Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 MÔN KỸ THUẬT GIỐNG VÀ NUÔI TÔM HẸ (ÔN TRONG ĐÂY ĐỦ ĐI THI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 24 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ I CÓ ĐÁP ÁN P2
MÔN KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI TÔM HE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ SẢN 2017
Câu 1: Trình bày yêu cầu kỹ thuật chọn tôm giống bố mẹ?
Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm giống bố mẹ theo tiêu chuẩn vn (TCVN)


Mức độ cảm nhiễm bệnh cho phép cuả tôm bố mẹ

Câu 2: Quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ cho đẻ?
B1: Cách tuyển chọn tôm bố mẹ:
Tuyển chọn tôm bố mẹ vô cùng quan trọng. Khi tuyển chọn tôm bố mẹ
cần đảm bảo các chỉ tiêu sau:
- Nguồn gốc: Tôm tự nhiên có khả năng sinh sản tốt hơn tôm nuôi.
- Kích thước: Tôm cái nên có khối lượng từ 130 - 180 g. Tôm đực nên có
khối lượng lớn hơn 80 g.
- Màu sắc tươi sáng: Cơ thể không bị tổn thương hoặc mất phần phụ.
Mang không bị đỏ hoặc đen. Cơ quan sinh dục ngoài hoàn chỉnh. Tôm đực
có túi tinh màu trắng đục ở gốc đôi chân bò 5. Tôm cái có Thelycum
nguyên vẹn, không bị rách, bị vết đen.
- Không bị bệnh hoặc mang mầm bệnh: Cần lấy mẫu đại diện của đàn tôm
đi xét nghiệm các virus như MBV, HPV, BMNV.
B2: Vận chuyển và vệ sinh tôm bố mẹ:


- Phương pháp hở: Đựng tôm trong thùng nhựa hoặc thùng xốp thể tích 20
- 40 lít, có sục khí. Mật độ vận chuyển là 1 con/5 lít nước. Thời gian vận
chuyển nếu quá 8 giờ phải cho ăn và thay nước.
- Phương pháp kín: Đóng tôm trong ống nhựa, đặt trong túi nhựa chuyên
dùng có kích thước 40 x 60 x 60 cm, bơm oxy. Thời gian vận chuyển
không quá 14 giờ. Ổn định nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển không


vượt quá 30oC.
- Tôm bố mẹ khi vận chuyển về đến trại phải được xử lý trước khi đưa vào
bể nuôi để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan cho những cá thể khác và cho
tôm non. Có thể dùng hóa chất sau với nồng độ tương ứng đê tắm cho tôm
bố mẹ từ 15 - 30 phút: Formalin 25 - 50 ppm, Iodine 0,5 - 1,0 ppm,
KMnO4 2 - 3 ppm.
- Sau khi xử lý xong, nếu trại có đủ bể, nên nuôi cách ly trong 1 bể riêng
từ 3 - 7 ngày để theo dõi. Tránh đưa ngay vào nuôi chung với những cá thể
tôm bố mẹ đang nuôi tại trại để đề phòng lây lan bệnh. Trong suốt quá
trình nuôi phát dục, định kỳ 3 - 4 ngày tắm cho tôm bố mẹ một lần để
phòng bệnh.
B3: Nuôi tôm phát dục:
- Tôm bố mẹ được nuôi phát dục bằng phương pháp cắt mắt. Thông
thường không cần phải cắt mắt tôm đực. Nếu cắt, chúng sẽ tái tạo túi tinh
trong thời gian ngắn hơn. Phương pháp cắt mắt: Dùng chỉ thắt chặt cuống
mắt sau đó mới cắt cầu mắt và nặn; dùng kẹp nung đỏ kẹp cuống mắt, chỉ
cắt một bên mắt và chỉ cắt mắt khi tôm mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh,
thao tác nhanh và chính xác.
- Bể nuôi tôm bố mẹ phát dục: Phải được vệ sinh kỹ trước khi sử dụng
bằng cách ngâm Chlorine 30 ppm, phủ bạt lại 3 ngày. Sau đó, chà rửa sạch
bằng xà phòng và nước ngọt. Bể nuôi tôm bố mẹ có thể xây bằng xi măng,
các góc được bo tròn để tránh cho tôm bị va đập vào thành bể do chúng
thường chuyển sát thành bể. Mặt trong bể nên lót một lớp composite mỏng
hoặc keo epoxy. Độ sâu của mực nước bể chỉ cần duy trì ở mức 40 - 50
cm. Trong trường hợp để tôm giao vĩ tự nhiên thì phải nâng mực nước lên
tối thiểu là 100cm hoặc chuyển tôm sang một bể tròn, có độ sâu từ 150 cm
trở lên. Bể nuôi phát dục tôm bố mẹ phải bố trí ở nơi yên tĩnh, có ánh sáng
yếu.
- Điều kiện môi trường nuôi: Duy trì điều kiện môi trường trong bể nuôi
phát dục tôm bố mẹ ổn định theo các chỉ tiêu sau: Độ mặn 28 - 34ppt;

