Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Lịch sử cuộc đời nhà khoa học nguyễn văn nhân dưới góc độ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ LIÊM

LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NHÀ KHOA HỌC
NGUYỄN VĂN NHÂN DƢỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Văn Huy

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể Quý thầy
cô đã và đang giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội, đặc biệt là
Quý thầy cô của khoa Văn hóa học, những người tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và
định hướng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Huy, người đã
quan tâm, định hướng và có nhiều những góp ý hữu ích giúp tôi trong quá
trình thực hiện luận văn của mình. Cảm ơn thầy vì đã cho tôi có được một góc
nhìn mới trong lĩnh vực nghiên cứu Văn hóa.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trung tâm Di sản các nhà
khoa học Việt Nam đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập thông tin và các tài liệu liên quan.


Xin trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Liêm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Lịch sử cuộc đời nhà khoa
học Nguyễn Văn Nhân dưới góc độ văn hóa” là công trình tổng hợp tư liệu
và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực. Những ý kiến, nhận định, tư liệu khoa học của các tác giả được ghi chú
xuất xứ đầy đủ.
Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Liêm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CON NGƢỜI VÀ LỰA CHỌN NGÀNH Y
CỦA NGUYỄN VĂN NHÂN ....................................................................... 6
1.1. Bối cảnh Việt Nam những năm thế kỷ XX .............................................. 6
1.2. Dòng họ, gia đình Nguyễn Văn Nhân .................................................... 12
1.3. Đến với ngành Y và những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách của Nguyễn
Văn Nhân ............................................................................................................ 14
Chƣơng 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC,
KHÁM CHỮA BỆNH VÀ ĐÀO TẠO CỦA NGUYỄN VĂN NHÂN ..... 30
2.1. Các công trình nghiên cứu khoa học của Nguyễn Văn Nhân ................. 30

2.2 Nguyễn Văn Nhân trong công tác khám chữa bệnh, giảng dạy và đào tạo. 45
Chƣơng 3: BÀN LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH
SỬ CUỘC ĐỜI NHÀ KHOA HỌC ........................................................... 54
3.1 Giá trị lịch sử-văn hóa ............................................................................ 54
3.2 Giá trị bảo tồn di sản của nhà khoa học .................................................. 58
3.3 Giá trị giáo dục ....................................................................................... 64
KẾT LUẬN ................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 70
PHỤC LỤC ................................................................................................. 74


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Lịch sử luôn bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Lịch sử đất nước sẽ
được nhìn phong phú hơn, đa dạng hơn nếu bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia
đình… Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng tộc nếu có điều kiện và biết cách
kể câu chuyện của mình thì sẽ góp phần làm cho lịch sử của đất nước phong
phú hơn, đa dạng hơn”[2, tr.33].
Nghiên cứu lịch sử cuộc đời là một trong những phương pháp tiếp cận
nhân học trên thế giới được sử dụng phổ biến. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều
nhà nghiên cứu về những nhân vật khác nhau về các nhân vật lịch sử như: Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phan Bội Châu… Trung tâm lưu
trữ Quốc gia cũng đang lưu trữ các tài liệu về cuộc đời của một số nhân vật. Đây
là công việc hết sức quý giá trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản của đất nước.
Năm 2008, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam được thành
lập với chức năng nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật cá nhân của các
nhà khoa học Việt Nam. Trong việc nghiên cứu lịch sử cuộc đời của nhà khoa
học, Trung tâm đã sử dụng cách tiếp cận - phương pháp nghiên cứu lịch sử
cuộc đời để kể các câu chuyện của nhà khoa học. Ngay từ những ngày đầu

thành lập, các nhà khoa học chuyên ngành y học đã được lựa chọn làm đối
tượng nghiên cứu trước, sau đó lan rộng ra các chuyên ngành khác.
Trong quá trình nghiên cứu về các nhà khoa học thuộc ngành y, tôi vô
cùng ấn tượng với GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân (1924-2013). Mặc dù ông
không phải là một vị giáo sư nổi tiếng như GS Tôn Thất Tùng hay GS Hồ
Đắc Di nhưng ông lại là hiện tượng hiếm thấy ở Việt Nam khi bảo vệ luận án
tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa học) ở tuổi 67. Sinh tại Hội Vũ, Hoàn Kiếm, Hà
Nội, ông là nhà khoa học thuộc chuyên ngành phẫu thuật chỉnh hình, nguyên

1


là Chủ nhiệm Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108, được đào tạo ở Liên Xô cũ. Khi nghiên cứu, chúng tôi mới biết ông là
một trong những chuyên gia hàng đầu về Chấn thương chỉnh hình quân đội,
người lập ngân hàng xương đầu tiên ở Việt Nam, có nhiều sáng kiến, đóng
góp trong việc áp dụng các kỹ thuật mới trong phẫu thuật xương.
Cũng như với nhiều nhà khoa học khác, việc đi sâu tìm hiểu, nghiên
cứu lịch sử cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân là một công việc hết
sức cần thiết để thông qua đó có thể hiểu được bối cảnh lịch sử; những đóng
góp của GS Nhân đối với ngành Chấn thương chỉnh hình nói riêng và ngành
Y học nói chung; bên cạnh đó cũng thấy được phẩm chất của một thầy thuốc
với trái tim nhân hậu, luôn hết lòng vì người bệnh và say mê nghiên cứu khoa
học. Đây chính là lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Lịch sử cuộc đời nhà
khoa học Nguyễn Văn Nhân dưới góc độ văn hóa” làm luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam đã có nhiều ấn phẩm xuất bản nói về câu chuyện cuộc đời
của các nhà khoa học. Các ấn phẩm đó có thể là từ các hồi ký như: Nhớ nghĩ
chiều hôm của GS Đào Duy Anh, Hồi ký thời kỳ thanh thiếu niên của GS

