Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tội mua bán người trên địa bàn tỉnh lào cai tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.93 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
K

NGUYỄN DUY NAM

TỘI MUA BÁN NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số

: 60.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH

Phản biện 2: PGS.TS. PẠM VĂN TỈNH



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi

giờ

ngày tháng năm 2017

th t m hi u luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nạn mua bán người đang c xu
hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Trên phạm vi toàn thế
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, rất nhiều người đã và đang trở
thành đối tượng của các tổ chức, đường dây mua bán người hoạt động
xuyên quốc gia với sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng phạm tội ở
trong nước và ngoài nước, trong đ c không ít nạn nhân là người Việt
Nam. Đây là loại tội phạm nguy hi m và đặc thù của loại tội phạm này
hoạt động xuyên quốc gia và quốc tế, liên quan đến vấn đề kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Chính vì vậy, nhiệm vụ phòng,
chống tình hình tội mua bán người được đặt ra không chỉ đối với riêng
một quốc gia nào mà đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nước
trong khu vực và thế giới.
Cùng với mua bán ma túy và vũ khí, nạn nhân của tình hình tội
mua bán người bị mua bán đã trở thành loại hàng h a đem lại lợi nhuận

rất cao cho những đối tượng phạm tội. Mua bán người được coi là ngành
công nghiệp bởi luôn có sẵn nguồn cung ứng, nguy cơ bị phát hiện và xử
lý thấp, đem lại lợi nhuận cao, ở đ một nạn nhân có th bị bóc lột trong
nhiều năm, dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, tình hình tội mua
bán người c xu hướng gia tăng về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm
trọng; đã phát hiện nhiều vụ án mua bán người có tổ chức, đặc biệt là ở
vùng giáp biên giới. ác đối tượng phạm tội đã lợi dụng tình trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác của người dân,
nhất là ở vùng nông thôn, miền núi đ lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt đưa trái
phép ra nước ngoài, ép nạn nhân hoạt động mại dâm hoặc lao động
cưỡng bức. Việc đưa người trái phép ra nước ngoài dưới dạng xuất khẩu

1


lao động, du lịch… chủ yếu bằng đường bộ qua Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan rồi qua Malaysia, Singapore. Đã xuất hiện nhiều
trường hợp dụ dỗ những người có hoàn cảnh kh khăn; lừa gạt, tổ chức
cho họ xuất cảnh trái phép đ bán nội tạng; t nh h nh mua bán, đánh tráo,
chiếm đoạt trẻ em trong đ c cả trẻ sơ sinh cũng diễn ra hết sức phức
tạp, tiềm ẩn hậu quả kh lường.
Tỉnh Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam,
diện tích tự nhiên 6.383,89 km2, c đường biên giới dài giáp ranh với
Trung Quốc, có cửa khẩu quốc tế và nhiều đường mòn, lối mở giao
thương với nước bạn. Bên cạnh thuận lợi về phát tri n kinh tế, văn h a,
du lịch, dịch vụ… T nh h nh hoạt động của tội phạm về mua bán người
trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu là
mua bán phụ nữ, trẻ em gái đ bóc lột tình dục và cưỡng ép hôn nhân
trái pháp luật.Tội mua bán người là một loại tội ác chống lại con người
bởi nó xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con người, trong đ , c những

quyền cơ bản nhất như quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ an toàn về
tính mạng, sức khỏe; quyền lao động… Hậu quả đối với các nạn nhân
n i riêng, đối với xã hội nói chung là rất nặng nề, phải hứng chịu tổn
thương về tâm sinh lý, bị tổn hại tới sức khỏe và thậm chí là cả tính
mạng. Tệ nạn mua bán người cũng đe dọa đến tình hình trị an xã hội tại
địa phương và gây mất ổn định chính trị tại khu vực cửa khẩu, biên giới.
Thông qua hoạt động thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Lào Cai
cho thấy phương thức hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng
đa dạng, phức tạp, tinh vi bằng cách tạo lập các đường dây, ổ nhóm, cấu
kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở Trung Quốc với các đối tượng ở địa
bàn khu vực biên giới, sử dụng công nghệ thông tin (chat qua mạng), sử
dụng điện thoại hoặc trực tiếp gặp gỡ tại các phiên chợ vùng cao đ làm
quen với những cô gái mới lớn, tr nh độ văn h a thấp, gia đ nh c hoàn

2


cảnh kinh tế kh khăn, không c việc làm ổn định đ dụ dỗ, lôi kéo họ
đến các cơ sở dịch vụ việc làm, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, quán
karaoke, massage, cắt tóc, gội đầu, đi làm thuê với mức lương cao, đưa
đi thăm người thân hay đưa đi chơi sau đ cùng đồng bọn đưa nạn nhân
vào khu vực biên giới hẻo lánh, bán sang Trung Quốc cho các chủ chứa
mại dâm hoặc tìm những phụ nữ từng làm gái mại dâm đ rủ rê, lừa gạt
tìm công việc làm ổn định, lao động nhẹ có thu nhập cao, sau đ bán cho
các đối tượng là chủ nhà hàng ép buộc làm gái mại dâm đ thu lợi. Đặc
biệt, có trường hợp nạn nhân của các vụ mua bán người trước đây đã trở
về địa phương, mang theo tiền và vẽ ra những viễn cảnh về một cuộc
sống sung sướng, giàu có ở nước ngoài đ lừa gạt chính người thân, bạn
bè của mình với mục đích kiếm lời bất chính.
Trên cơ sở những lý do đã tr nh bày ở trên, tác giả chọn đề tài

