh tác ít, chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm canh tác. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật của các hộ nông dân còn tương đối
thấp và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa cũng chưa nhiều và chưa triệt để, nguyên nhân là do nông
dân sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hộ gia đình tỷ lệ hộ tham gia tập huấn chưa nhiều, công
nghệ bảo quản sau thu hoạch chưa tốt. Cơ giới hóa đã được áp dụng vào một số khâu trong
quá trình sản xuất lúa ở huyện Bình Giang như bơm nước, xới đất đạt 100% bằng cơ giới
hóa.
Chính những tác dụng to lớn này đã được người nông dân đánh giá xác nhận và là
yếu tố quan trọng để người nông dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng vào sản xuất trong thời
gian tiếp theo. Tuy nhiên việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa còn chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố không thuận lợi như: Diện tích canh tác lúa bình quân của các hộ ở huyện
Bình Giang ít, số thửa ruộng nhiều, diện tích manh mún đã ảnh hưởng không tốt đến việc
ứng dụng máy móc vào sản xuất.
Trên thực tế hoạt động ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa ở Huyện Bình
Giang trong những năm qua đã diễn ra theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, việc đẩy
nhanh ứng dụng cơ giới hoá vẫn còn nhiều khó khăn. Để đẩy nhanh việc ứng dụng cơ
giới hoá lúa tại tỉnh Hải Dương trong thời gian tới đề tài đưa ra 7 nhóm giải pháp như:
tiếp tục hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa và hoạt động khuyến nông, quy hoạch
vùng sản xuất lúa, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực lao động, hỗ trợ đầu tư, phát
triển các hình thức liên doanh liên kết, tuyên truyền tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp nông thôn và chủ động lập kế
hoạch tổ chức sản xuất đồng bộ tại địa phương.
Những hạn chế cần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, chính sách quy hoạch phù

hợp kết hợp thành lập các hợp tác xã sản xuất lúa để có thể tiến tới xây dựng cánh đồng
mẫu lớn. Cần tuyên truyền, tác động đến các hộ nông dân, giải thích cho nông hộ biết
về lợi ích của cơ giới hóa đối với sản xuất lúa, tác dụng của việc xây dựng cánh đồng

x


mẫu lớn đối với việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Cần đưa thêm động cơ điện
trong việc tưới tiêu nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm tiếng ồn và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Tăng thêm các buổi tập huấn về kỹ thuật sản xuất và cơ giới hóa trong sản
xuất cho người dân, giúp nông dân hiểu rõ hơn về việc sử dụng máy móc. Cần có những
chính sách phát triển kinh tế phù hợp, ổn định giá đầu ra cho lúa gạo để ổn định thu
nhập cho nông dân, ổn định giá cả các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ
sâu, xăng dầu để nông dân an tâm sản xuất và những chính sách bao tiêu sản phẩm, thu
mua lúa tránh tình trạng ứ đọng lúa nông dân bị thương lái ép giá. Đào tạo các cán bộ
khuyến nông, cán bộ hội nông dân ấp, xã về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức về
các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất lúa về làm tại địa phương. Cần có chính sách
trợ cấp vốn, cho vay vốn ưu đãi trung và dài hạn để nông dân có thể đầu tư và trang bị
các loại máy mới tiên tiến hơn.

xi


THESIS ABSTRACT
1. Summary
Author: Nguyen Viet Anh
Thesis title: “Solution enhanced mechanization in rice production in Binh
Giang district, Hai Duong province”.
Specialization: Economic Management


Code: 60 34 04 10

Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
2. Contents of the compendium
Research purpose of the thesis:
On the basis of assessing the situation making mechanization in rice production
Binh Giang district, Hai Duong province, to propose measures to promote
mechanization in the future.
The research methods were used:
+ Survey Sampling method:
Topics investigated in three communes of Binh Giang district, each village
surveyed 30 households, selected towns Sat, Hong Vinh Long Xuyen commune, these
are pretty good social work carried out land consolidation and also the 3 communes
with the number of machines rice production mechanization in most districts.
- Methods of data collection:
The secondary data includes information about natural characteristics, economic of the local society, the situation of the population and labor, the number of machines in
agriculture, these materials are collected in the room expertise of the provincial Party
Committee, People's Committee, the Department of Agriculture and Rural Development,
Department of Statistics, Department of Planning and investment, the agency
meteorological Centre hydrological Hai Duong, district Commissioner, Binh Giang district
People's Committee, district Statistical room Binh Giang, Binh Phong Giang Agriculture
and Rural Development, the official website, magazines, reference books and scientific
reports have been published, the data in order to better contribute to the mechanization of
situation in rice production in Binh Giang district, which propose solutions to increase
mechanization in rice production in Binh Giang district.

