Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tội mua bán người trên địa bàn tỉnh lào cai tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DUY NAM

TỘI MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số

: 60.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ
Luật học “Tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai: tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận
văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn


Nguyễn Duy Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO
CAI TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016 .......................................................................7
1.1. Khái niệm và các đặc điểm của tình hình tội mua bán người ....................... 7
1.2. Phần tội phạm rõ (hiện) của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................................... 11
1.3. Phần tội phạm ẩn của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................................................ 27
Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN
NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .............................................................32
2.1. Cách tiếp cận để nhận diện nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua
bán người ...................................................................................................... 32
2.2. Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016 .................................................. 35
Chương 3: TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN
NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .............................................................49
3.1. Dự báo tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai................... 49
3.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 52
KẾT LUẬN ...............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................69


DANH MỤC VIẾT TẮT

ANTT


An ninh trật tự

BLDS

Bộ luật dân sự

BLHS

Bộ luật hình sự

BTP

Bộ Tư pháp

CAND

Công an nhân dân

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

QPPL

Quy phạm pháp luật

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao


TPH

Tội phạm học

THTP

Tình hình tội phạm

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mức độ tổng quan tuyệt đối (mức độ cơ bản) của tình hình tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012-2016 ................................. 12
Bảng 1.2: Mức độ tổng quan tương đối – tỷ lệ tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................................................................. 13
Bảng 1.3: Số vụ, bị cáo của tội mua bán người so sánh trên phạm vi cả nước
......................................................................................................................... 14
Bảng 1.4: Diễn biến tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ

năm 2012 đến năm 2016 ................................................................................. 15
Bảng 1.5: Cơ cấu tình hình tội mua bán người xét theo đơn vị hành chính lãnh
thổ của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2016 ................................................... 16
Bảng 1.6: Cơ cấu theo phương thức thực hiện tội mua bán người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2016 ................................................................ 17
Bảng 1.7: Hình phạt được quyết định đối với các bị cáo ................................ 18
Bảng 1.8: Cơ cấu theo lứa tuổi của tình hình tội mua bán người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 19
Bảng 1.9: Diễn biến cơ cấu nhóm tuổi của tội phạm mua bán người theo thời
gian .................................................................................................................. 20
Bảng 1.10: Cơ cấu tình hình tội mua bán người theo giới tính của bị cáo ..... 21
Bảng 1.11: Cơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét
theo nghề nghiệp của người phạm tội ............................................................. 22
Bảng 1.12: Cơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét
theo dân tộc của bị cáo .................................................................................... 22
Bảng 1.13: Cơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét
theo hình thức phạm tội................................................................................... 23
Bảng 1.14: Cơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
xét theo độ tuổi của nạn nhân trong giai đoạn 2012-2016 .............................. 24


Bảng 1.15: Cơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
xét theo nghề nghiệp của nạn nhân trong giai đoạn 2012-2016 ..................... 24
Bảng 1.16: cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét
theo trình độ học vấn của nạn nhân trong giai đoạn 2012-2016 ..................... 25
Bảng 1.17: Cơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
xét theo hậu quả của nạn nhân trong giai đoạn 2012-2016 ............................ 26
Bảng 1.18: Tỉ lệ tội phạm ẩn của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai ............................................................................................................ 28



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nạn mua bán người đang có xu hướng gia
tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Trên phạm vi toàn thế giới nói chung
và tại Việt Nam nói riêng, rất nhiều người đã và đang trở thành đối tượng của
các tổ chức, đường dây mua bán người hoạt động xuyên quốc gia với sự cấu
kết chặt chẽ giữa các đối tượng phạm tội ở trong nước và ngoài nước, trong
đó có không ít nạn nhân là người Việt Nam. Đây là loại tội phạm nguy hiểm
và đặc thù của loại tội phạm này hoạt động xuyên quốc gia và quốc tế, liên
quan đến vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Chính vì vậy,
nhiệm vụ phòng, chống tình hình tội mua bán người được đặt ra không chỉ đối
với riêng một quốc gia nào mà đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
nước trong khu vực và thế giới.
Cùng với mua bán ma túy và vũ khí, nạn nhân của tình hình tội mua
bán người bị mua bán đã trở thành loại hàng hóa đem lại lợi nhuận rất cao cho
những đối tượng phạm tội. Mua bán người được coi là ngành công nghiệp bởi
luôn có sẵn nguồn cung ứng, nguy cơ bị phát hiện và xử lý thấp, đem lại lợi
nhuận cao, ở đó một nạn nhân có thể bị bóc lột trong nhiều năm, dưới nhiều
hình thức khác nhau. Ngày nay, tình hình tội mua bán người có xu hướng gia
tăng về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng; đã phát hiện nhiều vụ án
mua bán người có tổ chức, đặc biệt là ở vùng giáp biên giới. Các đối tượng
phạm tội đã lợi dụng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, sự nhẹ dạ cả tin,
mất cảnh giác của người dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi để lôi kéo,
dụ dỗ, lừa gạt đưa trái phép ra nước ngoài, ép nạn nhân hoạt động mại dâm
hoặc lao động cưỡng bức. Việc đưa người trái phép ra nước ngoài dưới dạng
xuất khẩu lao động, du lịch… chủ yếu bằng đường bộ qua Trung Quốc, Lào,
1