Đặng Thai Mai, Đường vào khoa học của tôi của GS Tôn Thất Tùng; các
cuốn sách giới thiệu chân dung, hoạt động, những đóng góp của nhà khoa học
như Giáo sư Nguyễn Xiển - Cuộc đời và sự nghiệp, Đặng Văn Ngữ - Một trí
tuệ Việt Nam, Tạ Quang Bửu - Nhà khoa học tài năng, uyên bác... Trung tâm
Di sản các nhà khoa học Việt Nam xuất bản sách tập hợp các bài viết của các
nghiên cứu viên trong quá trình nghiên cứu lịch sử cuộc đời của các nhà khoa
học: Di sản ký ức của nhà khoa học(tập 1,2,3,4,5,6,7), Những câu chuyện
hiện vật (tập 1,2,3).

2


Tuy nhiên, chưa có một công trình hay một ấn phẩm nào thể hiện một
cách sâu sắc và toàn diện về lịch sử cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Văn
Nhân. Câu chuyện về cuộc đời ông được một số tác giả đề cập trong các sách,
tạp chí, trang báo điện tử. Trong cuốn Những tấm gương thầy thuốc Việt Nam,
NXB Y học, 2009 trang 560 giới thiệu những thông tin cơ bản của GS Nhân,
đồng thời có hai bài viết: Vị giáo sư già và sứ mệnh “Nâng niu bàn chân
Việt” ở trang 561-564 và Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Nhân ở trang
564-568 giới thiệu ứng dụng bộ dụng cụ kết xương bên ngoài của GS.TSKH
Nguyễn Văn Nhân trên những bệnh nhân mổ bàn chân khoèo, kéo dài chi...
do ông trực tiếp mổ. “Đôi bàn tay vàng cùng với những dụng cụ chỉnh hình
sáng chế của ông đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi cảnh tật nguyền với chi
phí không quá cao”. Tác giả Hương Giang có bài viết Lặng lẽ giúp cho con
người đứng thẳng... đưa ra nhận xét: Đề tài “bàn chân khoèo” của ông không
những có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế, đó là
cơ hội cho những người tật nguyền nghèo khó”.
Các tài liệu nói về GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân như: Tạp chí Chỉnh
hình, Maitrise Orthopédique, Pháp, 1996 đăng bài phỏng vấn Nguyễn Văn
Nhân. Ngay ở lời tựa của bài phỏng vấn có giới thiệu “Giáo sư Nguyễn Văn

Nhân là một trong những người tiên phong và là trưởng kíp trong ngành phẫu
thuật chỉnh hình và chấn thương ở Việt Nam. Từng chứng kiến những cuộc
chiến tranh trải dài trên đất nước mình, ông đã cống hiến chuyên ngành của
mình để điều trị những nạn nhân và những người bị tai nạn”. Trong bài phỏng
vấn, GS Nhân kể về quá trình học tập, công tác, nghiên cứu của mình. Cuốn
sách Di sản ký ức của nhà khoa học (tập 2, 3, 4); Câu chuyện hiện vật (tập 1,
2) của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, đăng các bài viết liên
quan đến quá trình học tập, công tác, nghiên cứu, cũng như các tài liệu của
GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân như: Tình đồng đội và niềm tin son sắt (Hoàng

3


Thị Liêm), Hơn 40 năm theo dõi một bệnh nhân (Hoàng Thị Liêm, Lê Thị Hoài
Thu), Món quà kỷ niệm của một bênh nhân (Nguyễn Thị Thành)... Báo Quảng
Bình - Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Bình, số 127,
ngày 22-10-1998 có bài phỏng vấn GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân "Một giờ và
một đời" của tác giả Tâm Phùng. Cuốn Giáo sư Việt Nam cũng có một trang viết
khái quát thông tin cá nhân,quá trình công tác, hướng nghiên cứu, quá trình
giảng dạy và đào tạo cũng như khen thưởng của GS Nhân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thông tin về lịch sử cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Văn
Nhân gắn liền bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, thông
qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử cuộc đời.
- Bước đầu đưa ra những nhận định về giá trị của việc nghiên cứu lịch
sử cuộc đời nhà khoa học trong việc bảo tồn di sản của nhà khoa học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhà khoa học
Nguyễn Văn Nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử cuộc đời nhà khoa học Nguyễn Văn

Nhân từ năm 1924 đến năm 2013.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu nhân học về lịch
sử cuộc đời một con người. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng:
Phương pháp sử học: Đặt lịch sử cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Văn
Nhân gắn liền với bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế.
Phương pháp quan sát tham gia, phỏng vấn trực tiếp GS.TSKH Nhân khi
ông còn sống và các đối tượng liên quan như đồng nghiệp, học trò, bệnh nhân.
Nguồn tư liệu này có được là do sử dụng tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các

