Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM ĐỨC TRUNG HIẾU

NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Đức Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn.
Các thầy, cô bộ môn Kế hoạch Đầu tư, cùng các thầy, cô trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn.
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại đơn vị.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trần Đình Thao đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến đóng
góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Phạm Đức Trung Hiếu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận thực tiễn ................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan .............................................................................. 4

2.1.2.

Vai trò của việc nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ......................................................... 18

2.1.3.

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ......................................................... 19

2.1.4.

Nội dung nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ................... 21

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ......................................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm, bài học công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở
trong nước và trên thế giới ............................................................................. 24

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp....... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 28

3.1.1.

Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang .......................... 28

3.1.2.

Tổ chức hoạt động của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang........................................... 30

iii



3.1.3.

Kết quả thu NSNN của ngành thuế tỉnh Bắc Giang ........................................ 31

3.1.4.

Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phân cấp quản lý doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.............................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin ..................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 36

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 37


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 39
4.1.

Thực trạng hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang .................................. 39

4.1.1.

Hiệu lực công tác quản lý đối tượng nộp thuế ................................................ 39

4.1.2.

Hiệu lực công tác quản lý kê khai, tính thuế thu nhập doanh nghiệp ............... 41

4.1.3.

Hiệu lực quản lý thu nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp ............................. 50

4.1.4.

Hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra thuế ...................................................... 54

4.1.5.

Đánh giá chung về hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ........................ 57

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ........... 61

4.2.1.

Nhóm yếu tố khách quan ............................................................................... 61

4.2.2.

Nhóm yếu tố chủ quan ................................................................................... 64

4.3.

Căn cứ, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Giang ...................................................................................................... 68

4.3.1.

Căn cứ đề xuất các giải pháp .......................................................................... 68

4.3.2.

Định hướng các giải pháp .............................................................................. 70

4.3.3.

Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ........................ 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 80

5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 80

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 83
Phụ lục

85

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

BTC

Bộ Tài chính

CQT


Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KK

Kê khai


MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách nhà nước

NVL

Nguyên vật liệu

QLT

Quản lý thuế

TK

Tài khoản

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tr

Triệu

TSCĐ

Tài sản cố định

UBNN

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tổng số thu NSNN của ngành thuế tỉnh Bắc Giang ................................32


Bảng 3.2.

Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Bắc Giang .................33

Bảng 3.3.

Phân cấp quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang (tính đến 31/12/2014) ............................................................34

Bảng 4.1.

Các văn bản quy định việc đăng ký thuế và quản lý đối tượng nộp
thuế đang hiện hành ...............................................................................39

Bảng 4.2.

Số lượng và tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang tính đến ngày 31/12/2014 ..........................40

Bảng 4.3.

Tình hình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ......................................42

Bảng 4.4.

Các văn bản quy định việc xác định căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp đang hiện hành............................................................................43


Bảng 4.5.

Một số hình thức kê khai sai doanh thu tính thuế cơ bản của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang được phát hiện
qua kiểm tra tại bàn và tranh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.............46

Bảng 4.6.

Một số hình thức kê khai sai chi phí tính thuế cơ bản của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang được phát hiện qua
kiểm tra tại bàn và tranh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế ...................47

Bảng 4.7.

Tình hình miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ...........................50

Bảng 4.8.

Số thu thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Giang vào ngân sách nhà nước trong ba năm 2012-2014 .................51

Bảng 4.9.

Đánh giá số thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổng thu ngân
sách nhà nước về thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục
Thuế tỉnh Bắc Giang .............................................................................52

Bảng 4.10.


Tổng hợp tình hình nợ đọng thuế của doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ........................................................53

Bảng 4.11.

Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở
cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh .............................55

Bảng 4.12.

Kết quả truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra
tại trụ sở người nộp thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

vi


tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ..................................................................56
Bảng 4.13.

Một số điểm không phù hợp của các văn bản quy định về chính
sách thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ............................................62

Bảng 4.14.