“Tội mua bán ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai: tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa” làm đề tài luận văn thạc sĩ là cấp thiết
và phù hợp với tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước về tội mua bán người với những mức độ, khía cạnh, phương
diện khác nhau, cụ th là: luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Dương
Thu Hải với đề tài: “Tội mua bán người theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” năm 2016; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác
giả Vũ Mạnh Đức với đề tài: “Tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn, t nh h nh, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” năm 2014; Luận
văn thạc sĩ Luật học của tác giả Cao Thị Đào Liễu với đề tài “Tội mua
bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên: tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa” năm 2014;

3


Có th thấy rằng, trong những năm qua việc nghiên cứu tội mua
bán người không phải là mới, tuy nhiên dưới g c độ tội phạm học các
công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu trên cơ sở tổng quát, còn đối
với địa bàn tỉnh Lào Cai thì chưa c đề tài nghiên cứu nào đánh giá
chuyên sâu, cụ th , chi tiết. Đề tài này tác giả tiếp tục nghiên cứu trên cơ
sở đánh giá một cách khoa học, c độ tin cậy cao đối với những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn của tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội mua bán người trên địa bàn
tình Lào Cai; nguyên nhân điều kiện củatình hình tội này; dự báo tình
hìnhtội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai, luận văn đề xuất các

giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Nghiên cứu về lý thuyết:
Tập hợp và nghiên cứu những tài liệu lý luận của TPH đại

cương về các vấn đề như THTP, nguyên nhân và điều kiện của THTP,
phòng ngừa tội phạm được công bố trên các sách, báo, tạp chí chuyên
ngành pháp lý.
Tập hợp và nghiên cứu những tài liệu lý luận của Luật hình sự
Việt Nam về các khái niệm cơ bản của tội phạm mua bán người và hình
phạt đối với loại tội phạm này.
Tài liệu của Đảng và Nhà nước về phát tri n kinh tế - xã hội có
liên quan đến công tác phòng chống tội phạm mua bán người trong
những năm qua.
Tài liệu của các cơ quan liên ngành trong việc phòng, chống tội
phạm mua bán người.

4


-

Nghiên cứu thực tế:
Bao gồm việc nghiên cứu các báo cáo thường niên của các cơ

quan tư pháp h nh sự, thu thập và phân tính số liệu thống kê thường
xuyên về tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn từ năm

2012 đến năm 2016; thu thập và nghiên cứu một số bản án hình sự sơ
thẩm đã được tuyên trong 5 năm qua từ năm 2012 đến năm 2016.
Phân tích làm sáng tỏ tình hình, nguyên nhân của tội mua bán
người cũng như chỉ ra những hạn chế trong công tác phòng, chống tội
phạm này trên địa bản tỉnh Lào Cai.
-

Nghiên cứu sáng tạo:
Dự báo tình hình tội mua bán người trong năm 2017 thông qua

việc sử dụng và phân tích số liệu của TANDTC, chia nhỏ số liệu trong 01
năm thống kê làm 12 tháng đ tăng độ tin cậy của số liệu tác giả dự báo.
Đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu
tranh phòng, chống tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy các quan đi m khoa học về tình hình tội phạm, về
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; thực tiễn tội mua bán
người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2016 đ nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới g c độ chuyên ngành tội phạm học
và phòng ngừa tội phạm
Về không gian, đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Về thời gian, đề tài khảo sát thực tiễn lấy số liệu đ nghiên
cứutrong vòng 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016.

5



5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và quan đi m của Đảng và Nhà nước ta về đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ th như: thống kê, so sánh,
phương pháp tính vv…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn là sản phẩm áp dụng lý luận tội phạm học
Việt Nam vào nghiên cứu tội mua bán người, đồng thời trên cơ sở công
tác phòng ngừa và điều tra khám phá tội danh hình sự của tỉnh Lào Cai,
tiến hành làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận, bổ sung, hoàn thiện hệ
thống lý luận trong đề tài góp phần xây dựng hệ thống một cách toàn
diện, đổi mới trong công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm mua bán
người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài này có th được tham
khảo đ xây dựng đường lối, chính sách, quản lý xã hội, nhằm ngăn chặn
và tiến tới đẩy lùi tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trên cơ sở thống kê, phân tích, tổng hợp có hệ thống các số liệu
và tài liệu liên quan, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh,
phát tri n và tồn tại của loại tội phạm này. Chỉ ra những vấn đề có tính
chất quy luật đặc thù trong quá trình thực hiện tội phạm mua bán người
làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phục vụ cho việc giảng dạy, học tập.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được bố cục gồm c 3 chương:
hương 1. Tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai từ năm 2012 đến 2016.