4


nhà khoa học Việt Nam và tác giả luận văn cũng thực hiện phỏng vấn khi công
tác tại Trung tâm.
Phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin thu được từ việc phỏng
vấn; phân tích tổng hợp các văn bản tài liệu bản thảo, thư từ, sách, tạp chí,
luận văn... của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân hiện đang được lưu trữ tại Trung
tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua các câu chuyện về lịch sử cuộc đời của GS.TSKH Nguyễn Văn
Nhân, phần nào thấy được bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam và quốc tế
giai đoạn ông sinh sống, học tập, công tác; những câu chuyện về nỗ lực học
tập, sáng tạo của nhà khoa học trong thời kỳ khoa học kỹ thuật còn chưa phát
triển; góp phần tìm hiểu lịch sử của chuyên khoa Chấn thương chình hình nói
chung và ngành Y nói riêng. Qua đó thấy được giá trị của việc nghiên cứu
lịch sử cuộc đời trong việc bảo tồn di sản của các nhà khoa học.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, luận văn được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Khái lược về con người và lựa chọn ngành Y của Nguyễn
Văn Nhân
Chương 2: Hoạt động và những đóng góp của Nguyễn Văn Nhân
Chương 3: Bàn luận về giá trị của việc nghiên cứu lịch sử cuộc đời nhà
khoa học

5


Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ CON NGƢỜI VÀ LỰA CHỌN NGÀNH Y
CỦA NGUYỄN VĂN NHÂN
1.1. Bối cảnh Việt Nam những năm thế kỷ XX
1.1.1. Về chính trị
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 là dấu mốc
quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ngay sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo
cuộc chiến của nhân dân ta giành được nhiều thắng lợi, để chuẩn bị cho cách
mạng tháng Tám sau này, điển hình là phong trào cách mạng 1930-1931 với
đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh dân chủ 1936-1939, và
cuộc vận động chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám. Tháng 8-1945, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi nghĩa giành chính quyền thành công,
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945.
Đầu năm 1946, nhân dân ta lần đầu tiên được thực hiện quyền làm chủ
của mình, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới được tổ
chức thành công, với hơn 98% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, vì
chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng thực dân Pháp đã
phá bỏ trắng trợn hiệp định mà chúng đã ký với ta. Mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng lên cao, từ đó Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang đi khắp cả nước,
động viên toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến lâu dài để tự giải phóng cho ta:

"Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng
nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta
thêm một lần nữa. Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không
chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".1 Sau khi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng
chiến ra đời, toàn thể dân tộc ta đã bước vào một cuộc chiến trường kỳ đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
1

Hồ Chí Minh toàn tập, tập IV, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr. 480.

6


Cuộc kháng chiến 9 năm (1945-1954) chống lại sự xâm lược trở lại của
Pháp của Việt Nam, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định
Geneve về Việt Nam năm 1954. Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị
chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới
tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó (1956) thông qua một cuộc tổng
tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ nay mang tên Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động với Thủ đô là Hà Nội. Miền
Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của chính quyền thân
Pháp, rồi thân Mỹ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng mọi cách
ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng chiến cũ.
Tuy nhiên, Chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện vọng
thống nhất đất nước của quần chúng, phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống
nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ và ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam được thành lập, ngày 20-12-1960.
Để duy trì Chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc
biệt kể từ giữa thập kỷ 60 Mỹ đã gửi nửa triệu quân Mỹ và đồng minh đến
miền Nam Việt Nam trực tiếp tham chiến, và từ ngày 5-8-1964 bắt đầu ném

bom miền Bắc Việt Nam. Nhưng nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập tự do", đã đứng vững và
giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam và Bắc.
Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà
bình ở Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mùa xuân
năm 1975, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân
dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ
trang yêu nước Việt Nam đã thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan Chính
quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25-4-1976,
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đổi tên thành nước Cộng hoà Xã hội

7


chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam và Bắc. Năm
1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc1.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối Đổi
mới với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá
trình phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới đã tiếp
tục được Đảng khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong hơn
20 năm qua, Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhiều chủng loại hàng hóa được xuất khẩu và
nhiều thương hiệu hàng hóa được thế giới biết đến; kinh tế đạt tăng trưởng cao
vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ
XXI, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội
được chú trọng hơn hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã
hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào nề nếp, an ninh quốc phòng được giữ vững,
quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.
1.1.2. Về kinh tế
Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đầu

thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân
ta phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90%
dân số mù chữ.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Chính quyền Cách mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương
đầu với hàng loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại
xâm”. Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn
cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất cả
các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội...
1

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.167.

8


Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp bội ước nổ
súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ hàng nghìn quân lên Đà
Nẵng (20-11-1946). Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng
và Chính phủ, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng
rất anh hùng. Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế
tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập
phục vụ nhu cầu kháng chiến kiến quốc1.
Trong thời kỳ này (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông
nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích
cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về
ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban
hành, đồng thời tạm cấp ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ

chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Nhờ đó, trong các
vùng giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm
1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản
lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Nhiều
cơ sở công nghiệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu
dùng thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng.Từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu dài của đế quốc và phong kiến,
dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp, kết
thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta
đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp

1

Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (cb), Đại cương Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy
đến năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011.

9


tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước1.
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công nghiệp
từng bước được khôi phục và phát triển. Trong 3 năm khôi phục kinh tế
(1955-1957) và tiếp theo là kế hoạch 5 năm 1961-1965 với đường lối công
nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng.
Từ năm 1965 đến 1975, tuy miền Bắc phải đương đầu với cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì
và phát triển. Công nghiệp miền Bắc thời kỳ này đã có bước phát triển khá.

Từ những cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là khai thác nguyên
liệu và sửa chữa nhỏ nay đã bắt đầu sản xuất một phần tư liệu sản xuất và
phần lớn những vật phẩm tiêu dùng của nhân dân.
Có thể nói, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một
nền kinh tế hết sức nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Song,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa, nhân dân miền Bắc không những làm tròn sứ mệnh là hậu phương lớn
đối với miền Nam ruột thịt, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
mà còn giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc cải tạo và xây dựng
kinh tế, phát triển văn hóa và nâng cao đời sống nhân dân.
Trải qua 21 năm chiến đấu gian khổ và anh hùng, cách mạng miền Nam
từng bước lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi to lớn. Với cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,
cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.
1

Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (cb), Đại cương Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy
đến năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011.