Mức độ đánh giá các thủ tục hành chính về thuế và công tác quản lý
của cơ quan thuế ....................................................................................63

Bảng 4.15.

Ý kiến đánh giá về mức độ đáng ứng về số lượng cán bộ quản lý

doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.............................................65

Bảng 4.16.

Tổng hợp tình hình tuyên truyền hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.........65

Bảng 4.17.

Tổng hợp khảo sát tình hình tiếp nhận các quy định về thuế của
doanh nghiệp ngoài quốc doanh .............................................................66

Bảng 4.18.

Ý kiến đánh giá về mức độ đáng ứng về kết cấu hạ tầng của Cục
Thuế tỉnh Bắc Giang ..............................................................................67

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Nội dung cơ bản của Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp .......................13

Hình 2.2.

Các nội dung của hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ...............21

Hình 3.1.


Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang...........................................................28

Hình 3.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang .................................30

Hình 4.1.

Mức độ đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành .....................................................................................61

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Đức Trung Hiếu.
Tên Luận văn: “Nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng
hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. Đề tài đi sâu vào
mục tiêu cụ thể là góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp và hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2012-2014. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp và hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Đi sâu vào nghiên cứu hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm 04
nội dung: hiệu lực quản lý đối tượng nộp thuế, hiệu lực quản lý kê khai tính thuế thu
nhập doanh nghiệp, hiệu lực quản lý thu nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và hiệu
lực công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Đề tài đưa ra phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo, ứng dụng
quản lý tại cơ quan thuế… và thu thập dữ liệu sơ cấp bằng điều tra qua bảng câu hỏi đối
với cán bộ quản lý thuế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Sau đó sử dụng ứng dụng Excel để tổng hợp lại, phân tích và xử lý thông tin. Đề tài sử
dụng các phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh; phương pháp cho điểm,
xếp hạng; phương pháp tổng hợp ý kiến các bên; phương pháp thống kê mô tả và
phương pháp phân tích SWOT.

ix


Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang cho thấy trong giai đoạn vừa
qua đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà
nước, hạn chế được tình trạng trốn thuế và gian lận thuế của các doanh nghiệp. Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như tính tuân thủ luật
thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa cao, nợ thuế thu nhập

doanh nghiệp vẫn còn nhiều và tổ chức bộ máy quản lý thuế vẫn chưa đảm bảo nhu cầu
quản lý...
Đề tài đã phân tích các nhóm nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến
hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Căn cứ vào đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc
Giang. Đề tài đã đề xuất 08 giải pháp để nâng cao lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phạm Đức Trung Hiếu.
Thesis title: “Raising the effective management of corporate income tax for
non-state enterprises in the Bac Giang Province Department of Taxation”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Major objective of this research is, based on the analysis, assessment of the
effective management of non-state enterprises income, to propose measures to enhance
effective management of corporate income tax for this type of enterprise in the future.
The first specific objective is to review literature and reality related to effective
management of corporate income tax for non-state enterprises. Then the study focuses
on evaluating current situation of management of enterprise income tax, analyzing of
factors affecting the effective management of corporate income tax for non-state

enterprises in Bac Giang Provincial Tax Department in the period of 2012-2014. Finally
the study proposes solutions to improve the effective management of corporate income
tax for non-state enterprises in Bac Giang Province Department of Taxation.
Research Methods
This study has reviewed literature and reality related to the effective
management of corporate income taxes and the effective management of corporate
income tax for non-state enterprises. The study focuses on the effective management of
corporate income tax including four issues: effective management of taxpayers,
effective management of declared taxable corporate income, effective tax collection and
management of corporate income payment and effectiveness of enforcement, and tax
examination.
The research was based on secondary data collected from reports, software for
taxation management at the tax office, and on primary data collected by interviewing
tax administration officials, non-state enterprises at the Bac Giang Province Department
of Taxation. Then Excel software was used to summarize, analyze and process
information. The study used methods of data analysis: comparison method; method of
scoring and ranking; integrated opinions of all parties; statistical methods and SWOT
analysis.

xi


Main results and conclusions
The analysis of effective management of corporate income tax for non-state
enterprises in the Bac Giang Province Department of Taxation reveals that, in the latest
period, the management activities had gained significant achievements, contributing to
revenues state budget, reducing tax evasion and tax fraud by the enterprises. But there
were some drawbacks to be overcome in the near future such as the compliance with
corporate income tax law by non-state enterprises was low, considerable corporate
income tax debt remained and inadequate management measures.