xii


- Methods of analysis of information:

Descriptive statistical method, comparative method, rural appraisal methods
involving PRA, integrated approach is.
3. The results of the study were achieved:
On the basis of theoretical topics presented by the system the concept of
mechanization, mechanization in rice production, agricultural machines, the concept of
boosting the application of mechanization in rice production, the influencing factors and
the effects of mechanization in rice production.
In terms of practical application problems of mechanization, the subject had to
learn a number of guidelines and policies of the Party and the Government on the
application of mechanization in rice production.
Analysis showed that the production of Binh Giang farmers are not effective,
due to low levels of education, less cultivated areas, mainly based on farming
experience. The situation of scientific and technical application of these farmers are
relatively low and the rate of application of mechanization is not much and not
thorough, caused by small-scale farmers, mainly in the household the proportion of
households involved in training, much less preservation technology is not good harvest.
Mechanization has been applied in a number of stages in the process of rice production
in Binh Giang district as the water pump, scarifying 100% by mechanization.
The main effects of this were enormous farmer assessment and certification is
an important factor for farmers to invest in production applications in the next time.
However the application of mechanization in rice production is influenced by many
factors that are not favorable such as rice cultivation area per capita of households in
Binh Giang less, the number of plots multiple, fragmented area have a negative impact
on the application of machinery to production.
In reality app works mechanization in rice production in Binh Giang district in
recent years has occurred in the positive direction. However, the accelerating
mechanization applications are still many difficulties. To accelerate the application of
mechanized rice in Hai Duong province in the near future given topic 7 solutions such
as work continues to complete the land consolidation and extension activities, zoning
rice production , training to improve the quality of labor resources, investment support

and develop forms of joint ventures, transfer of training dissemination of technical
progress, the development of economic sectors of agriculture and rural proactive
planning and organizing production locally synchronized.

xiii


These restrictions need to change the mindset, production practices, planning
appropriate policy combination to establish cooperatives for rice production can proceed
to build large sample field. Need propaganda, affecting farmers, the farmers explained to
know about the benefits of mechanization of rice production, the effects of the
construction of a large sample field for the application of mechanization to produce. Need
to put more electric motors for irrigation to reduce production costs, reduce noise and
minimize environmental pollution. Increase the training on production techniques and
mechanization in production for the people, to help farmers better understand the use of
machinery. Need for economic development policies consistent and stable prices for rice
output to stabilize incomes for farmers, stabilize prices of agricultural materials such as
fertilizers, pesticides and fuel to farmers assured production and product consumption
policies, purchasing paddy rice to avoid stagnation of farmers by traders price pressure.
Training of extension workers, farmers union officials hamlet, commune of technical
expertise, knowledge of all kinds of machinery and equipment to support production of
locally-made rice. Required capital subsidy policy, preferential loans for medium and
long term so farmers can invest and equip the new more advanced machines.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề quan tâm của Đảng và

Nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng và trong những năm đổi mới. Nông dân
nước ta chiếm 72% dân số với 26 triệu lao động chiếm 60% lao động cả nước
(Báo cáo Điều tra Lao động - Việc làm 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục Thống
kê), là đội quân chủ lực của thời kỳ cách mạng, nông dân vốn có truyền thống
yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động cần cù sáng tạo, ý thức cộng đồng cao, coi
trọng tình làng nghĩa xóm. Sản xuất nông nghiệp tạo ra hàng hóa nông sản đáp
ứng nhu cầu cuộc sống của mọi thành viên xã hội, cung cấp nguyên liệu cho
công nghệ chế biến, góp phần giải quyết lao động tại chỗ, ổn định tình hình kinh
tế xã hội. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là
tiền đề quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nêu rõ:“Nông nghiệp là nền tảng, là
trục phát triển, một trụ đỡ của nền kinh tế. Trong nhiều năm qua, nông nghiệp
liên tục tăng trưởng, đây là thành tựu quan trọng, qua đó góp phần vào thúc đẩy
tăng trưởng, xuất khẩu, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân” (Nguyễn
Hoàng và Nhật Bắc, 2014). Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện
nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được coi là yêu cầu
cần thiết, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông
thôn mới. Trong quá trình đó, không thể không tổ chức thực hiện cơ giới hóa
nông nghiệp. Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn
bộ sự nghiệp CNH-HĐH. Cùng với các biện pháp nông học và thủy lợi, cơ giới
hóa được các nhà khoa học nhìn nhận như là yếu tố quan trọng làm tăng sản lượng
và chất lượng sản phẩm nông sản. Theo tính toán, nếu đồng ruộng được cơ giới
hóa thì chất lượng lúa sẽ đồng đều hơn nhờ thu hoạch kịp thời và đúng độ chín.
Mặt khác nếu thu hoạch thủ công tỷ lệ hao hụt sẽ từ 5 đến 8%, còn thu hoạch bằng
máy cao lắm chỉ 3%, có nghĩa là ruộng 10 tấn lúa nếu cắt bằng máy thì nông dân
tránh được tổn thất từ 200 đến 500 kg lúa (Trường Duy, 2012).
Tuy nhiên mức độ cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất lúa trên cả nước nói
chung và vùng ĐBSH nói riêng, mức độ CGH trong SX còn thấp, chưa đồng bộ
và chưa phát triển toàn diện. CGH sản xuất lúa chủ yếu ở khâu làm đất, tuốt đập,
vận chuyển và xay xát lúa, gạo. Các khâu canh tác như gieo cấy, chăm sóc, thu


1


hoạch lúa và các loại cây trồng khác áp dụng CGH còn rất hạn chế, lao động thủ
công vẫn là chủ yếu.
Bình Giang là một trong 12 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Hải Dương, là
một huyện chủ yếu là nông nghiệp với diện tích diện tích cấy lúa đạt 12.690 ha, năng
suất lúa đạt khoảng 61,4 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực ước đạt 78 nghìn tấn (Niên
giám thống kê 2013).
Trong những năm qua, đi đôi với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp,
việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất,
chế biến lúa nói riêng đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên quá trình đó
vẫn còn nhiều vướng mắc tồn tại, việc chưa có quy hoạch phát triển cụ thể; sự đầu tư
trang thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang nhiều tính chất tự phát, dẫn đến sự phân
bổ không đều, có vùng thừa vùng thiếu; người dân chưa thực sự làm chủ được công
nghệ dẫn đến năng suất sử dụng máy chưa cao, làm giảm tuổi thọ và hiệu quả của
máy. Mặt khác, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ thống thủy lợi còn nhiều
bất cập, đất canh tác vẫn còn nhỏ lẻ manh mún. Những yếu tố trên đã làm chậm quá
trình sản xuất và chế biến lúa của huyện Bình Giang.
Vì vậy cần phải có những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực
trạng để đưa ra các giải pháp về khoa học – kỹ thuật, về kinh tế cùng chính sách
quản lý và bồi dưỡng nhằm thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo là hết sức
cần thiết. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Giải pháp tăng
cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa trên
địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy cơ

giới hóa trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
2) Đánh giá thực trạng việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất và chế biến
lúa tại huyện Bình Giang.
3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện cơ giới hóa
trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