10


Tuy nhiên, kết quả sản xuất trong 5 năm 1976-1980 chưa tương xứng
với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra; những mất cân đối của nền kinh tế quốc
dân còn trầm trọng; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã
hội; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời sống của nhân
dân lao động còn khó khăn. Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của

Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khoá V (6-1986) đã
đánh giá tình hình sau cuộc điều chỉnh giá-lương-tiền (9-1985) và khẳng định
chính thức đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Đại hội VI của Đảng tháng 12-1986 đã quyết định thực hiện đường lối
đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Đường lối
đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản
xuất và dịch vụ.
Cùng với thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được
những kết quả xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Chủ trương của Đảng và
Nhà nước ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã
thành công trong việc giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và
khuyến khích họ tự mình phấn đấu cải thiện cuộc sống.
1.1.3. Văn hóa, xã hội
Trước cách mạng tháng Tám nước ta là một nước thuộc địa nửa phong
kiến, nên di sản mà thực dân Pháp để lại cho chúng ta là vô cùng to lớn. Thực
dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số mù chữ.
Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học
sinh chuyên nghiệp và đại học. Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho
quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai phản động. Cả nước chỉ có 213 bác sĩ,
335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân mới có 0,23 bác sĩ và y sĩ.

11


Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự nghiệp giáo dục-chống giặc dốt
được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với chống giặc ngoại
xâm, giặc đói. Từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân dân

tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia
đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông
nghiệp tăng 73,8%. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Đảng và Nhà nước ta
đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng nền kinh tế, văn hóa giáo dục, và đã
đạt được nhiều thành tựu.
Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên
biết đọc, biết viết đã tăng từ 88% năm 1989 lên 91% năm 1999. Năm 2000
nước ta đã hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học.
Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ
thống y tế đã được phát triển từ tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hình
dịch vụ y tế đã tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế
phù hợp. Năm 1990, tính bình quân 1 vạn dân có 3,5 bác sĩ; đến năm 2004 là
6,1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 từ 51,5%; đến
năm 2004 còn 26,7%. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em có nhiều tiến bộ.
Tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm xuống bằng với mức phổ biến ở những nước
có thu nhập đầu người cao gấp 2-3 lần Việt Nam.
1.2. Dòng họ, gia đình Nguyễn Văn Nhân
GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân sinh ngày 12-8-1924 tại Hội Vũ, Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Văn Hạnh sinh năm 1899 tại
đường Nam Bộ, Hà Nội. Năm 1915, cụ Hạnh học lớp y tá nhà binh 7 tháng tại
Nhà thương đồn thuỷ (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), ra trường

12


bị điều sang Pháp rồi Tân Đảo, đến năm 1922 mới về nước và làm việc ở nhà
thương Chũ - Phú Thọ - Việt Trì - Hưng Hoá - Đồn Vàng, cho đến 1937 mới
trở lại Bệnh viện Phủ Doãn làm việc cho đến kháng chiến toàn quốc. Tháng
12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cụ Hạnh theo đoàn giải phẫu lưu động

của GS Tôn Thất Tùng ra Vân Đình (Hà Đông) cho đến cuối năm 1947 về Ban
Y tế Phú Thọ phụ trách Trạm y tế nông cụ kháng chiến rồi sang trường Trung
học quốc dân miền núi đến 1951 nghỉ mất sức. Tháng 7-1955, cụ lại ra làm việc
phụ trách y tế ở Ty Giao thông Lạng Sơn đến ngày mất (20-6-1968).
Thân mẫu của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân là cụ Hoàng Thị Chín, quê
ở Thượng Thuỵ, Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Tây. Cụ Chín có con trai là Nguyễn
Đình Quế, sau một thời gian chồng cũ mất, cụ Chín lấy cụ Nguyễn Văn Hạnh.
Cuộc đời cụ cũng giống như bao phụ nữ thành thị ngày trước: Lấy chồng-sinh
con-nuôi dạy con cái-quản lý nhà cửa, nghĩa là cuộc đời của một bà nội trợ.
Do công việc của cụ Hạnh đi đây đó khắp nơi nên cụ Chín phải theo chồng
đến những vùng cụ Hạnh phải chuyển đến. Sau khi cụ Hạnh mất, cụ Chín về
Hà Nội sống cùng với con trai Nguyễn Văn Nhân, nhưng chỉ một thời gian
ngắn thì đổ bệnh, phải vào nằm tại Viện Quân y 108. Lúc này, Hà Nội hết sức
căng thẳng vì Mỹ đe doạ ném bom nên BS Nguyễn Văn Nhân phải vào hẳn
trong Viện để “trực chiến”. Tháng 11-1968, tình hình bệnh của cụ càng xấu
đi, lúc tỉnh lúc mê, BS Nguyễn Văn Nhân lại nhận được lệnh chuẩn bị đi B.
BS Nhân vào chiến trường được 10 ngày thì cụ bà mất.
Có thể thấy truyền thống gia đình cũng có người theo ngành y, đây là
một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn ngành Y của Nguyễn
Văn Nhân. GS Nhân kể: “Sơ học tiểu học tôi học ở trường Tiểu học Đồn
Vàng, châu Thanh Sơn, Phú Thọ do khi đó thân phụ ông bị cử biệt phái lên
Phú Thọ làm Bệnh xá trưởng ở khu Đồn Vàng. Tôi đi theo bố nên học ở
những chỗ khỉ ho cò gáy ấy. Và cũng vì bố tôi đi làm ở các nơi như thế và

