Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Sự phát triển ngành giáo dục đào tạo Bình Phước (1997 2007)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

TÔ VŨ TUẤN ANH

SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
(1997 – 2007)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ MAI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị Mai. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Chi bộ, Ban giám hiệu, quý thầy cô và
đặc biệt là Tổ Lịch sử trường THPT chuyên Quang Trung – Bình Phước đã
giúp đỡ, động viên, tạo những điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi làm luận
văn.
Tôi xin cảm ơn các anh chị nghiên cứu sinh, các bạn học viên cao học
và các bạn sinh viên đã giúp tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình


thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người thân
đã luôn ủng hộ và ở bên tôi những lúc khó khăn nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 9 năm 2011

Tô Vũ Tuấn Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng trong luận văn được tổng hợp từ các nguồn liệt kê trong phần tài
liệu tham khảo. Đề tài nghiên cứu và các kết luận của luận văn chưa được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Tô Vũ Tuấn Anh



MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu....................................................
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu................................................
5. Đóng góp khoa học của đề tài.....................................................................
6. Bố cục luận văn...........................................................................................
Chương 1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội Bình Phước và tình hình
giáo dục – đào tạo Bình Phước trước năm 1997

1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội Bình Phước .................................
1.2. Tình hình giáo dục – đào tạo Bình Phước trước năm 1997 ..................16
Chương 2. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai đoạn
1997 – 2002
2.1. Giáo dục mầm non ................................................................................22
2.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh .....................................................23
2.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ .........................27
2.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ............................................32
2.1.4. Cơ sở vật chất ..............................................................................33
2.1.5. Tình hình xã hội hoá giáo dục mầm non .....................................34
2.2. Giáo dục phổ thông ...............................................................................38
2.2.1. Mạng lưới trường phổ thông .......................................................39
2.2.2. Quy mô học sinh .........................................................................40
2.2.3. Chất lượng giáo dục ....................................................................42
2.2.4. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ............................................46


2.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị .......................................................51
2.2.6. Công tác giáo dục học sinh dân tộc .............................................52
2.2.7. Công tác phổ cập giáo dục ..........................................................54
2.2.8. Tình hình xã hội hoá giáo dục phổ thông ....................................58
2.3. Giáo dục nghề nghiệp ............................................................................63
2.3.1. Dạy nghề .....................................................................................63
2.3.2. Trung học chuyên nghiệp ............................................................67
2.4. Giáo dục thường xuyên .........................................................................72
2.4.1. Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xoá mù chữ .......................72
2.4.2. Bổ túc văn hoá .............................................................................76
2.4.3. Giáo dục từ xa .............................................................................79
Chương 3. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai đoạn
2002 – 2007

3.1. Giáo dục mầm non ................................................................................83
3.1.1. Quy mô trường, lớp, học sinh .....................................................86
3.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ .........................90
3.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ............................................93
3.1.4. Cơ sở vật chất ..............................................................................95
3.1.5. Tình hình xã hội hoá giáo dục mầm non .....................................95
3.2. Giáo dục phổ thông .............................................................................100
3.2.1. Mạng lưới trường phổ thông .....................................................102
3.2.2. Quy mô học sinh .......................................................................106
3.2.3. Chất lượng giáo dục ..................................................................107
3.2.4. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ..........................................111
3.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị .....................................................116
3.2.6. Công tác giáo dục học sinh dân tộc ...........................................119
3.2.7. Công tác phổ cập giáo dục ........................................................123


3.2.8. Tình hình xã hội hoá giáo dục phổ thông ..................................130
3.3. Giáo dục nghề nghiệp ..........................................................................133
3.3.1. Dạy nghề ...................................................................................133
3.3.2. Trung học chuyên nghiệp ..........................................................140
3.4. Giáo dục thường xuyên .......................................................................145
3.4.1. Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xoá mù chữ .....................145
3.4.2. Bổ túc văn hoá ...........................................................................147
3.4.3. Giáo dục từ xa ...........................................................................150
3.4.4. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng ....................................152
KẾT LUẬN.....................................................................................................161
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................167


QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CSDN

: Cơ sở dạy nghề

DTNT

: Dân tộc nội trú

GDDT

: Giáo dục dân tộc

GD-ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GDTX

: Giáo dục thường xuyên

GV

: Giáo viên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HS


: Học sinh

LĐ-TB&XH

: Lao động – Thương binh và Xã hội

PCGD TH

: Phổ cập giáo dục tiểu học

PCGD THCS

: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

PTCS

: Phổ thông cơ sở

THCS

: Trung học cơ sở

TH KTNV Cao su

: Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Cao su

THMN

: Trung học mầm non


THPT

: Trung học phổ thông

THSP

: Trung học sư phạm

TT DN

: Trung tâm dạy nghề

TT DVVL

: Trung tâm giới thiệu việc làm

TTHTCĐ

: Trung tâm học tập cộng đồng

TW

: Trung ương

UBMTTQVN

: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND


: Ủy ban nhân dân

VH-TT

: Văn hoá – Thông tin

XHH

: Xã hội hoá

XMC

: Xóa mù chữ


-1-

DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu
Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một
xu thế phát triển khách quan. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra với
những bước tiến nhảy vọt mang tính đột phá. Thế giới chuyển từ kỉ nguyên
công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức. Khoa
học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có tác động tới tất cả các
lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần
của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học công nghệ và việc ứng
dụng chúng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp. Kho tàng tri thức của nhân loại
ngày càng đa dạng và phong phú… Bối cảnh quốc tế đó đòi hỏi tất cả các
quốc gia phải có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò và vị trí hàng đầu của
giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động

hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước và
sự hội nhập quốc tế.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo nên những
thay đổi sâu sắc từ triết lí, quan niệm, giá trị giáo dục đến việc xây dựng hệ
thống, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Muốn đổi mới
giáo dục để tạo ra những chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực giáo dục, đón
được thời cơ và vượt qua thách thức thì trước tiên cần phải bắt đầu từ đổi mới
mạnh mẽ hơn nữa từ tư duy giáo dục trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết sâu
sắc thực tiễn, khắc phục những biểu hiện bảo thủ, trì trệ, mạnh dạn thay đổi
những gì không còn thích hợp với thực tiễn giáo dục, thực tiễn cuộc sống.
Trong công cuộc Đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn
dành sự quan tâm và tạo điều kiện để phát triển giáo dục. Dân tộc ta có truyền
thống yêu nước, lao động cần cù, thông minh và tinh thần hiếu học. Chúng ta


-2cần phát huy những lợi thế đó để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên
tiến, hiện đại, hướng tới một xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong
thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Bình Phước là một tỉnh miền núi mới được tái lập, điều kiện phát triển
kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
– hiện đại hóa, đưa mọi mặt đời sống xã hội của Bình Phước phát triển, giáo
dục – đào tạo đã được Đảng bộ tỉnh Bình Phước quan tâm tạo điều kiện phát
triển trong hơn 10 năm qua. Nhờ đó, ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước đã
đạt được những thành tựu nhất định cũng như còn tồn tại một số mặt hạn chế
cần được khắc phục trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả tìm
hiểu “Sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước (1997 – 2007)”
với mục đích:
Tìm hiểu thực tiễn sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước

trong 10 năm sau ngày tái lập tỉnh (1997 – 2007). Qua đó nêu lên những
thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục đào tạo Bình Phước trong thời gian
qua và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, sự phát triển của
ngành giáo dục – đào tạo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cung
cấp những cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục
của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
- Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI của tác giả Phạm
Minh Hạc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2002). Cuốn sách tập trung trình
bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục ở nước


-3ta qua các giai đoạn lịch sử, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học; phân
tích mối quan hệ giữa giáo dục và việc phát triển nguồn nhân lực, các nguồn
lực phát triển giáo dục và những suy nghĩ về phương hướng phát triển giáo
dục trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định giá trị truyền thống
hiếu học của nhân dân ta, nêu bật vai trò, thành tựu của nền giáo dục Việt
Nam và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam ở thế kỉ
XXI.
- Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp của Th.S
Nguyễn Đắc Hưng và PGS.TS Đặng Quốc Bảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia (2004). Trên cơ sở phân tích những thời cơ và thuận lợi, khó khăn và
thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, các tác giả đã phác hoạ bức tranh toàn
cảnh về tình hình giáo dục và đào tạo của nước ta những năm cuối thế kỉ XX,
đầu thế kỉ XXI và những vấn đề đặt ra cho giáo dục nước ta trong thời gian
tới; trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo thời kì 2001 – 2010.