nhiệt độ 28 - 30oC; oxy hòa tan 4 - 7 mg/l; pH 7,6 - 8,2. Phủ bạt bể nuôi để
giảm cường độ chiếu sáng . Thay 100% nước mỗi ngày sau khi cho ăn.
Nhiệt độ và độ mặn giữa nước trong bể và nước thay mới phải tương


đương. Sự khác biệt về nhiệt độ chỉ ở mức 0,5 - 1 oC có thể làm tôm xuống
trứng.
- Mật độ nuôi: 2 - 4 con/m3. Tỷ lệ đực : cái là 1 : 1. Thường xuyên kiểm tra
chọn những cá thể cái đang ở giai đoạn tiền lột xác chuyển sang bể giao vỹ
hoặc chuẩn bị cấy tinh.
- Thức ăn và cho ăn: Cho tôm ăn đủ chất và lượng để nâng cao tỷ lệ thành
thục và cải thiện chất lượng ấu trùng. Lượng cho ăn là 10 - 15% khối
lượng thân/ngày. Các loại thức ăn có thể sử dụng luân phiên gồm mực
tươi, hàu, nghêu, trai, giun biển, ốc càng và thịt bò. Cho tôm ăn theo nhu
cầu và tuyệt đối tránh để dư thừa thức ăn trong bể. Sau khi cho ăn khoảng
2 giờ, dùng vợt vớt hết thức ăn thừa.
- Quản lý, theo dõi: Khi số lượng tôm bố mẹ nhiều, cần đánh số hoặc đánh
dấu để theo dõi sự phát triển của từng cá thể. Các thông tin như ngày thả
nuôi, ngày lột xác, giao vĩ (hay cấy tinh) hoặc đẻ trứng, số lần đẻ, lượng
trứng và ấu trùng tạo được qua mỗi lần đẻ, khả năng bắt mồi và những
quan sát khác đều rất quan trọng, giúp người quản lý trại giống lập và điều
chỉnh kế hoạch sản xuất, dự báo tình huống và phát hiện những sai sót một
cách dễ dàng.
- Kiểm tra cho đẻ: Kiểm tra sự phát triển buồng trứng của tôm mẹ hàng
ngày vào khoảng 6 - 7 h tối. Chuyển tôm có buồng trứng phát triển đến
giai đoạn IV sang bể đẻ. Tôm thường đẻ vào khoảng 10 h tối đến 2 h sáng.
Cần ước đoán sức sinh sản của từng cá thể để có thể thả ghép nhiều hơn
một tôm mẹ vào một bể đẻ. Tuy nhiên, nếu tôm đẻ không đồng thời thì quá
trình ương ấu trùng sẽ gặp nhiều khó khăn do ấu trùng phát triển không
đều.

- Đánh giá chất lượng đẻ:
+ Tốt: Mùi tanh ít, bọt ít và nhỏ, trứng rời, 30 phút sau khi đẻ, phôi phân
cắt đều.
+ Không tốt: Mùi tanh nhiều, bọt nhiều và có nhớt, trứng vón, 30 phút sau
khi đẻ phôi không phân cắt hoặc bị vỡ.
B4: Thu và vệ sinh ấu trùng Nauplius:
- Trứng nở thành ấu trùng Nauplius sau khi đẻ khoảng 13 - 15 h ở nhiệt độ
28 - 29oC. Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn phụ N2 ta có thể thu bằng
cách tắt sục khí. Ấu trùng thiếu oxy và hướng quang sẽ nổi lên mặt nước.
Có thể dùng đèn để gom ấu trùng lại tại chỗ cho dễ vớt. Ta dùng vợt thu ấu
trùng vớt ra thau. Lưu ý phải hết sức nhẹ nhàng.
- Tiến hành định hướng và tắm cho ấu trùng bằng Formaline 200 ppm
trong 30 giây để loại trừ mầm bệnh. Ấu trùng có chất lượng tốt phải hướng
quang mạnh, có các phụ bộ đủ và thẳng, không dị dạng, màu sắc xám