2


4) Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương .
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là cơ giới hóa trong sản xuất lúa?
- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa được áp dụng ở những khâu nào? Tỷ lệ áp
dụng trong từng khâu?
- Hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việp áp dụng cơ giới hóa và trong sản
xuất lúa ở huyện Bình Giang?
- Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển cơ giới hóa trong sản xuất
lúa của Đảng và Nhà nước?
- Giải pháp nào để thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Bình Giang?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân đang thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất lúa: sử dụng
máy làm đất, giàn sạ hàng, máy gặt đập liên hợp vào sản xuất lúa và các chủ máy
nông nghiệp ở huyện Bình Giang
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung vào việc đánh giá thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất
lúa gạo trên địa bàn huyện Bình Giang, từ đó xem xét các thuận lợi khó khăn để
đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy cơ giới hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Trên cơ sở đó đề tài tiến hành điều tra 90 hộ nông dân sản xuất lúa và
các chủ máy nông nghiệp trên địa bàn 3 xã của huyện.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.3 . Phạm vi thời gian của số liệu
- Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu của 3-5 năm gần đây.
- Số liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng số liệu khảo sát thực tế tại các điểm và đối
tượng điều tra trong năm 2015.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA
2.1.1. Các khái niệm về cơ giới hóa
1) Cơ giới hóa
Hiện nay, có nhiều khái niệm và quan niệm khác nhau về cơ giới hoá.
Theo Cù Ngọc Bắc và cộng sự (2008), cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình thay
thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, động lực của người và gia súc bằng
công cụ cơ giới, lao động thủ công bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp
sản xuất lạc hậu bằng phương pháp khoa học. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp
được tiến hành qua các giai đoạn sau:
- Cơ giới hóa bộ phận (từng khâu lẻ tẻ) trước hết và chủ yếu được thực
hiện ở những công việc nặng nhọc tốn nhiều sức lao động và dễ dàng thực hiện.
Đặc điểm giai đoạn này là mới sử dụng các chiếc máy lẻ tẻ.
- Cơ giới hóa tổng hợp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất

cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trưng của giai đoạn này là sự ra đời
hệ thống máy trong nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ sung lẫn nhau và
hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở địa
phương, từng vùng.
- Tự động hóa là giai đoạn cao của cơ giới hóa, sử dụng hệ thống máy với
phương tiện tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình sản xuất từ lúc
chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. Đặc trưng giai đoạn này là một phần lao
động chân tay với lao động trí óc, con người giữ vài trò giám sát, điều chỉnh quá
trình sản xuất nông nghiệp.
2) Cơ giới hóa nông nghiệp
Cơ giới hóa (CGH) là quá trình thay thế công cụ lao động thủ công bằng
công cụ cơ giới hóa, thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực máy móc,
thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất hiện
đại, nghĩa là thay thế từng yếu tố của lực lượng sản xuất bằng toàn bộ lực lượng sản
xuất phát triển, có nền thực hiện là công nghiệp cơ khí phát triển đặc biệt là công
nghiệp cơ khí phục vụ cho nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, 1991).
Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình sử dụng máy móc vào sản xuất nông
nghiệp thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm tăng năng

4


suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động. CGH nông nghiệp có các mức độ
khác nhau từ CGH từng công việc riêng lẻ (cày đất, gieo hạt, đạp lúa) đến việc cơ
giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất một cây trồng, một vật nuôi,
một sản phẩm nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, 1991).
Quá trình CGH nông nghiệp được tiến hành qua các giai đoạn sau: Quá
trình này được bắt đầu từ CGH bộ phận (từng khâu riêng lẻ) tiến lên CGH tổng
hợp rồi tự động hoá.
CGH bộ phận (từng khâu riêng lẻ) trước hết và chủ yếu được thực hiện ở