- 60 năm giáo dục mầm non Việt Nam do tác giả Phạm Thị Sửu chủ biên,
Nhà xuất bản Giáo dục (2006). Đây là một công trình nghiên cứu công phu,
nghiêm túc về sự phát triển và trưởng thành của ngành giáo dục mầm non
Việt Nam trong suốt 60 năm, kể từ năm 1945.
- Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI do GS.TS Nguyễn Hữu
Châu chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục (2007). Trên cơ sở trình bày, phân tích
sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân những năm đầu thế kỉ XXI, các
tác giả chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đưa ra những phương hướng để
phát triển hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam trong thời gian tới.
- Giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới của tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2008). Trên cơ sở cách tiếp cận lịch sử
và hệ thống, tác giả trình bày và phân tích giáo dục nước ta theo các giai
đoạn, các thời kì gắn với lịch sử xã hội, lịch sử giáo dục; đồng thời, trình bày,


-4phân tích một cách tích hợp mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và giáo dục,
các bậc, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp (2008) do
Nhà xuất bản Tri thức phát hành năm 2008. Đây là tập hợp các bài viết của
nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm và giải pháp cho những vấn đề
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Sự phát triển của ngành giáo dục một số địa phương cũng được nhiều
học viên cao học, nghiên cứu sinh, một số nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể
kể đến một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ như: Giáo dục Tiền Giang từ
năm 1975 đến năm 1999 của tác giả Nguyễn Hữu Được, Lịch sử phát triển
giáo dục – đào tạo ở An Giang (1975 – 2000) của tác giả Nguyễn Thành
Phương, Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Bình Dương (1975 –
2003) của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa, Giáo dục – đào tạo Long An hai mươi
năm đổi mới (1986 – 2006) của tác giả Giản Thị Kim Phương,… Những công
trình này góp phần khôi phục bức tranh phát triển ngành giáo dục ở một số

địa phương, đưa ra một số kiến nghị chung cho sự phát triển ngành giáo dục –
đào tạo cả nước.
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu tổng quát quá trình
phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước trong giai đoạn 1997 – 2007.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Sự phát triển ngành giáo dục –
đào tạo Bình Phước (1997 – 2007)” nhằm khôi phục bức tranh phát triển của
ngành giáo dục Bình Phước trong 10 năm từ 1997 đến 2007, tìm hiểu những
mặt mạnh, những mặt còn hạn chế, đưa ra một số kiến nghị cho sự phát triển
của ngành trong thời gian tới. Dù tác giả đề tài có nhiều cố gắng, song chắc
chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế, mong sẽ được phát triển ở những
công trình nghiên cứu tiếp theo.


-53. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là quá trình phát triển các
ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước trong những năm 1997 – 2007. Do điều kiện tư liệu và những
khó khăn thực tế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của ngành giáo
dục trong nhà trường, có đặt giáo dục nhà trường trong mối quan hệ với giáo
dục ở gia đình và ngoài xã hội.
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn hành chính tỉnh
Bình Phước hiện nay. Phạm vi thời gian là 10 năm sau ngày tái lập tỉnh được
chia thành 2 giai đoạn: 1997 – 2002 và 2002 – 2007. Năm 2002 được chọn
làm mốc phân chia 2 giai đoạn vì những lí do sau:
- Nói đến sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước trong 10
năm sau ngày tái lập tỉnh chủ yếu là nói đến giáo dục mầm non và giáo dục
phổ thông vì cơ cấu các bậc học của ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước
phát triển chưa cân đối. Quyết định về một số chính sách phát triển giáo dục
mầm non (số 161/2002/QĐ-TTg, ngày 15/11/2002) của Thủ tướng Chính phủ
và Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

(số 10/2002/CT-UB, ngày 10/5/2002) của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
là hai văn bản có tác động rất lớn đến sự phát triển của giáo dục Bình Phước.
- Nhìn chung, giáo dục Bình Phước trong 10 năm có sự phát triển tương
đối ổn định về quy mô cũng như chất lượng. Mốc thời gian phân kì chỉ mang
tính tương đối. Năm 2002 sẽ chia sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình
Phước từ 1997 đến 2007 thành 2 giai đoạn 5 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc so sánh số liệu để có thể rút ra những đánh giá, nhận định khách quan
nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình giáo dục đào tạo Bình Phước trong 10
năm 1997 – 2007, đề tài còn đúc kết những đặc điểm và bài học lịch sử nhằm