The study analyzed objective and subjective factors influencing the effective
management of enterprise income tax for non-state enterprises at the Bac Giang
Province Department of Taxation.
Based on evaluation of the situation and factors affecting the effective
management of corporate income tax for non-state enterprises at the Bac Giang
Province Department of Taxation., the study has proposed eight measures to improve
the management of enterprise income tax for non-state enterprises in the Tax
Department of Bac Giang province in the coming years.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, có vai trò vô cùng quan
trọng trong công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô. Tỷ trọng thu thuế, phí trong
tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của nước ta năm 2014 đạt xấp xỉ 94,8% và
năm 2015 đạt xấp xỉ 94%. Trong thời gian vừa qua, hệ thống chính sách thuế Việt
Nam nói chung và hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nói
riêng ngày càng đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội
nhập với thế giới. Việc đổi mới chính sách thuế TNDN đặc biệt là giảm thuế suất
thuế TNDN phổ thông xuống còn 20% trong kỳ tính thuế năm 2016 đã góp phần
quan trọng vào việc khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước. Thuế TNDN không chỉ chứng tỏ được ưu điểm, sự tiến bộ mà nó
còn là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động đầu tư theo định hướng của nhà nước.
Trong thời gian qua khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN NQD) ở
nước ta phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Góp phần tạo nhiều hàng
hóa, dịch vụ đáp ứng thị trường, thu hút hàng triệu lao động và đóng góp một
phần lớn vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh quá trình phát triển thì

việc thực hiện nghĩa vụ về thuế với NSNN của các doanh nghiệp NQD chưa sát,
đúng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Đặc
biệt là thuế TNDN. Do đó dẫn đến sự mất công bằng trong tổng động viên tiền
thuế ở tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy cần phải có những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với loại hình này, qua đó đảm bảo tính
công bằng và hiệu quả của thuế cũng như vai trò của quản lý nhà nước trong nền
kinh tế nước ta hiện nay.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có điều kiện
tự nhiên thuận lợi, mạng lưới giao thông phát triển cùng với những chủ trương,
chính sách thu hút nguồn lực, khuyến khích đầu tư đã tạo cơ hội rất lớn cho các
doanh nghiệp NQD trên địa bàn. Song trong những năm qua việc huy động số
thuế vào NSNN của các doanh nghiệp này chưa đạt hiệu quả cao, nhất là thuế
TNDN. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho Cục Thuế tỉnh Bắc Giang làm thế nào
để nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tốt hơn nhằm nâng

1


cao ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp và
tăng cường nguồn thu vào NSNN.
Nhận thức được vấn đề đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu lực
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang” để làm đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp
của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hiệu lực quản lý thuế TNDN đối
với các DN NQD, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực quản
lý thuế TNDN đối với loại hình DN này trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNDN
và hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2012-2014.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối
với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thế nào là thuế TNDN, Quản lý thuế (QLT), hiệu lực quản lý và DN NQD?
- Công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD gồm những nội dung gì?
- Thực trạng hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Giang thời gian qua được tiến hành như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN
NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang gồm những gì?
- Những khó khăn, vướng mắc trong hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với
DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thời gian qua?
- Để nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Giang thời gian tới cần đề xuất những giải pháp gì?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hoạt
động quản lý và hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu là: Cán bộ quản lý DN NQD
tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang; các DN NQD thuộc sự quản lý của Cục Thuế
tỉnh Bắc Giang.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao
hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD.
Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu đối với các DN NQD tại tỉnh Bắc Giang do Cục Thuế
tỉnh Bắc Giang quản lý.
Phạm vi thời gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu, dữ liệu để phân
tích, đánh giá thực trạng về hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại
Cục Thuế tỉnh Bắc Giang trong ba năm 2012, 2013 và 2014. Số liệu sơ cấp thực
hiện điều tra trong năm 2015.
- Các giải pháp đề xuất của đề tài đưa ra hướng tới được thực hiện trong
giai đoạn 2016-2020.
- Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 5/2015 đến tháng 5/2016