13


mình học ở những nơi không nổi tiếng, không giỏi cho nên trình độ của mình
là xoàng. Đến lúc tôi về Hà Nội, tôi học tiểu học ở trường Sinh Từ. Tự biết
trình độ của mình nên tôi chỉ dám thi vào trường trung học Đỗ Hữu Vị, không

dám thi vào trường Bưởi, nhưng cũng không đỗ, thành ra tôi phải đi học
trường tư thôi, chứ không được học trường công. Trường tư thục tôi học là
trường Thăng Long, Hà Nội. Tú tài tôi học trường tư thục Louis Parteur, Hà
Nội. Từ nhỏ, tôi quen đi nhiều, quen được xem bố làm các công việc chuyên
môn, tôi thấy thích và tôi tự thấy mình khéo tay, rất thích làm thủ công, làm
các phẫu thuật về xương là phù hợp nên sau khi thi đỗ tú tài triết học (năm
1944, kỳ 2), tôi thi vào trường Y ngay khoá đầu tiên sau cách mạng tháng
Tám, năm 1945”2.
1.3. Đến với ngành Y và những yếu tố ảnh hƣởng đến nhân cách
của Nguyễn Văn Nhân
Năm 1945, Nguyễn Văn Nhân thi đỗ trường Đại học Y Dược khoa,
khóa đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. Học được một năm thì kháng chiến
bùng nổ, Nguyễn Văn Nhân tham gia phục vụ tại Cục Giao thông - Công
Binh, lúc đó Cục trưởng là thầy Hoàng Đạo Thuý, trụ sở ở một ngôi đình cách
Vân Đình khoảng 15-17 cây số. Trước đó, Nguyễn Văn Nhân đã tham gia
sinh hoạt trong tổ chức Hướng đạo sinh Việt Nam của nhà giáo Hoàng Đạo
Thuý từ Thiếu sinh lên Tráng đoàn Nhị Khê. Nhiệm vụ lúc đó là đi chuyển
giao các công văn, mệnh lệnh, có lúc đi hộ tống bàn giao đạn dược vũ khí, có
chuyến đi nhận đạn pháo từ Pháo đài Láng chuyển ô tô, đi đêm lên cho pháo
đài Phùng. Về lịch sử của phong trào hướng đạo có thể thấy, ông tổ của
hướng đạo thế giới là Baden Powell (1857-1941). Trong trận chiến Boers ở
Nam Phi Tướng Baden Powell là vị chỉ huy quân Anh ít ỏi bị quân Boers đông
gấp bội vây hãm trong bẩy tháng trời và đã chiến thắng oanh liệt ở thị trấn
2

Phạm Kim Ngân, Trần Ngọc Ánh, Phỏng vấn GS Nguyễn Văn Nhân ngày 10-12-2009.

14



Mafeking. Ông đã viết tập chỉ dẫn huấn luyện binh sỹ các điều căn bản về mưu
sinh, tìm dấu vết đi rừng, liên lạc thám báo, quan sát địa hình và thoát hiểm.
Hai thập kỷ sau (1929-1930) phong trào Hướng đạo mới chớm vào Việt
Nam. Nhóm thanh niên dân tộc đang trăn trở với vận mệnh đất nước sau việc
thực dân Pháp đàn áp tàn khốc các cuộc nổi dậy của phong trào Văn Thân,
Đông kinh nghĩa thục và các cuộc khởi nghĩa Xô Viết - Nghệ Tĩnh - Yên Bái
- Nam Kỳ - Đô Lương... đã thấy ở Hướng đạo một công cụ thần diệu giúp thực
hiện lý tưởng, tạo ra những con người nhiệt tình với đất nước, với dân tộc.
Hội hướng đạo Việt Nam được ông Hoàng Đạo Thúy (1900-1994) sáng
lập vào năm 1930, trong thời thuộc Pháp. Về sau ông Hoàng Đạo Thúy, một
nhà mô phạm, lập Tráng Đoàn Lam Sơn quy tụ được những trí thức danh
tiếng như BS Tôn Thất Tùng, BS Phạm Biểu Tâm.
Trang phục hướng đạo sinh ngày đó là áo sơ mi cộc tay nâu, quần sooc
xanh, đầu đội mũ rộng vành, đeo khăn quàng. Nguyễn Văn Nhân là một trong
4 người anh lớn tuổi của Đoàn Tây Hồ: Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn
Nhân, Ngô Văn Chính, Phạm Hướng. Có thể nói chính trong thời gian hoạt
động trong ở tổ chức hướng đạo sinh là một trong ba yếu tố làm nên thành
công của Nguyễn Văn Nhân, bởi từ nhỏ đã được rèn luyện tính tự lập, bản lĩnh.
Sau ngày Hà Nội nổ súng, Nguyễn Văn Nhân được biết Bệnh viện Phủ
Doãn có một bộ phận chuyển về Vân Đình lập một trạm phẫu thuật cấp cứu ở
đó. Đây là bộ phận của GS Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Hoàng Đình Cầu cùng
một số sinh viên và nhân viên Ngoại khoa. Lúc này, Nguyễn Văn Nhân vẫn
phục vụ ở Cục Giao thông liên lạc, chỉ qua lại những trạm giải phẫu và bệnh
xá này vì trường chưa gọi sinh viên về.
Sau khi GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng lên Việt Bắc thành lập
trường Đại học Y khoa ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Nguyễn Văn Nhân
được tin, xin thôi công tác ở Cục Giao thông liên lạc để về truờng tập trung