-6góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục – đào tạo cả nước trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động
thương binh xã hội.
- Niên giám thống kê các năm của tỉnh Bình Phước.
- Các nghị quyết, văn bản pháp luật, nghị định, chỉ thị,… của Trung
ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ giáo dục – Đào tạo, Tỉnh ủy tỉnh Bình
Phước,… về công tác giáo dục.
- Các công trình nghiên cứu về giáo dục của các nhà nghiên cứu.
- Ý kiến dư luận qua các bài viết, tham luận đăng trên báo, tạp chí.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, luận văn đã sử dụng các phương pháp chuyên ngành như:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh sử học,
phương pháp định lượng và các phương pháp liên ngành,… để nghiên cứu đề

tài. Đồng thời luận văn cũng sử dụng những kĩ thuật nghiên cứu cụ thể như:
thu thập, tổng hợp, thống kê tư liệu,… để trình bày và giải quyết các vấn đề
đề tài đặt ra.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Qua việc thu thập, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy, đề tài
trình bày một cách tương đối đầy đủ, hệ thống về quá trình phát triển, nêu rõ
những thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước trong


-710 năm sau ngày tái lập tỉnh, đồng thời, cung cấp những tư liệu, luận cứ khoa
học cần thiết cho việc nghiên cứu toàn diện lịch sử phát triển kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội tỉnh Bình Phước.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể coi là tài liệu tham khảo cho Tỉnh
ủy cũng như Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội
tỉnh Bình Phước hoạch định chính sách phát triển ngành giáo dục – đào tạo
Bình Phước trong thời gian tới. Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển ngành giáo
dục – đào tạo Bình Phước là minh chứng cụ thể cho tính đúng đắn trong chủ
trương, đường lối phát triển ngành giáo dục – đào tạo của Đảng, Nhà nước;
đồng thời, những hạn chế trong phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình
Phước cũng góp phần giúp Đảng và Nhà nước có những điều chỉnh thích hợp.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương I. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bình Phước và
tình hình giáo dục – đào tạo ở Bình Phước trước năm 1997
Chương II. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai
đoạn 1997 – 2002
Chương III. Sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo Bình Phước giai

đoạn 2002 – 2007.


-8CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI BÌNH PHƯỚC
VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
TRƯỚC NĂM 1997
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông
Nam Bộ, là miền đất tiếp giáp các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh và Đắc
Nông, có diện tích tự nhiên 6855,99 km 2. Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng
và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Tây Bắc có đường biên giới
chung với Campuchia dài 240 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía
Đông Bắc giáp tỉnh Đắc Nông.
Trục giao thông chính của Bình Phước là Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 đi
hết bề ngang và xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Đây là một phần của mạng
lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia. Từ Bình Phước có thể đi
lại, vận chuyển hàng hóa đến các vùng kinh tế trong cả nước khá thuận lợi, là
điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình mở cửa và hòa nhập với sự phát triển
kinh tế bên ngoài, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đông Bắc
Campuchia, Tây Nguyên giàu tiềm năng, là điều kiện thuận lợi về giao lưu
thương mại, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa.
Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại sáu tỉnh Nam Kỳ, thực dân
Pháp chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và
Bát Xắc. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi
các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và tỉnh
Thủ Dầu Một. Từ đó cho đến hết thời Pháp thuộc, bộ máy hành chính cơ bản
không thay đổi.