6



hương 2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua bán
người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
hương 3. Tăng cường phòng ngừa tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016
1.1. Khái niệm và các đặc điểm của tình hình tội mua bán ngƣời
Tình hình tội phạm (THTP) là hiện tượng tâm, sinh lý, xã hội
tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ th , vừa mang tính pháp lý
hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được bi u hiện thông qua tổng th
các hành vi phạm tội cùng với các chủ th đã thực hiện hành vi phạm tội
cùng với các chủ th đã thực hiện các hành vi đ trong một đơn vị thời
gian và không gian nhất định.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng mọi hiện tượng trong xã hội,
trong tự nhiên không phải ở trạng thái tĩnh tại, bất biến, mà thường
xuyên biến đổi và thay đổi. Do vậy, với tính cách là một hiện tượng xã
hội, tình hình tội mua bán người là một hiện tượng thay đổi về mặt lịch
sử. Điều đ th hiện ở các đi m: dấu hiệu, đặc đi m của tình hình tội
mua bán người được thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của hình thái
kinh tế- xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác; tùy thuộc vào sự
thay đổi trong một hình thái kinh tế, nhất là sự thay đổi về cơ cấu kinh
tế, về cơ cấu xã hội, về cơ cấu giai cấp; tùy thuộc vào sự phát tri n kinh
tế - xã hội trong một quốc gia nhất định.
Tình hình tội mua bán người là một hiện tượng tiêu cực nguy
hi m lớn nhất cho xã hội. Nó là hiện tượng tiêu cực lớn nhất bởi lẽ nó
gây ra thiệt hại cho các quan hệ tồn tại trong xã hội, xâm phạm đến các
giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã c được. Hậu quả là những tác


7


hại về mọi mặt do tình hình tội mua bán người gây ra là một trong những
dấu hiệu không th thiếu được của khái niệm tình hình tội phạm. Ở đây,
tình hình tội mua bán người được coi như một mặt tất yếu của hiện
tượng, chứ không phải là một sự kiện riêng biệt và cũng không chỉ đơn
thuần là tổng cộng các thiệt hại do từng tội phạm cụ th gây ra.
Ngoài những dấu hiệu (đặc đi m) chung của tình hình tội mua
bán người thì sự thống nhất biện chứng của tất cả các yếu tố cấu thành
tình hình tội mua bán người còn bi u hiện ở các thông số (đặc đi m) về
số lượng và các thông số (đặc đi m) về chất của nó. Tất cả thông số về
lượng và về chất của tình hình tội mua bán người cũng ở trong sự thống
nhất biện chứng, Sự thay đổi của một trong những thông số đ ở dạng
tổng th hay dạng từng phần đều dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội
phạm nói chung, tình hình tội mua bán người nói riêng. Những thông số
(đặc đi m) về lượng của tình hình tội mua bán người là: thực trạng (mức
độ) và động thái (diễn biến) của nó.
Thực trạng (mức độ) của tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những
người thực hiện các tội đ trên địa bàn tỉnh Lào ai trong vòng 05 năm.
Khi xác định số lượng các vụ án mua bán người đã được thực hiện cần
phải tính tổng cộng các số lượng sau: 1, số lượng các tội phạm và những
người bị Tòa án tỉnh Lào Cai xét xử và tuyên bản án buộc tội; 2, số
lượng các vụ án hình sự bị đ nh chỉ điều tra, truy tố vì không chứng
minh được sự tham gia của bị can trong tội phạm đã thực hiện; 3,số liệu
về số lượng các tội phạm không được phát hiện (các tội phạm tiềm ẩn);
4, hệ số của tình hình tội mua bán người; 5, mức độ của tình hình tội
mua bán người tái phạm.

Động thái (diễn biến) của tình hình tội mua bán người trên địa
bàn tỉnh Lào Cai là sự vận động và sự thay đổi của thực trạng và cơ cấu

8


của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh. Là một hiện tượng xã
hội tình hình tội mua bán người không th không thay đổi, vận động.
Điều quan trọng là cần theo dõi và nắm bắt được những thay đổi của tình
hình tội mua bán người. Việc phân tích diễn biến của tình hình tội mua
bán người trong một khoảng thời gian c ý nghĩa rất quan trọng đối với
việc định hướng cho các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đấu tranh với tình hình tội này.
ơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai là tỷ trọng mối tương quan của các loại giá trị khác nhau trong số
lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian và không gian nhất
định. Các chỉ số của cơ cấu tình hình tội phạm chỉ rõ đặc đi m lượng –
chất của tính nguy hi m cho xã hội của tình hình tội phạm, chỉ số về các
đặc đi m của n . Điều này c ý nghĩa giữ vai trò nền tảng cho việc phân
tích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, đồng thời cũng là cơ sở đ
nhận biết về tình hình tội phạm tiềm tàng.
Thông số về tính chất của tình hình tội phạm th hiện ở số
lượng của các tội phạm nguy hi m nhất cho xã hội trong cơ cấu của tình
hình tội phạm cũng như ở các đặc đi m nhân thân của những người thực
hiện tội. Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ thông qua cơ
cấu của nó.
1.2.Phần tội phạm rõ (hiện) của tình hình tội mua bán ngƣời
trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016
1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012đến 2016

Mức độ của tình hình tội mua bán người là đặc đi m định lượng
của tình hình tội này, bao hàm những hành vi phạm tội đã xảy ra trong
thực tế mà các chủ th thực hiện hành vi đ ở một đơn vị thời gian và
không gian nhất định. Đ mô tả và đánh giá một cách chính xác mức độ