những công việc nặng nhọc tốn nhiều sức lao động và dễ dàng thực hiện. Đặc
điểm giai đoạn này mới sử dụng các chiếc máy riêng lẻ cho từng khâu.
CGH tổng hợp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất cả các
giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trưng của giai đoạn này là sự ra đời hệ
thống máy trong nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ xung lẫn nhau và
hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở địa
phương, từng vùng.
Tự động hoá là giai đoạn cao nhất của CGH nông nghiệp. Quá trình này
sử dụng hệ thống máy với phương tiện tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả các
quá trình sản xuất từ lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. Đặc trưng giai
đoạn này là một phần lao động chân tay với lao động trí óc, con người giữ vai trò
giám đốc, giám sát, điều chỉnh quá trình sản xuất nông nghiệp.
3) Cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Sản xuất lúa là một lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng cơ
giới hóa trong sản xuất lúa chính là việc đưa các máy móc, tiến bộ kỹ thuật vào
trong các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch.
Trong đó, các khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch chiếm nhiều công sức lao
động hơn so với các khâu còn lại.
Như vậy, cơ giới hóa trong sản xuất lúa là quá trình sử dụng máy móc
vào trong sản xuất lúa nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người hoặc
súc vật qua đó tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động trong
các khâu sản xuất lúa như làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch,
sau thu hoạch.
Cũng như quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, cơ giới hóa trong sản
xuất lúa được tiến hành từ cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) tiến lên cơ
giới hóa tổng hợp rồi tự động hóa (Từ điển Bách khoa Nông nghiệp, 1991).

5



2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của cơ giới hóa trong sản xuất lúa
2.1.2.1. Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Việc thực hiện cơ giới hóa sẽ nâng cao được năng suất lao động: Ví dụ
một người lao động bình thường cuốc đất sẽ được khoảng 40 m2/h, khi sử dụng
trâu bò cày đất được khoảng 300 m2/h, khi sử dụng máy cày công suất nhỏ năng
suất có thể đạt 400 - 720 m2/h, nếu sử dụng máy cày công suất lớn thì năng suất
có thể lên tới 5000 m2/h (Cù Ngọc Bắc và cộng sự, 2008). Ngoài ra, khi sử dụng
lao động thủ công thì chỉ có thể lao động được một thời gian ngắn trong ngày còn
khi sử dụng máy móc thì thời gian làm việc có thể tăng lên 2 - 3 lần bằng cách
làm việc nhiều ca, vì vậy năng suất lao động khi sử dụng máy cao gấp nhiều lần
so với lao động thủ công.
Cơ giới hóa nông nghiệp, một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20,
được thực hiện bằng công nghệ cao đã tạo ra giá trị trong thực hành sản xuất
nông nghiệp của thế giới thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn về lao động, kịp
thời của các hoạt động và quản lý đầu vào hiệu quả hơn, với trọng tâm là hệ
thống năng suất cao bền vững. Trong lịch sử hiện đại máy móc được sản xuất ra
có giá cả phải chăng, giúp người sản xuất tăng năng lực và tiêu chuẩn hóa các
hoạt động đánh giá thông qua việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, đó
là chìa khóa của cơ giới hóa nông nghiệp. Để đạt năng suất nông nghiệp đáp ứng
nhu cầu được tính toán trong tương lai về lương thực, thực phẩm và nhiên liệu;
Mặc dù nông nghiệp đã vượt qua những thách thức trong quá khứ nhưng để đáp
ứng sự gia tăng có mục tiêu về năng suất đến năm 2050 sẽ phải được thực hiện
khi đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt, bao gồm cả nguồn lực hạn chế, ít lao
động và lao động có tay nghề cao, hạn chế của đất canh tác và những hạn chế
khác. Các số liệu được sử dụng để đo lường quá trình như vậy gọi là tổng năng
suất nhân tố (TFP) – Sản lượng trên một đơn vị được sử dụng tổng nguồn lực
trong sản xuất, theo một số dự báo, sản lượng nông nghiệp sẽ phải gấp đôi vào
những năm 2050 với sự quản lý đồng thời phát triển bền vững (Cù Ngọc Bắc và
cs., 2008).
Điều này, các nhà khoa học trong ngành cho rằng, nó đòi hỏi gia tăng TFP

từ mức hiện là 1,4 đối với hệ thống sản xuất nông nghiệp đến một mức độ phù
hợp là 1,75 hoặc cao hơn. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ cần những thành
tựu đáng kể trong tất cả các yếu tố tác động vào tổng năng suất nhân tố (TFP).
Cơ giới hóa là một trong những nhân tố đó mà đã có ảnh hưởng đáng kể đến TFP