-9Sau năm 1954, trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất Bình
Phước bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần tùy theo nhu cầu cai trị của thực dân đế
quốc trong từng thời kì lịch sử. Đến ngày 30/1/1971, Trung ương Cục Miền
Nam quyết định thành lập phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu
Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức thành lập.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, để đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế – văn hóa, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm tỉnh
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ
Chí Minh), chia thành 7 huyện thị: Bình Long, Phước Long, Đồng Phú, Bến
Cát, Tân Uyên, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một.
Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được thành lập theo Nghị quyết kì
họp lần thứ X, Quốc hội khóa IX trên cơ sở 5 huyện trung du miền núi phía
Bắc của tỉnh Sông Bé cũ, bao gồm các huyện Phước Long, Bình Long, Đồng
Phú, Bù Đăng, Lộc Ninh.
Theo thông báo số 99/TB ngày 2/7/2003 của Văn phòng Chính phủ,
Bình Phước là một trong 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình
Phước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của vùng, đặc
biệt với những sản phẩm chủ lực có tỉ suất hàng hóa cao dẫn đầu toàn vùng
như cao su, điều, tiêu,…
Đến năm 2007, tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thị xã
Đồng Xoài, các huyện Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp,
Bình Long, Chơn Thành; 94 đơn vị hành chính cấp xã gồm 4 phường, 8 thị
trấn và 82 xã.
Về điều kiện tự nhiên, các dạng địa hình chủ yếu của Bình Phước là
núi thấp, đồi và các vùng đất bằng giữa đồi núi. Núi cao nhất của tỉnh là núi
Bà Rá cao 736 m. Đây là một thắng cảnh và là địa danh gắn với cuộc kháng
chiến anh dũng của đồng bào Phước Long trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.



- 10 Bình Phước có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,8 – 26,2 oC.
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.045 – 2.325 mm.
Bình Phước có nhiều hệ thống sông suối, mật độ từ 0,7 – 0,8 km/km 2.
Các sông lớn chảy qua tỉnh là sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai. Toàn
tỉnh có 19 hồ lớn với tổng diện tích các hồ khoảng 11,4 nghìn ha, trong đó hồ
thủy điện Thác Mơ có diện tích tới 10,6 nghìn ha, còn lại là một số hồ khác
như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam,… Nhìn chung, hệ thống sông suối, hồ đập
của Bình Phước khá phong phú, nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận
lợi để phát triển các ngành nông nghiệp, thủy điện, thủy sản.
Đất ở Bình Phước chủ yếu là đất đỏ vàng. Nhóm đất này chiếm tới
79,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó, đất đỏ bazan chiếm tới 60,2%. Loại
đất này có tầng phong hóa dày, thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp
lâu năm như cây cao su, cây điều, cây cà phê và cây ăn quả. Các nhóm đất
kém chất lượng chỉ chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Diện tích đất có rừng của Bình Phước là 198,7 nghìn ha, trong đó có
168,1 nghìn ha rừng tự nhiên và 30,6 nghìn ha rừng trồng. Rừng của Bình
Phước có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tham gia
điều hòa dòng chảy các sông và đảm bảo nguồn sinh thủy trong mùa khô kiệt.
Bình Phước có 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hóa với 20 loại
khoáng sản có tiềm năng, triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu
phân bón; kim loại; phi kim loại; đá quý và vật liệu xây dựng. Trong đó,
nguyên vật liệu xây dựng là khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với phát triển công
nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh.
Về dân cư, cho đến thế kỉ XVI, trên vùng đất Bình Phước chủ yếu có
đồng bào các dân tộc Xtiêng, Châu Ro, M’nông, Tà-mun,… sinh sống. Sang
thế kỉ XVII, vùng đất này dần dần thu nạp những cư dân mới người Khơ me,
người Kinh, người Hoa. Cuối thế kỉ XVIII, sự tiếp xúc giữa người Kinh và