Campuchia, Thái Lan rồi qua Malaysia, Singapore. Đã xuất hiện nhiều trường
hợp dụ dỗ những người có hoàn cảnh khó khăn; lừa gạt, tổ chức cho họ xuất
cảnh trái phép để bán nội tạng; tình hình mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ
em trong đó có cả trẻ sơ sinh cũng diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn hậu quả
khó lường.
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích
tự nhiên 6.383,89 km2, có đường biên giới dài giáp ranh với Trung Quốc, có
cửa khẩu quốc tế và nhiều đường mòn, lối mở giao thương với nước bạn. Bên
cạnh thuận lợi về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ… Tình hình
hoạt động của tội phạm về mua bán người trên địa bàn tỉnh diễn biến phức
tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu là mua bán phụ nữ, trẻ em gái để bóc lột
tình dục và cưỡng ép hôn nhân trái pháp luật. Tội mua bán người là một loại
tội ác chống lại con người bởi nó xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con
người, trong đó, có những quyền cơ bản nhất như quyền tự do đi lại, quyền
được bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe; quyền lao động… Hậu quả đối
với các nạn nhân nói riêng, đối với xã hội nói chung là rất nặng nề, phải hứng
chịu tổn thương về tâm sinh lý, bị tổn hại tới sức khỏe và thậm chí là cả tính
mạng. Tệ nạn mua bán người cũng đe dọa đến tình hình trị an xã hội tại địa
phương và gây mất ổn định chính trị tại khu vực cửa khẩu, biên giới.
Thông qua hoạt động thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho
thấy phương thức hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng đa dạng,
phức tạp, tinh vi bằng cách tạo lập các đường dây, ổ nhóm, cấu kết chặt chẽ
giữa các đối tượng ở Trung Quốc với các đối tượng ở địa bàn khu vực biên
giới, sử dụng công nghệ thông tin (chat qua mạng), sử dụng điện thoại hoặc
trực tiếp gặp gỡ tại các phiên chợ vùng cao để làm quen với những cô gái mới
lớn, trình độ văn hóa thấp, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có
việc làm ổn định để dụ dỗ, lôi kéo họ đến các cơ sở dịch vụ việc làm, nhà
2



hàng, nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke, massage, cắt tóc, gội đầu, đi làm
thuê với mức lương cao, đưa đi thăm người thân hay đưa đi chơi sau đó cùng
đồng bọn đưa nạn nhân vào khu vực biên giới hẻo lánh, bán sang Trung Quốc
cho các chủ chứa mại dâm hoặc tìm những phụ nữ từng làm gái mại dâm để
rủ rê, lừa gạt tìm công việc làm ổn định, lao động nhẹ có thu nhập cao, sau đó
bán cho các đối tượng là chủ nhà hàng ép buộc làm gái mại dâm để thu lợi.
Đặc biệt, có trường hợp nạn nhân của các vụ mua bán người trước đây đã trở
về địa phương, mang theo tiền và vẽ ra những viễn cảnh về một cuộc sống
sung sướng, giàu có ở nước ngoài để lừa gạt chính người thân, bạn bè của
mình với mục đích kiếm lời bất chính.
Trên cơ sở những lý do đã trình bày ở trên, tác giả chọn đề tài “Tội
mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai: tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa” làm đề tài luận văn thạc sĩ là cấp thiết và phù hợp với
tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài
nước về tội mua bán người với những mức độ, khía cạnh, phương diện khác
nhau, cụ thể là: luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Dương Thu Hải với đề
tài: “Tội mua bán người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Lạng Sơn” năm 2016; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Mạnh Đức
với đề tài: “Tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa” năm 2014; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác
giả Cao Thị Đào Liễu với đề tài “Tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện
Biên: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” năm 2014;
Có thể thấy rằng, trong những năm qua việc nghiên cứu tội mua bán
người không phải là mới, tuy nhiên dưới góc độ tội phạm học các công trình
nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu trên cơ sở tổng quát, còn đối với địa bàn
3