sáng. Nếu vận chuyển ấu trùng Nauplius đi xa thì nên vận chuyển ở giai
đoạn N2 hoặc N4 bằng phương pháp kín.
Câu 3: Cơ sở sinh lý học cắt mắt tôm trong việc kích thích sinh sản ở tôm
mẹ và những hạn chế của việc cắt mắt tôm?
+Cơ chế:
Cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hóa học ngăn cản
sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt sẽ kích thích tôm đẻ nhiều.
Trong tự nhiên, tôm cái trưởng thành giao vĩ ngay sau khi lột xác. Chúng
chứa tinh của tôm đực trong nang lưu tinh cho đến khi đẻ trứng. Sau đó,
buồng trứng mới phát triển và tôm đẻ.
Khi tôm chuyển từ tình trạng bình thường sang tình trạng sinh sản thì có
sự thay đổi cơ bản về tương quan giữa hormon kích thích sinh sản và
hormon ức chế các quá trình này. Trong đó hormon ức chế sự sinh sản
được sản xuất tích tụ và phóng thích từ cuống mắt của tôm. Khi cắt cuống

mắt tôm, cơ quan tuyến X – tuyến nút mất đi, hormon ức chế tuyến sinh
dục GHI không được sản xuất nữa, hormon phát triển tuyến sinh dục GSH
gia tăng làm cho buồng trứng mau thành thục.
Như vậy cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hoá học
ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt tôm cũng giống như tháo gỡ
cái máy phát ra tín hiệu này. Nhờ thế mà sự phát triển của buồng trứng và
đẻ trứng được giải tỏa. Buồng trứng phát triển liên tục và tôm đẻ.
Nghĩa là sau khi cắt cuống mắt, tôm đẻ cấp tập vài lần, (có khi tới năm
lần). Tuy nhiên chất lượng mỗi lần sinh sản sau cũng giảm so với lần trước
đó. Cho đến khi trên thực tế sự sinh sản của tôm không mang lại hiệu quả
sinh học và hiệu quả kinh tế thì phải loại bỏ chúng. Đến nay có khoảng 20
loài tôm khác nhau được áp dụng thủ thuật cắt cuống mắt để kích thích
sinh sản.
Nghĩa là sau khi cắt cuống mắt, tôm đẻ cấp tập vài lần, (có khi tới năm
lần). +Phương pháp cắt cuống mắt:
Để cắt cuống mắt cho tôm, người ta thường đốt, kẹp hoặc thắt cuống mắt
của tôm mà không cắt rời ngay để tránh sự chảy máu (dịch cơ thể).
Ở Việt Nam, các nhà sản xuất tôm giống dùng dây cao su nhỏ (dây thun)
thắt cuống mắt. Mắt bị thắt cuống có thể rụng sau đó nhưng dịch cơ thể
không bị thất thoát.


Ngay sau khi cắt cuống mắt, cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của buồng
trứng. Khi thấy buồng trứng đang ở giai đoạn IV thành thục, lập tức tôm
được tách riêng vào bể đẻ.
+Hạn chế:
Tôm bị cắt cuống mắt chỉ đẻ ba đến năm lần và đời sống sinh sản cũng
chấm dứt. Trong khi tôm ở ngoài tự nhiên không bị cắt cuống mắt và có
thể đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài, cho ra nhiều tôm con
hơn. Vì vậy người ta đã nghiên cứu làm sao để có thể kích thích tôm đẻ mà

không cần cắt cuống mắt đó là việc ứng dụng tiêm serotonin cho tôm cái
đã được thực hiện và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấp sáu lần đối chứng.
Tỷ lệ tôm đẻ tiếp trong lần hai là 6,7%. Tính chung, số tôm đẻ do được
kích thích bằng serotonin gấp bảy lần so với đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ nhờ
tiêm serotonin thấp hơn tôm được cắt cuống mắt. Nhưng sau những lần đẻ
dồn dập số tôm cắt cuống mắt không thể tiếp tục được dùng để sản xuất
tôm giống. Trong khi những chú tôm đã đẻ nhờ serotonin vẫn tiếp tục sinh
sản vì không bị tổn thương, nhờ thế mà người ta có thể kéo dài được tuổi
thọ sinh sản của tôm.