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự
của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải,
từ vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp
nhân nhằm tập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ
máy nhà nước và các nhu cầu chung của xã hội. Các khoản thu qua thuế được thể
chế bằng luật (Tổng Cục Thuế, 2008).
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của

thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và
thực hiện phân phối thu nhập. Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.
Khái niệm thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của
cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thường là một
kỳ kinh doanh (Tổng Cục Thuế, 2008).
Đặc điểm của thuế TNDN
Thuế TNDN áp dụng chung cho tất cả các thành phần kinh tế, điều chỉnh cả
đối với cơ sở thường trú của công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam,
các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh
nghiệp. Hay có nghĩa là nó đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản
xuất kinh hàng hóa dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến
việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh đó.
Bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Tổng Cục Thuế, 2008).

4


Mục đích cơ bản của thuế TNDN là động viên một phần thu nhập vào ngân
sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh hàng hóa phát sinh thu nhập.
Thuế TNDN được ban hành thay thế cho thuế doanh thu, cùng với việc
ban hành Luật thuế GTGT đã trở thành hệ thống chính sách thuế đồng bộ đã khắc
phục những hạn chế của thuế doanh thu trước đây.
Mặt khác việc đánh thuế TNDN nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt

giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với
doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta (Tổng Cục Thuế, 2008).
2.1.1.2. Một số nội dung cơ bản của thuế TNDN
Nội dung thuế TNDN được quy định tại Luật thuế TNDN số
14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số
32/2013/QH13, Nghị định số: 218/2013/NĐ-CP và thông tư số: 78/2014/TTBTC. Thuế TNDN có một số nội dung cơ bản như sau:
Đối tượng nộp thuế
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh
nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy
phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm
hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn
phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên
trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công
ty điều hành chung.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
có cơ sở thường trú tại Việt Nam (Bộ Tài chính, 2014c).

5


Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần

hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận
tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại
Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm
công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết
hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền
ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực
hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo
quy định của Hiệp định đó (Bộ Tài chính, 2014c).
Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu
tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính (Bộ Tài chính, 2014c).
Phương pháp tính thuế
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân
với thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
phải nộp

=

(Thu nhập
tính thuế


-

Phần trích lập quỹ
KH&CN) (nếu có)

x

Thuế suất thuế
TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại
thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp
được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ theo quy định của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp (Bộ Tài chính, 2014c).

6


Xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu
thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm
trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế

=

Thu nhập

chịu thuế

Thu nhập được

-

miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định

Xác định thu phập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế

=

Doanh
thu

-

Chi phí được trừ

+


Các khoản thu
nhập khác

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh
thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều
hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh
nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng
(Bộ Tài chính, 2014c).
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ,
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính
bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh doanh thu bằng ngoại tệ (Quốc hội, 2008).
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công,
tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không

7


có thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập
doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (Chính phủ, 2013).
Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn
luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho
hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp;
- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm
việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS
của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho
người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV,
chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người
sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói,
tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản
phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát,
sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người
trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra
và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ
thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do
người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh
doanh ký và chịu trách nhiệm.
Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi
triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các
khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh,
cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt
động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê
theo quy định (Chính phủ, 2013).