tỉnh Lào Cai thì chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá chuyên sâu, cụ thể,
chi tiết. Đề tài này tác giả tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở đánh giá một cách
khoa học, có độ tin cậy cao đối với những vấn đề phát sinh trong thực tiễn của
tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tình
Lào Cai; nguyên nhân điều kiện của tình hình tội này; dự báo tình hình tội
mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai, luận văn đề xuất các giải pháp tăng
cường phòng ngừa tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong những năm tiếp theo.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu về lý thuyết:
Tập hợp và nghiên cứu những tài liệu lý luận của TPH đại cương về các
vấn đề như THTP, nguyên nhân và điều kiện của THTP, phòng ngừa tội phạm
được công bố trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành pháp lý.
Tập hợp và nghiên cứu những tài liệu lý luận của Luật hình sự Việt
Nam về các khái niệm cơ bản của tội phạm mua bán người và hình phạt đối
với loại tội phạm này.
Tài liệu của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội có liên quan
đến công tác phòng chống tội phạm mua bán người trong những năm qua.
Tài liệu của các cơ quan liên ngành trong việc phòng, chống tội phạm
mua bán người.
- Nghiên cứu thực tế:

Bao gồm việc nghiên cứu các báo cáo thường niên của các cơ quan tư
pháp hình sự, thu thập và phân tính số liệu thống kê thường xuyên về tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016; thu
4


thập và nghiên cứu một số bản án hình sự sơ thẩm đã được tuyên trong 5 năm
qua từ năm 2012 đến năm 2016.
Phân tích làm sáng tỏ tình hình, nguyên nhân của tội mua bán người
cũng như chỉ ra những hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm này trên
địa bản tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu sáng tạo:
Dự báo tình hình tội mua bán người trong năm 2017 thông qua việc sử
dụng và phân tích số liệu của TANDTC, chia nhỏ số liệu trong 01 năm thống
kê làm 12 tháng để tăng độ tin cậy của số liệu tác giả dự báo.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh
phòng, chống tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn lấy các quan điểm khoa học về tình hình tội phạm, về nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; thực tiễn tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 để nghiên cứu
các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu


Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm.
Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Về thời gian, đề tài khảo sát thực tiễn lấy số liệu để nghiên cứu trong
vòng 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống
5


tội phạm. Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh, phương pháp tính vv…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn là sản phẩm áp dụng lý luận tội phạm học Việt
Nam vào nghiên cứu tội mua bán người, đồng thời trên cơ sở công tác phòng
ngừa và điều tra khám phá tội danh hình sự của tỉnh Lào Cai, tiến hành làm rõ
hơn một số vấn đề về lý luận, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận trong đề
tài góp phần xây dựng hệ thống một cách toàn diện, đổi mới trong công tác
phòng ngừa, điều tra tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài này có thể được tham khảo để
xây dựng đường lối, chính sách, quản lý xã hội, nhằm ngăn chặn và tiến tới
đẩy lùi tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trên cơ sở thống kê, phân tích, tổng hợp có hệ thống các số liệu và tài
liệu liên quan, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển
và tồn tại của loại tội phạm này. Chỉ ra những vấn đề có tính chất quy luật đặc
thù trong quá trình thực hiện tội phạm mua bán người làm tài liệu nghiên cứu,
tham khảo và phục vụ cho việc giảng dạy, học tập.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được bố cục gồm có 3 chương:
Chương 1. Tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ
năm 2012 đến năm 2016.
Chương 2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Chương 3. Tăng cường phòng ngừa tình hình tội mua bán người trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.

