Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ÔNG VĂN TÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.18 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ THÙY

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA ÔNG VĂN TÙNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Mạnh Tiến

1


Hà Nội – 2015

2


Luận văn được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Mạnh Tiến
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú

Phản biện 2: PGS. TS Lê Dục Tú


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Khoa Ngữ văn trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.
Vào lúc: … giờ … ngày… tháng… năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế
– xã hội đã ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, đến đạo đức con
người Việt Nam. Cùng với những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được cũng làm
nảy sinh những vấn đề xã hội nhức nhối: tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội gia tăng,
lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền. Từ đó dẫn đến sự sa sút, xuống cấp về mặt đạo
đức, những giá trị xã hội biến động, đảo lộn, mất định hướng… Có thể nói những mặt
trái đó đã và đang ngày đêm trực tiếp tác động đến nền đạo đức truyền thống của dân
tộc, làm băng hoại nền đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc.Trước thực trạng đó,
việc nghiên cứu các yếu tố đạo đức truyền thống của dân tộc, tạo cơ sở cho việc xây
dựng một hệ giá trị đạo đức mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước có ý nghĩa
vô cùng quan trọng.
Ông Văn Tùng là nhà văn có những thành tựu trong thời kì đổi mới. Ông
không những là nhà văn, nhà giáo mà còn là nhà khảo cứu, dịch thuật văn học, cho
nên vốn hiểu biết của ông rất rộng. Trong chín tiểu thuyết của ông, mỗi tác phẩm là
một câu chuyện, một vấn đề hiện thực mang tính thời sự. Là một người lấy văn
chương làm lẽ sống, ông đã kịp phát hiện ra những rạn nứt trong mối quan hệ giữa
con người với con người trong cơ chế thị trường đặc biệt là những rạn nứt trong quan
hệ gia đình.Vì vậy, việc nghiên cứu Ông Văn Tùng là cần thiết góp phần làm cho bức
tranh văn học Việt Nam thời kì đổi mới đầy đủ và rõ nét hơn. Đồng thời, nghiên cứu

tiểu thuyết Ông Văn Tùng góp phần cho việc giảng dạy văn học, giáo dục đạo đức
trong nhà trường được tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Về vấn đề đạo đức đã được nghiên cứu từ thế kỉ III TCN bởi Platon, Aritstot
với tư cách được coi như một ngành triết học về đạo đức. Người Trung Quốc cổ đại
cũng có những quan niệm đạo đức học rất sớm với nhiều trường phái như của Khổng
Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Tuân Tử, và nhiểu trường phái khác. Nhiều công trình nghiên
4


cứu chuyên sâu về đạo đức đã được thực hiện bởi các nhà triết học Liên Xô, một số
công trình tiêu biểu của họ đã được dịch sang tiếng Việt như: Vị trí của đạo đức trong
hệ thống nhận thức khoa học, Nxb Văn hóa thông tin, HN; Những vấn đề lí luận đạo
đức, Nxb Giáo dục Hà Nội…
Trong cuộc Hội thảo Khoa học tháng 7/2014 về chủ đề “Đạo làm người trong
văn hóa Việt Nam” do Khoa Triết trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, trong kỷ
yếu có nhiều bài viết về đạo đức như: Nhân ái – một giá trị văn hóa cao đẹp trong
đạo làm người Việt Nam, tác giả Võ Văn Thắng, Nguyễn Thị Ngọc Thơ, Thuần
phong mỹ tục về tình yêu và hôn nhân của một dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
của Trần Mạnh Tiến, Đạo làm người cán bộ trong quan niệm của Hồ Chí Minh” (Từ
góc nhìn ngụ ngôn) của tác giả Nguyễn Thanh Tú,…
Tiếp đó, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học với chủ đề: “Vấn đề đạo đức xã hội
trong văn học, nghệ thuật hiện nay”, do Hội đồng lí luận, phê bình văn học, nghệ
thuật Trung ương tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11-12/ 11/2014, gồm 84
bài tham luận của các nhà văn, nhà khoa học trên toàn quốc trong đó có nhiều tham
luận quan tâm đến vấn đề đạo đức như: Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ
thuật hiện nay, tác giả Nguyễn Hồng Vinh, Đạo đức muôn đời vẫn là cỗi rễ của văn
chương chân chính, tác giả Nguyễn Đình Chú, Về cái tâm và cái tài trong thời đại
“Mưa Âu gió Mĩ”, tác giả Trần Mạnh Tiến, Văn học, nghệ thuật và giáo dục đạo đức
– Hiện trạng – Giải pháp, tác giả Nguyễn Thanh Tú,…

Ông Văn Tùng – nhà văn với nhiều đóng góp song cho đến nay vẫn chưa
được nghiên cứu xứng tầm. Qua khảo sát, chúng tôi thấy hiện có một số đáng kể
như: Bài viết “Tiểu thuyết của Ông Văn Tùng” trong cuốn Tiểu thuyết đương đại
(tiểu luận phê bình) của Bùi Việt Thắng, Công trình nghiên cứu của Thiều Thị Huệ
(2010), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Ông Văn Tùng (Luận văn Thạc sĩ
Khoa Ngữ văn ĐHSP HN). Gần đây, trong Tập truyện ngắn Ông Văn Tùng, Nxb
Hội nhà văn, 2014 có lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Khắc Trường – Chủ tịch
Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam với nhan đề: “Cần cù Ông Văn Tùng”.

5


Hơn nữa trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã nhiều lần gặp gỡ trực tiếp
để phỏng vấn nhà văn về cuộc sống nói chung và văn học nói riêng. Đó là nguồn tư
liệu quý giá giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong công trình này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề đạo đức trong
tiểu thuyết của Ông Văn Tùng thông qua một số tác phẩm tiêu biểu: Khát vọng đau
đớn, Nxb Lao Động, 1989; Những linh hồn bị hành quyết, Nxb Thanh Niên, 1990;
Biệt thự phù du, NxbLao Động, 1991; Gót đỏ quyền uy, NxbLao Động, 1992; Cuộc
kiếm tìm vô vọng, Nxb Thanh Niên, 1995; Những kẻ lắm tiền, Nxb Văn Học, 1995.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn của luận văn cho nên chúng tôi chỉ xin tập trung nghiên cứu về vấn
đề đạo đức trong những tiểu thuyết của Ông Văn Tùng (qua 6 tiểu thuyết). Để phục vụ
cho việc nghiên cứu khi cần thiết chúng tôi còn tham khảo một số nhà văn cùng bàn về
vấn đề đạo đức như: Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái....
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát chín cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ông Văn Tùng, với
hướng tìm hiểu về vấn đề đạo đức trong tiểu thuyết của nhà văn - Ở luận văn này,