8


Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất là mức động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng
tính thuế. Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó được xác định bằng đại
lượng tuyệt đối hay bằng tỷ suất (Tổng Cục Thuế, 2008).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 22% (Chính phủ, 2013).
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, những trường hợp thuộc diện áp dụng
thuế suất 22% quy định tại Khoản này áp dụng thuế suất 20% (Chính phủ, 2013).
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng
thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng
được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề (Chính phủ, 2013).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến
50%. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí,
điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế
suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc,
wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%, trường hợp các
mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban
hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
40% (Chính phủ, 2013).
2.1.1.3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh (Quốc hội, 2005).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hình thức doanh nghiệp không thuộc
sở hữu nhà nước, toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay
tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền

9


quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan
quản lý (Quốc hội, 2005).
Theo Luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh
hiện nay gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh
và doanh nghiệp tư nhân. Các hình thức này có hoạt động kinh doanh đa dạng,
phong phú về mọi lĩnh vực, mỗi hình thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
lại có những đặc điểm khác nhau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn: bao gồm
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đó là những doanh
nghiệp trong đó:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá
năm mươi.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định
(Quốc hội, 2005).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ

sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Quốc hội, 2005).
Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ các trường hợp theo quy định (Quốc hội, 2005).

10


Công ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau
kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài các
thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (Quốc hội, 2005).
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
(Quốc hội, 2005).
Đặc điểm của DN NQD
Về mặt sở hữu: đây là điểm làm nên sự khác biệt của các DN NQD. Tài
sản của DN NQD là tư hữu. Quyền quản lý, điều hành DN không thuộc về nhà
nước mà thuộc về chủ sở hữu DN. Do đặc điểm chung các chủ sở hữu đều hướng
tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân, họ luôn có xu hướng tối đa hóa lợi ích của

mình. Bởi vậy tình trạng trốn thuế, tránh thuế xảy ra nhiều ở các DN NQD.
Về số lượng DN và phạm vi hoạt động: Các DN NQD hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển của DN tuân theo nhu cầu, điều
kiện của thị trường, không có định mức quy mô hoạt động. Nên số lượng DN
NQD rất lớn và phân bổ trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với rất
nhiều loại hình. Với số lượng DN lớn và phạm vi hoạt động rộng đây cũng là đặc
điểm gây không ít khó khăn cho công tác quản lý thuế.
Về trình độ quản lý, năng lực chuyên môn ở các DN NQD: Cùng với sự
phát triển của xã hội, trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn của DN NQD
ngày càng được nâng cao do có sự đào tạo bài bản hơn. Nhưng mặt bằng chung
ta thấy ở phần lớn các DN NQD thì trình độ quản lý của cán bộ, năng lực
chuyên môn của nhân viên có sự yếu hơn so với khối DN nhà nước và DN có
vốn đầu tư nước ngoài.
Về ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là pháp luật Thuế: Đặc điểm này
phụ thuộc khá nhiều vào trình độ năng lực quản lý cũng như chuyên môn ở các
DN. Sự hiểu biết không đầy đủ dễ dẫn đến việc sai sót hoặc cố tình không thực
hiện đúng quy định của pháp luật.

11


Với những đặc điểm trên của khối DN NQD mang lại nhiều khó khăn hơn
là thuận lợi trong quá trình quản lý thuế đối với loại hình DN này.
2.1.1.4. Nội dung về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Quản lý thuế
Quản lý thuế là tất cả hoạt động của Nhà nước có liên quan đến thuế bao
gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN; xây dựng
chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và kiểm tra, giám sát
việc chấp hành pháp luật thuế (Tổng Cục Thuế, 2014).
Năm 2006, Quốc hội đã ra Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 nhằm quy

định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do
cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Theo quá trình
phát triển của đất nước, năm 2012 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quản lý thuế để phù hợp hơn với hiện tại. Trong đó có nội dung riêng về
quản lý thuế TNDN.
Nội dung của công tác quản lý thuế:
Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam quy định 8 nội
dung quản lý thuế bao gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Nội dung Quản lý thuế TNDN
Trong các quy định tại Luật quản lý thuế hiện hành, Quản lý thuế TNDN
có thể bao quát gồm 4 nội dung sau:

12


×