- 11 người Xtiêng ở Bình Phước đã diễn ra tương đối thường xuyên thông qua
những binh lính lưu đồn nhà Nguyễn và gia đình của họ. Những người Kinh
này phần đông là dân cư vùng Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định. Đầu thế kỷ XIX, người Kinh đã cư trú tập trung thành từng làng ở khu
vực phía Nam tỉnh.
Đến thời Pháp, qua những lần khai thác thuộc địa, bọn tư bản thực dân
mở đồn điền cao su. Một bộ phận nông dân bị bần cùng hóa ở các tỉnh phía
Bắc được thu hút về đây làm phu đồn điền. Người Kinh ở Bình Phước tăng
lên rõ rệt, hình thành tầng lớp công nhân bị bóc lột hết sức nặng nề.
Sang thời Mỹ – ngụy, một bộ phận tín đồ Công giáo di cư từ miền Bắc
vào được ngụy quyền đưa lên khu vực Bình Phước lập ra các khu dinh điền,
khu trù mật nhằm tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị của chúng. Năm 1956, khi
Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long và tỉnh Bình Long, một số dân
lớn từ các tỉnh Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định bị ép di cư
vào dẫn đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dân số Bình Phước lại tăng
nhanh, trong đó phần lớn là đồng bào các tỉnh đông dân đi xây dựng kinh tế
mới. Một số khác là cán bộ tập kết, bộ đội phục viên, công nhân cao su được
tuyển từ nơi khác đến để khôi phục và phát triển các nông trường cao su.
Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Nhân
dân ở khắp các tỉnh thành trong cả nước đến Bình Phước lập nghiệp, xây
dựng kinh tế và công tác. Do vậy, dân số Bình Phước có sự phát triển khá
nhanh về quy mô. Năm 1997, dân số Bình Phước của tỉnh khoảng 559 nghìn
người, năm 2002 khoảng 747 nghìn người, đến năm 2007 đã tăng lên khoảng
848 nghìn người. Tốc độ tăng trung bình khoảng 5,66%/năm.
Tỉ lệ tăng dân số cơ học cao. Năm 2001 tăng 3,17%, năm 2002 tăng
3,36%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng ngày càng giảm do làm tốt



- 12 công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Năm 1997, tỉ lệ tăng tự nhiên của
dân số là 2,24%, năm 2002 là 1,87%, năm 2007 còn 1,55%.
Trên địa bàn Bình Phước có 41 dân tộc sinh sống, trong đó, người
Kinh chiếm 81,5%, các dân tộc ít người chiếm 18,5% dân số. Trong các dân
tộc ít người, người Xtiêng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 9%), tiếp đến là người
Tày (2,4%), Nùng (2,3%), Khơ me (1,8%), Mơ nông, Hoa,… Các dân tộc ít
người có truyền thống sản xuất và văn hóa riêng với nhiều lễ hội truyền thống
đặc sắc như các lễ hội cầu mưa, lễ bỏ mả, lễ hội đâm trâu, lễ mừng lúa mới,…
Bảng 1.1. Dân số Bình Phước tính đến ngày 31/12/2007
chia theo giới tính và thành phần dân tộc
Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Kinh

691.587

351.986

339.601

Tày

20.236


10.128

10.108

Hoa

9.570

4.834

4.736

Khơ me

15.002

7.227

7.775

Mường

8.652

4.251

4.401

19.673


9.753

9.920

Hmông

531

256

275

Chăm

387

201

186

1.492

778

714

76.499

36.454


40.045

4.701

2.347

2.354

848.330

428.215

420.115

Nùng

Mơ nông
Stiêng
Dân tộc ít người khác
Tổng

Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2007


- 13 Bình Phước có mật độ dân số thưa thớt và là tỉnh có mật độ dân số
thấp nhất các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Năm 1997, mật độ dân số trung bình
toàn tỉnh là 83 người/km 2. Đến năm 2007, mật độ dân số Bình Phước là 126
người/km2. Sự phân bố dân cư chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên và không có
sự đồng đều giữa các huyện. Thị xã Đồng Xoài có mật độ dân số cao nhất,
gấp khoảng gần 5 lần so với 2 huyện có mật độ dân số thấp nhất là Đồng Phú

và Bù Đăng.
Bảng 1.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số Bình Phước năm 2007
phân theo huyện, thị xã

Huyện/

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

thị xã

(km2)

(người)

(người/km2)