chúng tôi xin được tập trung vào nghiên cứu quan niệm của nhà văn về vấn đề đạo
đức, những bình diện đạo đức trong tiểu thuyết của nhà văn Ông Văn Tùng được thể
hiện như thế nào trong tác phẩm, phương thức nghệ thuật thể hiện vấn đề đạo đức
trong tiểu thuyết của ông, những yếu tố tác động dẫn đến sự thay đổi về mặt đạo đức
trong đời sống con người dưới tác động của thời kì mới – thời kì kinh tế thị trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề đạo đức trong tiểu thuyết của Ông Văn Tùng, chúng tôi
thực hiện đồng bộ nhiều phương pháp như: Tập hợp hệ thống, Phân tích - tổng hợp,
So sánh, đối chiếu, Xã hội học, Văn hóa học.
5. Đóng góp của luận văn
Có thể khẳng định đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề đạo đức trong
tiểu thuyết của Ông Văn Tùng. Với luận văn này, chúng tôi hi vọng có thể đi tìm hiểu
6


sâu hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Ông Văn Tùng. Đồng thời, rút
ra được những bài học giáo dục đạo đức trong xã hội và đặc biệt là trong các trường học.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chúng tôi chia luận văn thành
3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về vấn đề đạo đức và quan niệm sáng tác của Ông Văn Tùng
Chương 2: Những bình diện đạo đức trong tiểu thuyết của Ông Văn Tùng
Chương 3: Phương thức thể hiện vấn đề đạo đức trong tiểu thuyết của Ông
Văn Tùng

B. NỘI DUNG
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA ÔNG VĂN TÙNG
1. Khái quát về vấn đề đạo đức

1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức học có gốc từ tiếng Hi Lạp cổ ethos, thế kỷ III TCN, từ ethica được
Aritstot dùng chỉ đạo đức học, tên gọi này vẫn dùng cho đến ngày nay.
Từ thời cổ đại, đạo đức học giao thoa với triết học. Đạo đức học nhiều khi còn
là vấn đề trung tâm của nhiều hệ thống triết học. Ở phương Đông, từ thời Trung Quốc
cổ đại cũng có những quan niệm đạo đức học rất sớm, chỉ những yêu cầu, những
nguyên tắc cuộc sống đặt ra, đòi hỏi mọi người tuân theo.
Ở Việt Nam hiện nay, theo các sách của các trường Đại học, thường hiểu đạo
đức là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, có yếu tố tinh thần cốt lõi là ý thức
đạo đức, một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những
nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ
với người khác và với cộng đồng.
1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức và văn chương
1.2.1. Trên thế giới
7


Vấn đề văn nghệ và đạo đức là vấn đề rất phức tạp; nó tạo nên bầu không khí sôi
động hơn hai nghìn năm và cho tới ngày nay tưởng như là dễ thống nhất nhưng thực ra
vẫn chưa có đáp án chung. Ở cả phương Đông và phương Tây, cuộc tranh luận về vấn
đề này diễn ra với nội dung chủ yếu như sau: Những người chủ trương văn nghệ độc lập
thì xem văn nghệ và đạo đức không có mối liên hệ gì với nhau, nhưng theo các nhà văn
thì giá trị văn nghệ tất phải bao hàm chủ đích giáo huấn về đạo đức. Tiến lên một bước
nữa, không còn ở trạng thái tách rời hai phạm trù, người ta đã tìm ra mối liên hệ giữa
văn nghệ và đạo đức.
1.2.2. Ở Việt Nam.
Mối quan hệ giữa đạo đức và văn chương là mối quan hệ biện chứng, mang tính bản
chất. Văn học nghệ thuật không đồng nhất nhưng thống nhất rất cao trong mục tiêu kiến
tạo đạo đức làm cho con người trở nên người hơn. Văn học nghệ thuật từ sau đổi mới
đến nay có một sự phát triển rất quan trọng. Cuộc sống đã thay đổi, văn học nghệ thuật

có thể tiếp cận, phản ánh cuộc sống từ trên những bình diện lớn của hiện thực xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc, đến những vấn đề riêng tư thầm kín ủ sâu trong lòng người. Nhờ định
hướng đó, văn học nghệ thuật đã có một mùa gặt mới, trong đó chủ đề đạo đức xã hội là
lĩnh vực thu được nhiều thành tựu nổi bật.
2. Khái quát vềtiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới và nhà văn Ông Văn Tùng
2.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
2.1.1. Đổi mới về quan niệm hiện thực và con người
Tiểu thuyết Việt nam thời kì đổi mới đang từng bước tham gia vào quá trình
tiếp sức cho sự phát triển của văn học. Với quan niệm “văn học phản ánh hiện thực”,
văn học giai đoạn sau năm 1975 đã thay đổi so với trước.
Nhưng phải đến năm 1986 trở đi, với chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ VI
“nhìn thẳng vào sự thật”, miêu tả chân thực cuộc sống đang diễn ra như nó vốn có, là
mốc đánh dấu sự thay đổi và trưởng thành của tiểu thuyết ở giai đoạn mới. Hàng loạt
các tác phẩm viết trong thời kì này xuất hiện như: Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Nỗi
buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương
Hướng), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn kháng)… đã đem một cách nhìn hiện thực
đa dạng, nhiều chiều. Cùng với sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực là quan niệm
8


nghệ thuật về con người. Con người không còn được nhìn nhận một cách giản đơn như
trước mà hợp nhất của tốt – xấu đan xen nhau… Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng
(Chu Lai), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn kháng)…
2.1.2. Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
Những cách tân về phương diện nghệ thuật làm cho tiểu thuyết giai đoạn
này có nhiều đổi mới hơn trước về dung lượng, cấu trúc, không gian, thời gian
nghệ thuật…
Văn học hôm nay đang phản ánh cuộc sống chân thực hơn, phong phú hơn. Nhà
văn không ngừng tìm tòi đổi mới trong quá trình sáng tạo trở thành một yêu cầu cần
thiết.Tiểu thuyết của nhà văn Ông Văn Tùng cũng nằm trong dòng chảy đó.

