Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng sinh viên y năm 3 Dịch tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.97 KB, 7 trang )

Dịch tả
Tài liệu nền cho sinh viên Y khoa năm 3
TS.BS. Hà Vinh
Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đường tiêu hóa đưa đến tiêu chảy mất nước trầm trọng
có thể gây tử vong ngay cả ở những người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh có thể lây lan
nhanh chóng tạo thành dịch, làm nhiều người cùng bị bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.
trong lịch sử nhân loại dịch tả cùng với dịch hạch và cúm đã từng gây ra nhiều đại dịch khiến
hàng triệu người trên thế giới tử vong. Hiện nay, dù đã có nhiều biện pháp phòng bệnh và điều trị
hữu hiệu nhưng bệnh tả vẫn còn là một vấn đề y tế lớn ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

Tác nhân gây bệnh:
Vibrio cholerae : trực trùng Gram âm, hình dấu phảy (nên còn được gọi là “phẩy trùng
tả”), di chuyển nhanh nhờ có một tiêm mao, có thể sống sót trong nước và thức ăn khoảng một tuần.
Chúng có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm ở vùng ven biển. Vi trùng tả dễ bị tiêu diệt
bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường.

V.cholerae nhìn dưới kính hiển vi điện tử quét. Hình của
Thepsouvanh, et al Annals of Clinical Microbiology and
Antimicrobials 2008 7:10

Vibrio cholerae có hai kháng nguyên là kháng nguyên thân O và kháng nguyện tiêm mao H. Có
hai nhóm huyết thanh (serogroup) tùy thuộc vào kháng nguyên O là Vibrio cholerae O1 và Vibrio
cholerae O139. Có hai sinh typ (biotypes) là sinh typ cổ điển và sinh typ Eltor. Mỗi sinh typ có ba typ
huyết thanh (serotype) là Ogawa, Inaba và Hikojima.

Cơ chế gây bệnh:
Hai yếu tố quan trọng để Vibrio cholerae gây bệnh là: (i) độc tố tả, và (ii) trụ cùng điều
hòa độc tố ( toxin co-regulated pilus (TCP)).
Sau khi vào ống tiêu hóa một số bị giết chết bởi dịch dạ dày (có tính acid), số sống sót tiếp tục đi
xuống ruột non, ở đây chúng sinh sôi nẩy nở, qui tập số đông tại bề mặt của ruột non (vai trò của
trỵ cùng điều hòa độc tố TCP) rồi tiết ra ngoại độc tố tả. Ngoại độc tố tả có hai phần: phần B gắn


vào thụ thể trên màng tế bào niêm mạc ruột non, xong đưa phần A vào bện trong tế bào. Vào
trong tế bào độc tố tả phát động một chuỗi các phản ứng hóa học làm tăng c-AMP nội bào, từ đó

1 of 7


ngăn cản sự hấp thu Na+ và gia tăng sự phân tiết Cl-. NaCl hiện diện nhiều trong lòng ruột kéo
theo nước => tiêu chảy.

Cohen’s Infectious diaseases, 3rd Edition, 2010

Dịch tể học
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm quan trọng, hiện nay còn gây ra nhiều vụ dịch ở nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Phi và Châu Á, Châu Mỹ.

2 of 7


Dịch tả chủ yếu là một bệnh lây truyền qua nước, sau đó là qua thức ăn. Nguồn lây là người,
hoặc nước. Vi trùng vào người theo đường miệng.

Lứa tuổi: ở vùng dịch tả lưu hành thì bệnh tả chủ yếu là bệnh ở trẻ em, nhưng khi xảy ra dịch thì
trẻ em và người lớn đều mắc bệnh. Trẻ dưới 2 tuổi ít gặp mắc bệnh tả có lẽ do còn được hưởng
bảo vệ từ sữa mẹ.

Biểu hiện lâm sàng
Sau thời kỳ ủ bệnh (trung bình 24-48 giờ) bệnh nhân bắt đầu tiêu lỏng, ói mửa xuất hiện tiếp
theo. Đặc tính phân tả: phân số lượng nhiều, toàn nước, màu trắng lợn cợn mảng đục (phân như
3 of 7