9


của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận văn này
đã sử dụng số liệu thống kê của Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao
từ năm 2012 đến năm 2016, bản án hình sự sơ thẩm các vụ án mua bán
người(đánh giá 149 bản án đã xét xử hình sự sơ thẩm) và các bản báo
cáo tổng kết hàng năm ngành tư pháp h nh sự trên địa bàn tỉnh đ làm tư
liệu nghiên cứu. Mức độ của tình hình tội mua bán người có th được
làm rõ ở 3 phạm vi đ là: mức độ tổng quan, mức độ nhóm và mức độ
hành vi
a) Mức độ tổng quan:
Đ mô tả và đánh giá một cách chính xác tình hình tội mua bán
người trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì mức độ tổng quan của tình hình tội
mua bán người được chia thành hai loại, đ là mức độ tổng quan tuyệt
đối (còn gọi là mức độ cơ bản) và mức độ tổng quan tương đối (còn gọi
là mức độ so sánh).
-

Mức độ cơ bản:
Mức độ cơ bản của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh

Lào Cai là số lượng vụ án, bị cáo Tòa án nhân dân tỉnh Lào ai đã xét
xử trong vòng 05 năm từ 2012 đến 2016. Việc sử dụng mức độ cơ bản
đ đánh giá được hàng năm Tòa án nhân dân đã tiến hành xét xử sơ thẩm

hình sự đối với vụ án mua bán người bao nhiêu vụ, bao nhiêu bị cáo.
-

Mức độ so sánh:
Đ so sánh mức độ của tình hình tội mua bán người trên địa bàn

tỉnh Lào Cai với tình hình tội mua bán người trên phạm vi cả nước. Lào
ai đã từ lâu là đơn vị hành chính có số vụ án liên quan đến tội mua bán
người cao nhất cả nước. Bảng 1.2 sau đây cho thấy tỷ phần của mức độ
cơ bản về tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai so với mức độ
tình hình tội mua bán người trên cả nước.

10


1.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến 2016
Diễn biến (hay còn gọi là động thái) của tình hình tội mua bán
người là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hay ổn định tương đối của
tình hình tội này xảy ra trong một khoảng thời gian và trên một địa bàn
tỉnh Lào Cai. Như vậy, ở đây áp dụng phương pháp so sánh định gốc
theo năm đ nắm bắt được xu hướng của tình hình tội mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào ai trong vòng 05 năm qua.
1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai từ năm 2012 đến 2016
ơ cấu của tình hình tội phạm giữ vài trò là nền tảng cho việc
phân tích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, đồng thời cũng là cơ
sở đ nhận biết về tình hình tội phạm tiềm tàng. Đ từ đ chỉ ra các biện
pháp phòng ngừa có hiệu quả với tội mua bán người ở Việt Nam nói
chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

a)

ơ cấu theo đơn vị hành chính lãnh thổ cấp huyện của tỉnh Lào Cai.

b) ơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai
xét theo phương thức thực hiện tội phạm.
c)

ơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai

xét theo hình phạt đã áp dụng
d) ơ cấu xét theo đặc đi m về nhân thân người phạm tội
- Đặc đi m theo giới tính người phạm tội
- Đặc đi m theo tr nh độ học vấn của người phạm tội.
- Đặc đi m nghề nghiệp của người phạm tội.
- Đặc đi m dân tộc của người phạm tội.
e)

ơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai

xét theo đặc đi m về phạm tội lần đầu, tái phạm và tái phạm nguy hi m.

11


f)

ơ cấu tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai

xét theo hình thức phạm tội.

g) ơ cấu theo các đặc đi m của nạn nhân
- Đặc đi m về độ tuổi của nạn nhân:
- Đặc đi m theo nghề nghiệp của nạn nhân:
- Đặc đi m theo tr nh độ học vấn của nạn nhân:
- Đặc đi m xét theo dân tộc của nạn nhân
1.2.4. Tính chất của tình hình tội mua bán người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến 2016
Từ kết quả nghiên cứu định lượng và định tính đối với tình hình tội
mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào ai giai đoạn 2012 – 2016 cho chúng ta
có những nhận xét về tính chất của hiện tượng tiêu cực này như sau:
Tội phạm thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, k
cả đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức, trung bình trong số
những vụ án Tòa án nhân dân tỉnh Lào ai đã xét xử trong thời gian qua
tỉ lệ 1:1,78 (vụ/bị cáo).
Huyện Mường Khương là nơi c số vụ phạm tội mua bán người
xảy ra nhiều hơn các huyện khác trong tỉnh, v đặc đi m vị trí địa lý của
huyện này giáp ranh với đường biên giới của láng giềng Trung Quốc.
1.3. Phần ẩn (tội phạm ẩn) của tình hình tội mua bán ngƣời
trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016
Phần ẩn của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào
Cai được tạo nên bởi tổng th các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực
tế, song không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp
luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm. Do vậy, đ phản
ánh chính xác được thực trạng tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào
ai đòi hỏi ngoài con số tội phạm đã được thống kê theo quy định thì
phải bổ sung thêm số tội phạm ẩn. Tội mua bán người c đặc thù là tội

