Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Hướng dẫn làm bài văn giải thích 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 22 trang )

Hướng dẫn cách làm bài
và bài làm tham khảo.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh
Bước 1: Xem kỹ lại phần lý thuyết
I. Mở bài:
_ Trích nhận định.
_ Khẳng định giá trị vấn đề.
_ Nêu vấn đề.
_ Ý định hướng.
II. Thân bài:
_ Câu dẫn.
1. Đoạn luận 1:
_ Giải thích từ ngữ. ( ở phần này nên thêm
vào một số biện pháp tu từ như
so sánh, nhân hóa… để làm bài thêm
sáng tạo và độc đáo)
_ Giải thích vấn đề ( nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa văn cảnh )
_ Kết ý: khẳng định giá trị vấn đề.
2. Đoạn luận 2:
_ Câu dẫn (nên bám chặt vào câu kết ý trước)
_ Nêu mặt tốt, mặt xấu của vấn đề và ý nghĩa trong cuộc sống (
không nên quá 10 câu )
_ Nêu dẫn chứng ( cần tính toàn diện, phổ biến và chỉ 1 – 2 dẫn
chứng là đủ ).
_ Nêu ý nghĩa của mặt xấu, mặt tốt trong dẫn chứng.
_ Nêu một số mặt khác của vấn đề trong
cuộc sống ( cần tính thực tiễn và ngay sau
đó phải đưa ngay vào một câu tục ngữ,
thành ngữ, ca dao, câu nói nổi tiếng để
làm thuyết phục người đọc )


_ Kết ý: khẳng định giá trị và những
điều cần thiết khi thực hiện vấn đề.
_ Giả sử vấn đề và kết ý, khẳng định
vấn đề cho đoạn đó.
_ Lưu ý: Cần sưu tầm thêm những câu nói hay
( trên tờ lịch, trên mạng internet…) để đưa vào
lời văn để văn phong được hấp dẫn và sinh động.
3. Đoạn luận 3:
_ Nêu những việc làm cần thiết để thực hiện vấn đề
đặt ra.
_ Cần đưa vào những nơi, những con người cụ thể
để học tập, làm theo vấn đề.
_ Kết ý: khẳng định giá trị của những việc làm đó
trong cuộc sống.
III. Kết bài:
_ Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của vấn đề đối với
bản thân và mọi người.
_ Rút ra kinh nghiệm, việc làm cho bản thân.
_ Lưu ý: cần đưa vào biện pháp hô ứng trong kết
bài.
Bước 2: Lập dàn bài chi tiết
Đề bài: Dân gian ta có câu “Lời nói gói vàng” đồng
thời có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu nói
trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế
nào về ý nghĩa và giá trị của lời nói trong cuộc
sống.

Mở bài:
_ Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ … dùng lời

nói…suy nghĩ, cảm xúc …
_ Đó là những ý nghĩa…mà câu nói… gửi gắm…
_ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về…
II. Thân bài:
1. Đoạn luận 1:
_ Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công
cụ…
_ Mỗi người đều có thể nói ra điều mình muốn, điều đó gọi
là…
_ Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ
diễn đạt cho phù hợp…
_ Chẳng những thế, trong câu nói
“Lời nói gói vàng”, lời nói còn được ví như
vàng…một vật có giá trị về
vật chất, đựơc nâng niu, gìn giữ,
nghĩa là lời nói cũng…
_ Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng
định rằng nếu biết chỉnh chu lời nói…tôn trọng,
yêu mến…đạt được tình cảm khi giao tiếp ….
2. Đoạn luận 2:
_ Sở dĩ, ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì…
_ … lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn như trình
độ văn hóa của từng người…
_ Nếu biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo …
thu đựơc sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của

_ Ngược lại, nếu ăn nói quá thô lỗ … mất lòng mọi
người, gây ra hiểu lầm…
_ Thế mới biết, lời nói quả là …. vừa có thể có sức
mạnh hơn cả thời gian…vừa có thể như con dao

làm…
_ Và đã có một lời nói làm lắng đọng lòng người, tạo
cảm xúc đẹp trong giao tiếp…Bác Hồ đã nói: “Tôi
nói, đồng bào có nghe rõ không?”…
_ Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự
thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta
cảm giác tươi đẹp…
_ Ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời
nói mà có thể dẫn tới…
_ Mặt khác, ở đời sẽ có những lời nói khó
nghe, mất lòng người khác … có ý tốt, muốn
ta sửa sai, thấy đựơc lỗi lầm của mình…đó là
những “lời thật mất lòng”…
_ Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai…xu
nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt đẹp
nào cả, đấy là những “lời thật mất lòng”của…

×