6


từ khi bắt đầu nông nghiệp hiện đại. Cho một ví dụ ở Mỹ, do được thu hoạch
bằng cơ giới, là một yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sản xuất bông vải trong
thế kỷ trước. Trong tương lai, cơ giới cũng sẽ phải góp phần quản lý tốt hơn các
yếu tố đầu vào, trong đó rất quan trọng để tăng TFP trong hệ thống sản xuất toàn
cầu rất khác nhau giữa các loại cây trồng và tình trạng kinh tế từng khu vực (Cù
Ngọc Bắc và cộng sự, 2008).
Cơ giới hóa trong khái niệm chung trong sản xuất lúa bao gồm cả điện khí
hóa, tự động hóa, số hóa…). Trong điều kiện ở ĐBSCL kể cả điện khí hóa, chủ
yếu áp dụng trong lĩnh vực tưới tiêu nước bằng máy móc sử dụng điện. Một điều
cần chú ý là, qua nhiều năm thử nghiệm thực tế, ở ĐBSCL hiện nay thích nghi
các loại máy móc, đặc biệt là máy gặt đập liên hợp xuất xứ từ Nhật Bản. Các
máy GĐLH từ Trung Quốc và Việt Nam chưa thích nghi do độ bền kém và thiếu
phụ tùng thay thế, thường hư hỏng nhiều khi đang làm việc nên nông dân không
áp dụng rộng rãi (Cù Ngọc Bắc và cộng sự, 2008).
Vì vậy, cần quan tâm đầu tư cơ giới hóa bằng nhiều hình thức để đẩy
nhanh tốc độ hiện đại hóa sản xuất lúa. Từ đó giúp nông dân hạ giá thành, giảm
lao động nặng nhọc, giảm thất thoát trong và sau thu họach và tăng lợi nhuận cho
nông dân. Bởi vì thất thoát sau thu hoạch lúa theo báo cáo của các tổ chức nghiên
cứu và tổ chức FAO biến động từ 10 đến 40% (Cù Ngọc Bắc và cộng sự, 2008).
Khi tiến hành cơ giới hóa sẽ giảm tính căng thẳng thời vụ trong sản xuất
lúa: Sản xuất lúa mang tính thời vụ chặt chẽ, cây lúa có đặc điểm sinh trưởng,
phát triển riêng, thời lịch trong năm như là điều kiện tiên quyết để cây lúa cho

năng suất khác nhau. Sản xuất lúa có tính căng thẳng mùa vụ là rất cao, đặc biệt
với các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn như hiện nay, nếu canh tác trễ
muộn, không kịp thời vụ cây trồng sẽ cho năng suất thấp thậm chí là mất trắng.
Thời hạn để thực hiện mỗi công đoạn canh tác sẽ được rút ngắn khi sử dụng máy
bằng cách sử dụng nhiều ca/ngày, đây là việc mà lao động thủ công không thể
làm được. Nhờ vậy mà ta có thể tăng được năng suất cây trồng, tăng thêm vụ sản
xuất (tăng hệ số sử dụng ruộng đất), làm tăng thu nhập cho người nông dân.
Chất lượng lao động khi sử dụng máy cao hơn lao động thủ công: Trong
một số khâu canh tác đặc biệt để đạt yêu cầu kỹ thuật thì không thể làm thủ công
mà phải làm bằng máy như: Cày khai hoang, cày sâu cải tăng chiều sâu canh tác
đối với đất bạc màu. Với các loại đất này phải làm đất thành nhiều lớp vì vậy
phải sử dụng máy mới đáp ứng được. Chất lượng công việc là một đòi hỏi quan