“nước vo gạo”, mùi tanh nồng khó chịu (mùi tanh đặc trưng của bệnh tả). Bệnh nhân thường
không sốt (chỉ sốt nhẹ sau khi mất nước nhiều do tiêu lỏng và ói). Có thể có đau cơ bụng (vì ói
nhiều) và mỏi cơ toàn thân (vì mất điện giải), đôi khi vọp bẻ vì mất Calci. Tình trạng mất nước
biểu hiện bằng khát nước, niêm mạc miệng khô, mắt trũng, tiểu ít, dấu véo da trở về chậm sau 2
giây, thời gian đổ đầy mao mạch chậm sau 2 giây; mất nước nhiều dẫn đến huyết áp hạ, mạch
quay nhanh nhẹ khó bắt, thở nhanh sâu (kiểu toan huyết). Đặc biệt bệnh nhân dịch tả có vài dấu
hiệu hiếm khi thấy ở các bệnh khác là: bàn tay móp (giống bàn tay người giặt quần áo), giọng
nói khào khào / tắt tiếng. Bệnh nhân tả thường vẫn tỉnh táo dù đã bắt đầu trụy mạch. Nếu không
được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong vì mất nước – điện giải nặng, vì toan chuyển hóa, vì
suy thận cấp.

Người ta ước tính cứ một trường hợp bệnh tả điển hình như mô tả ở trên thì có khoảng 100 bệnh
tả không điển hình, chỉ biểu hiện bằng tiêu chảy thông thường không dấu mất nước nặng, hoặc
không cả tiêu chảy nữa.

Cận lâm sàng
-Máu: bạch cầu máu không tăng, dung tích hồng cầu tăng (do cô đặc máu), BUN và creatinine
máu có thể tăng khi bắt đầu có suy thận cấp, bicarbonate máu giảm thấp, pH máu giảm (toan
huyết), K+ giảm; Ca++ giảm, Na+ giảm trong đa số trường hợp, nhưng có thể bình thường hoặc
tăng.
- Phân: soi tươi thường không thấy hồng cầu, bạch cầu trong phân. Phòng xét nghiệm có đủ
phương tiện và kinh nghiệm có thể soi tươi phân dước kỉnh hiển vi nền đen tìm phấy trùng có
chuyển động lanh lẹ đặc trưng (chuyển động sao xẹt) gợi ý bệnh tả.
Cấy phân có thể phân lập định danh và định typ huyết thanh vi trùng tả.
4 of 7


Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh tả dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng.

Những trường hợp điển hình mất nước nặng dễ nghĩ đến bệnh tả, những trường hợp mất nước
nhẹ khó chẩn đoán ra bệnh tả hơn. Những trường hợp bệnh đầu tiên của vụ dịch khó chẩn đoán,
còn các trường hợp khi đã xảy ra vụ dịch thì dễ chẩn đoán hơn vì đã có yếu tố dịch tễ.
Cấy phân tìm vi trùng tả để xác định chẩn đoán và báo dịch.
Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với tiêu chảy do siêu vi ở lứa tuổi nhỏ, phân biệt với tiêu
chảy do Salmonella không typhi, với tiêu chảy phân nước do E.coli hoặc Shigella.

Xử trí
Bệnh nhân tả phải được nằm cách ly để tránh lây lan. Hai nhiệm vụ quan trọng của điều trị là bù
nước – điện giải và tiêu diệt vi trùng.
Bù nước – điện giải tùy theo mức độ mất nước.

5 of 7


Kháng sinh trị bệnh tả dùng Doxycycline, ciprofloxacin, erythromycin, hoặc azithromycine.
Bảng sau đây do CDC Hoa Kỳ soạn cho vụ dịch tả ở Haiti năm 2010.

Tiêu chuẩn ra viện:
-

Hết tiêu chảy
Tình trạng lâm sàng ổn định
Kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Ở những cơ sở không có điều kiện
cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần

Phòng bệnh
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay với nước và xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn, sau khi đi
-


-

vệ sinh
Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch,
Vệ sinh thực phẩm: Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước
giải khát. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở
trong đó và lây bệnh
Sử dụng vắc-xin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế
dự phòng. Hiện trên thế giới có hai loại vắc-xin tả uống Dukrol và Sanchol. Vắc-xin tả
uống Sanchol (do liên doanh Shantha Biotechnics-Sanofi Pasteur, Ấn độ sản xuất) đã được
chứng minh giúp dập dịch tả khi được triển khai cùng với các biện pháp chống dịch khác.
(phiên bản vắc-xin này ở Việt Nam là mORCVAX (do công ty VaBiotech sản xuất).

6 of 7


Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế , HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH TẢ (Ban hành kèm theo
Quyết định số 4178/QĐ-BYT ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
2. Debasish Saha, Regina C LaRocque, “Cholera and other Vibrios”, Chapter 43, trang 448453, trong sách Hunter’s Tropical medicine and emerging infectious diseases, xuất bản
lần 9, NXB Saunders, năm 2013

7 of 7



×