6


Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
1.1. Khái niệm và các đặc điểm của tình hình tội mua bán người
Tình hình tội phạm (THTP) là hiện tượng tâm, sinh lý, xã hội tiêu cực,
vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt
nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội
cùng với các chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội cùng với các chủ thể đã
thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định
[28, tr. 92].
Tình hình tội phạm, trước hết là một hiện tượng xã hội, chứ không phải
là một hiện tượng sinh vật học, vật lý, hóa học, vũ trụ học v.v… [35, tr. 55]
Tình hình tội mua bán người là một hiện tượng xã hội, vì nó tồn tại trong xã
hội, có nguyên nhân trong xã hội và số phận của nó cũng mang tính xã hội.
Đó là một hiện tượng xã hội bởi nó hình thành từ những hành vi phạm tội do
con người sống trong xã hội thực hiện, chống lại toàn bộ xã hội hoặc chống
lại một bộ phận người thống trị xã hội nào đó. Tình hình tội mua bán người là
một hiện tượng xã hội bởi vì với tính cách là một biểu hiện, là mặt trái của xã

hội, nó có tính độc lập tương đối của mình. Bản thân nó không thể tồn tại
được ngoài xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu tình hình tội mua bán người phải
dựa vào các điều kiện của đời sống xã hội, vào các quá trình, hiện tượng xã
hội khác mà đánh giá, nhận xét, giải thích; phải nghiên cứu nó trong mối liên
hệ với thực tại khách quan, với các hiện tượng, quá trình xã hội khác để có
một nhận thức đúng đắn về hiện tượng đó, trên cơ sở đề ra các biện pháp tác
động đến một hiện tượng xã hội phức tạp chứ không phải một sự kiện phạm
tội đơn nhất.

7


Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng mọi hiện tượng trong xã hội, trong tự
nhiên không phải ở trạng thái tĩnh tại, bất biến, mà thường xuyên biến đổi và
thay đổi [35, tr. 55]. Do vậy, với tính cách là một hiện tượng xã hội, tình hình
tội mua bán người là một hiện tượng thay đổi về mặt lịch sử. Điều đó thể hiện
ở các điểm: dấu hiệu, đặc điểm của tình hình tội mua bán người được thay đổi
tùy thuộc vào sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái
kinh tế - xã hội khác; tùy thuộc vào sự thay đổi trong một hình thái kinh tế,
nhất là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, về cơ cấu xã hội, về cơ cấu giai cấp; tùy
thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia nhất định.
Tình hình tội mua bán người là một hiện tượng tiêu cực nguy hiểm lớn
nhất cho xã hội. Nó là hiện tượng tiêu cực lớn nhất bởi lẽ nó gây ra thiệt hại
cho các quan hệ tồn tại trong xã hội, xâm phạm đến các giá trị vật chất và tinh
thần mà xã hội đã có được. Hậu quả là những tác hại về mọi mặt do tình hình
tội mua bán người gây ra là một trong những dấu hiệu không thể thiếu được
của khái niệm tình hình tội phạm. Ở đây, tình hình tội mua bán người được
coi như một mặt tất yếu của hiện tượng, chứ không phải là một sự kiện riêng
biệt và cũng không chỉ đơn thuần là tổng cộng các thiệt hại do từng tội phạm
cụ thể gây ra.

Tình hình tội mua bán người gây ra những tác hại rất lớn về các mặt:
kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tác động xấu đến các hiện tượng xã hội
khác, đến tiến trình phát triển của xã hội nói chung, làm giảm hiệu quả của
các biện pháp tích cực được tiến hành trong xã hội, làm tăng tính tự phát tiêu
cực trong đời sống xã hội, làm phức tạp thêm quá trình giáo dục và hình thành
con người mới XHCN.
Như vậy, tình hình tội mua bán người không phải là sự kết hợp ngẫu
nhiên, là tổng số toán học các tội phạm thực hiện trong xã hội, mà là một tổng
thể thống nhất biện chứng, là hệ thống các tội phạm cụ thể cấu thành nên hiện
8


tượng đó và của các dấu hiện đặc tính của hiện tượng. Do đó, nếu có sự thay
đổi của dấu hiệu, đặc điểm nào đó thì tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của các
dấu hiệu, đặc điểm khác của hiện tượng nói chung. Việc hiểu được các dấu
hiệu (đặc điểm) của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
trong vòng 05 năm từ năm 2012 đến 2016 giúp ta có cơ sở trong việc đề ra
các biện pháp phòng chống sát thực, những biện pháp này sẽ thích ứng với
từng khoảng thời gian nhất định.
Ngoài những dấu hiệu (đặc điểm) chung của tình hình tội mua bán
người thì sự thống nhất biện chứng của tất cả các yếu tố cấu thành tình hình
tội mua bán người còn biểu hiện ở các thông số (đặc điểm) về số lượng và các
thông số (đặc điểm) về chất của nó. Tất cả thông số về lượng và về chất của
tình hình tội mua bán người cũng ở trong sự thống nhất biện chứng, Sự thay
đổi của một trong những thông số đó ở dạng tổng thể hay dạng từng phần đều
dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội mua bán
người nói riêng. Những thông số (đặc điểm) về lượng của tình hình tội mua
bán người là: thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biến) của nó.
Thực trạng (mức độ) của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện

các tội đó trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong vòng 05 năm. Khi xác định số lượng
các vụ án mua bán người đã được thực hiện cần phải tính tổng cộng các số
lượng sau: 1, số lượng các tội phạm và những người bị Tòa án tỉnh Lào Cai
xét xử và tuyên bản án buộc tội; 2, số lượng các vụ án hình sự bị đình chỉ điều
tra, truy tố vì không chứng minh được sự tham gia của bị can trong tội phạm
đã thực hiện; 3, số liệu về số lượng các tội phạm không được phát hiện (các
tội phạm tiềm ẩn); 4, hệ số của tình hình tội mua bán người; 5, mức độ của
tình hình tội mua bán người tái phạm [35, tr. 62].

9


Động thái (diễn biến) của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai là sự vận động và sự thay đổi của thực trạng và cơ cấu của tình hình
tội mua bán người trên địa bàn tỉnh. Là một hiện tượng xã hội tình hình tội
mua bán người không thể không thay đổi, vận động. Điều quan trọng là cần
theo dõi và nắm bắt được những thay đổi của tình hình tội mua bán người.
Việc phân tích diễn biến của tình hình tội mua bán người trong một khoảng
thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hướng cho các cơ quan
chức năng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đấu tranh với tình hình tội này.
Để có thể nhận thức sâu sắc hơn về thực trạng của tình hình tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai, yêu cầu cần làm sáng tỏ được các
khuynh hướng, các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới việc thực hiện các hành vi
phạm tội, có cơ sở cho việc nghiên cứu dự báo và xây dựng kế hoạch phòng
ngừa tổng thể cần tiến hành việc phân tích trong trong giai đoạn 05 năm (từ
năm 2012 đến năm 2016). Chỉ có những số liệu so sánh được tiến hành trong
một thời gian dài mới giúp làm sáng tỏ được tính vững chắc, ổn định hoặc
không vững chắc, không ổn định của thực trạng tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh.
Cơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai là tỷ

trọng mối tương quan của các loại giá trị khác nhau trong số lượng chung của
chúng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Các chỉ số của cơ
cấu tình hình tội phạm chỉ rõ đặc điểm lượng – chất của tính nguy hiểm cho
xã hội của tình hình tội phạm, chỉ số về các đặc điểm của nó. Điều này có ý
nghĩa giữ vai trò nền tảng cho việc phân tích nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm, đồng thời cũng là cơ sở để nhận biết về tình hình tội phạm tiềm tàng.
Thông số về tính chất của tình hình tội phạm thể hiện ở số lượng của
các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội trong cơ cấu của tình hình tội phạm

10


cũng như ở các đặc điểm nhân thân của những người thực hiện tội. Tính chất
của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ thông qua cơ cấu của nó.
1.2. Phần tội phạm rõ (hiện) của tình hình tội mua bán người trên
địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016
1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến 2016
Mức độ của tình hình tội mua bán người là đặc điểm định lượng của
tình hình tội này, bao hàm những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế mà
các chủ thể thực hiện hành vi đó ở một đơn vị thời gian và không gian nhất
định. Để mô tả và đánh giá một cách chính xác mức độ của tình hình tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận văn này đã sử dụng số liệu thống
kê của Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2012 đến năm 2016,
bản án hình sự sơ thẩm các vụ án mua bán người (đánh giá 149 bản án đã xét
xử hình sự sơ thẩm [29, tr. 2-5] và các bản báo cáo tổng kết hàng năm ngành
tư pháp hình sự trên địa bàn tỉnh để làm tư liệu nghiên cứu. Mức độ của tình
hình tội mua bán người có thể được làm rõ ở 3 phạm vi đó là: mức độ tổng
quan, mức độ nhóm và mức độ hành vi
Mức độ tổng quan: Để mô tả và đánh giá một cách chính xác tình hình

tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì mức độ tổng quan của tình
hình tội mua bán người được chia thành hai loại, đó là mức độ tổng quan
tuyệt đối (còn gọi là mức độ cơ bản) và mức độ tổng quan tương đối (còn gọi
là mức độ so sánh).
- Mức độ cơ bản:
Mức độ cơ bản của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai là số lượng vụ án, bị cáo Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử trong
vòng 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016. Việc sử dụng mức độ cơ bản để