15



học tiếp ở Chiêm Hoá vào giữa năm 1947. Nguyễn Văn Nhân tự đi lên tìm
trường, qua Tuyên Quang đi lên đường Hà Giang đến cây số 31 rẽ đi chợ Bợ,
qua Đèo Gà, lên Chiêm Hoá, vào Ngòi Quẵng. Nguyễn Văn Nhân thuộc khoá
1945, sau khi thi lên năm thứ 4 thì trường gửi sinh viên đi thực tập ở các nơi.
Nguyễn Văn Nhân xin về khu III, nơi có trạm Giải phẫu lưu động A do BS
Hoàng Đình Cầu phụ trách, ở thôn Chuôn (Ứng Hoà, Hà Đông).
Trạm giải phẫu A lúc đó (1948) xây dựng trên cơ sở của nhà hộ sinh
thôn Chuôn (Chuôn-Tre) nằm ngay trên bờ con sông Đào từ Đồng Quan đi
Cống Thần-Chợ Đại. Nhà mổ triển khai ở buồng đỡ đẻ cũ của nhà hộ sinh,
một nhà gạch nhỏ một tầng. Phụ trách nhà mổ này là ông Khang “già”. Số
nhân viên này ở ngay trong khu nhà hộ sinh và nhóm sinh viên cũng ở nhờ
ngay tại đây. Hồi đó bộ đội, du kích dân quân và nhân dân bị thương ở một
phần Hà Nội đều được đưa về xử trí ngoại khoa ở trạm giải phẫu A. Cũng nhờ
có trạm giải phẫu A, nhà hộ sinh Chuôn cũng tập trung những ca đẻ thường,
đẻ khó của cả vùng. Giường bệnh là những chõng tre hoặc phản gỗ… nhưng
hầu như lúc nào cũng đầy bệnh nhân.
Các vết thương chiến tranh đủ các loại rất phong phú: từ sọ - não đến
bụng, lồng ngực, gãy xương, dập nát chi… Nhóm sinh viên “nội trú” vì ăn ở
ngay trạm nên bao giờ cũng tiếp xúc với thương binh đầu tiên: khám xét, sơ
cứu, làm chẩn đoán, dự kiến chỉ định xử trí, ra mệnh lệnh cho nhân viên
chuẩn bị rồi mới vào làng báo cáo với các sinh viên khóa trên và BS Hoàng
Đình Cầu. Các ca điều trị đầu tiên phần lớn là BS Cầu và các sinh viên khóa
trên trực tiếp mổ, sinh viên được phụ hoặc đứng xem học tập, ghi chép.
BS Cầu và các anh lớp trên ngày ấy thường rất ít giảng giải: ra xem lại
chẩn đoán rồi ra lệnh rửa tay và vào mổ. Sinh viên Nguyễn Văn Nhân và
Đinh Văn Lạc bàn nhau: ai không phải phụ mổ, sẽ đứng ngoài ghi chép, vẽ lại
các thì mổ và kỹ thuật mổ. …Cứ thế, sau vài ba ca mổ mỗi loại, hai người lại

16



xem lại các ghi chép của mình và tự soạn ra kỹ thuật và các thì mổ cho từng
loại phẫu thuật (ví dụ cắt cụt chi ở từng vị trí, mổ nội tạng bụng, mổ vết thương
lồng ngực…) rồi cũng tự soạn chỉnh lại thành tài liệu thực hành cho mình.
Thời gian này rất thuận tiện cho việc học tập của nhóm nội trú, tuy có
khó khăn là thầy và các anh ít giảng giải và thiếu tài liệu sách vở nhưng thuận
lợi lại rất lớn là thương binh nhiều, đủ các loại, lại được trực tiếp khám xét,
phụ mổ, theo dõi sau mổ.
Khi đã ít nhiều học được kinh nghiệm từ BS Cầu và các sinh viên khóa
trên, sau khi đợi thầy duyệt lại chẩn đoán, quyết định hướng xử trí, sinh viên
được tự làm những phẫu thuật cắt lọc, cắt cụt chi ở chi trên và cẳng tay.
Năm 1949, BS Hoàng Đình Cầu chuyển về làm Hiệu trưởng trường Y
sĩ Liên Khu III và IV, BS Nguyễn Hữu từ trạm giải phẫu B ở Ngọc Bài (Sơn
Tây) về thay.
BS Nguyễn Hữu và gia đình mượn một căn buồng nhỏ, cùng ở ngay
trong khu vực nhà hộ sinh. Mọi vết thương lớn nhỏ đều được thầy xem và
hướng dẫn sinh viên cùng xem.
Tác phong của BS Nguyễn Hữu là rất thích hỏi vặn sinh viên và phân tích
giảng giải. Ngay từ những ngày đầu về trạm giải phẫu A, BS Hữu đã đặt ra nếp
học tập lên lớp cho sinh viên về kỹ thuật xử trí các loại vết thương chiến tranh.
Khi có thương binh, vừa làm, thầy vừa nhắc lại, hướng dẫn thực tế từng thì mổ.
Khi phụ mổ cho BS Hữu, sinh viên vừa thích thú, vừa sợ hãi: thích thú
vì được chỉ dẫn, được gợi nhớ lại nhiều, cả về giải phẫu và kỹ thuật ngoại
khoa, nhưng sợ hãi vì trước khi chỉ dẫn, bao giờ BS Hữu cũng vặn hỏi và sinh
viên rất sợ lòi những chỗ dốt của mình trước mọi người. Trong từng bước mổ,
BS Hữu thường hay hỏi: cơ gì đây? nhánh gì đây… rồi khi sinh viên trả lời
sai hoặc không đầy đủ thì thầu lại đọc vanh vách như lật sách ra.