Câu 4: Sự khác nhau trong tập tính sinh sản giữa tôm sú và tôm thẻ chân
trắng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản của tôm sú?
+Giao vĩ là hoạt động kết cặp giữa tôm đực với tôm cái và chuyển túi tinh
của con đực vào thelycum của con cái nhờ petasma và phụ bộ đực.
Sự khác nhau trong tập tính sinh sản của tôm sú và tôm thẻ chân
trắng
Tôm sú
-Thelycum kín
-Giao vĩ tiến hành khi con cái vừa
lột xác xong, vỏ mềm thuận lợ cho
việc chuyển và gắn túi tinh vào
thelycum.

Tôm thẻ chân trắng
-Thelycum hở
-Giao vĩ tiến hành khi tôm cái có
buồng trứng đã hoặc gần thành
thục nhưng chưa lột xác (vào đêm
tôm đẻ trứng hoặc vài ngày trước
đó)

-Con cái giữ túi tinh trong
-Túi tinh chỉ được gắn tạm bợ vào
thelycum hàng tuần lễ hoặc lâu hơn thelycum, dễ rơi nên chỉ vài giờ
chờ cho đến khi trứng chín được đẻ sau khi giao vĩ thì tôm đẻ hoặc tôm
ra để thụ tinh, túi tinh được dùng
có thể giao vĩ trở lại nếu túi tinh bị
tring các lần đẻ của tôm cái đến khi rớt ra


chúng lột xác
-Trình tự: Lột xác -> giao vĩ ->
thành thục -> đẻ

-Trình tự: Lột xác -> thành thục ->
giao vĩ -> đẻ

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản ở tôm sú mẹ:
- Di truyền: Các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất cho thấy khả năng thành
thục và sinh sản của tôm sú có sự khác biệt lớn giữa các đàn tôm ở các
vùng địa lí khác nhau và giữa các cá thể.
- Kích thước, tuổi và tình trạng sức khỏe: Tôm càng lớn lượng trứng tạo
ra qua một lần đẻ càng lớn. Tuy vậy, trong độ tuổi có khả năng tham gia
sinh sản, những con cái quá lớn tuổi lại có sức sinh sản kém. Tôm khỏe
mạnh, không bị tổn thương, không bị bệnh sẽ có khả năng sinh sản tốt
hơn.
- Điều kiện dinh dưỡng: Để có thể tham gia sinh sản, tôm phải trải qua
một quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết để hình thành các sản
phẩm sinh dục (trứng, tinh) và đảm bảo năng lượng cho hoạt động đẻ
trứng.
- Các yếu tố môi trường: Môi trường để tôm phát dục đòi hỏi sự ổn định

cao (nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm và độ pH) và chất lượng nước tốt (trong
sạch, có hàm lượng các khí độc thấp). Tôm có thể thành thục và đẻ trứng
tốt ở nhiệt độ từ 26 - 32oC. Tôm sú thành thục tốt ở môi trường có ánh
sáng yếu từ 2 - 5 lux với thời gian chiếu sáng trong ngày vào khoảng 14/24
giờ. Độ mặn 34 - 35 ppt, pH = 7.7 - 8.0 Bể nuôi nếu có đáy cát sẽ thuận lợi
hơn vì tôm có thể vùi mình.
-Nội tiết tố: Hoạt động sinh sản ở tôm được điều khiển bởi nhiều yếu tố
nội tiết sinh ra từ các cơ quan như cuống mắt, não, buồng trứng..Các nội
tiết tố quan trọng được sản xuất từ cơ quam X – tuyến nút nằm ở cuối mắt
tôm, trong đó có hormon ức chế tuyến sinh dục GHI. Hàm lượng GHI điều
khiển sự phát triển của tuyến sinh dục GSH do não và hạch ngực tạo thành
tăng lên, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển buồng trứng. Dựa vào nó để
áp dụng vào kỹ thuật sinh sản nhân tạo tôm, khi cắt cuống mắt tôm, GSH
gia tăng làm buồn trứng chín sớm hơn, rút ngắn thời gian nuôi vỗ.
Câu5: Các giai đoạn chuẩn bị ao trước khi thả tôm?
Chọn địa điểm
Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây
dựng ao đầm nuôi tôm, khi chọn địa điểm cần lưu ý:


- Về địa điểm: vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều)
để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo. Vùng hạ triều rất khó
khăn cho việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.
- Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.
- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ động, không bị ô nhiễm công
nghiệp và cần lắp đặt thêm cánh quạt nuôi tôm để cung cấp đủ oxy cho
tôm, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo:
+ pH: 7,5 – 8,5
+ S%: 15 – 35%
+ NH3: <0,1 mg/l

+ H2S: < 0,03 mg/l
Xây dựng ao nuôi
- Ao lắng (thường bằng 20 – 25% diện tích ao nuôi): tác dung làm trong
nước, công tác xử lý chất lượng nước trước khi đưa vào ao nuôi.
- Ao nuôi: có diện tích nên từ 0,5 – 1ha, những ao có diện tích quá lớn thì
khó chăm sóc, quản lý; diện tích quá nhỏ nước ao nuôi dễ bị biến đổi theo
điều kiện nuôi. Ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng, độ dốc từ
cống tưới đến đáy cuối ao: 2%. Ao nuôi có độ sâu 1 – 1,5m, trung bình 0,8
– 1,2m.
- Ao xử lý: thường có diện tích chiếm 10 – 15% diện tích ao nuôi. Nước
thải của ao nuôi sẽ được xử lý bằng hóa chất, sinh học trước khi thải ra
ngoài hoặc có thể sang ao lắng để tiếp tục bơm phục vụ cho ao nuôi (với
hình thức nuôi kín).
Ao ươm tôm bột P15: thường kết hợp trong quy hoạch thiết kế ao ươm
nằm trong ao nuôi để thuận tiện cho quá trình chăm sóc khi tôm còn
nhỏ. Ao ươm có thể là ao đất, hoặc có thể là hình thức quây lưới mắt nhỏ,
diện tích tùy thuộc vào lượng giống cần trong ao nuôi để thiết kế cho phù
hợp. Ao ươm có độ sâu bằng độ sâu ao nuôi, hình chữ nhật dài gấp từ 2 –
3 lần chiều rộng. Có cống từ ao ươm sang ao nuôi thuận tiện cho việc thu
tôm giống sau khi ươm.
Cải tạo ao nuôi
Là khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất, sản lượng tôm nuôi.
Cải tạo ao mới xây dựng
Sau khi xây dựng xong ao, cho nước vào ao ngâm 2 – 3 ngày, sau đó xả
hết để rửa ao. Tốt nhất nên thau rửa 2 – 3 lần như trên. Bón vôi để cải tạo
đáy. Lượng vôi tùy thuộc vào độ pH của đất:


- Nếu pH 6 – 7: dùng 300 – 600kg/ha (10 – 20kg/sào)

- Nếu pH 4,5 – 6: dùng 600 – 1.000kg/ha (20 – 35kg/sào)
Vôi thường dùng để cải tạo: vôi bột (CaCO 3), vôi tôi Ca(OH)2 có tác dụng
diệt khuẩn cao. Trong quá trình nuôi để điều chỉnh pH của nước nên dùng
Donomite (vôi đen), bột đá. Sau khi rải vôi phơi ao 7 – 10 ngày rồi đưa
nước vào ao qua lưới lọc hoặc có thể cày lật úp mặt đáy sau khi rải vôi, để
vôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với đất đáy ao tăng tác dụng khử chua
đối với đáy ao.
Cải tạo ao cũ
- Sau khi thu hoạch tôm, xả hết nước cũ với những ao tháo được kiệt nước
thì tiến hành nạo vét đưa hết chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao, tiến
hành bón vôi, cày lật (nếu có điều kiện) phơi đáy 10 – 15 ngày cho phân
hủy hết chất hữu cơ, chất độc và những sinh vật gây bệnh cho tôm.
- Với ao không tháo kiệt được nước phơi đáy thì dùng phương pháp cải tạo
ướt. dùng bơm sục đáy ao và tháo tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi. Sau khi
cải tạo ao đưa nước vào để gây màu.
Tất cả các ao lắng, ao xử lý, ao ươm đều cải tạo đúng như ao nuôi. Đồng
thời lưu ý với ao có độ phèn cao thì không phơi nắng khi cải tạo để tránh
xì phèn.
Diệt tạp
Sau khi cải tạo đáy ao, lấy nước vào ao qua lưới lọc. Với những ao không
lấy nước từ ao lắng mà lấy từ ngoài vào để 2 – 3 ngày cho các loại trứng
theo nước vào ao nở thành ấu trùng hoặc dịch hại của tôm do không lọc kỹ
lọt vào, ta tiến hành diệt tạp bằng Saponin. Lượng dùng: 15 –
20kg/1000m3 tác dụng diệt tạp, diệt các loại ký sinh hay gây bệnh, làm
sạch môi trường trong nước, chỉ thả tôm sau khi sử dụng Saponin 4 ngày
(Saponin có thể sử dụng cho ao nuôi đang có tôm nhưng tôm phải lớn hơn
2g/con).
Sử dụng thuốc diệt tạp Saponin của công ty phát triển nguồn lợi thủy sản
miền Trung rất có kết quả. Sản phẩm trên an toàn cho tôm nuôi nhưng chỉ
có tác dụng diệt các loài cá không diệt được các loài cua, sò, ốc và các loài