7


trọng của quá trình canh tác trong nông nghiệp. Đặc biệt là trong quá trình thu
hoạch và sau thu hoạch yêu cầu về chất lượng còn cao hơn nữa. Ở nước ta hiện
nay việc áp dụng cơ giới, máy móc vào công đoạn này còn yếu, các sản phẩm sau
khi thu hoạch đòi hỏi phải được bảo quản chế biến sớm để tránh giảm phẩm cấp.
Do đó, nếu sử dụng lao động thủ công sẽ không đảm bảo được tiến độ và chất
lượng của sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm dùng cho xuất khẩu. Ví dụ như
để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu thì chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ gạo gãy, vỡ
phải thấp. Muốn đạt yêu cầu này ngoài việc sử dụng nhiều loại máy hiện đại còn
phải khống chế độ ẩm của hạt gạo khi đưa vào chế biến, thời gian sơ chế, phương
pháp bảo quản điều này nếu chỉ dùng lao động thủ công thì sẽ khó thực hiện
được hoặc sẽ làm giảm chất lượng thành phẩm (Cù Ngọc Bắc và cs., 2008).
Về hiệu quả kinh tế: Diện tích đất canh tác nông nghiệp/lao động ngày
càng giảm xuống làm cho thu nhập của người nông dân khó được cải thiện nếu
chỉ canh tác thuần túy. Hơn nữa, công việc sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung

vào một số thời điểm trong năm (tính căng thẳng thời vụ) thời gian còn lại công
việc ít, nếu không có ngành nghề phụ thì khả năng cải thiện kinh tế hộ gia đình
gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, có xu thế lao động nhàn rỗi ở nông thôn xin đi
làm tại các khu công nghiệp hoặc đi làm thuê tại các thành phố lớn để kiếm thêm
thu nhập. Tuy nhiên, xu thế này đã làm cho lao động thuần túy nông nghiệp ở
nông thôn giảm đi, dẫn đến lúc mùa vụ phải thuê mướn hoặc sử dụng máy móc.
Vào thời điểm căng thẳng mùa vụ, giá nhân công tăng lên, nếu so sánh với giá
thuê máy thì giá thuê làm thủ công đắt hơn (Cù Ngọc Bắc và cộng sự, 2008).
Cơ giới hóa cho phép giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc, bảo vệ sức
khỏe cho người lao động. Khi sử dụng máy móc ngoài việc giảm nhẹ sức lao
động cho người lao động còn bảo vệ họ tránh phải tiếp xúc trực tiếp với các loại
hóa chất độc hại. Đồng thời, cơ giới hóa tạo ra một lực lượng lao động dồi dào
cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, cơ giới hoá cũng có tác dụng tiêu cực đối với nguồn lao động đó
là tại những vùng có nguồn lao động dồi dào, việc áp dụng cơ giới hoá vào sẽ gây ra
hiện tượng dư thừa lao động, xảy ra hiện tượng thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập
và đời sống của họ. Thực tế tại một số địa phương do nhận thức của người dân chưa
cao, họ còn coi việc đưa máy móc vào sản xuất là thủ phạm làm mất công ăn việc
làm của họ. Do đó, họ có tư tưởng, có hành động chống lại việc đưa cơ giới hoá vào
sản xuấ thậm chí gây ra hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: đánh nhau với chủ
máy, phá hoại máy móc (Trung tâm Khuyến nông Hải Dương, 2015).

8


2.1.2.2. Ý nghĩa của cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Mấy năm trở lại đây, mỗi khi đến mùa gặt, trên những cánh đồng của
huyện Bình Giang, cảnh bà con nông dân cặm cụi cắt lúa đã dần được thay thế
bằng những chiếc máy gặt đập liên hợp. Việc vận chuyển thóc cũng được thay
thế bằng xe máy hay các loại máy móc khác.