11


đánh giá được hàng năm Tòa án nhân dân đã tiến hành xét xử sơ thẩm hình sự
đối với vụ án mua bán người bao nhiêu vụ, bao nhiêu bị cáo.
Bảng 1.1: Mức độ tổng quan tuyệt đối (mức độ cơ bản) của tình hình tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012-2016
Năm

Số vụ án

Số bị cáo

2012

29

47

2013


39

73

2014

29

50

2015

32

62

2016

20

34

Tổng số

149

266

(Nguồn: Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao)
Qua số liệu trên có thể thấy rằng trong vòng 05 năm từ năm 2012 đến

năm 2016 trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai đã xét xử 149 vụ án về tội mua bán
người với 266 bị cáo. Do vậy muốn đánh giá mức độ cao hay thấp thì phải
đưa về số lượng tương đối để so sánh.
- Mức độ so sánh:
Để so sánh mức độ của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai với tình hình tội mua bán người trên phạm vi cả nước. Lào Cai đã từ
lâu là đơn vị hành chính có số vụ án liên quan đến tội mua bán người cao nhất
cả nước. Bảng 1.2 sau đây cho thấy tỷ phần của mức độ cơ bản về tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai so với mức độ tình hình tội mua bán
người trên cả nước.

12


Bảng 1. 2: Mức độ tổng quan tương đối – tỷ lệ tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai
THTP về mua bán
Năm

người

THTP (chung)

Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo

Tỷ lệ %

(1)/(2)

(2)/(4)


846

5,24

5,56

510

823

7,65

8,87

50

578

871

5,02

5,74

32

62

441


678

7,26

9,14

2016

20

34

485

726

4,12

4,68

Tổng

149

266

2567

3944


5,80

6,74

(1)

(2)

(3)

(4)

2012

29

47

553

2013

39

73

2014

29


2015

(Nguồn: Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao)
Dựa trên bảng số liệu 1.2 ta có thể nhận thấy, trong khoảng thời gian từ
năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lào Cai (bao gồm tất cả các vụ án
xét xử sơ thẩm của tỉnh và các cấp huyện) đã xét xử 2567 vụ án, kết tội 3944
bị cáo; trong số này có 149 vụ án với 266 bị cáo liên quan đến vụ án mua bán
người, chiếm 5,80% về số vụ và 6,74% về số bị cáo. Nếu so sánh với nhóm
tội xâm phạm sở hữu, và nhóm tội liên quan đến ma túy thì nhìn chung tỉ lệ
này khá cao.
Để so sánh mức độ của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai với các tình hình tội mua bán người trên cả nước, chúng ta sẽ so sánh
số vụ án và bị cáo của tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai lấy tỉ phần
với số vụ án và bị cáo của tội mua bán người trên phạm vi cả nước.

13


Bảng 1. 3: Số vụ, bị cáo của tội mua bán người so sánh trên phạm vi cả nước
Tỉnh Lào Cai
Năm

Toàn quốc

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án


Số bị cáo

(1)

(2)

(3)

(4)

2012

29

47

185

2013

39

73

2014

29

2015

2016
Tổng
số

Tỷ lệ%
(1)/(3)

(2)/(4)

386

15,68

12,18

214

420

18,22

17,38

50

216

420

13,43


11,9

32

62

200

396

16

15,66

20

34

151

275

13,25

12,36

149

266


966

1897

15,43

14,02

(Nguồn: Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao)
Qua bảng 1.3 cho thấy, tình hình tội mua bán người trong 05 năm qua
trên địa bàn tỉnh Lào Cai so với tình hình tội mua bán người trên phạm vi cả
nước có tỉ lệ rất cao, số vụ án mua bán người đã xét xử trên địa bàn tỉnh Lào
Cai chiếm 15,43% số vụ án mua bán người cả nước, số bị cáo chiếm 14,02%
số bị cáo. Từ số liệu trên có thể đánh giá được địa bàn tỉnh Lào Cai là điểm
nóng nhất cả nước của tình hình tội mua bán người hoạt động trong giai đoạn
từ năm 2012 đến năm 2016.
1.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016
Diễn biến (hay còn gọi là động thái) của tình hình tội mua bán người là
sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hay ổn định tương đối của tình hình tội này
xảy ra trong một khoảng thời gian và trên một địa bàn tỉnh Lào Cai. Như vậy,
ở đây áp dụng phương pháp so sánh định gốc theo năm để nắm bắt được xu
hướng của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong vòng
05 năm qua.
14