vi khuẩn.
- Thuốc sát trùng TH4 (do Đức sản xuất) không gây ô nhiễm môi trường,
không gây độc cho người và tôm, diệt khuẩn, diệt vi rút đầu vàng, mang
đen: liều dùng 1 lít/300 m3.
Diệt tạp bằng hóa chất và cách sử dụng:
+ Thuốc tím (KMnO4): liều dùng 4 – 5g/m3 nước. Cách xử lý: hòa tan 1g
thuốc tím với 10 lít nước tạt đều trên mặt ao, quạt nước kết hợp với phơi


nắng sau 24 giờ cho bay hết thuốc tím là có thể sử dụng được. Thuốc có
tác dụng khử trùng nguồn nước cực nhanh, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng.
+ Formalin: 10ppm (1 lít Formalin/100m3 nước) quạt nước kết hợp với
phơi nắng, khoảng 3 ngày có thể sử dụng được.
+ Chlorin (CaCOCl): 10 – 15g/100m3 nước, quạt nước kết hợp với phơi
nắng tối thiểu 3 ngày mới sử dụng được.
Việc dùng hóa chất để xử lý ao nuôi dễ gây thoái hóa đất, làm nghèo dinh
dưỡng môi trường đáy ao và môi trường nước, có thể nên sử dụng hóa chất
ở ao chứa nước. Tuy nhiên xử lý bằng hóa chất có thể tiêu diệt được mầm
bệnh, các loại dịch hại của tôm như: cua, cá, còng, ốc...
Bón phân gây màu
- Ao nuôi cần được bón phân gây màu nước để động, thực vật phù du phát
triển là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời hạn chế sự phát triển
của các loại tảo đáy, tạo oxy, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư
thừa, chất thải của tôm trong quá trình nuôi.
- Các loại phân dùng để gây màu:
+ Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, gà, trâu, bò, khi bón phân phải được ủ
mục.
+ Phân vô cơ: NPK 0,2kg/100m2 + urê 0,2kg/100m2. Nên bón phân 9 –
10h sáng. Lượng phân bón trên có thể chia ra 2 – 3 ngày bón
* Sau khi bón phân 2 – 3 ngày, sinh vật phù du phát triển, độ trong đạt 40

– 50cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là tốt nhất cho việc
thả tôm.

Câu 6: Tiêu chuẩn chọn tôm giống chất lượng cao?
-Phương pháp cảm quan:


-Phương pháp quan sát trên kính hiển vi:


-Phương pháp gây sốc:

-Phương pháp PCR:


-Xác định đúng tuổi của tôm bằng cách:
+Tôm thẻ: Tuổi thẻ bằng số gai trên chuỷ x 3, thông thường giống thẻ
chân trắng đạt chất lượng tốt phải là loại P10 - P12, tức là 3,5 - 4 chuỷ.
Câu 7: Mật độ thả và phương pháp thả giống?

-Phương pháp thả: Có 2 phương pháp thả giống


Câu 8: Quản lý thức ăn của tôm trong nuôi thương phẩm?
*Thức ăn cho tôm:
Có 3 loại thức ăn:

*Lượng cho ăn:



Câu 9: Quản lý môi trường nước ao nuôi?


*Thay nước:

*Điều chỉnh PH:

*Quản lý màu nước:


*Điều chỉnh O2 hoà tan:

*Quản lý nhiệt độ nước:


*Quản lý độ mặn:

*Quản lý khí độc:


Câu 10: Bệnh tôm và phương pháp xử lý?