Xác định được việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa
quan trọng nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đất nông nghiệp, giúp
nông dân giảm chi phí và thời gian lao động, trong những năm qua, huyện Bình
Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khuyến khích và tạo điều kiện cho
các hộ nông dân mua sắm các loại máy nông nghiệp. Thực hiện dự án đầu tư cơ
giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, huyện Bình Giang đã
hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất 0% tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện để mua 54 máy nông nghiệp. Trong đó có 23 máy gặt đập liên
hợp, 25 máy làm đất các loại, 5 ô tô tải nhẹ và một máy tuốt lúa. Ngoài ra, để
phục vụ sản xuất, các hộ nông dân cũng đã tự mua hàng chục chiếc máy khác.
Đến nay, toàn huyện đã có 55 chiếc máy gặt đập liên hợp. Theo Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang hiện nay, toàn bộ khâu làm đất
đã được cơ giới hóa, hầu hết việc tưới, tiêu cũng được các hộ sử dụng máy. Năm
nay, 80% diện tích lúa của bà con nông dân được gặt bằng máy. Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Việc đưa cơ giới hóa vào sản
xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, giải phóng được sức
lao động và giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hoạch; đồng thời, thúc
đẩy việc thực hiện quy vùng tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất" (Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang, 2015).
Xác định cơ giới hóa trong sản xuất lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo đảm thời vụ và tăng hệ số sử dụng ruộng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, Bình Giang đã từng bước cơ giới hóa
sản xuất nông nghiệp bằng các loại máy làm đất, máy gieo sạ hàng, máy gặt đập
liên hợp, máy xay, xát nông sản…
Việc gieo cấy vụ thu - mùa 2015 vừa khép lại, ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NN&PTNT) cùng nông dân nhiều xã thực sự ấn tượng với mô
hình sản xuất nông nghiệp gần như được cơ giới hóa. Mô hình này cần được
nhân rộng và phát triển, song còn gặp nhiều khó khăn. Người nông dân nhiều nơi
đã ứng dụng thành công các máy làm đất, máy gặt đập liên hợp trong sản xuất


9


lúa. Song, việc cấy và gieo mạ thì gần như vẫn hoàn toàn phải làm thủ công. Trên
địa bàn huyện cũng đã hình thành hệ thống mạng lưới các cơ sở bảo hành, sửa
chữa máy nông nghiệp rộng khắp, đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa, bảo
dưỡng các loại máy nông nghiệp... Để khuyến khích các hộ đưa cơ giới vào sản
xuất, ngoài chính sách chung của tỉnh, huyện có cơ chế hỗ trợ cho các tập thể, cá
nhân khi mua máy gặt đập liên hợp, máy cấy. Ngoài ra, huyện phối hợp với
Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các doanh nghiệp tổ chức trình diễn các loại máy
nông nghiệp, đồng thời hướng dẫn, thẩm định, giải ngân nguồn vốn vay cho các
hộ nông dân có nhu cầu mua máy phục vụ sản xuất. Từ năm 2012 đến nay, huyện
đã tổ chức 5 lần trình diễn máy gặt đập liên hợp tại các vùng canh tác đặc trưng
của huyện; tư vấn hướng dẫn cho nông dân các xã, thị trấn chọn lựa máy nông
nghiệp phù hợp cũng như cách khắc phục sự cố trong quá trình vận hành máy
hay thay thế, bổ sung một số chi tiết máy cho phù hợp với khả năng tài chính,
điều kiện tự nhiên và truyền thống thâm canh của địa phương (Phòng Nông
nghiệp và PTNT huyện Bình Giang, 2015).
Theo tính toán của bà con nông dân và các cán bộ chuyên môn, lúa được
sản xuất theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ không chỉ tăng năng suất 15-20% trên
1 đơn vị diện tích, mà còn giảm được chi phí đầu vào từ 3,4 đến 4 triệu
đồng/ha/vụ. Ngoài ra, việc áp dụng cơ giới hóa còn giúp tiết kiệm được nguồn
giống, thuốc bảo vệ thực vật, nên lợi nhuận thu về cao hơn so với phương thức
sản xuất thủ công, bán thủ công từ 5 đến 6 triệu đồng/ha/vụ. Không những đem
lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện còn giải quyết được vấn đề bức xúc về lao động
thời vụ. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, đào tạo nghề
cho lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH, làm thay đổi tư duy sản xuất
của người nông dân, từng bước hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung,
quy mô lớn, thuận lợi cho việc chỉ đạo, quản lý sản xuất và thu hút doanh nghiệp

có vốn đầu tư vào sản xuất và thu mua sản phẩm cho nông dân (Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang, 2015).
Những năm gần đây, cùng với việc lựa chọn giống cây có giá trị kinh tế
cao vào gieo trồng, việc áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa
vào sản xuất đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Long Xuyên, Vĩnh Hồng
và thị trấn Sặt chú trọng. Toàn xã hiện có gần 100 chiếc máy phục vụ sản xuất
nông nghiệp, trong đó máy làm đất và máy tuốt lúa chiếm đa số. Vào mỗi vụ gieo

10


×