Bảng 1. 4: Diễn biến tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ
năm 2012 đến năm 2016

Năm

Số vụ án

Số bị cáo

2012

29

100%

47

100%

2013

39

134,5%(+34,5%)

73

155,3%(+55,3%)

2014

29


100%

50

106,4%(6,4%)

2015

32

110,3%(+10,3%)

62

131,9%(31,9%)

2016

20

69%(-31%)

34

72,3%(-27,7%)

(Nguồn: Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao)
Từ số liệu phân tích trên bảng 1.4 cho thấy xu hướng về tình hình tội
mua bán người tăng liên tục trong 04 kỳ thống kê (từ năm 2012 đếm 2015).
Riêng năm 2016 số lượng vụ án và số bị cáo có sự giảm xuống đáng kể. Tuy

nhiên khi nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học thì số vụ án, số bị cáo của tình
hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai có giảm đáng kể thì không
có nghĩa tình hình tội mua bán người trên địa phương đã được đẩy lùi.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng từ năm 2012 đến năm 2016 tình
hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng giảm trong
năm 2016, tuy nhiên số bị cáo giảm chậm hơn so với số vụ án. Từ đó ta có thể
nhận định rằng, việc giảm số vụ án và tăng tỉ lệ số bị cáo là do tình hình tội
mua bán người trong giai đoạn này có chiều hướng tinh vi, xảo quyệt, khó bị
phát hiện hơn so với thời điểm năm 2013.
1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai từ năm 2012 đến 2016
Cơ cấu của tình hình tội phạm giữ vài trò là nền tảng cho việc phân tích
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, đồng thời cũng là cơ sở để nhận biết về
tình hình tội phạm tiềm tàng. Để từ đó chỉ ra các biện pháp phòng ngừa có hiệu
quả với tội mua bán người ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.
15


a) Cơ cấu theo đơn vị hành chính lãnh thổ cấp huyện của tỉnh Lào Cai.
Dựa trên Bản án hình sự sơ thẩm đã xét xử tội mua bán người tại Tòa
án nhân dân tỉnh Lào Cai, chúng ta có thể đánh giá, xác định được mức độ
nguy hiểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ nơi xảy ra các vụ án về tội
mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Bảng 1.5: Cơ cấu tình hình tội mua bán người xét theo đơn vị hành chính
lãnh thổ của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị hành chính cấp
huyện

Tỉ lệ số vụ mua


Số vụ án

bán người ở từng

mua bán

địa bàn huyện

người

thuộc tỉnh Lào Cai

Mật độ dân cư
các đơn vị hành
chính thuộc tỉnh
Lào Cai
(người/km2)

Thành phố Lào Cai

21

14,09%

484

Huyện Bảo Thắng

0


0%

156

Huyện Bảo Yên

0

0%

101

Bát Xát

32

21,48%

72

Bắc Hà

3

2,01%

89

Mường Khương


62

41,61%

106

Sa Pa

4

2,68%

87

Si Ma Cai

27

18,13%

153

Văn Bàn

0

0%

60


149

100%

106

Tổng cộng:

(Nguồn: [29])
Qua bảng số liệu trên, ta có thể đánh giá được những đơn vị hành chính
có số lượng vụ án xảy ra cao hơn hẳn so với các đơn vị hành chính khác trong
địa bàn tỉnh bởi các huyện ở đây đều có cửa khẩu, hoặc đường biên giới giáp

16


ranh với Trung Quốc, là những nơi tập trung của phần đông đồng bào dân tộc
thiểu số.
b) Cơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét theo
phương thức thực hiện tội phạm.
Phương thức thực hiện tội mua bán người, trong đó thủ đoạn phạm tội
đã được đặc biệt chú ý, dựa trên số liệu từ 149 bản án sơ thẩm của Tòa án
nhân dân tỉnh Lào Cai, các bị cáo phạm tội mua bán người thường sử dụng
nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để lừa bán các nạn nhân, phần lớn các bị hại
đều bị lừa dối. Tỷ lệ nạn nhân bị bắt cóc, cưỡng ép đem bán chiếm tỉ lệ thấp.
Bên cạnh đó, có trường hợp nạn nhân tự nguyện đi theo với mong muốn được
thay đổi cuộc sống khó khăn hiện tại. Một số đối tượng thực hiện tội mua bán
người còn sử dụng công nghệ cao internet, chat qua mạng xã hội zalo,
facebook v.v… để làm quen rồi rủ đi thăm quan, du lịch sau đó bán qua biên

giới Trung Quốc.
Bảng 1. 6: Cơ cấu theo phương thức thực hiện tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2016
Năm