12



phạm đang ngày c xu hướng tinh vi h a, đa quốc gia nên số vụ án về
mua bán người chưa bị xử lý hình sự chiếm tỷ lệ rất cao, tức là phần ẩn
của tình hình tội phạm này không th không tồn tại và tội phạm học Việt
Nam hiện nay xác định, trong điều kiện thực tế ở nước ta đang tồn tại 3
loại tội phạm ẩn: tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội
phạm ẩn thống kê. Chúng ta cần phải làm rõ thông qua các tiêu chí (độ
ẩn, lý do ẩn, tỷ lệ ẩn, thời gian ẩn, vùng ẩn) khi nghiên cứu hiện trạng
của tình hình tội phạm cụ th mà ở đây là t nh h nh tội mua bán người.
Làm rõ các tiêu chí ẩn đối với bất kỳ tiêu chí nào đều rất cần thiết, trọng
phạm vi luận văn này tác giả sẽ sơ lược tóm tắt các nội dung liên quan
đến tội phạm ẩn trên cơ sở đối chiếu số liệu thống kê, đ khẳng định
rằng là tồn tại tội phạm ẩn của tình hình tội mua bán người trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.
Theo báo cơ quan chức năng trong giai đoạn từ năm 2012 đến
2016, cả nước phát hiện 2.205 vụ, với 3.342 đối tượng, lừa bán 4.495
nạn nhân (trong đ riêng tỉnh Lào Cai xảy ra 392 vụ bắt 458 đối tượng).
So với cùng kỳ thời gian trước đây, tăng 11,6%. Từ số liệu trên cho ta
thấy, thực tế số tội phạm bị xét xử còn rất nhỏ so với con số thực tế.
-

Về tội phạm ẩn khánh quan:
Tội phạm ẩn khách quan là khái niệm dùng đ chỉ toàn bộ các

tội phạm đã xảy ra trong thực tế, song các chủ th có thẩm quyền giải
quyết vụ án hình sự không có thông tin về chúng. Có th khẳng định
rằng đối với tình hình tội mua bán người, thì tội phạm ẩn khách quan bắt
nguồn từ các lý do sau:
Do từ bản thân sự kiện phạm tội, tức hành vi mua bán người
thường được thực hiện (kín) giữa người mua, người bán mà nạn nhân
không hề hay biết, trong những vụ án mua bán người này hầu hết không

có nhân chứng.

13


Do nạn nhân không nhận biết được hành vi phạm tội xảy ra,
Do từ phía người phạm tội, người phạm tội mua bán người thường
lợi dụng kẽ hở của pháp luật về các lĩnh vực như công tác quản lý xuất nhập
cảnh, thủ tục kết hôn với người nước ngoài, thủ tục nhận con nuôi, tạm trú,
tạm vắng đối với người đi thăm quan du lịch đ thực hiện hành vi phạm tội
mua bán người dưới nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
-

Về tội phạm ẩn chủ quan:
Năng lực đấu tranh tội phạm của một số cán bộ thuộc các đơn vị

chủ th trực tiếp đấu tranh chống tình hình tội mua bán người còn hạn
chế. Lực lượng trực tiếp đấu tranh còn mỏng, chưa được tổ chức thành
lực lượng chuyên trách đủ mạnh (đây là lý do tồn tại tội phạm ẩn chủ
quan vô ý), cũng c những cán bộ thoái hóa, biến chất tiếp tay hoặc che
dấu tội phạm.
-

Về tội phạm ẩn thống kê:
Trường hợp này xảy ra khi trong 01 bị cáo c đến 02 tội danh,

và theo quan đi m của các cơ quan thực hiện công tác thống kê, bị cáo
này sẽ được thống kê dựa trên tội có mức nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên,
tội mua bán người thường là những tội ở mức nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng, do vậy khả năng tội phạm ẩn đối với tình hình tội

mua bán người xảy ra là rất ít.

14


Chƣơng 2
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
MUA BÁN NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

2.1. Cách tiếp cận để nhận diện nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội mua bán ngƣời
Đ

là cách tiếp cận triết học Mác – Lê nin về phạm

phạm trù “nhân quả” và cách tiếp cận của tội phạm học về mối
quan hệ giữa tình hình tội phạm với tư cách là hiện tượng xã hội với tội
phạm cụ th với tư cách là hành vi phạm tội.
2.2. Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua
bán ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.2.1. Các nguyên nhân và điều kiện liên quan đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội
Một là, tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm của người
lao động. Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, xu thế hội nhập
và mở cửa, những năm qua kinh tế tỉnh Lào Cai có những bước phát
tri n, được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút được nhiều
dự án đầu tư, giải quyết căn bản công ăn việc làm cho một bộ phận dân
cư. Theo đ hàng loạt cư dân ở nhiều địa phương đến tìm việc với đủ
loại thành phần, nghề nghiệp trong số đ không ít người phải sống tạm
bợ gây ra những phước tạp về tình hình ANTT tại địa bàn.