Đồng Xoài

167,70

69.305

413

Đồng Phú


935,43

79.176

85

1.854,97

187.419

101

Lộc Ninh

853,95

116.220

136

Bù Đốp

379,26

51.090

135

1.503,00


125.033

83

Bình Long

761,25

147.670

194

Chơn Thành

419,06

6.834

155

6.874,62

840.747

122

Phước Long

Bù Đăng


Tổng số

Nguồn: Cục thống kê Bình Phước, Niên giám thống kê năm 2007


- 14 Tỉ lệ đô thị hóa của Bình Phước thấp. Trong khi mức trung bình của
cả nước khoảng 25% thì tỉ lệ này của Bình Phước chỉ khoảng 15,1% năm
2002. Quá trình đô thị hóa ở Bình Phước nhìn chung còn chậm. Toàn bộ dân
cư thành thị hình thành chủ yếu theo tính chất của một đơn vị hành chính,
chưa có sự phát triển công nghiệp và dịch vụ nên chưa đủ yếu tố đảm bảo cho
dân cư sinh hoạt theo lối sống đô thị. Tuy vậy, các đô thị nhỏ được phân bổ
khá đồng đều giữa các huyện, các vùng lãnh thổ. Dự kiến đến năm 2010, dân
số thành thị của Bình Phước sẽ tăng thêm khoảng 52.061 người và chiếm tỉ lệ
khoảng 20%.
Về kinh tế, khi tái lập tỉnh năm 1997, Bình Phước là một trong những
tỉnh có điều kiện phát triển hết sức khó khăn. Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (72%). Công nghiệp và dịch vụ chiếm
tỉ trọng thấp. Thu ngân sách toàn tỉnh 176 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu
người là 2,2 triệu đồng/năm.
Trong mười năm sau ngày tái lập tỉnh, kinh tế Bình Phước liên tục
tăng trưởng với tốc độ khá. Năm 2006 tăng gấp 3 lần so với năm 1997, bình
quân mỗi năm tăng 12,75%. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Năm
2006 tăng gấp 5 lần so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 20,91%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp
và dịch vụ. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng từ 3,89% tăng lên 18,5%, dịch
vụ tăng từ 20 lên 28% và nông – lâm nghiệp từ 72% giảm xuống còn 53,5%.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 15 lần, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
hơn 3 lần. Kim ngạch xuất khẩu tăng 8 lần. Thu nhập của nhân dân không
ngừng được nâng lên. GDP bình quân đầu người từ 2,2 triệu đồng năm 1997
tăng lên 7,48 triệu đồng năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 14,75%.

Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư xây
dựng. Đến nay, 100% xã phường có điện lưới quốc gia. Tỉ lệ hộ sử dụng điện
từ 18,03% lên 76%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tỉnh đã có


- 15 bệnh viện đa khoa với 300 giường bệnh. Các trung tâm y tế khu vực, huyện
và trạm xá cũng được đầu tư. Bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Dung
lượng tổng đài tăng 25 lần, nâng số máy bình quân từ 0,8 máy/100 dân lên 26
máy/100 dân.
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt. Trong 10 năm,
Bình Phước đã giải quyết việc làm cho 157.623 lao động, góp phần giảm tỉ lệ
thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Chương trình xóa đói, giảm
nghèo được thực hiện có hiệu quả. Số hộ nghèo giảm từ 20% năm 1998
xuống còn 9,78% năm 2006 (theo tiêu chuẩn mới).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế Bình Phước còn tồn tại
những vấn đề cần khắc phục. Nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển nhanh nhưng
chưa thật sự vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Nông – lâm
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao và có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng kinh
tế nhưng luôn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan (thời tiết, giá cả, thị
trường tiêu thụ nông sản); tỷ trọng chăn nuôi còn thấp. Việc tiêu thụ nông sản
theo hợp đồng chưa thực hiện tốt.
Công nghiệp chưa phát triển theo chiều sâu, phần lớn sản phẩm còn ở
dạng sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp. Kết cấu hạ tầng mặc dù có tập trung
đầu tư nhưng chưa đáp ứng cho sự phát triển. Thu hút đầu tư vào các khu
công nghiệp còn chậm. Chất lượng xây dựng một số công trình, công tác quản
lý quy hoạch, giải tỏa đền bù còn yếu.
Kim ngạch xuất khẩu tuy tốc độ tăng trưởng hàng năm có tăng nhưng
vẫn còn ở mức thấp. Thu ngân sách và cơ cấu các nguồn thu chưa thật bền
vững, thu chưa đủ chi, phải dựa vào bổ sung của Trung ương [36, tr.33].
Bình Phước là một tỉnh biên giới. Ranh giới phía Bắc và Tây Bắc của

tỉnh giáp Campuchia với tổng chiều dài đường biên giới khoảng 240 km. Như
vậy, ngoài nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh còn
phải làm tốt nhiệm vụ ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội,


