Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

“Tự nhiên” được phản ánh như thế nào trong quan niệm của phe ủng hộ chó sói và phe phản đối chó sói ở bài viết “Hãy tru lên đi sói Những câu chuyện kể về sự hồi phục của chó sói ở Pháp và Na Uy”? Từ những tranh luận được đưa ra trong bài viết, anhchị hãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.2 KB, 3 trang )

Đề bài (câu 1): “Tự nhiên” được phản ánh như thế nào trong quan niệm của
phe ủng hộ chó sói và phe phản đối chó sói ở bài viết “Hãy tru lên đi sói! Những câu
chuyện kể về sự hồi phục của chó sói ở Pháp và Na Uy”? Từ những tranh luận được
đưa ra trong bài viết, anh/chị hãy thử bàn luận về đối tượng nghiên cứu của chuyên
ngành xã hội học nông thôn?
Bài làm: Bài viết “Hãy tru lên đi sói! Những câu chuyện kể về sự hồi phục của
chó sói ở Pháp và Na Uy” là một bài viết thể hiện rất rõ những vấn đề tồn tại tại vùng
nông thôn Pháp và Na Uy khi chó sói quay trở lại. Ta thấy rằng cùng phán ánh “tự
nhiên”, nhưng ở phe ủng hộ và phe phản đối chó sói lại có những sự khác biệt trong
quan điểm của mình.
Vấn đề đầu tiên ta tập trung đó là những người ủng hộ và những người phản
đối sự quay trở lại của chó sói, họ là ai? Có một thực tế rằng những người cầm
quyền, sống xa tự nhiên là những người ủng hộ việc trở lại của chó sói. Còn những
người phản đối là những người nông dân, thợ săn và người nuôi cừu – những người
chịu ảnh hưởng trực tiếp những hậu quả do chó sói gây ra. Vì vậy ta có thể lý giải
nguyên nhân sự khác biệt trong quan điểm của hai phe ủng hộ và phản đối: Đó là sự
khác biệt trong nhóm lợi ích, và rộng hơn chính là sự khác biệt về vị thế xã hội.
Vấn đề tiếp theo ta bàn đến đó là quan điểm khác nhau của hai phe đối lập về
hiện tượng chó sói quay trở về. Trong khi phe ủng hộ khẳng định rằng chó sói được
phục hồi một cách hoàn toàn tự nhiên, là kết quả của việc bảo tồn nghiêm ngặt thì
phe phản đối lại cho rằng việc phục hồi của chó sói là kết quả của việc bí mật mang
chó sói trở về.
Để bảo vệ quan điểm của mình, phe ủng hộ chó sói đã cho rằng chó sói bản địa
trước đây không hề tuyệt chủng mà vẫn tồn tại, dù số lượng ít. Sau đó chúng ẩn cư,
phát triển nòi giống rồi trở lại quê hương chúng trước kia. Tuy nhiên sau khi kiểm tra
gen của loài chó sói mới xuất hiện đã khẳng định luận điểm này là sai và khẳng định
rằng những con chó sói này là một loài chó sói mới di cư từ vùng đất khác. Vì vậy
phe ủng hộ tiếp tục bám vào lí luận đó để khẳng định rằng loài sói di cư đến vùng đất
này vì gặp được điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, số lượng con mồi lớn…) và do
không còn bị con người xua đuổi. Tuy nhiên luận điểm này bị phe phản đối chó sói
bác bỏ vì chó sói đã phải đi một quãng đường rất dài, và trên đường đi chúng không


dừng lại ở những nơi có điều kiện tốt hơn.
Để tranh luận, phe phản đối chó sói cũng đưa ra những lí luận riêng biệt của
mình. Họ cho rằng nếu là di cư tự nhiên, tại sao loài sói không đến đây từ 10 năm
trước – khi mà việc xua đuổi, săn bắn loài sói cũng bị cấm tuyệt đối. Họ cho rằng
không thể có chuyện trùng hợp đến mức chó sói xuất hiện ở đúng nơi mà Chính phủ
muốn chúng xuất hiện. Có vài lời đồn đoán về việc người ta thấy loài chó sói đã
được phóng sinh hay cho ăn. Cụ thể tại Na Uy, người ta nói rằng đã nhìn thấy một
chiếc xe chở đầy lồng chó bí mật đi vào rừng vào lúc tối muộn; hay câu chuyện về
một người Pháp đã bắn chết một con gấu có gắn microchip để chứng minh rằng các
loài động vật hung dữ hoàn toàn có thể nuôi bí mật sau đó thả về tự nhiên. Tiếp đến
phe phản đối chó sói đã khẳng định màu lông và của loài chó sói mới đến này không
thể là tự nhiên. Lập luận này đã bị các nhà sinh vật học phe ủng hộ bác bỏ, tuy nhiên
phe phản đối kiên quyết giữ quan điểm của mình. Phe phản đối cũng đưa ra những
dẫn chứng về hành vi không bình thường của loài chó sói mới xuất hiện để khẳng
định sự khác biệt này đến từ việc chúng lớn lên trong môi trường bị nuôi nhốt. Đầu
tiên về địa bàn hoạt động. Chó sói vốn là loài thích sống ở những nơi hẻo lánh và
hoang vu, tránh xa con người. Tuy nhiên loài chó sói mới đến này lại di chuyển đến
những khu vực nhà dân, tấn công chó nhà, ăn thức ăn của mèo ở bậc cửa, trốn trong
vườn ngay cả khi trời còn sáng, và lục lọi thùng rác của nhà trẻ để tìm thấy các hộp
thức ăn của trẻ đã bị vất. Dường như loài chó sói này thích thú với với việc ăn những
thức ăn có thể tìm kiếm dễ dàng và để sẵn trong hộp thay vì những con mồi của