2.2. Khái quát về nhà văn Ông Văn Tùng
Ông Văn Tùng sinh ra trong một gia đình nhà Nho lâu đời tại tỉnh Nghệ An. Từ
nhỏ ông đã được học chữ Hán và rất yêu thơ văn. Sau này ông học trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, ông làm nghề dạy học từ năm 1959 đến 1981 thì xin ra khỏi nghề. Ông
tham gia sáng tác văn chương từ những năm 60,tác phẩm chính: Khát vọng đau đớn
(1989); Pháp trường trắng (1989); Những linh hồn bị hành quyết (1990); Biệt thự phù
du (1991); Gót đỏ quyền uy (1992); Cuộc kiếm tìm vô vọng (1995); Những kẻ lắm tiền
(1995) cùng với 60 truyện ngắn. Đồng thời, chuyển ngữ từ tiếng Trung Quốc sang tiếng
Việt hơn 50 tác phẩm văn học, triết học, sử học, văn hóa học, như: Khổng Tử truyện ,
Mai hoa dịch số, Tây Thi, Điêu Thuyền,…
Ông Văn Tùng thực sự coi văn chương là một nghề cao quý và coi đó là lẽ
sống duy nhất. Thông qua những tác phẩm của ông, chúng ta thấy ông là nhà văn có
tri thức tổng hợp từ triết học phương Đông đến thực tiễn nghề văn và các lĩnh vực
của đời sống. Tiểu thuyết của ông gắn với những vấn đề lớn lao của thời đại, ông
mang đến cho chúng ta một quan niệm mới về hiện thực, con người cũng như nghệ
thuật trong các tác phẩm của mình.
* Tiểu kết chương 1
Mối quan hệ giữa đạo đức và văn chương là mối quan hệ đa chiều, đa diện,
biểu hiện phức tạp trong các sáng tác văn học. Do vậy vấn đề đạo đức con người luôn
9


được văn học quan tâm, phản ánh. Tiểu thuyết của Ông Văn Tùng là những hạt muối
đời được chưng cất từ chính hiện thực nóng hổi, phức tạp, bộn bề của cuộc sống.

10


Chương II
NHỮNG BÌNH DIỆN ĐẠO ĐỨC

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ÔNG VĂN TÙNG
2.1. Đạo đức trong gia đình
Con người ta sinh ra ai cũng có gia đình, có tình yêu thương hay đắng cay bất
hạnh... Gia đình là nơi con người được sinh ra, lớn lên và cũng chính là nơi con người
hình thành và phát triển nhân cách của mình. Viết về đề tài gia đình – một đề tài không
mới trong văn học Việt Nam hiện đại, ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, nhiều
sáng tác của Tự lực văn đoàn đã khai thác. Các tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Lạnh lùng (Nhất
Linh); Nửa chừng xuân, Thừa tự, Gia đình, Thoát ly (Khái Hưng) ...
Thời kì đổi mới văn học đã đi sâu khai thác các mối quan hệ phức tạp, đa
chiều của gia đình Việt Nam. Khác với các nhà văn khác thời kì đổi mới, Ông Văn
Tùng lại khai thác gia đình theo một hướng khác. Đó là địa vị, đồng tiền khiến con
người ta trở nên mưu mô, xảo quyệt. Dường như vẫn thích kiểu gia đình truyền thống
nên các nhân vật trong tiểu thuyết của ông luôn đi tìm và cố gắng khôi phục những
mất mát, khát vọng lưu giữ, những thứ đã thuộc về quá khứ cha ông để lại. Ở phạm vi
nhỏ hơn về đề tài gia đình, thông qua một số tiểu thuyết mà tác giả luận văn khảo sát,
Ông Văn Tùng đã thể hiện vấn đề đạo đức gia đình ở những mối quan hệ tình cảm vợ
chồng; đạo đức trong quan hệ anh, em, họ tộc với nhau và đạo đức trong quan hệ
giữa cha mẹ - con cái.
2.1.1. Trong quan hệ vợ chồng
Đạo nghĩa vợ chồng là tình cảm thiêng liêng xuất hiện từ tình yêu, sự tôn trọng
và thuỷ chung đã được đưa vào ca dao như một bức tranh đẹp tuyệt. Điều đó được thế
hiện sâu sắc trong tiểu thuyết của nhà văn Ông Văn Tùng, đặc biệt trong tình cảm vợ
chồng ông bà Bảo Trân trong Những kẻ lắm tiền. Nhà văn đã đi miêu tả thật tỉ mỉ mối
quan hệ vợ chồng còn giữ nguyên những giá trị truyền thống của dân tộc.Đaọ nghĩa
vợ chồng ông bà Bảo Trân thực sự khiến chúng ta phải trân trọng và đáng tự hào. Đó

11


chính là một trong số rất ít gia đình còn giữ lại được giá trị tốt đẹp trong truyền thống

cha ông mà chúng ta cần nâng niu và trân trọng tình cảm cao quý đó.
Không chỉ tập trung khai thác mối quan hệ vợ chồng trong đạo đức truyền
thống dân tộc. Đến với tiểu thuyết của Ông Văn Tùng, người đọc nhận thấy rõ đạo
đức trong mối quan hệ vợ chồng dần mai một đi, bị “bào mòn” đi khi mà trong xã
hội những giá trị vật chất đang lên ngôi“ăn sâu” vào từng huyết mạch của một bộ
phận lớn ở con người. Khát vọng đau đớn, câu chuyện xoay quanh gia đình cụ giáo
Hoàng. Đó là một nhà giáo già nhưng còn đầy nhiệt huyết với nghề, vợ mất sớm, một
mình cụ nuôi ba đứa con ăn học là một nỗi vất vả rất lớn. Những tưởng đi bước nữa
sẽ vơi bớt nỗi buồn nhưng vợ ông không hiểu và chia sẻ cùng ông. Một người vợ
tham lam, không hiểu biết, không tôn trọng chồng mình. Rõ ràng, đạo đức vợ chồng
trong truyền thống dân tộc trong gia đình ông giáo Hoàng đã bị mai một đi bởi chính
người vợ kém hiểu biết, có chút gì đó tham lam của người nông dân.
Trong Biệt thự phù du, chúng ta bắt gặp một gia đình mà chủ hộ là một ông
giám đốc giàu có, một vị giám đốc oai phong, có vai vế và giàu có vào hàng nhất nhì
của thành phố nhưng lại là một người chồng vô trách nhiệm thậm chí bỉ ổi.Khi được
cậu ruột giúp đỡ, hắn ruồng bỏ người vợ quê mùa - U Phúc – người phụ nữ nên
duyên vợ chồng với hắn và có một đứa con gái khi còn nghèo đói, khổ cực. Ông
không ngại ngần xây dựng hạnh phúc mới, song cái lối sống bạo lực của ông ta lại
một lần nữa làm khổ vợ con. Người vợ thứ hai là một phu nữ siêng năng, tần tảo, hết
lòng vì chồng con, không bao giờ dám mặc một bộ quần áo mới hoặc ăn riêng một
thứ gì ngon, vậy mà hắn đối xử với vợ quá tàn bạo và ngang nhiên đưa một ả về chỉ
để thỏa mãn thú vui. Tất cả cũng chỉ vì lòng tham lam tiền tài, dục vọng cá nhân đã
đẩy con người bị xoáy sâu vào cái vòng luẩn quẩn mà không sao thoát ra được.
2.1.2. Trong quan hệ cha mẹ với con cái
Chữ “hiếu” là văn hóa đạo đức của toàn nhân loại. Nguồn mạch đạo đức ấy luôn
tuôn chảy từ xưa đến nay, dù văn hóa Đông hay Tây. Bởi vậy, dù cách nói khác nhau
nhưng khắp năm châu đều đề cao hiếu nghĩa. Người Việt Nam rất coi trọng chữ hiếu.