17



Được gần ở BS Nguyễn Hữu, Nguyễn Văn Nhân mới hiểu vì sao BS
Hữu giỏi, biết nhiều? Tất cả là vì chăm học. Và trong đối xử với sinh viên,
BS Hữu cũng luôn tỏ ra quan tâm và ưa thích những sinh viên nào chăm
học, thích học.
Sau thời gian ngắn sau khi về giải phẫu A, BS Hữu đã liên hệ nhờ bên
Biệt động thành móc nối với BS Phạm Biểu Tâm (ở lại phụ trách bệnh viện
Phủ Doãn) gửi cho tài liệu sách vở mới. Khi nhận được bộ sách Traité de
Pathologie chirurgicale mới xuất bản, BS Nguyễn Hữu đã nghiền ngẫm và lập
tức tổ chức bắt sinh viên cùng học. Hình thức tổ chức rất đơn giản mà lại rất
hiệu quả, đó là nêu ra một vấn đề chuẩn bị để thuyết trình lại trước lớp trong
buổi học, một phần của vấn đề (ví dụ: bệnh lý giải phẫu, triệu chứng và chẩn
đoán, biến chứng, phương pháp điều trị...). Đến buổi học, nếu không bận có
cuộc mổ, tất cả tập trung và lần lượt từng người trình bày lại, BS Hữu yêu cầu
người khác bổ sung, rồi lại tự bổ sung, nhận xét và kết luận.
Sau một thời gian, hình thức học tập này đã quen, BS Hữu lại thay đổi:
chỉ nêu vấn đề sẽ thuyết trình để mọi người phải cùng đọc và nghiên cứu,
không phân công trước cho mỗi người. Đến buổi học, BS Hữu viết sẵn mấy
mảnh giấy nhỏ ghi các phần phải thuyết trình rồi cho sinh viên tự bốc. Sau
10-15 phút chuẩn bị, mỗi người phải theo thứ tự chỉ định, trình bày phần bài
ghi trong phiếu mình bốc được.
Với những buổi học như vậy, Nguyễn Văn Nhân vừa lo âu, vừa hào
hứng. Lo âu vì sợ mình quên sót, hoặc chuẩn bị không kỹ. Hào hứng vì cách
học rất sinh động, dễ nhớ, bắt buộc mỗi người phải chủ động mà học. Sách
chỉ có một bộ mà ai cũng phải đọc và chuẩn bị, sinh viên đều đóng vở rồi cặm
cụi mượn sách ghi chép lại nguyên văn từng bài, từng chương của sách. Có
hình vẽ thì vẽ lại, không biết vẽ đẹp thì phải căn ke bằng giấy pơ luya. Dần
dần mỗi sinh viên đều có nhiều tập vở chép tay các môn học tập.


18


Ngoài những kiến thức chuyên môn cụ thể đã nêu trên của BS Nguyễn
Hữu mà Nguyễn Văn Nhân học được và áp dụng trong suốt quá trình thực
hiện nhiệm vụ trị bệnh cứu người đối với Nguyễn Văn Nhân, BS Hữu còn là
tấm gương sáng về tác phong và phương pháp làm chuyên môn kỹ thuật.
Nguyễn Văn Nhân học được ở BS Nguyễn Hữu phương pháp ghi chép sổ
biên bản phẫu thuật: Sau mỗi ca mổ, bất kể lớn nhỏ, BS Hữu ghi chép rất cụ
thể, chi tiết các mô tả thương tổn, cách xử trí... Hồi ấy sổ mổ BS Hữu ghi
chép chỉ là giấy được sản xuất bằng cây giang, hay những vỏ bao thuốc lá, lật
trái ghi mặt sau và những vở học sinh khổ nhỏ nhưng ghi chép đặc kín những
phân tích nhận xét, rút kinh nghiệm… Ngày đó chưa có giấy để làm hồ sơ
bệnh án, những tình hình diễn biến sau mổ của mỗi bệnh nhân BS Hữu đều
ghi thêm ngay vào bên, hoặc dưới phần biên bản phẫu thuật.
Học tập kinh nghiệm trên của BS Nguyễn Hữu, sau này Nguyễn Văn
Nhân cũng ghi chép và giữ được sổ mổ của bệnh nhân. Nhờ đó mà Nguyễn
Văn Nhân có thể tổng kết, theo dõi rút kinh nghiệm và thực hiện những đề tài
nghiên cứu khoa học. Có thể thấy nếu như ở BS Hoàng Đình Cầu, Nguyễn
Văn Nhân học được cách học từ thực tiễn, không sách vở thì ở BS Nguyễn
Hữu, Nguyễn Văn Nhân là người có tác động nhiều nhất đến ông, tạo cho ông
phương pháp nghiên cứu, làm gì cũng phải cặn kẽ tìm hiểu đến tận cùng.
Mùa xuân năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
của nhân dân ta trên cả nước đã bước sang năm thứ 4. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã vững vàng trong những
năm dài gian khổ, chiến đấu trong vòng vây của địch, dựa vào sức mình là
chính; đã vượt qua nhiều hy sinh, thử thách và không ngừng trưởng thành.
Chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Từng bước, các lực
lượng vũ trang nhân dân ta đã tiến lên đánh vận động quy mô nhỏ, giữ vững
và mở rộng các căn cứ địa kháng chiến, làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn


19


của một số kẻ địch mạnh hơn ta nhiều lần về quân số và trang bị, vũ khí. Ta
đã chủ động tiến công vào những hướng sơ hở và nơi hiểm yếu của địch. Lực
lượng vũ trang ta, trước hết là bộ đội chủ lực vừa chiến đấu, vừa xây dựng đã
liên tục lớn mạnh trưởng thành, đưa cuộc kháng chiến phát triển sang giai
đoạn mới-giai đoạn chuẩn bị tổng phản công.
Trước sự phát triển và yêu cầu của cuộc chiến tranh nhân dân đòi hỏi
phải có những đơn vị vũ trang tập trung, có khả năng cơ động nhanh, đánh
địch với quy mô lớn, dài ngày, lại phòng thủ kiên cố trên địa hình phức tạp…
nhằm tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, nhanh chóng làm thay đổi cán
cân lực lượng giữa ta và địch, tiến lên giành toàn thắng.
Trong cục diện đó, tiếp theo sự ra đời của Đại đoàn 308 - Đại đoàn chủ
lực đầu tiên của quân đội ta, ngày 10-3-1950, Đại đoàn 304 ra đời, sau này
mang tên Sư đoàn Vinh Quang. Đại đoàn trưởng đầu tiên là đồng chí Hoàng
Minh Thảo và chính ủy đầu tiên là đồng chí Trần Văn Quang.
Đi đôi với lực lượng chiến đấu tập trung, lực lượng bảo đảm chiến đấu
cũng phải tập trung. Tháng 11-1950, Đội điều trị 4 được thành lập trên cơ sở
hợp nhất các đơn vị quân y: Đội giải phẫu lưu động, An dưỡng đường và
Bệnh xá. Nguyễn Văn Nhân là đội trưởng kiêm phẫu thuật viên chính, đội
phó là Bùi Thiện Sự, chính trị viên là Trần Ba.
Đội điều trị 4 có nhiệm vụ tiếp nhận và cứu chữa cho thương binh,
bệnh binh của sư đoàn, kể cả các đơn vị dân công phục vụ cho chiến dịch
(thuộc phạm vi phụ trách của sư đoàn), ngoài ra đội còn góp phần phục vụ
chữa bệnh cho nhân dân nơi đóng quân trong những trường hợp khẩn cấp bất
kể ngày hay đêm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến, các sinh viên y khoa được
huy động phục vụ trong quân đội, kể cả khi chưa tốt nghiệp. Trường hợp Nguyễn

Văn Nhân đã được học thực hành ở trạm Giải phẫu không phải là ngoại lệ.

20


Tháng 3-1950, Nguyễn Văn Nhân nhận được lệnh nhập ngũ, biên chế
vào Đại đoàn 304, phụ trách Ban quân y E57, sau đó là Đội trưởng Đội điều
trị 4 của Đại đoàn. Lúc này bà Đinh Thị Loan - vợ Nguyễn Văn Nhân tuy
đang mang bầu đứa con đầu lòng nhưng đã bỏ lại phía sau việc quản lý một
xưởng than ở Hà Nội để theo chồng vào Thanh Hóa - nơi đóng quân của Đại
đoàn 304. Niềm vui được làm mẹ không át được nỗi lo về trường hợp xấu có
thể xảy ra khi sinh con vì bà Loan vốn bị bệnh tim (hẹp van 2 lá); gia đình
chồng lại đang ở Phú Thọ, đi lại, ăn ở khó khăn. Gần đến ngày sinh, vợ chồng
Nguyễn Văn Nhân nghĩ đến việc xin trợ giúp của đơn vị. "Để gỡ thế bí, chúng
tôi tính nước xin với Đại đoàn cho vợ tôi về ở nhờ nhà chị gái Đinh Thị
Hương trong Hà Nội vừa để tiện theo dõi bệnh tim, vừa để chờ sinh con.
Nguyện vọng và đề nghị của vợ chồng tôi được anh chị em Đội điều trị 4 tán
thành và Đại đoàn cho phép. Hơn thế Đại đoàn còn cấp Giấy giới thiệu của
Khu III và nhờ biệt động thành giúp đỡ việc ra vào"1. Nhờ đó, bà Loan đã dễ
dàng trở về Hà Nội và sinh con rất thuận lợi. Cậu con trai đầu lòng được đặt
tên là Nguyễn Văn Trung. Hết thời gian ở cữ, con đã cứng cáp, hai mẹ con bà
Loan lại ra vùng tự do đoàn tụ gia đình. Trong khối tư liệu hiện vật GS.TSKH
Nguyễn Văn Nhân tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam có một
Giấy giới thiệu được ép plastic cẩn thận. Giấy giới thiệu do ông Nguyễn Văn
Xước - Ủy viên thường trực Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III ký,
gửi các Trưởng ty Công an Hà Nam-Hà Đông-Ninh Bình ngày 4-8-1951, có
viết: "Về trường hợp đặc biệt, chúng tôi đồng ý cho bà Đinh Thị Loan, vợ y sĩ
Nguyễn Văn Nhân, được vào Hà Nội để đem một cháu trai là con của hai ông
bà Nhân ra vùng tự do. Y sĩ Nhân hiện đang phục vụ ở ngành Quân y, rất tích
cực trong công tác, đủ bảo đảm cho bà Đinh Thị Loan. Bà Loan về lưu lại ở

Hà Nội độ hai tháng và khi ra sẽ mang theo một số vật dụng…Yêu cầu các
1

Hoàng Thị Liêm,Phỏng vấn GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân, ngày 3-12-2010.

21


×