chúng. Ngay cả cừu – loại thức ăn ưa thích của sói, cũng bị chúng giết thịt chỉ để
chơi đùa và rỉa qua. Tuy nhiên phe ủng hộ lại cho rằng đây đều là những gì phóng
đại và lừa dối bởi đây là những khuyết tật mọi người đều biết của dân miền Nam.
Vấn đề thứ ba ta bàn đến đó là mục đích mà chủ thể hành động hướng tới.
Những người phản đối việc chó sói quay trở lại khẳng định rằng Chính phủ mang
chó sói trở lại để điều tiết nhóm dân cư vốn không bị điều tiết, giảm bớt thiệt hại cho
rừng. Tiếp đến là giúp thúc đẩy nhanh sự suy giảm dân số ở nông thôn, huỷ diệt các

chủ trang trại. Chính phủ đang dùng chó sói như một thứ vũ khí sinh học, qua đó làm
nông thôn một lần nữa trở về với sự hoang dã, biến nông thôn trở thành sân chơi cho
thành thị. Còn phe ủng hộ cũng lập luận rằng sở dĩ những người dân ở vùng đất chịu
ảnh hưởng bởi chó sói thêu dệt những câu chuyện hoang đường bởi vì họ muốn lấp
liếm đi sai lầm của mình. Trên thực tế thì có rất nhiều nơi trên thế giới có sự tồn tại
của chó sói, nhưng nông nghiệp của họ không bị thiệt hại, hoặc ít nhất không bị nặng
nề như miền Đông Nam Na Uy và vùng núi Alps thuộc Pháp. Sở dĩ 2 vùng này mâu
thuẫn bị đẩy lên đến gay gắt là do thói quen thả cừu trên đồi núi và trong rừng mà
không có sự trông nom. Phe ủng hộ lên án sự vô trách nhiệm này xuất phát từ tính
lười biếng và tham lam của những người chủ nông trại, khi trên thực tế số tiền bảo
hiểm họ được đền khi có một con cừu bị sói ăn thịt thì lớn hơn số tiền bán trực tiếp
con cừu đó. Phe ủng hộ cũng lên án sự cổ lỗ trong tư duy đối với việc sử dụng các
nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị của sự đa dạng sinh học. Đồng thời phe ủng hộ
cũng chỉ ra rằng những người thợ săn có tư thù và mong muốn loài sói sớm bị tiêu
diệt khi mà loài sói đã giết hại đi chó đi săn của họ - thứ họ phải tốn một khoản tiền
lớn để có thể nuôi lớn và đào tạo. Dù mục đích thực tế là gì, thì ta cũng thấy nhu cầu
về hiện đại hoá nông thôn trở nên vô cùng thiết yếu.
Qua những phân tích trên, chúng ta rút được một số kết luận. Đầu tiên, ta nhận
thấy rằng không giống như lời của phe bảo vệ, phe phản đối chó sói có những lập
luận của mình và nó không hề bảo thủ hay vô căn cứ. Đồng thời phe phản đối, cụ thể
là những người nông dân, những chủ trang trại hay thợ săn, cũng có tầm ảnh hưởng
nhất định khi liên tuc tạo ra các tin đồn. Thứ hai, ta thấy rằng đằng sau việc bảo tồn
sinh học của chính phủ còn có thể tồn tại các yếu tố chính trị. Từ bài viết này, ta thấy
được ít nhiều về quan hệ quyền lực, hệ quả của mâu thuẫn các nhóm lợi ích cùng với
những vấn đề liên quan đến hiện đại hóa xã hội nông thôn.
Từ những tranh luận được đưa ra trong bài viết, ta bàn luận về đối tượng
nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học nông thôn. Cũng giống như xã hội học, xã
hội học nông thôn cũng nghiên cứu về con người và hành vi của con người, nhưng
giới hạn trong phạm vi nông thôn. Cụ thể:
Xã hội học nông thôn nghiên cứu các quan hệ xã hội ở nông thôn. Đây là

những quan hệ xã hội mang nét đặc thù, khắc họa những nét riêng cho xã hội nông
thôn. Nhờ những mối quan hệ này mà tạo ra những biểu hiện của xã
hội nông thôn. Ngoài mô tả, xã hội học nông thôn còn tìm ra các quy luật
chi phối và điều tiết các mối quan hệ đó.
Đồng thời xã hội học nông thôn cũng nghiên cứu những hiện tượng xã hội,
những quá trình xã hội bộc lộ, phản ánh bản chất xã hội nông thôn. Ví dụ như quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nông thôn, cơ cấu xã hội và quá trình vận
động chuyển biến của nông thôn... (Tống Văn Chung, 2001).
Với đối tượng nghiên cứu như vậy ta có thể phân biệt được xã hội học nông
thôn với các chuyên ngành khác của xã hội học. Dựa trên những nghiên cứu từ
chuyên ngành xã hội học nông thôn, ta tìm được cách giải quyết phù hợp với những
hiện tượng xảy ra ở nông thôn, đảm bảo cho nông thôn phát triển ổn định, bền vững,
từ đó hướng đến mục tiêu xa hơn là bình ổn và phát triển xã hội nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tống Văn Chung (2001). Xã hội học nông thôn. Nxb Đại học Quốc


gia, Hà Nội.
2. Ketil Skogen, Isabelle Mauz, Olve Krange (2008). Cry wolf:
narratives of wolf recovery in France and Norway. Rural sociology
73(1), pp. 105-133.



×