12



Lê Cận trong Biệt thự phù dulà kẻ vong ơn bội nghĩa và chính hắn cũng trở
mặt với con đẻ của chính mình. Lê Cận là kẻ sống cạn kiệt phúc đức không làm tròn
chữ hiếu lại làm vạ lây cả cậu ruột mình. Mặc dù hắn giàu có nhưng chỉ mải mê với
bạc tiền, gái đẹp không màng gì tới các con. Vì đứa con trai bênh mẹ mà hắn đuổi
con ra khỏi nhà. Trong lòng Quân dù thương mẹ nhưng với anh dù sao ông ấy cũng là
bố mình. Một người con như thế mà Lê Cận bỏ mặc còn muốn tìm người nào đó để
đẻ cho hắn một thằng con trai để kế thừa cái gia tài bề thế này. Trong mắt Lê Cận,
đứa con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn chỉ là một con điên, khi lên cơn là đập hết những
đồ quý giá của hắn. Biết con bị tâm bệnh nhưng hắn chỉ nghe lời người tình muốn
tống con vào viện tâm thần cho khuất mắt. Một người con, một người cha như thế hỏi
còn gì là hiếu nghĩa? Không chỉ vậy, với đứa con út Minh Tâm không hề có danh
phận còn phải sống với cảnh người ở, như kẻ hầu người hạ trong một căn phòng ở
góc vườn và không được giao tiếp với người lạ. Thật khốn cùng!
Trong Khát vọng đau đớn, trước cuộc đời đổi thay, thằng con rể - Kỵ bất hiếu, cậu
con trai thứ hai - Đắc bỏ học hành tính cách khác người làm ông trăn trở, suy nghĩ, tự
trách mình và cảm thấy có lỗi với người vợ đã khuất của mình khi không làm tròn nghĩa
vụ đạo đức của một người cha là dạy bảo được các con.
Về đạo lý, cha, mẹ phải là tấm gương cho con trong mọi lĩnh vực, điều đó có ý
nghĩa rất quan trọng cho việc thành công hay thất bại của các con trong cuộc đời, đặc
biệt là người mẹ. Nhưng Nhật Lệ trong Gót đỏ quyền uy, đã đi trái với đạo lí truyền
thống của dân tộc. Vì địa vị xã hội, vì môn đăng hộ đối mà bà phản đối cuộc hôn
nhân của đứa con gái ngoan ngoãn của mình với một anh sinh viên nghèo, bà đẩy cậu
ta đến cái chết bi thảm khi anh ta đang tràn đầy mơ ước, niềm nhiệt huyết với công
việc với tình yêu và cuộc sống. Đặt vấn đề mang tính xã hội vào trong hoàn cảnh có
tính chất điển hình, nhà văn muốn phác họa một thực tế xã hội Việt Nam ở giai đoạn bắt
đầu mở cửa hội nhập. Trong những gia đình đã có những hiện tượng vì địa vị, đồng tiền
mà con người đã phá tan đi những giá trị đạo đức thiêng liêng.
2.1.3. Trong quan hệ anh, em, họ tộc


13


Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và coi trọng, đặc biệt là
tình nghĩa giữa anh chị và em. Trong thế giới tiểu thuyết của Ông văn Tùng, các mối
quan hệ được thể hiện rất đa dạngtrong đó có ứng xử đạo đức giữa anh chị em với
nhau.Người anh cả tên Quân trong Biệt thự phù du được nhà văn miêu tả là một
người anh có trách nhiệm và vô cùng yêu thương em. Người con trai ấy vì bênh mẹ
mà bị bố đuổi ra khỏi nhà. Anh sa vào những thói hư tật xấu nhưng rất may đã kịp
thời thoát ra. Cô em gái cũng hết lòng mong muốn anh trai trở thành người tốt, có
công việc tử tế, để hai anh em có thể sống với nhau, tránh xa ngôi biệt thự có cái tên
mỹ miểu “Phù du” này.
Từ trước đến nay, việc chăm sóc con cái và con cái có hiếu với ông bà, cha mẹ
là một nét đặc sắc của văn hóa gia đình Việt Nam, văn hóa gia đình phương Đông.
Bác sĩ Quảng và người cha của anh trong Gót đỏ quyền uy là những con người nhân
đức, một bác sĩ giàu lòng nhân ái, tận tụy với nghề. Trước căn bệnh của cô gái Mĩ
Hiền, cha anh đã từng nói với anh rằng: “Bây giờ con mới là liều thuốc quy nhất của
Mĩ Hiền”. Rõ ràng, ở hai con người, hai thế hệ này có một điểm chung đó là tình yêu
thương, nhân ái với con người.
2.2. Đạo đức trong quan hệ xã hội
2.2.1. Trong quan hệ giữa người với người
Một trong những mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội là
mối quan hệ trong tình yêu nam nữ. Nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Ông Văn
Tùng, khi thực hiện hành vi đạo đức của mình, họ đã thực hiện bằng tất cả sự tự
nguyện, bằng tất cả tâm hồn của mình. Nhân vật Ả Đỏ Câu không được nhà văn miêu
tả nhiều về ngọai hình nhưng người đọc không quên được hình dáng của Ả khi ngày
nào cũng vậy, với cái dáng nhỏ bé, tiều tụy ngồi nhìn ra biển mênh mông mà chờ đợi
một người thậm chí không có mối quan hệ gia đình ràng buộc nào cả. Bà chờ đợi một
cách tự nguyện, bằng “bản năng tâm hồn” của một người đàn bà vùng biển mênh
mông, lai láng, trào sôi.

Phật dạy đạo đức trong tình yêu, tình dục là sự thực hành sự thỏa mãn, thực
hành lời nói chân thành. Quả đúng như vậy, cô gái bé bỏng tên Đằng khi tìm thấy tình
14