- 16 phòng thủ quốc phòng, bảo vệ vững chắc tuyến biên giới phía tây bắc của
tỉnh. Xét trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Bình Phước có vai trò
quan trọng trong phòng thủ quốc gia.
Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, hệ thống chính trị từ
tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố. Quốc phòng, an ninh được đảm
bảo và ngày càng vững mạnh. Công tác đối ngoại được tăng cường, đã cùng
với các tỉnh của nước bạn Campuchia xây dựng tốt đường biên giới hòa bình,
hợp tác, hữu nghị và phát triển.
1.2. Tình hình giáo dục – đào tạo Bình Phước trước năm 1997
Trong những năm đầu của quá trình Đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (1986), ngành giáo dục Sông Bé có sự khủng hoảng nhất
định. Ngân sách nhà nước cấp cho ngành không đáp ứng được nhu cầu thực tế
dẫn đến cơ sở vật chất, trường lớp nghèo nàn và xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện tượng học sinh bỏ học, giáo viên bỏ nghề khá phổ biến. Chất lượng giáo
dục suy giảm rõ rệt. Theo Báo cáo tổng kết công tác văn hóa xã hội năm 1987
của UBND tỉnh Sông Bé, có 8.060 học sinh phổ thông bỏ học, 149 giáo viên
nghỉ việc; toàn tỉnh có 273 lớp học ca 3; tỷ lệ học sinh yếu tăng cao (PTCS:
32,7%, PTTH: 14,5%); kết quả thi tuyển vào đại học và cao đẳng thấp [52,
tr.65]. Tình trạng này kéo dài cho đến những năm đầu của thập niên 1990.
Đây là tình trạng chung của cả nước mà nguyên nhân là do nền giáo dục Việt
Nam vốn quen thuộc với phương thức quản lý tập trung, bao cấp, kế hoạch
hóa trong nhiều năm đã không kịp thích ứng với những chuyển biến mạnh mẽ
của nền kinh tế – xã hội đang bước vào thời kì đổi mới.
Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VI chỉ đạo: “Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng

bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”
[12, tr.124]. Hội nghị cũng xác định cần đa dạng hóa các loại hình trường lớp,


- 17 các hình thức đào tạo; ban hành quy chế hoạt động của các trường ngoài công
lập; đổi mới quản lý giáo dục; chăm lo mọi mặt đời sống, điều kiện giảng dạy
của đội ngũ giáo viên,… Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị này, UBND
tỉnh Sông Bé chủ trương tăng tiến độ đầu tư cho giáo dục mà trước hết là đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất. Do ngân sách cho giáo dục có hạn, UBND tỉnh đã
chủ động huy động sự đóng góp của các ngành và nhân dân để sửa chữa và
xây dựng thêm trường lớp nhằm hạn chế lớp học ca 3. Hệ thống giáo dục phổ
thông ngoài việc thực hiện cải cách sách giáo khoa đã tiến hành tách trường
cấp II ra khỏi cấp I và đa dạng hóa các hình thức trường lớp. Năm học 1990 –
1991, tỉnh thành lập 2 trường THPT bán công đầu tiên với quy mô hơn 1.000
học sinh. Chất lượng dạy và học nói chung được củng cố, duy trì; những hoạt
động “bảo trợ tài năng trẻ” bước đầu được nhân dân hưởng ứng có hiệu quả;
đã có một số việc làm nhằm giảm bớt một phần khó khăn cho đời sống giáo
viên,…
Dù vậy, tình hình giáo dục Sông Bé vẫn chuyển biến chậm. “Tình hình
giảm sút trong giáo dục vẫn chưa ngăn chặn được cơ bản. Chất lượng học
sinh phổ thông còn yếu kém. Số học sinh PTCS và PTTH bỏ học ngày càng
tăng (cấp I: 10%, cấp II, III đến 16%). Lý tưởng sống, động cơ học tập của số
đông học sinh lớn tuổi mờ nhạt. Số giáo viên nghỉ việc năm nào cũng nhiều,
nhất là ở cấp I; cơ sở vật chất xuống cấp nhiều, chưa xóa được lớp học ca 3”
[37, tr.25].
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do ngân sách đầu tư cho giáo
dục còn thấp; đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn; các điều kiện vật
chất cho dạy và học còn thiếu thốn; sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính
quyền nhiều nơi chưa quan tâm đầy đủ, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo
dục gia đình và nhà trường [37, tr.25].

Trước thực trạng này, Đại hội Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V (1991)
đã xác định nhiệm vụ cần tập trung cho giáo dục trong 5 năm 1991 – 1995 là:


×