Hai là, tình trạng đ i nghèo, thu nhập thấp, kinh tế kh khăn của
người lao động đã tác động xấu đến THTP nói chung và tình hình tội
mua bán người nói riêng. Hầu hết các bị cáo trong vụ án mua bán người
trên địa bàn tỉnh Lào ai đều có mục đích trục lợi (cụ th là cần tiền đ
tiêu sài). Mục đích phạm tội đ cũng phần nào phản ánh nguyên nhân

15


của hành vi tội phạm mua bán người ở tỉnh Lào ai. Điều này cũng g p
phần khẳng định rõ thêm rằng: phần lớn những người phạm tội mua bán
người là những người có hoàn cảnh kinh tế kh khăn, những kh khăn
về kinh tế, tiền bạc nên người phạm tội đã lựa chọn việc mua bán người
đ kiếm tiền.
2.2.2. Các nguyên nhân và điều kiệnvề văn hóa, giáo dục và
hoạt động tuyên truyền, giáo dục phổ biến
Hoạt động giáo dục đào tạo có vai trò quyết định đến sự phát
tri n kinh tế - xã hội và nền văn minh của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát tri n giáo dục và đào tạo.
Giáo dục đào tạo vừa là nhu cầu của xã hội, đồng thời còn là yêu cầu đối
với việc phát tri n kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Những yếu kém,
khiếm khuyết của hoạt động giáo dục, đào tạo có ảnh hưởng nhất định
đến THTP nói chung, THTP của tội mua bán người nói riêng, góp phần
tạo thành nguyên nhân, điều kiện của tội mua bán người, về cơ bản điều
đ được th hiện trên các phương diện ảnh hưởng đến người phạm tội và
các nạn nhân của tội mua bán người.
Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến và chấp hành pháp
luật trong quần chúng nhân dân còn hạn chế, chưa sâu rộng, ở một số nơi
còn mang tính phong trào, thời vụ, công tác giáo dục, phổ biến pháp luật
còn dàn trải chưa tương xứng với các giải pháp đề ra nên phần lớn nạn

nhân khi bị lừa gạt đều không có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình.
2.2.3. Các nguyên nhân và điều kiện về ý thức xã hội, tâm lý
xã hội
Sự ham muốn lợi ích vật chất là yếu tố đầu tiên dẫn đến việc
buôn bán phụ nữ và trẻ em, kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý
v động cơ đê hèn và những lợi ích vật chất bất chính. Nạn nhân, bị hấp

16


dẫn bởi lời dụ dỗ và những viễn cảnh cuộc sống tốt đẹp, lợi ích kinh tế
mà bọn buôn người đưa ra, kết quả là sa vào bẫy của bọn chúng.
Nhận thức hạn chế của nạn nhân, kỹ năng sống, sự yếu kém
trong khả năng thích ứng với điều kiện xã hội phức tạp đã làm cho nhiều
phụ nữ trẻ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa trở thành miếng mồi của tội
phạm mua bán người. Những đòi hỏi về nhu cầu đời sống vật chất, mong
muốn được thoát ly ra khỏi cuộc sống nghèo khó tại địa phương đ được
làm những công việc nhàn hạ có mức lương cao, đây là những đặc đi m
tâm lý tiêu cực đ loại tội phạm này lợi dụng, khai thác. Trong thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tình hình tội mua bán người trên địa bàn cho
thấy, những phụ nữ là nạn nhân hầu hết đều còn rất trẻ (khoảng 17 tuổi),
những phụ nữ lớn tuổi hơn th do cuộc sống gia đ nh bị đổ vỡ, bị tổn
thương t nh cảm, hoặc c tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng mong
muốn được giải thoát bức bách về cuộc sống đời tư.
2.2.4. Các nguyên nhân và điều kiện quản lý xã hội
Sự quản lý lỏng lẻo đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn tỉnh Lào Cai của các cơ quan chức năng, khiến nơi đây trở thành
tụ đi m của nhiều dịch vụ kinh doanh nhạy cảm, nhiều nạn nhân của tội
phạm mua bán người đã trở thành gái bán dâm mà lực lượng chức năng
không phát hiện được.

Công tác quản lý nhân khẩu chưa được chú trọng, nhiều khu
vực chỉ quản lý về mặt giấy tờ mà không nắm được thông tin, nhiều
người trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người trong nhiều năm
mà các cơ quan chức năng không ki m soát được thông tin.
2.2.5. Các nguyên nhân và điều kiệnvềpháp luật
Công tác xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật còn chậm, không
đáp ứng kịp thời trướcthủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của tội phạm mua bán
người. BLHS hiện hành c quy định một số tội phạm liên quan đến mua

17


bán người như Điều 119 (tội mua bán phụ nữ) và Điều 120 (tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em). Tuy nhiên, đ đấu tranh phòng,
chống tình hình tội mua bán người nói chung thì các quy định pháp luật
về tội phạm trên đây là chưa đủ và cần phải có những đi m cần quy định
rõ ràng hơn, hợp lý hơn.
ác quy định về bảo vệ nạn nhân, bảo vệ nhân chứng của loại
tội phạm này cần đầy đủ và cụ th hơn nữa, những quy định đối với nạn
nhân của tội mua bán người từ nước ngoài trở về đ họ sớm có khả năng
tái hòa nhập cộng đồng thì cần phải được quan tâm toàn diện hơn.
Những quy định về hình phạt đối với loại tội phạm này theo BLHS hiện
hành vẫn chưa đủ tính răn đe và phòng ngừa do chỉ là những quy phạm
pháp luật đơn hành, kh thực hiện đối với tính chất và quy mô xuyên
quốc gia của tội phạm. Do vậy, cần sự nỗ lực hợp tác của cộng đồng
quốc tế trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật giữa các quốc gia,
nhiều đối tượng đã lợi dụng sự phối hợp pháp luật yếu kém giữa các
quốc gia đ thực hiện hành vi phạm tội của mình.
2.2.6. Các nguyên nhân liên quan đến công tác hợp tác quốc tế
Công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tình hình tội