yêu đích thực của mình – Châu Đồng, cô như được sống lại. Họ đến với nhau không
thuần chất chỉ là tình yêu mà còn là sự thấu hiểu, đồng cảm và trân trọng. Họ đến với
nhau như để trả nghĩa cho những người đã khuất, sống cho những người đã mất.Bàn
về vấn đề đaọ đức trong mối quan hệ tự nhiên của con người, Ông Văn Tùng không
ngần ngại, không né tránh vấn đề tính dục trong mối tương quan với đạo đức. Trong
Những linh hồn bị hành quyết, nhà văn mở đầu tác phẩm bằng cuộc làm tình chớp
nhoáng bên bờ sông Máng của đôi trai gái. Sau những xúc cảm da thịt còn lại trong
lòng cô gái bé bỏng sự tự tin, lo âu, không thể tin cậy người đàn ông ấy. Trong
những lần vội vã như vậy, ông Dung chỉ coi Đằng như một thứ đồ chơi để thỏa mãn
dục vọng thú tính mà thôi. Trong tình yêu dâng hiến là sự tự nguyện, tình yêu phải
đi liền với đạo đức và tình dục cũng vậy.
Trước khi trở thành nhà văn, Ông Văn Tùng đã là một nhà giáo mẫu mực.
Cũng chính vì lẽ đó mà trong sáng tác của ông, khi bàn về vấn đề đạo đức trong xã
hội, nhà văn không chỉ đi sâu vào mối quan hệ trong tình yêu nam nữ, vấn đề đạo
đức trong học đường cũng đã được nhà văn cảm nhận thật sâu sắc.
2.2.2. Trong quan hệ học đường
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có một vị trí rất đặc biệt, nghề dạy học
được coi là “nghề cao qúy nhất trong những nghề cao quý”. Công ơn sinh thành,
dưỡng dục là của cha mẹ,nhưng dạy đứa trẻ lớn lên để trở thành con người không chỉ
biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương gia đình với tình yêu
nước là công lao to lớn của người thầy. Cho nên, “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống
văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc ta. Mai Tuấn trong tác phẩm Gót đỏ quyền uy
tuy đã rời xa mái trường mà đã nuôi nấng ước mơ và hoài bão của mình và cũng từ
mái trường đó đã cho anh trở thành con người hoàn thiện về nhân cách. Khi gặp lại
cô giáo ngày xưa của mình trong hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn về mọi mặt, là anh

không kìm được cảm xúc của bản thân. Một cô giáo đã từng nức tiếng hoa khôi, yêu
thương học sinh và tâm huyết với nghề, mà anh vô cùng kính trọng giờ đã bị “héo
mòn” về tâm hồn và thể xác cũng chỉ vì hoàn cảnh cuộc sống mang lại.
15


Bên cạnh những người biết kính trọng những người thầy của mình thì lại có
những loại người “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”. Ông giáo Hoàng trong Khát
vọng đau đớn đau lòng khi phải chứng kiến tình trạng “trò khinh thầy, thầy chán ghét
trò”. Dường như truyền thống học tập của cha ông ta dần bị mai một. Không những vậy,
những người thầy giáo được gọi là thầy theo đúng nghĩa chỉ còn lại con số ít, vì lòng
tham tiền họ bị biến chất, mất hết nhân cách. Đó là một thực trạng đáng buồn cho
những người thầy là những người chèo lái trên con thuyền tri thức trước sự cám dỗ của
“cơn lốc thị trường”, vì miếng cơm manh áo.
2.2.3. Trong quan hệ bạn bè
Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một
người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Ông Bảo Trân – lão
Trác trong tác phẩm Những kẻ lắm tiền, là đôi bạn chân chính, tri kỉ như thế. Xuất
phát điểm của tình bạn đó là sự cảm mến, nể phục tài năng, đức độ của lão Trác với
một nhà văn hóa nổi tiếng, văn chương uyên bác mà lão đã được nghe rất lâu, sống
gần khu phố nhưng chưa có dịp gặp mặt trực tiếp. Và rồi họ coi nhau như tri kỉ từ lúc
nào không hay biết.Tình bạn của họ là tình bạn của lớp người đã bị lùi dần vào quá
khứ và bị coi là lạc hậu, lỗi thời trong xã hội hiện đại mà mọi thứ giải quyết với nhau
bằng tiền, bằng địa vị. Chỉ có họ mới hiểu được nhau, thông cảm và thực sự nhận ra
giá trị thực sự của cuộc sống này là gì.
Hùng trong Những kẻ lắm tiền, suốt đời không quên được người bạn Phi “Khố
Trắp” – tên trùm của vùng đào đá đỏ là con gái. Vào những giây phút cuối cùng của
cuộc đời, khi phải đối mặt với tử thần, cô mới bộc bạch thân phận và tình cảm chân
thật của mình với Hùng. Tình bạn của Hùng không chỉ đơn thuần là chia sẻ, thấu
hiểu, thông cảm giúp đỡ lẫn nhau giữa những con người mà nó đã gắn vào đó với cái

nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân.
Đôi khi tình bạn được xuất phát từ tình thương người, thương yêu đồng loại.
Trước hoàn cảnh đáng thương của bé Hà – người khách đặc biệt đầu tiên trong cuộc
đời làm thầy thuốc của anh, khiến cho anh không khỏi xúc động. Cô bé mới mười tám
tuổi đã bán máu lấy tiền nuôi người mẹ liệt vì bệnh viện trả về, vô phương cứu chữa và
16


cậu em trai nhỏ nằm nằm viện vì bị suy dinh dưỡng nặng. Không thể giúp gì hơn, anh
đã dùng số tiền ít ỏi để giúp hai em trang trải thuốc men cho họ. Âu đó cũng là tình
nghĩa của con người với nhau.
Bên cạnh tình bạn chân chính còn có loại tình bạn cơ hội. Đó là tình bạn dựa
trên sự giả dối và lợi dụng. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Hùng trong tác
phẩm Những kẻ lắm tiền, đến không ngờ rằng sẽ có một ngày những người mà anh
nghĩ là bạn của mình tìm đến tận cơ quan mình để đe dọa và tống tiền. Rõ ràng tình
bạn ở đây đã liên quan lớn đến vật chất. Nếu Hùng là người trở mặt thử hỏi chúng sẽ
gây ra những chuyện gì mặc dù cái “bí mật” đó có tiết lộ ra thì Hùng không phải là
người có lỗi. Anh là người được học hành, dạy dỗ từ một môi trường tốt đẹp nên dù ở
đâu, trong mối quan hệ nào, anh luôn biết đối nhân xử thế cho hợp tình, hợp lí. Đó là
điều khác biệt ở anh với rất nhiều người cùng trang lứa.
Có thể khẳng định cuộc sống mà thiếu tình bạn như cây khô thiếu nước. Tình
bạn rất quan trọng nó là chỗ dựa tinh thần cho ta. Chúng ta phải biết quý tình bạn, giữ
gìn tình bạn bền lâu.
2.2.4. Trong quan hệ nghề nghiệp
Trong xã hội hiện đại con người làm gì và đứng ở vị trí nào là một vấn đề
đang được quan tâm. Nghề nghiệp và vị trí xã hội làm thay đổi cuộc sống, số phận
của một con người và một gia đình.
Ông Bảo Trân trong tiểu thuyết Những kẻ lắm tiền, một nhà văn hóa nổi tiếng,
văn chương uyên bác. Ông suốt ngày cặm cụi đi tìm cho ra những từ để hoàn thành
cuốn Từ điển Xứ Nghệ, đó là mơ ước bấy lâu của ông chưa thực hiện xong. Ông luôn

làm tròn nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp của mình một cách thấu đáo, triệt để, nghiêm
túc, có trách nhiệm trong công việc. Song, vẫn trong tác phẩm này, lại là những con
người cần mẫn, tận tụy, dốc hết tâm huyết, sức lực của mình để giữ trọn đạo đức nghề
nghiệp dù rằng công việc của họ chỉ là đánh máy như Lão Trác. Tuy cao tuổi nhưng đôi
mắt và đôi bàn tay còn lanh lợi đến lạ kì, ông có tài đánh máy rất nhanh mà còn đánh rất
đẹp. Nhà văn đã cho ta thấy ở lão Trác – một con người tận tụy làm việc bằng lương tâm
và trách nhiệm của mình.
17


Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Ông Văn Tùng là lớp người
sống trong cơ chế mở cho nên chúng ta thấy, hầu hết các nhân vật của ông đều đang
vận động. Họ đang tìm kiếm một lối đi, một việc làm để sinh sống, để khẳng định
mình. Trước ranh giới mong manh giữa danh giới thiện – ác, cao thượng – thấp hèn, tốt
xấu… có người không thể vượt qua được như họa sĩ kiêm nhà thơ Ô Giang Địch, sống
bằng tiền các bức tranh thì ít mà sống bằng nghề manh mối ma cô thì nhiều. Trái với
gã họa sĩ, nhà thơ ma mãnh này là nhân vật ông giáo Hoàng. Ông là một thầy giáo
giỏi rất yêu nghề, yêu các em học sinh. Ông trọng người tài và thậm chí hi sinh bản
thân để chúng được đến trường. Tuy về hưu nhưng ông được mọi người hết mực kính
trọng và mời ông về trường dạy. Ông sống thanh bạch và luôn dạy con cháu phải giữ
gìn đạo đức truyền thống gia đình.
Cùng với nghề giáo, nghề y từ xa xưa đã được xã hội trân trọng. Nếu như bác
sĩ Hải trước cái chết của Khố Trắp trong Những kẻ lắm tiền là con người nhân đức thì
ngược lại, những người bác sĩ trong tác phẩm Gót đỏ quyềnuy là những kẻ vô lương
tâm, vô trách nhiệm, không xứng đáng được tình thương yêu của người khác. Họ vô
cảm trước nỗi đau của Tuấn khi tính mạng anh đang “ngàn cân treo sợi tóc” đã đẩy
anh đến cái chết bi thảm khi anh đang tràn đầy ước mơ.
Bên cạnh việc phơi bày thực trạng xã hội chạy theo lòng tham tiền, tham
quyền, địa vị, nhà văn Ông Văn Tùng còn đi sâu khai thác tâm lí của những kẻ
chuộng danh, đạo đức giả.

2.3. Đạo đức trong tín ngưỡng, tôn giáo
2.3.1. Trong tín ngưỡng dân gian
Con người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, trọng đạo lý “uống nước,
nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng dân gian cũng thấm đượm
tinh thần ấy. Tác phẩm của Ông Văn Tùng đã thể hiện khá rõ vấn đề đạo đức văn hóa
của người Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt
trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc
văn hóa Việt Nam. Trong tiểu thuyết Khát vọng đau đớn,cụ giáo Hoàng cho dù đi
18


bước nữa nhưng chưa bao giờ ông quên ngày giỗ kỵ của người vợ đã từng có với
mình những ba mặt con. Đó cũng là tấm lòng thành kính thể hiện tình cảm của ông
giáo Hoàng dành cho người vợ hiền thục đã quá cố.Nhân vật bà Ngọc Sương trong tác
phẩm Cuộc kiếm tìm vô vọng, bà không bao giờ quên ngày giỗ của vị ân nhân đã từng
cứu vớt cuộc đời mình khỏi vũng bùn để có được cuộc sống ngày hôm nay. Viết về
vấn đề này, nhà văn Ông Văn Tùng không chỉ muốn nói rằng: đây không chỉ là vấn
đề tín ngưỡng mà còn là vấn đề đạo đức, là lòng biết ơn của con cháu đối với công
sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
2.3.2. Trong Nho giáo
Nho giáo khởi nguồn từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc
thuộc, được “Việt Nam hóa” trong suốt thời kì lịch sử, góp phần đáng kể vào việc tạo
dựng nền văn hóa Việt Nam. Ông Văn Tùng là con thứ ba trong một gia đình Nho
giáo lâu đời có năm anh chị em. Do vậy, hơn ai hết ông rất am tường, thấu hiểu đạo
đức của mỗi thành viên trong gia đình phải làm gì để giữ trọn được nề nếp gia phong
của cha ông. Trong gia đình, người đứng đầu là người có trách nhiệm to lớn trong sự
duy trì và phát triển gia đình. Cụ giáo Hoàng trong tiểu thuyết Khát vọng đau đớn,
chính là người đứng đầu mẫu mực trong gia đình truyền thống này. Trong hôn nhân,
Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, người vợ phải biết “Tam tòng, tứ đức” chăm

sóc gia đình chu đáo, làm đẹp dòng tộc. Vợ cụ giáo Hoàng là một hình mẫu phụ nữ lý
tưởng của gia đình. Cụ Đồ Thúy trong tác phẩm Những linh hồn bị hành quyết là đại
diện tiêu biểu của Nho gia. Bà cụ thường dạy cháu gái theo chuẩn mực nhà Nho, từ
những điều nhỏ nhất. Thật hiếm có người phụ nữ nào suy nghĩ được như vậy. Không
phải là một người hủ Nho mà là một nhà văn hiện đại am hiểu tinh hoa của Nho giáo
một cách sáng suốt nên tiểu thuyết của Ông Văn Tùng đã phát hiện và ca ngợi truyền
thống đạo đức tốt đẹp ấy.
2.3.3. Trong Phật giáo
Đạo Phật được truyền bá vào nước ta rất sớm, từ đầu công nguyên. Từ ngày
đầu du nhập Phật giáo đã được người Việt đón nhận một cách tự nhiên và đã nhanh
19