Số nạn

Bị lừa dối

Bị lừa dối

Nạn nhân

Hình thức

nhân

tìm việc

giả vờ yêu

tự nguyện

lừa dối

làm

khác

2012-2016


266

141

58

4

63

Tỷ lệ

100%

53%

22%

1,3%

23,7%

(Nguồn: [29])
Trong các phương thức thực hiện tội phạm, thì thủ đoạn lừa dối bằng
hình thức tìm việc làm là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 53%; hình thức lừa dối giả vờ
yêu chiếm tỷ lệ 22%; nạn nhân tự nguyện chiếm tỷ lệ 1,3%; thủ đoạn lừa dối
khác chiếm tỷ lệ 23,7%.

17



c) Cơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai xét theo
hình phạt đã áp dụng
Bảng 1. 7: Hình phạt được quyết định đối với các bị cáo
Năm

Hình phạt của Tòa án nhân dân
Cảnh

Cải

Cho

Tù từ









cáo

tạo

hưởng


3 năm

trên 3

trên 7

trên

chung

trở

đến 7

đến 15

15

thân

xuống

năm

năm

năm

không án treo
giam


đến 20

giữ

năm
2012

0

0

0

6

34

6

1

0

2013

0

0


0

6

38

28

1

0

2014

0

0

0

2

23

21

4

0


2015

0

0

0

5

33

17

7

0

2016

0

0

0

2

19


8

5

0

Tổng

0

0

0

21

147

80

18

0

(Nguồn: Vụ Tổng hợp – TANDTC)
Qua số liệu trên đây cho thấy việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân
dân đã cho thấy sự quyết tâm đẩy lùi tình hình tội mua bán người trên địa bàn
tỉnh. Trong 05 năm (giai đoạn từ 2012 đến 2016) không có trường hợp bị cáo
nào nhận hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc cho hưởng án treo.
Hình phạt chủ yếu từ trên 3 năm đến 7 năm (chiếm 55,26%) và từ trên 7 năm

đến 15 năm (chiếm 30,08%). Có thể nói quan điểm của Tòa án nhân dân đối
với loại tội phạm mua bán người vẫn đang thể hiện sự khoan hồng của pháp
luật Việt Nam đối với người phạm tội [29, tr. 6].
d) Cơ cấu xét theo đặc điểm về nhân thân người phạm tội
- Đặc điểm theo lứa tuổi người phạm tội
18


Theo số liệu thống kê của Vụ Tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao, trong
05 năm qua Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử 266 bị cáo trong vụ án
mua bán người. Dựa vào việc phân tích này, tác giả sẽ làm rõ hơn mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội theo lứa tuổi, giải quyết đúng đắn trách
nhiệm hình sự của tội phạm. Cơ cấu theo lứa tuổi của tình hình tội mua bán
người thông qua bảng số liệu như sau:
Bảng 1. 8: Cơ cấu theo lứa tuổi của tình hình tội mua bán người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai
Năm

Người chưa thành niên

Từ 18 đến 30

Trên 30 tuổi

14-16 tuổi

16-18 tuổi

tuổi


2012

1

4

24

18

2013

2

6

45

20

2014

1

3

17

29


2015

0

2

29

31

2016

0

0

25

9

Tổng cộng

4

15

140

107


(Nguồn: Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao)
Từ Bảng 1. 8 trên có thể thấy cơ cấu về độ tuổi của tội phạm mua bán
người tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 53%), đây là nhóm
tuổi thanh niên mới lớn, đua đòi, có nhu cầu rất lớn và sự ham mê vật chất
cao nên dễ dàng trở thành tội phạm mua bán người. Nhóm tuổi trên 30 (chiếm
40%) của tội mua bán người, thường là những người đã phát triển hoàn thiện
cả về thể chất và nhận thức, tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế nên nhóm tuổi
này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tội mua bán người. Đặc biệt đáng chú ý đối với
đối tượng phạm tội là người chưa thành niên, có cả trường hợp từ 14 - 16 tuổi
cũng tham gia chiếm 7% trong tổng số bị cáo đã xét xử.

19


×