Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

rào cản trong huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 24 trang )

Môn học: Tài chính học
Chủ đề: Những rào cản trong huy động vốn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay
Giảng viên hướng dẫn:Lê Thị Minh Ngọc



Phần I: Những vấn đề chung về nguồn vốn và huy động vốn
của doanh nghiệp vừa và nhỏ
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP
PHẦN 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


Phần I: Những vấn đề chung về nguồn vốn và huy động vốn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khái niệm: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
vốn, lao động hay doanh thu, là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng
các doanh nghiệp của một nền kinh tế.


1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đặc điểm:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ các hình thức
sở hữu: nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành
theo luật doanh nghiệp và những văn bản dưới
luật



Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phát triển ở
ngành dịch vụ, thương mại

develope


1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vai trò:

tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao
động mỗi năm

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường
chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp không nhỏ
giá trị GDP cho quốc gia

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế


Phân loại: Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào những
chỉ tiêu khác nhau có thế chia doanh nghiệp vừa và nhỏ
thành ba loại như bảng sau:


II.Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. Nguồn vốn

vốn cá nhân: Chủ doanh nghiệp

cần đảm bảo được một phần kinh
phí đầu tư ban đầu bằng vốn tự có
của mình
Ngân hàng: Hầu hết các doanh
nghiệp đều tìm đến ngân hàng để
vay vốn

Quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư cũng là nơi
khởi đầu tốt nhất cho việc huy động
vốn


2) Cách thức huy động vốn
Phát hành trái phiếu công ty
Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng:
Vay các quỹ đầu tư
Huy động vốn khách hàng


3. Thách thức huy động vốn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn
nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với
nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh
tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn
lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau



PHẦN 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang gặp phải tình trạng “báo động” về vốn.

(Nguồn: Báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh VN năm 2011, 2013, 2015- CICEM)

Dựa trên biểu đồ trên, ta có thể thấy việc “tắc” vốn không chỉ diễn ra
ngày một ngày hai mà diễn ra liên tục trong nhiều năm liền. Vậy
doanh nghiệp đã gặp khó khăn ở đâu?


1. Rào cản trong huy động vốn của DN
1.1. Trên thị trường chứng khoán
Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, 20102015, lượng vốn huy động qua thị trường
chứng khoán gấp trên 4 lần trong 5 năm
trước đó, 2005-2010 và gấp rất nhiều lần so
với 5 năm đầu tiên (2000-2005)

Một hạn chế khác của vấn đề huy động vốn
bằng việc phát hành cổ phiếu mới của các
doanh nghiệp đó là khả năng giữa vốn chủ sở
hữu và vốn vay
Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là sự
thiếu hụt thông tin của chính các doanh
nghiệp
Hơn nữa hệ thống giám sát hoạt động của thị
trường chứng khoản tuy đã được thiết lập
nhưng hoạt động chưa có hiệu quả



1. Rào cản trong huy động vốn của DN
1.2. Huy động tín dụng ngân hàng

DN vừa và nhỏ rất khó tiếp cận được
nguồn vốn ngân hàng

Nguyên nhân của tình trạng này là do hồ sơ vay vốn phức tạp, doanh nghiệp
không đủ tài sản thế chấp, hơn nữa cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng
trong việc chạy đua thu hút vốn dẫn đến việc đẩy lãi suất cho vay lên quá cao


1. Rào cản trong huy động vốn của DN
1.2. Huy động tín dụng ngân hàng
Về lãi suất tín dụng: nhiều doanh nghiệp cho rằng, mức lãi suất được
áp dụng cho trung và dài hạn hiện nay ở tất cả các ngân hàng vẫn còn
khá cao
ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỀ TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA BẮC
NINH NĂM 2016


1. Rào cản trong huy động vốn của DN
1.3. Huy động vốn từ phát hành trái phiếu, tín phiếu:
Trong các loại chứng khoán đang niêm yết, trái phiếu doanh nghiệp
không có một vị trí nào. Trong khi các cổ phiếu các chứng chỉ quỹ được
quan tâm chú ý thì trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết là quá ít hầu
như không đáng kể


3. Nguyên nhân dẫn tới những rào cản trong huy động vốn:
3.1. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng:


Tình trạng tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và khó khăn
trong tài sản bảo đảm vay

Tỷ lệ DNNVV được bảo lãnh cho vay rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo
lãnh cao, tỷ lệ từ chối trả thay cũng cao


3. Nguyên nhân dẫn tới những rào cản trong huy động
vốn
3.2. Chính sách vĩ mô, chính sách quản lí của Nhà nước

Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày
10/5/2012 và năm 2013 ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày
07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên nhiều DNNVV
vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng, từ đó giảm nhanh giá trị
tài sản, nợ xấu cao và rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn hoặc phá
sản.