chóng hòa vào đời sống dân tộc như “nước thấm vào nòng đất”. Đến với tác phẩm
của nhà văn đầy rẫy những con người xấu xa, vụ lợi nhưng lóe sáng lên ở đó là cậu
Tường – một người đàn ông khắc khổ vì cháu ruột của mình mà chấp nhận đi tù
những mười năm. Trong Những linh hồn bị hành quyết, Ông Chương, bà Nguyệt, ông
Vinh, Bình Toong là những con người sáng ngời tấm lòng nhân ái. Chính họ đã đưa
Châu Đồng trở về với cuộc sống, làm cho anh nhận ra được tình yêu của Đằng. Sự
khoan dung, độ lượng, nhân từ mà đức Phật dạy quả là đáng quý.
Nhắc đến đạo đức trong Phật giáo trong tiểu thuyết của Ông Văn Tùng không
thể không nhắc đến quan hệ nhân - quả. Ả Tuyết Hảo trong tác phẩm Biệt thự phù du,
với những hành động ác độc của một người đàn bà “núp” dưới cái vỏ bọc lương
thiện. Cái giá cho người phụ nữ vốn bản tính lẳng lơ, lăng loàn, cùng với hành động
trộm cắp tài sản của chính chồng mình là để rồi đổ tất cả tội ác lên đầu đứa con trai
vô tội. Ả không nghĩ rằng trong ít phút con người có thể vì dục vọng tầm thường tạm
thời bị những cái phủ bên ngoài cái vỏ bọc thiên lương mà mù quáng, mà phạm sai
lầm. Nhưng luật pháp sẽ đại diện cho tòa án pháp lý mà sáng suốt để nhìn ra những
tội ác của những kẻ chủ mưu thực hiện hành động tàn ác như ả với gã bất chính kia.
Kỵ trong tác phẩm Khát vọng đau đớn, phải trả giá cho những hành động phạm pháp

của mình Pháp luật sẽ không bao giờ dung thứ cho những kẻ gây nên tội ác.
Nếu như pháp luật trừng trị Ả Tuyết Hảo, Kỵ, Đông Rỗ, Khoách thì tòa án
lương tâm sẽ tra khảo, phán xét lão Ngà. Cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa hai mặt
thiện và ác trong con người lão Ngà trong tác phẩm Gót đỏ quyền uy, rồi cũng đến lúc
phải phân thắng bại. Chính tòa án lương tâm đã phán xét, tra khảo và luôn làm lão
phải day dứt.
Ông Văn Tùng là nhà văn chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Tiểu thuyết của
Ông phản ánh khá rõ nét quan niệm của nhà Phật đó là tấm lòng vị tha, khoan dung, từ
bi với mọi kiếp người trong xã hội. Đồng thời nhà văn còn cho người đọc thấy được quy
luật muôn đời trong xã hội “ác giả ác báo, ở hiền gặp lành” sẽ còn mãi trong xã hội
hiện nay.
2.3.4. Trong Thiên chúa giáo
20


Đạo Thiên Chúa không phải là đạo duy nhất có ở Việt Nam, cũng không phải
là đạo duy nhất từ ngoài đưa vào và đã ăn rễ trong văn hóa nước ta. Không phải là
người theo đạo, cũng không phải là nhà văn viết nhiều về đạo Thiên chúa thậm chí
trong tất cả các tác phẩm của mình, nhà văn Ông Văn Tùng có duy nhất một tác phẩm
nói về đạo Thiên Chúa. Trong tác phẩm Cuộc kiếm tìm vô vọng khi nói về đạo đức
trong Thiên chúa, nhà văn đi sâu vào đạo đức trong tình yêu, tình cảm của con người.
Nhân vật chính - Ngọc Sương được nhà văn miêu tả đẹp như Đức Mẹ Đồng Trinh. Từ
lời nói, cử chỉ, hành động ở bà đều mang hình ảnh của Chúa. Bà tin vào Chúa, tin vào
Đức mẹ Maria. Rằng một ngày nào đó bà sẽ gặp được người con trai năm xưa chính
Chúa đã mang đến cho bà.
Tóm lại, viết về đạo đức trong tín ngưỡng, tôn giáo, Ông Văn Tùng như muốn
khẳng định: những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm tin, rất xa
nhau về địa lý nhưng vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên con người hướng
thiện.
2.4. Mối quan hệ tổng hòa giữa các nhân tố: Chân, thiện, mĩ

Văn học chân chính bao giờ cũng hướng con người vươn tới cái chân – thiện –
mỹ, làm cho con người càng ngày càng hoàn thiện hơn.
Thế giới nghệ thuật của Ông Văn Tùng tràn ngập những cái chưa đẹp, không đẹp,
song cũng tồn tại nhiều yếu tố đẹp. Mối liên hệ tổng hòa giữa chân – thiện – mỹ vô hình
được thể hiện trong tiểu thuyết của nhà văn. Tác giả không đóng vai trò là cái loa phát
ngôn những trữ tình ngoại đề mà thông qua thế giới nhân vật người đọc hiểu được vấn
đề đó. Thế giới nhân vật phong phú, tình huống truyện bất ngờ và những kết thúc mở,
Ông Văn Tùng đã giúp bạn đọc được thức tỉnh. Qua thực tế trải nghiệm tác phẩm, chúng
tôi có thể khẳng định rằng yếu tố chân thực trong tiểu thuyết của nhà văn đạt đến độ lý
tưởng. Nhà văn đã phản ánh rõ nét thực tế xã hội Việt Nam những thập kỉ cuối thể kỉ
XX. Tất cả những điều đó đều nhằm sáng tỏ yếu tố “thiện” và từ đó hướng con người tới
cái “mỹ”. Dù là tôn giáo, văn học hay nghệ thuật,… tất cả đều hướng con người tới cái
đích “thiện”. Một tác phẩm có giá trị khi nó giúp người đọc đến gần với cuộc sống nhân
văn. Xã hội nhân văn khi con người sống đứng chuẩn mực đạo đức.
21


* Tiểu kết chương 2
Một tác phẩm văn chương đậm chất nhân văn khi nó truyền tải được nội dung đạo đức.
Ông Văn Tùng rất thành công trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Với tư cách là nền
tảng của văn chương, nội dung đạo đức mà ông gửi gắm trong tác phẩm là đúng đắn,
mang dấu ấn thời đại, trong đó bao gồm các vấn đề đạo đức trong gia đình, đạo đức
trong xã hội, đạo đức trong văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo và đặc biệt, là mối quan hệ
giữa ba yếu tố chân – thiện - mỹ kết tinh trong nhiều hình tượng nghệ thuật.