mua bán người chưa đạt hiệu quả cao như mong đợi do nhiều nguyên nhân
như: thủ tục tư pháp, rào cảnh ngoại giao, hệ thống pháp luật. một số vụ án
cần thiết phải cử một tổ công tác ra nước ngoài điều tra đ giải cứu nạn nhân
hoặc khai thác các đối tượng là người Việt Nam bị công an nước bạn bắt giữ
về tội mua bán người đ thu thập tài liệu, chứng cứ và truy bắt các đối tượng
nghi vấn đang hoạt động trong nước còn gặp nhiều kh khăn do thủ tục
ngoại giao xuất, nhập cảnh mất nhiều thời gian.
Từ phân tích các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
mua bán người trên địa bàn t nh Lào

ai trên đây c th thấy nguyên

nhân và điều kiện của tình hình tội này chính là những hiện tượng xã hội

18


tiêu cực mà trong sự tác động lẫn nhau và tác động đến con người hình
thành ở họ nhân cách lệch chuẩn (đặc đi m nhân cách tiêu cực của cá
nhân). Đ rồi nhân cách lệch chuẩn đ trong sự tác động với những hiện
tượng xã hội tiêu cực khác tồn tại ngoài cá nhân con người (hay còn gọi
là tình huống phạm tội), làm phát sinh tội phạm cụ th . Mà tình hình tội
phạm là tổng số tội mua bán người đã xảy ra và số người đã thực hiện
chúng. Rõ ràng nguyên nhân và điều kiện trong sự tác động lẫn nhau ở
hai cấp độ làm phát sinh tội mua bán người
Chƣơng 3
TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN
NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
3.1. Dự báo tình hình tội mua bán ngƣời trên địa bàn tỉnh
Lào Cai

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đ có th đưa ra những dự báo
về tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong năm 2017
cần phải dựa vào tình hình tội mua bán người trong giai đoạn hiện tại (từ
năm 2012 đến năm 2016). Như vậy đ đưa ra dự báo tình hình tội mua
bán người trong thời gian tới cần phải có những phán đoán khoa học về
khả năng diễn biến có th xảy ra trong tương lai bao gồm: xu hướng,
mức độ, cơ cấu, phương thức hoạt động, thủ đoạn phạm tội của tội mua
bán người, đ từ đ đề ra các giải pháp chủ động phòng, chống tình hình
tội mua bán người trên địa bàn tỉnh.
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội mua
bán ngƣời trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Phòng ngừa tình hình tội mua bán người là tổng th các biện
pháp về kinh tế, chính trị, văn h a, xã hội, giáo dục, pháp luật và nghiệp
vụ của các ngành chức năng c quan hệ, tác động, gắn bó với nhau, được

19


tác động bởi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân
nhằm phòng, tránh cho một người không trở thành nạn nhân bị mua bán.
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo
Một là, những người trong độ tuổi lao động (chủ yếu từ 15 đến
45) không c cơ hội việc làm tại địa phương, nghèo hoặc có hoàn cảnh
gia đình éo le, trắc trở, hôn nhân đổ vỡ, bạo lực gia đ nh, thiếu hi u biết,
c xu hướng đi làm ăn xa. Những đối tượng này thường bị mua bán đ
sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đ đi n h nh là đ bóc lột
lao động, cưỡng bức lao động;
Hai là, phụ nữ nông thôn nghèo c độ tuổi từ 18 đến 30 hoặc
cao hơn, c xu hướng kết hôn với người nước ngoài. Với mong muốn
cải thiện cuộc sống cho bản thân và cho cả gia đ nh, họ coi kết hôn với

người nước ngoài như một con đường thoát nghèo, đổi đời. Tuy nhiên vì
thiếu thông tin và hướng dẫn cần thiết, nhiều người đã trở thành nạn
nhân của bóc lột lao động và tình dục;
Ba là, trẻ em trai và gái vị thành niên từ 13 đến 18 c nguy cơ bị
bắt cóc hay lừa bán với mục đích b c lột sức lao động hay bóc lột tình
dục bằng những thủ đoạn như bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ đi chơi, đi làm c
tiền, hoặc làm quen qua mạng, chat rồi giả vờ yêu, hoặc trẻ em gia đ nh
nghèo phải bỏ học, lao động kiếm sống…

ác đối tượng này thường

thiếu kỹ năng sống, không được hướng dẫn và cảnh báo về thủ đoạn của
bọn tội phạm mua bán người;
Bốn là, trẻ em bị mua bán vì mục đích cho người nước ngoài
làm con nuôi chủ yếu từ 0 đến 6 tuổi. ác trường hợp này thường là trẻ
em có hoàn cảnh kh khăn như: mồ côi, sống trong gia đ nh bố mẹ ly
hôn, thiếu sự quan tâm, chăm s c của cha mẹ và người thân, gia đ nh c
người thân nghiện ma túy, nghiện rượu, sống bê tha, bị bạo lực, dễ bị tổn
thương, mặc cảm…