3. Nguyên nhân dẫn tới những rào cản trong huy động vốn
3.3. Từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp: không cung cấp được thông
tin tài chính có thể xác minh hoặc báo cáo tài chính không phản ảnh
chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến khả năng bị từ
chối khoản vay cao.
Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp: thực tế,
DNNVV khó có thể thuyết phục được ngân hàng giải ngân cho dự

án, kế hoạch kinh doanh của mình do không chứng minh được tính
khả thi và khả năng sinh lời.


3.4. Thông qua việc phát hành cổ phiếu
DNNVV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác nguồn vốn này, DN
phải có qui mô đủ lớn để có thể hứa hẹn một mức lợi nhuận cao trong tương
lai thì mới bán được cổ phiếu phát hành trên thị trường.

3.5. Thông qua việc phát hành trái phiếu

Lượng vốn tăng nên đồng nghĩa với nợ
phải trả tăng. Phát hành trái phiếu đòi hỏi
doanh nghiệp phải nắm chắc các kĩ thuật
về tài chính để tránh áp lực nợ đến hạn và
vẫn có lợi nhuận cao, đặc biệt khi kinh tế
suy thoái và lạm phát ở mức cao.


PHẦN 3 : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.Cơ hội và thách thức trong huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong hội
nhập quốc tế

a. Kết quả thu hồi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015
Theo cục đầu tư nước ngoài, trong năm 2015, tổng vốn đăng kí của các dự án cấp mới và
vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tủy USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Kết quả thu hút FDI năm
2015 có sự tăng trưởng đồng đều trên tất cả các chỉ tiêu định lượng chủ yếu, đặc biệt là số
vốn thực hiện đạt trên 14,5 tỷ, tăng 17,4% so với 2014, và là mức cao nhất kể từ năm 2008,
năm vốn FDI thực hiện đầu tiên vượt ngưỡng 10 tỷ USD



b. Cơ hội và thách thức
Bước vào năm 2016 và giai đoạn mới 2016_2020, thu hút FDI vào Việt Nam
đứng trước những thuận lợi và khó khăn đan xen.
Thuận lợi Việt Nam có được là: nền kinh tế tiếp tục phát triển với khả năng tăng
GDP cao hơn, trên cơ sở các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, giải
phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực đất nước
của chính phủ đã và tiếp tục được ban hành trong thời gian tới. Các bộ ngành, địa
phương đang rất quyết tâm cải cách môi trường kinh doanh thúc đẩy thu hút đầu
tư. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, trên tất cả các lĩnh
vực
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội trên, các khó khăn, thách thức đặt ra cũng rất
rõ như: Dòng vốn FDI của các đối tác lớn trong toàn cầu có xu hướng giảm,
cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia. Sức cạnh
tranh của môi trường đầu tư mỗi nước sẽ quyết định thành tựu thu hút đầu tư
của nước đó. Đối với việt nam, những khó khăn nội tại của của nền kinh tế đã
tồn tại nhiều năm vẫn cần phải khắc phụ


2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước trong nền
kinh tế Việt Nam.
Một là, đưa các DNVVN vào buồng máy phát
triển kinh tế chung và duy trì một môi trường
kinh doanh thuận tiện

Hai là, huy động vốn mọi nguồn lực, tạo thêm
nhiều việc làm, góp phần thực hiện chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ba là, quy hoạch DNVVN thành những vệ
tinh cho các công ty lớn, phát triển các ngành

nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho
xã hội.

Bốn là, Nhà nước chân chính hướng các
DNVVN vào một trường kinh doanh lành
mạnh, công bằng và đúng pháp luật.


3. Tăng cường huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.1. Giải pháp tăng khả năng huy động nguồn vốn chủ sở hữa
3.2. Giải pháp tăng khả năng huy động vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các tổ chức cung ứng vốn

3.3. Giải pháp tăng khả năng huy động vốn tín dụng thương mại
3.4. Một số giải pháp hộ trợ khác nhằm tăng cường hiệu quả huy động nguồn vốn
kinh doanh cho doanh ngiệp nhỏ và vừa.
• Các giải pháp về ngân hàng
• Giả pháp về đảm bảo tài sản
• Giải pháp về chính sách cho vay và hình thức cho vay
• Các giải pháp cải thiện hoạt động cho vay của ngân hàng




×