22


Chương III
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ÔNG VĂN TÙNG
3.1. Nghệ thuật xây dựng chi tiết hiện thực
Đại văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki đã từng nói: “Chi tiết nhỏ làm
nên nhà văn lớn” [96]. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không
chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư
tưởng của người cầm bút.
Bằng việc khảo sát một số tiểu thuyết của Ông Văn Tùng, chúng tôi thấy rằng
trong tiểu thuyết của ông tuy dung lượng không lớn nhưng tác giả đã rất thành công
trong việc tạo ra những “chi tiết” đắt. Nó nêu bật được nội dung đạo đức làm cho
người đọc không khỏi băn khoăn, trăn trở khi trực tiếp lật dở từng trang sách mà nhà
văn đã dành trọn tâm huyết của mình vào đó. Có thể kể đến chi tiết gót son trong Gót
đỏ quyền uy, nhan đề trong Biệt thự phù du, Những linh hồn bị hành quyết…
Như vậy, chi tiết nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng làm nên thành công
trong tác phẩm của mỗi nhà văn. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẫm mĩ
của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với
những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Những chi tiết nghệ thuật góp
phần làm sáng lên những nét đẹp đạo đức ở mỗi con người hướng thiện đồng thời
phơi bày những mặt đen tối của những kẻ vô đạo đức, xấu xa.
3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoaị hình nhân vật
Miêu tả ngoại hình là một phương diện nghệ thuật quan trọng để làm nổi bật
tính cách nhân vật. Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử
chỉ, tác phong, diện mạo... Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.
Đến với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ông Văn Tùng ta thấy, đây là một nhà
văn rất am hiểu về “nhân tướng học” và vận dụng linh hoạt kiến thức đó vào tác phẩm
của mình. Nhân vật ông Bảo Trân trong Những kẻ lắm tiềntuy tuổi cao nhưng ông vẫn
23


giữ được một dáng vẻ thanh cao, trầm tĩnh đặc biệt là đôi mắt còn rất tinh anh. Ông

luôn trăn trở, nhưng lại tỏ ra nhẹ nhàng với mọi người. Trước sự trở về của cậu con
trai sau bao ngày xa nhà không tin tức, ông không bộc lộ vẻ gì ngạc nhiên hay vui
mừng, ông ra mở rộng cánh cửa và nói: “vào đi con”. Dáng vẻ ấy đã nói lên nỗi lòng
sâu lắng của người cha đức độ này. Nhân vật Tuấn trong Cuộc kiếm tìm vô vọng được
miêu tả với vẻ đẹp tri thức hiền lành da trắng, hàm răng trắng bóng, cằm thon thon có
những sơi lông tơ mịn màng. Anh là một họa sĩ chân chính, yêu nghề, luôn khao khát
có một tác phẩm để đời và sống đúng với đạo đức nghề nghiệp.
Kỵ trong Khát vọng đau đớn được nhà văn miêu tả với những nét ngọai hình: “đôi
mắt một mí sắc lẹm, với cái miệng đỏ chót” [69, tr.33]. Cũng chính vì ngoại hình đó mà
ngay lần đầu tiếp xúc cùng với con mắt của một nhà giáo người từng trải gần hết đời
người mà cụ giáo Hoàng đã nhìn thấy ở anh “không phải là người mực thước” và ngăn
cấm cô con gái ngoan của mình có quan hệ thân mật với anh. Đúng như những gì cụ nhận
xét ban đầu khi tiếp xúc với anh chàng ma mãnh này, cụ giáo Hoàng càng ngăn cấm anh
càng tìm đủ mọi cách để chinh phục cho được cô con gái ngoan duy nhất của cụ.
Dưới cái nhìn của một nhà nhân tướng học, Ông Văn Tùng trong tiểu thuyết
của mình đã ngầm dự báo về tương lai của các nhân vật của mình. Với Ngọc Sương,
người đàn bà xinh đẹp, nhưng gặp nhiều sóng gió, truân chuyên. Với Tuyết Hảo,
người phụ nữ cũng rất đẹp, nhưng lại lẳng lơ, mất tư cách.
Bằng bút pháp nghệ thuật tinh tế, nhà văn đã rất thành công khi miêu tả ngọai
hình nhân vật. Dù nhân vật được miêu tả xấu hay đẹp, cao thượng hay thấp hèn,
lương thiện hay xảo quyệt, nhà văn muốn cho mỗi nhân vật trong tác phẩm tự bộc lộ
những phẩm chất đạo đức của mình.
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ trong tác phẩm của nhà văn Ông Văn Tùng là ngôn ngữ tiểu thuyết
của thời đổi mới. Do sự chuyển mình của bản thân hiện thực nên ngôn ngữ trong tiểu
thuyết là “ngôn ngữ thời đại”, ngôn ngữ gần gũi đến mức tối đa đời sống. Ngôn ngữ
của bà Bảo Trân cho thấy bà không chỉ là một người vợ đảm đang, tôn trọng đạo
nghĩa vợ chồng, bà còn là người mẹ hiền luôn dạy con những điều tốt đẹp nhất kể cả
24



khi các con đã trưởng thành. Bà luôn dạy các con giữ trọn được đạo đức làm người.
Trong khi đó, ngôn ngữ của ông Thắng trong Khát vọng đau đớn người đọc thấy
được một người cha có chút gì đó bất mãn dẫn đến vô tâm, vì lòng tham mà cướp đi
hạnh phúc của cô con gái, khi bắt cô phải nghỉ học để lấy một ông giám đốc xí
nghiệp giàu kếch xù.
Nhà văn không ngần ngại khi đưa ngôn ngữ thô tục vào trang văn của mình bởi
ông muốn phản ánh hiện thực đời sống với tính chất đa dạng của nó: “Đ…mẹ. Lão
đại tá nhiều sách gớm!” [72, tr.351]. Ngoài ra, có thể nhận ra nhiều giọng điệu của
nữ diễn viên tuồng Tuyết Hảo, vì đóng quá tồi lại vỡ giọng, tính lẳng lơ lố bịch, li dị
chồng và bỏ vĩnh viễn sân khấu để đi theo ông giám đốc giàu có.
Trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn đã tạo dựng cho các nhân vật
của mình một hệ thống ngôn ngữ riêng, ứng với tính cách của mỗi nhân vật mà
ông đặt vào đó thứ ngôn ngữ gì cho thích hợp. Thông qua ngôn ngữ của mỗi nhân
vật, người đọc cũng nhận ra phần nào phẩm chất đạo đức ở con người đó.
3.2.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong
của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân
vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà họ gặp phải trong cuộc đời.
Đọc tiểu thuyết của Ông Văn Tùng, chúng ta thấy thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của ông là những con người rất đa cảm, nhạy bén với thời cuộc. Trong Những
kẻ lắm tiền, khi nhìn vào những cuốn sách mà cha của mình dành trọn tâm huyết cả
đời Hùng thấy xốn xang một tình cảm xót thương da diết. Những suy nghĩ ấy của anh
cho thấy anh là một người con luôn yêu thương, tôn trọng những truyền thống văn
hóa mà người cha đang rất tâm huyết. Chẳng những thế, khi trở về bên gia đình phải
chứng kiến người anh rể tội nghiệp của mình, lòng trĩu nặng, anh nghĩ: “Mình đã biết
trước rồi, ông Khôi này sẽ khổ vì bà Ánh này thôi. Rồi còn khổ biết bao nhiêu nữa.
Tội nghiệp cho những ông chồng đã nhiều hoài bão về sự nghiệp, lại có người vợ đẹp
vừa sắc sảo vừa đầy tham vọng” [74, tr.12]. Mặc dù, không phải là tình máu mủ


25


×