20


3.2.2. Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân
Tuyên truyền các chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về phòng chống mua bán người; các chương
trình, nghị quyết, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của các ngành, tổ
chức, đoàn th nhằm khẳng định trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các ngành, tổ chức, đoàn th , cá nhân và gia đ nh trong công tác
phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại và
những nguy cơ đe dọa của mua bán người đối với vận mệnh tương lai
của mỗi con người, gia đ nh và cộng đồng.
3.2.3. Nâng cao ý thức xã hội của quần chúng nhân dân
Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đ nâng cao tr nh độ dân trí cho
người dân vùng sâu, vùng xa người dân tộc thi u số, nhờ đ họ có nền
tảng tri thức tự bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy của bọn buôn người.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính
sách liên quan đến hoạt động mua bán người trên địa bàn với nhiều nội
dung, hình thức phong phú, đa dạng đ tuyên truyền phương thức, thủ
đoạn và hậu quả của tội phạm mua bán người. Bên cạnh đ , thường
xuyên cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người
nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân.
3.2.4. Tăng cường chất lượng công tác quản lý xã hội
Quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ: cùng với sự phát tri n
của nền kinh tế thị trường, các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ nhà hàng,
khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành… ngày càng phát tri n. Một số cơ sở
là những tụ đi m mại dâm trá h nh, là nơi mua bán phụ nữ trẻ em, là
đi m trung chuy n bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài. Vì vậy, cần tăng
cường ki m tra, ki m soát việc đăng ký kinh doanh, hoạt động của
những dịch vụ nhạy cảm như: quán bar, nhà hàng, tụ đi m vui chơi giải

21


trí, karaoke, mát xa… Ngoài nhiệm vụ của các ngành chức năng, cần vận
động, khuyến khích sự tham gia phát hiện, tố giác của quần chúng nhân
dân đ ngăn chặn những hoạt động của bọn tội phạm mua bán người.
Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu: tội phạm mua bán người vì mục
đích thu lợi nhuận dựa trên việc bóc lột nạn nhân nên thường không từ

bất cứ thủ đoạn nào. Đối tượng phạm tội có th là người lạ, người quen,
người thân, thậm chí là họ hàng của nạn nhân; là những người có tiền án,
tiền sự hoặc cũng c th là những nạn nhân đã từng bị mua bán.
3.2.5. Tăng cường các biện pháp pháp luật
Cần nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong một số lĩnh
vực dễ bị lợi dụng mua bán người như các quy định pháp luật về kết hôn
có yếu tố nước ngoài; các quy định pháp luật về nuôi con nuôi, đặc biệt
là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; các quy định pháp luật về đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; các quy định pháp
luật về quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng đ hoạt
động mua bán người vìmục đích mại dâm. Trên cơ sở đ tạo ra một
khung pháp lý đồng bộ nhằm tăng cường bảo về quyền con người, quyền
phụ nữ trẻ em, quyền của người lao động và ngăn chặn các điều kiện,
nguyên nhân có th dẫn đến nạn mua bán người.
Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật quốc tế và
Việt Nam về phòng ngừa mua bán người. Ngày nay, tệ nạn mua bán
người không phải là vấn nạn của riêng một tầng lớp, một quốc gia nào
mà n đã lan ra toàn xã hội, trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn
nhân loại, là mối lo chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì
vậy, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tình hình tội mua bán người
không phải là nhiệm vụ của riêng một lực lượng hay riêng một quốc gia
nào mà cần có sự phối hợp giữa nhiều lực lượng, nhiều quốc gia nhằm
tạo ra sức mạnh tổng hợp đ đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

22


3.2.6. Kiện toàn ban chỉ đạo và các tổ chức quần chúng ở cơ
sở, hỗ trợ nạn nhân của tình hình tội mua bán người trên địa bàn
Tổ chức tốt các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho những phụ

nữ, trẻ em bị mua bán trở về, phối hợp với các tổ chức, đoàn th như: Đoàn
Thanh niên, Hội phụ nữ, Ngành lao động thương binh và xã hội.
Rà soát, đánh giá lại hoạt động của ban chỉ đạo và các tổ chức
quần chúng ở cấp cơ sở, tiếp tục củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo, sửa đổi,
bổ sung quy chế làm việc, phân công thành viên phụ trách địa bàn, lĩnh
vực cho từng thành viên ban chỉ đạo.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai tác giả đưa ra
một số kết luận sau:
Trong quá tr nh phân tích các đặc đi m về cơ cấu của tội phạm
mua bán người cho thấy phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, quy
mô và xu hướng của tội phạm, nhân thân người phạm tội, động cơ mục
đích thực hiện tội phạm, các đặc đi m nhân thân của nạn nhân. Thông
qua những đặc đi m trên, chúng ta thấy tình hình tội mua bán người
đang là vấn đề nhức nhối đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai. Tội phạm mua bán người là loại tội phạm nguy
hi m, do vậy việc đấu tranh và phòng ngừa tình hình tội này sẽ gặp
nhiều kh khăn, phức tạp.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội nói chung và nguyên
nhân của tình hình tội mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng
là: ý thức chủ quan của người phạm tội và sự tác động qua lại giữa các
yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống, cùng với điều kiện, hoàn cảnh
thuận lợi thì tội phạm dễ dàng được thực hiện.

23


×