Câu 11: Phương pháp thu hoạch và bảo quản tôm?
Phương pháp thu hoạch
Trước khi thu hoạch tôm cần chọn thời điểm tôm cứng vỏ, kích cỡ tôm đạt
tiêu chuẩn (tôm thẻ chân trắng 60 - 80 con/kg, tôm sú 35 - 50 con/kg).

Chuẩn bị đủ dụng cụ (tấm bạt, vợt, rổ, xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước
sạch, đá sạch, giai, lưới…), tùy theo sản lượng tôm cần thu hoạch mà bố
trí nhân lực cho hợp lý. Phương pháp thu hoạch phổ biến được áp dụng
hiện nay là thu cạn hoặc thu bằng lưới có xung điện.
+Thu cạn: Là phương pháp hiệu quả nhất; tốn ít thời gian, tôm đạt chất
lượng, ít bị dập vỏ, đáy ao không bị khuấy động, nước không bị đục, tôm
sạch. Tháo 30% lượng nước trong ao, dùng lưới vét có chiều dài tối thiểu
bằng chiều dài 1 cạnh bờ ao để kéo thu tôm. Chỉ kéo thu tôm trên từng
phần diện tích ao, khi thu được phần lớn số lượng tôm trong ao mới vét
toàn bộ diện tích ao, sau đó bơm cạn, thu nốt số còn lại. Tuy nhiên chỉ có
thể sử dụng phương pháp này ở những hệ thống nuôi tôm được thiết kế
đảm bảo tháo 4 - 6 giờ, nước có thể cạn hết.
+Đánh lưới tôm: Là phương pháp hiện nay được người nuôi sử dụng phổ
biến nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thường cần
dùng xung điện, làm xáo động đáy ao, tôm có thể bị lẫn bùn đất. Thường
thu tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thu, tháo bớt nước đến
mức có thể để thu hoạch được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong một số mô hình nuôi tôm quảng canh, người nuôi còn dùng
một số phương pháp thu hoạch như dùng đăng chắn, chài, lú… Lợi dụng
tập tính bơi ngược dòng nước của tôm, người nuôi có thể dùng đăng thu
hoạch tôm. Phương pháp này thường áp dụng khi nuôi tôm diện tích rộng.
Khi muốn thu tỉa những con đạt trên 30 g, áp dụng ở đầm, ao nuôi có đáy
gồ ghề, người nuôi có thể dùng chài thu hoạch tôm. Khi thu hoạch bằng
chài, chú ý bắt tôm lúc trời mát.
Phương pháp bảo quản
+Bảo quản sống: Sau khi kéo lưới, cho tôm vào giai lưới được đặt nơi có
nguồn nước sạch, mật độ 300 - 350 con/m3. Để bảo quản theo cách này,
cần đảm bảo tôm thu hoạch phải sống, khỏe mạnh, không xây xát. Trong
quá trình bảo quản cần dùng máy sục khí để tăng lượng ôxy hòa tan trong



giai, thời gian bảo quản tôm trong giai không quá 5 giờ, sau đó cần đưa
ngay tới nơi tiêu thụ.
+Bảo quản chết: Rửa và chọn tôm nơi thoáng mát. Tôm được để trên tấm
nhựa hoặc rổ nhựa rửa sạch, không để tôm rơi trực tiếp xuống đất, sàn gỗ
hoặc nền xi măng.
Gây chết bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm, 1 phần đá và 1 phần
nước. Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt. Cho nước đá xay
với tỷ lệ 10 kg đá trong 10 lít nước. Khuấy đều cho nước đá tan, cho 20 kg
tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước khoảng 30 phút.
Sau khi tôm được làm lạnh, tiến hành vớt tôm và chuyển sang ướp với đá
xay trong thùng cách nhiệt. Rải 1 lớp đá khoảng 10 cm ở đáy thùng cách
nhiệt. Sau đó xếp lần lượt 1 lớp tôm một lớp đá. Tỷ lệ tôm và nước đá phụ
thuộc thời gian vận chuyển. Nếu thời gian bảo quản không quá 12 giờ, ướp
tôm với tỷ lệ 10 kg tôm với 5 kg đá, thời gian vận chuyển 12 - 14 giờ, ướp
tôm với tỷ lệ 10 kg tôm với 10 kg đá. Trên cùng phủ một lớp đá dày > 10
cm. Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi thoáng mát.



×